Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 9
Tiết : 34 Văn bản: HAI CÂY PHONG (tiết 2)
(Trích ''Người thầy đầu tiên'' - Ai-ma-tốp)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Kiến thức: - Hình ảnh con người chứa chan tình cảm gắn bó với quê hương làng mạc.
- Mạch kể chuỵên đan xen hai ngôi kể. Lũng biết ơn và tự hào đối với thầy Đuy 0 sen.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện các kĩ năng đọc văn xuôi tự sự - trữ tình. Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
3. Thái độ: - Có ý thức về tương lai và niềm tin, ước vọng vào tương lai.
B.CHUẨN BỊ: -Thầy: - Giáo án; Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
Tuần: 9 Tiết : 33 Văn bản hai cây phong (tiết 1) (Trích ''Người thầy đầu tiên'' - Ai-ma-tốp) A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S: 1. Kiến thức: - Giúp hs hiểu được đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích “Hai cây phong”: Tính chất trữ tình sâu đậm được biểu hiện trong sự kết hợp rất khéo léo giữa hồi ức, miêutả, biểu cảm và kể chuỵên trong cách lồng hai ngôi kể “tôi”, “Chúng tôi” giọng văn chậm buồn, chứa chan tình cảm yêu mến và thương nhớ quê hương làng mạc. -Học sinh cảm nhận được tấm lòng gắn bó tha thiết với cảnh vật và con người nơi quê hương yêu dấu. -Thấy được vai trò nổi bật của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện các kĩ năng đọc văn xuôi tự sự - trữ tình. 3. Thái độ: - Giáo dục tình cảm yêu thiên nhiên và tình yêu quê hương đất nước. B.Chuẩn bị: -Thầy: - Giáo án - Bảng phụ. - H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà. C: PhươnG pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp D:Tiến trình dạy - học. 1.Tổ chức: 8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:.. 8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:.. 2.Kiểm tra bài cũ : ? Giôn-xi khỏi bệnh vì sao. ? vì sao nói bức tranh''Chiếc lá cuối cùng'' là một kiệt tác. ? Phân tích 2 lần đảo ngược tình huống của truyện? Tác dụng của nghệ thuật đó. 3. Bài mới : Hoạt động của thày Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Quan sát chú thích SGK ? Em hiểu gì về tác giả Ai-ma-tốp. ?Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của ông. ? Tóm tắt nội dung chính của truyện''Người thày đầu tiên'' ? Vị trí của văn bản này ? Cần đọc với giọng như thế nào cho phù hợp. GV:Giọng chậm rãi ,hơi buồn gợi nhớ gợi nhớ nhungvà suy nghĩcủa người kể chuyện.Thay đổi giọng đọc cho phù hợp. Gv đọc mẫu. Gọi hs đọc tiếp - Giáo viên nhận xét cách đọc.- Giáo viên kiểm tra việc đọc chú thích của học sinh ? Tìm hiểu bố cục đoạn trích. Nội dung của mỗi phần. ? Y/ c HS nêu nhận xét về ngôi kể? ? Tác giả giới thiệu như thế nào về làng quê của mình? ? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu? ? Mảnh đất đó như thế nào? ? Hình ảnh HCP được giới thiệu qua những chi tiết nào? Nghệ thuật? Tác dụng ? Những từ ngữ nào cho ta biết sự gắn bó của tác giả và dân làng với HCP? ? Hai cây phong trong hồi ức của n/vật “tôi ” hiện ra cụ thể ntn ? ? Có gì đặc sắc trong cách m/tả 2 cây phong ở đoạn này ? Qua đó cho em thấy tài nghệ nào của tác giả ? ? Qua cách m/tả đó, n/vật “ tôi ” luôn hình dung về 2 cây phong ntn? GV: Bình về hai cây phong và liên tưởng tới cây tre VN. Ông tốt nghiệp đại học nông nghiệp trở thành cán bộ chăn nuôi rồi học tiếp văn học chuyển sang hoạt động báo chí, viết văn. - Học sinh tóm tắt dựa vào SGK tr99 - Nằm ở phần đầu truyện ''Người thày...'' - Học sinh