Giáo án môn phụ Lớp 3 - Tuần 24 - Trần Minh Hưng

Đạo đức

Tôn trọng đám tang (tiếp theo)

I/ Mục tiêu:

a) Kiến thức: Giúp Hs hiểu:

- Đám tang là lễ chôn cất người đã chết. Đây là sự kiện rất đau buồn đối với những người thân trong gia đình. Vì thế chúng ta phải chai sẻ nỗi buồn, lịch sự, nghiên túc, tôn trọng không khí tang lễ.

b) Kỹ năng:

- Nói năng nhỏ nhẹ, không cười đùa, hét to trong đám tang.

- Giúp đỡ gia quyến những công việc phù hợp,có thể.

- Cư xử đúng mực khi gặp đám tang: ngả mũ nón, nhường đường.

c) Thái độ:

- Hs có hành động giúp đỡ khách nước ngoài.

- Thể hiện sự tôn trọng khách nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể.

- Không tò mò chạy theo khách nước ngoài.

II/ Chuẩn bị:

* GV: Phiếu thảo luận nhóm.

 * HS: VBT Đạo đức.

III/ Các hoạt động:

1.Khởi động: Hát. (1)

2.Bài cũ: Tôn đám tang (tiết 1). (4)

- Gọi2 Hs làm bài tập 7 VBT.

- Gv nhận xét.

3.Giới thiệu và nêu vấn đề: (1)

- Giới thiiệu bài – ghi tựa:

4. Phát triển các hoạt động. (28)

 