trả lời các chú thích thoát li sgk:3, 5, 6, 7, 11, 14, 15 - Phần 1: từ đầu phía tây: giới thiệu chung về vị trí của làng quê - Phần 2: phía bên làng thần xanh: Nhớ về hình ảnh 2 cây phong - Phần 3: vào năm học biêng biếc kia: Nhớ về tuổi thơ - Phần 4: còn lại: Nhớ về người trồng 2 cây phong gắn liền với trường. - Hình ảnh con người: nhân vật ''tôi'' và ''chúng tôi'' - Khi kể về những xúc cảm tâm hồn riêng về 2 cây phong. - Khi thể hiện cảm xúc tập thể ( trong đó có “ tôi ” ) về 2 cây phong và thảo nguyên. Mở rộng cảm xúc, vừa riêng vừa chung. Cho thấy t/yêu thiên nhiên và làng quê là t/yêu sâu sắc và rộng lớn của cả 1 thế hệ. * Làng Ku – ru – rêu HS tìm chi tiết: Ven chân núi; trên một cao nguyên rộng, khe nước; thung lũng đất vàng; thảo nguyên mênh mông.chạy tít đến chân trời phía Tây (Miêu tả bằng cái nhìn của nhà hoạ sĩ nên cụ thể về màu sắc, hình ảnh) -> Bao la, thơ mộng, đẹp đẽ báo hiệu một là nơi nuôi dưỡng những tâm hồn đẹp. HS tìm chi tiết Nghệ thuật so sánh - giá trị tín hiệu của 2 cây phong . - Khẳng định vai trò không thể thiếu của chúng đối với những người đi xa về làng - Hai cây phong chiếm vị trí đặc biệt và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện. - Trở thành 1 h/ả kí ức trong tâm hồn tác giả , biểu hiện t/yêu và nỗi nhớ làng quê. HS tìm chi tiết HS trả lời HS nêu nhận xét I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: Ông sinh năm 1928 tại Cư-rơ-gư-xtan ở Trung á 2. Tác phẩm: II. Đọc hiểu văn bản. 1. Đọc – tóm tắt: 2. Chú thích: 3. Bố cục: 4 phần 4. Phân tích: a. Hai cây phong với ký ức tuổi thơ. * Hình ảnh HCP. + ở vị trí cao, phía trên làng, trên đỉnh đồi ai cũng trông thấy trước tiên. + Như những ngọn hải đăng trên núi. - Nghệ thuật so sánh - giá trị tín hiệu của 2 cây phong . -> Trở thành 1 h/ả kí ức trong tâm hồn tác giả , biểu hiện t/yêu và nỗi nhớ làng quê. -> Thể hiện niềm tự hào của dân làng Ku-ku-rêu về 2 cây phong + Có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng, chan chứa lời ca êm dịu. + Nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, tiếng rì rào theo nhiều cung bậc. + Có khi tưởng như làn sóng thuỷ triều như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực. - Phương thức miêu tả và biểu cảm. - Miêu tả đặc điểm qua tiếng nói riêng, tâm hồn riêng kết hợp với các h/ả so sánh, nhân hoá. - Tác giả có năng lực cảm nhận tinh tế, trí tưởng tượng mãnh liệt. Hai cây phong như 2 con người với sức lực dẻo dai với tâm hồn phong phú. -> Cảnh đẹp và tình yêu quê hương. 4. Củng cố: - Cảm nhận về hình ảnh hai cây phong. - H/a HCP như in sâu trong tâm trí người Ku ku rêu. Là biểu tượng của tình yêu, sự gắn bó với quê hương, đất nước. 5. Hướng dẫn: - Tóm tắt văn bản. -Nắm chắc hình ảnh hai cây phong và nghệ thuật tác giả đã sử dụng. -Soạn tiếp phần hai:Hình ảnh con người và hai mạch kể chuyện “Tôi”, “Chúng tôi” ***************************************************** Tiết : 34 Văn bản: hai cây phong (tiết 2) (Trích ''Người thầy đầu tiên'' - Ai-ma-tốp) A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S: 1. Kiến thức: - Hình ảnh con người chứa chan tình cảm gắn bó với quê hương làng mạc. - Mạch kể chuỵên đan xen hai ngôi kể. Lũng biết ơn và tự hào đối với thầy Đuy 0 sen. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện các kĩ năng đọc văn xuôi tự sự - trữ tình. Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự 3. Thái độ: - Có ý thức về tương lai và niềm tin, ước vọng vào tương lai. B.Chuẩn bị: -Thầy: - Giáo án; Bảng phụ. - H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà. C: PhươnG pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp D:Tiến trình dạy - học. 1.Tổ chức: 8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:.. 8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:.. 2.Kiểm tra bài cũ : ? Nêu cảm nhận về hình ảnh HCP? 3. Bài mới : Hoạt động của thày Hoạt động của trò Nội dung cần đạt ? Theo dòng hồi ức, HCP còn gắn bó với ký ức nào? Chi tiết nào thể hiện nỗi nhớ ấy? Nghệ thuật? ý nghĩa ?Gắn với KN nào? ? Khi trèo lên cao, điều gì đã mở ra trước mắt lũ trẻ? Điều đó khiến lũ trẻ có phản ứng gì? ? Có gì hấp dẫn trong lời kể của tác giả ở đây? Ngôi kể? ? Qua đó, tác giả muốn thể hiện điều gì ? ? ở cuối văn bản Hai cây phong được nhắc tới người vô danh đã trồng chúng, giúp ta hiểu điều gì ? Liên kết các biểu hiện đó, ta sẽ có một hình dung như thế nào về 2 cây phong trong văn bản này. ? Cái điều nhân vật ''tôi'' chưa hề nghĩ đến thời bé: ''Ai là người đã trồng... hi vọng gì?'' gợi cho ta hiểu thêm điều gì về nhân vật ''tôi'' hiện tại. *GV: Tình yêu thiên nhiên được mở rộng gắn bó với tình yêu con người: lòng biết ơn kính trọng thày giáo - người đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình. - Giáo viên gọi học sinh kể lại chi tiết thày Đuy-sen mang 2 cây phong về làng (SGK -tr99) ? Có thể liên hệ bản thân, em sẽ làm gì để hướng tới ngày 20-11. ? Hãy khái quát những điều đáng quí trong tâm hồn nhân vật ''tôi'' ? Nhân vật kể chuyện trong văn bản này xuất hiện ở mấy vai. * Cách kể chuyện kết hợp hai vai. ? Vậy sẽ có mấy mạch kể. ? Cách kể chyện 2 vai này có tác dụng gì. ? Có những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong văn bản. ? Nghệ thuật miêu tả qua từ ngữ hình ảnh, biện pháp tu từ. ? Nội dung của văn bản. Gọi học sinh đọc ghi nhớ ? Văn bản ''Hai cây phong'' đã thức dậy tình cảm nào trong em ? Hãy kể tên một bài thơ nói về tình yêu quê hương đất nước gắn với dòng sông, cánh đồng... - Giáo viên đọc một đoạn. HS TL Tuổi thơ ngắn ngủi nhưng đẹp đẽ với những điều kỳ diệu. + ào lên cây phá tổ chim HS tìm chi tiết Chúng tôi HS nhận xét về nghệ thuật - Hai cây phong là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ, nơi gắn bó chan hoà thân ái, nơi tiếp sức cho tuổi thơ khám phá thế giới, mở rộng tầm hiểu biết. HS tìm chi tiết va nêu cảm nhận - Học sinh khái quát. -> Tình yêu quí 2 cây phong gắn liền với tình yêu quí người thày giáo đã trồng 2 cây phong ấy với ước mơ và hi vọng về sự trưởng thành của trẻ em của làng. - Học sinh kể lại đoạn cuối SGK (phần tóm tắt văn bản) Học sinh tự bộc lộ ''ăn quả nhớ kể trồng cây...''; người thầy ''trồng cây, trồng người'' + Tình yêu tha thiết, sâu nặng dành cho thiên nhiên, con người, làng quê. + Tâm hồn trong sáng, giàu cảm xúc cao đẹp + Tâm hồn ấy mang bản sắc quê hương. - Học sinh đọc ghi nhớ SGK - tr101 - Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương- Tình người, tình thày trò. - Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh, Giang Nam) - Quê hương (Tế Hanh) - Việt Nam đất nước .. (Đất nước- Nguyễn Đình Thi) - Ca dao: ""Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. 