doc8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn phụ Lớp 3 - Tuần 24 - Trần Minh Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hát nhạc.
Tiết 24
Ôn tập bài hát : Cùng múa hát dưới trăng ; Em yêu trường em. Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
 Hs biết bài hát đúng giai điệu , thuộc lời ca, phát âm rõ ràng, hòa giọng.
 Hát kết hợp với động tác phụ họa.
 Trò chơi: Gắm nốt nhạc trên khuông.
Kỹ năng: 
Hát đúng điệu và đúng lới ca, biết lấy hơi ở đầu câu hát và hát liền mạch trong mỗi câu.
Thái độ: 
- Cảm nhận vẽ đẹp của bài hát.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Thuộc bài hát.
 Bảng phụ, băng nhạc, máy nghe. Tranh minh họa.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Giới thiệu một số hình nốt nhạc.
- Gv gọi 2 Hs lên nhắc tên và vẽ lại các nốt nhạc.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Ôn hát bài “ Em yêu trường em” .
- Mục tiêu: Giúp Hs ôn lại bài hát.
- Gv cho Hs hát 1 – 2 lần.
- Gv giúp Hs hát đúng những tiếng có luyến trong bài.
- Gv chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm hát 2 câu. Cả lớp hát phần còn lại của bài hát. .
- Gv cho Hs hát kết hợp với vận động.
* Hoạt động 2: Ôn hát bài “ Cùng múa hát dưới trăng” .
- Mục tiêu: Giúp Hs ôn lại bài hát.
- Gv cho Hs hát 1 – 2 lần.
- Gv gợi ý cho Hs: Tay trái gõ xuống bàn (phách 1), dùng 1 ngón tay phải gõ 2 cái xuống bàn (phách 2 – 3). Chia lớp thành 2 dãy.
+ Dãy A: Hát bài hát “ Cùng múa dưới ánh trăng”.
+ Dãy B: Gõ đệm theo nhịp 3 (phách 1 mạnh, 2 phách -
- Hs đứng tại chỗ , vừa hát vừa nhúm chân, nghiêng về bên trái, nghiêng về bên phải nhịp nhàng theo nhịp 3.
* Hoạt động 3: tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông .
1. Để ghi độ cao – thấp của âm thanh, người ta dùng tên nốt. Các nốt đó là:
 Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La – Si.
- Mỗi nốt được đặt trên một vị trí của khuông nhạc.
2. Để ghi độ dài ngắn của âm thanh, người ta dùng các hình nốt. Đó là: nốt trắng, nốt đen, móc đơn, móc kép.
- Nhốt nhạc gồm có tên nốt và hình nốt.
- Gv nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs hát lại bài hát.
Các nhóm hát lần lượt hai câu.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs hát lại bài hát.
Hs tập luyện học thuộc lòng bài hát, sau đó kết hợp với gõ đệm theo nhịp 3.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs quan sát các tên nốt nhạc.
Hs luyện tập ghi nhớ cách gọi tên các nốt nhạc trên khuông cùng với hình nốt.
5.Tổng kềt – dặn dò.
Về tập hát lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Học hát bài Chị ong nâu và em bé.
Nhận xét bài học.
Mĩ thuật
Vẽ tranh: Đề tài tự do
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Hs làm quen với việc vẽ tranh đề tài tự do.
Kỹ năng: 
Hs biết vẽ được một bức tranh theo ý thích.
Thái độ: 
 - Có thói quen tưởng tượng trong khi vẽ tranh.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Chuẩn bị một vài tranh, ảnh của các họa sĩ và thiếu nhi.
 Một số tranh dân gian.
 Một số ảnh phong cảnh, lễ hội.
	* HS: Bút chì, màu vẽ, tẩy.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Vẽ cái bình đựng nước. (4’)
- Gv gọi 2 Hs lên vẽ cái bình đựng nước. 
- Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Mục tiêu: Giúp Hs nhận xét một số tranh ảnh.
- Gv cho Hs xem một vài bức tranh , ảnh. Gv hỏi:
+ Tranh trong ảnh là tranh gì? Có những hoạt động nào?
+ Các bức tranh dân gian Việt Nam vẽ về đề tài gì? Màu sắc trong tranh thế nào?
+ Em có thích các bức tranh, ảnh đó không?
- Gv kết luận lại:Trong cuộc sống có rất nhiều nội dung, đề tài vẽ tranh.
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết được các bước để vẽ một bức tranh.
- Gv giới thiệu hình, gợi ý để Hs nhận ra:
+ Cảnh đẹp đất nước.
+ Các di tích lịch sử, di tích cách mạng, văn hóa.
+ Cảnh nông thôn hay thành phố, miền núi, miền biển.
+ Thiếu nhi vui chơi; các trò chơi dân gian .
+ Lễ hội.
+ Học tập, ngoại khóa.
+ Sinh hoạt gia đình.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- Mục tiêu: Hs tự vẽ tranh.
- Gv hướng dẫn Hs:
+ Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ.
+Tìm các hình dáng phù hợp với hoạt động.
+ Tìm thêm các chi tiết để bức tranh sinh động.
- Gv gợi ý Hs cách vẽ màu.
+ Vẽ màu theo ý thích, có màu đậm, màu nhạt.
+ Nên vẽ nàu kín tranh hoặc có thể để nền giấy ở những chỗ cần thiết.
- Gv đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn vẽ.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Mục tiêu: Củng cố lại cách trang trí hình vuông.
- Gv cho Hs tự giới thiệu bài vẽ của mình.
- Sau đó Gv cho Hs thi tranh vẽ với nhau.
- Gv nhận xét khen một số bài vẽ đẹp của Hs.
PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp.
HT:
Hs quan sát tranh.
Hs trả lời.
PP: Quan sát, lắng nghe.
HT:
Hs quan sát.
Hs lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT:
Hs thực hành.
Hs thực hành vẽ.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT:
Hs giới thiệu bài vẽ của mình.
Hai nhóm thi với nhau.
 Hs nhận xét.
5.Tổng kềt – dặn dò. (1’)
Về tập vẽ lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí.
Nhận xét bài học.
Thể dục
BÀI 48
Giáo viên bộ môn giảng dạy
Đạo đức 
Tôn trọng đám tang (tiếp theo)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
Đám tang là lễ chôn cất người đã chết. Đây là sự kiện rất đau buồn đối với những người thân trong gia đình. Vì thế chúng ta phải chai sẻ nỗi buồn, lịch sự, nghiên túc, tôn trọng không khí tang lễ.
Kỹ năng: 
Nói năng nhỏ nhẹ, không cười đùa, hét to trong đám tang.
Giúp đỡ gia quyến những công việc phù hợp,có thể.
Cư xử đúng mực khi gặp đám tang: ngả mũ nón, nhường đường.
Thái độ: 
Hs có hành động giúp đỡ khách nước ngoài.
Thể hiện sự tôn trọng khách nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể.
Không tò mò chạy theo khách nước ngoài.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Phiếu thảo luận nhóm.
	* HS: VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động:
1.Khởi động: Hát. (1’)
2.Bài cũ: Tôn đám tang (tiết 1). (4’)
- Gọi2 Hs làm bài tập 7 VBT.
- Gv nhận xét.
3.Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
- Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Trò chơi đồng ý hay không đồng ý.
- Mục tiêu: Giúp qua trò chơi biết phân biệt những việc làm nào đúng, những việc làm nào sai.
- Gv yêu cầu Hs cử ra 2 bạn đại diện cho mỗi nhóm xanh – đỏ lên chơi trò chơi và 2 bạn làm trọng tài.
- Gv nêu câu hỏi , người dự thi cho biết đúng hay sai, nếu đúng quay thẻ đỏ, nếu sai quay thẻ xanh.
+ Tôn trọng đám tang là chia sẻ nỗi buồn với gia đình họ.
+ Chỉ cần tôn trọng đám tang mà mình quen biết.
+ Em bịt mặt, đội mũ đi qua thật nhanh mỗi khi thấy đám tang vì sợ không khí ảm đạm.
+ Không nói to cười đùa chỉ trỏ trong đàn đưa tang.
+ Em sẽ bỏ mũ nón, dừng lại nhường đường cho đám ta đi qua.
- Gv chốt lại xem đội nào được nhiều hoa đỏ hơn.
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết nhận xét, đánh giá tình huống đúng hay sai.
- Gv yêu cầu các nhóm thảo luận, giải quyết các tình huống sau: 
 1. Nhà hàng xóm em có tang. Bạn Minh sang nhà chơi nhà em vặn to đài nghe nhạc. Em sẽ làm gì khi đó? 
 2. Em thấy bạn An đeo băng tang , em sẽ nói gì bạn? 
 3. Em thấy mấy em nhỏ la hét cười đùa chạy theo sau đám tang. Em đã làm gì khi đó?
- Gv nhận xét chốt lại.
=> Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì khiến người khác thêm đau buồn. Tôn trọng đám tang là nếp sống mới, hiện đại, có văn hóa.
PP: Thực hành, trò chơi.
HT:
Hs chia 2 đội 2 xanh, đội đỏ và cử 2 trọng tài.
Thẻ đỏ.
Thẻ xanh.
Thẻ xanh.
Thẻ đỏ. 
Thẻ đỏ.
PP: Thảo luận.
HT:
Các nhóm thảo luận, xử lí tình huống.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
5.Tổng kềt – dặn dò. (1’)
Về làm bài tập.
Chuẩn bị bài sau: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Nhận xét bài học.
Thủ công 
Đan hoa chữ thập đơn (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
 Hs biết cách đang hoa chữ thập đơn.
Kỹ năng: 
- Đan được hoa chữ thập đơn đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ: 
- Yêu thích sản phẩm đang nan.
II/ Chuẩn bị:
* GV: tấm đang hoa chữ thập đơn bằng bìa.
 Tranh quy trình đang hoa chữ thập đơn. 
 Các nan đan mẫu ba màu khác nhau.
 Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán.
	* HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Đan nong đôi (tiết 2). (4’)
 - Gv nhận xét bài kiểm tra của Hs.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 3: Gv hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét .
-Mục tiêu: Giúp biết quan sát và nhận xét tấm đan hoa chữ thập đơn.
 - Gv giới thiệu tấm đan hoa chữ thập đơn (H.1) và hướng dẫn hs quan sát, nhận xét.
+ Trong tấm đan có mấy hình hoa chữ thập đơn?
+ Trong tấm đan hoa chữ thập đơn đã sử dụng cách đan nào?
+ Muốm có tấm đan dài hơn ta làm thế nào?
- Nêu tác dụng và cách đan hoa chữ thập đơn trong thực tế.
* Hoạt động 2: Gv hướng dẫn làm mẫu.
- Mục tiêu: Hs biết các bước đang hoa chữ thập đơn.
. Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
- Kẻ các đường thẳng cách đều theo chiều ngang và chiều dọc đối với loại giấy, bìa không có dòng kẻ.
 - Cắt nan dọc: cắt tờ giấy hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt các nan dọc như đã làm ở bài 13, 14 .
- Cắt các nan ngang: Cắt 7 nan ngang và có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô. Trong đó, có 5 nan khác màu và 2 nan cùng màu với nan dọc.
 Cắt 4 nan khác màu với nandọc và nan ngang dài 9 ô, rộng 1ô để dán nẹp xung quanh tấm đan.
. Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa (H.2)
- Đan nan ngang thứ 1: Đan nong mốt, nan ngang khác màu nan dọc. Sau đó nhấc nan dọc 2, 4 , 6, 8 lên và luồn nan ngang vào. 
- Đan nan ngang thứ 2: Đan nong mốt, nan ngang cùng màu với nan dọc. Nhấc nan dọc 1, 3, 5, 7, 9 và luồn nan ngang vào.
 - Đan nan thứ 3: Nan ngang khác màu nan dọc. Nhấc các nan dọc 1, 4, 5, 6, 8, 9 và luồn nan ngang vào.
- Đan nan thứ 4: Đan nong mốt, nan ngang khác màu nan dọc. Nhấc các nan dọc 1, 3, 5, 7, 9 và luồn nan ngang vào.
- Đan nan thứ 5: Nan ngang khác nàu với dọc. Đan giống như đan nan thứ 3.
- Đan nan thứ 6: Nan ngang khác màu cùng với nan dọc. Đan giống như đan nan thứ hai.
- Đan nan thứ 7: Nan ngang khác màu cùng với nan dọc. Đan giống như đan nan thứ nhất.
. Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột. Chú ý dán cho thẳng và sát với mép tấm đan để được tấm đan đẹp.
- Gv mời 1 Hs nhắc lại cách đan nong mốt và nhận xét.
- Gv nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT:
Hs quan sát.
Hs nhận xét.
PP: Quan sát, thực hành.
HT:
Hs quan sát Gv làm mẫu các bước.
Hs quan sát Gv làm.
Vài Hs đứng lên nhắc lại cách bước đan nong mốt.
5.Tổng kềt – dặn dò. (1’)
Về tập làm lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Thực hành đan hoa chữ thập đơn.
Nhận xét bài học.

File đính kèm:

  • docMT,DD,KT.doc
Giáo án liên quan