4. Phân tích: a. Hai cây phong với ký ức tuổi thơ. * HCP với ký ức tuổi thơ. + Tuổi trẻ chúng tôi.như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh + Đất rộng bao la, chuồng ngựa của nông trang – nhà xép, thảo nguyên hoang vu mất hút trong sương mờ, dòng sông lấp lánh như sợi chỉ bạc, những vùng đất tiếng gió ảo huyền, tiếng lá cây lời gió, tiếng thì thầm to nhỏ sửng sốt , nín thở, lặng đi. - Ngôi kể: chúng tôi - phương thức tự sự + miêu tả và biểu cảm. - miêu tả mang đậm chất hội hoạ -> Sự gắn bó giữa 2 cây phong với tuổi thơ. b. HCP và thầy Đuy – sen. - Chúng gắn với người trồng - thày Đuy-sen với tấm lòng cao cả như là ân nhân của làng Hai cây phong là chứng nhân lịch sử của trường Đuy-sen. -> Là nơi khắc ghi biến cố củalàng. tình yêu thiên nhiên đã được mở rộng tới tình yêu con người III. Tổng kết a. Nghệ thuật - 2 vai: tôi và chúng tôi. + Kể chuyện xưng ''chúng tôi'' vào năm học cuối cùng biêng biếc kia (trong đó có tôi) + Người kể xưng tôi trong những phần còn lại - 2 mạch kể, mạch kể của người kể chuyện xưng ''tôi'' quan trọng hơn. -> Mở rộng cảm xúc vừa riêng vừa chung -> Cho thấy tình yêu thiên nhiên và làng quê là tình yêu sâu sắc và rộng lớn của cả 1 thế hệ. - Kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm - So sánh nhân hoá miêu tả hình ảnh, đường nét, màu sắc sinh động đậm chất hội hoạ b) Nội dung - Tình yêu quê hương da diết - Lòng xúc động đặc biệt vì 2 cây phong gắn liền với hình ảnh người thày giáo cũ, người đã vun trồng mơ ước, hi vọng cho học sinh IV. Luyện tập: 4. Củng cố: ? Nhắc lại nghệ thuật và nội dung chính của toàn bài. ? Nhận xét về bức tranh minh hoạ trong SGK, minh hoạ cho đoạn văn nào trong văn bản. 5. Hướng dẫn: - Học thuộc ghi nhớ. - Tìm và phân tích 3 yếu tố kể, tả, biểu cảm trong đoạn văn của văn bản - Chọn 1 đoạn khoảng mươi dòng liên quan đến 2 cây phong để học thuộc lòng. - Soạn bài: ''Ôn tập truyện kí Việt Nam'' SGK - tr104 và văn bản nhật dụng ''Thông tin về trái đất năm 2000''. _Chuẩn bị viết bài tập làm văn số 2-Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. **************************************************** Tiết 35 – 36 Tập làm văn Viết bài tập làm văn số 2 – văn tự sự A.Mục tiêu : 1.KT: Củng cố kiến thức về kiểu bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. Hiểu sâu sắc về tình thương, sự quan tâm của cụ Bơ - men đối với Giôn xi và khát vọng nghệ thuật của cụ. 2.KN: Viết bài văn và đoạn văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. 3.TĐ: GD ý thức tự lập trong bài làm, lòng say mê học tập và yêu thích viết văn. B. Chuẩn bị : 1.Thầy : Ra đề, đáp án, biểu điểm. 2.Trò : Ôn kĩ lí thuyết. Cbị giấy viết bài. D:Tiến trình dạy - học. 1.Tổ chức: 8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:.. 8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:.. 2. Kiểm tra bài cũ : Không 3. Bài mới : I.Đề bài: 1. Hãy đóng vai cụ Bơ - men và kể về quắ trình vẽ chiếc lá. II.Yêu cầu: 1.Về nội dung : Kể về quá trình vẽ chiếc lá 2.Về hình thức : Kể chuyện tưởng tượng Trình bày bài viết theo bố cục 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài với những nhiệm vụ cụ thể của từng phần 1 cách rõ ràng, cân đối . Trình bày sạch sẽ, chữ viết ít mắc lỗi. 3.Về kĩ năng : Vận dụng được kiến thức về đoạn văn, cách trình bày ý ở các đoạn vào việc viết bài (tạo lập văn bản) Sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm xen lẫn tự sự. 4.Về phương pháp: (Theo 4 bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa lỗi.) a.Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: kẻ chuyện tưởng tượng - Nội dung: quá trình vẽ chiếc lá. - Phạm vi: văn bản “Chiếc lá cuối cùng” b.Tìm ý: + Mục đích và động cơ vẽ chiếc lá Quá trình vẽ chiếc lá: + Quá trình chuẩn bị (ngắm chiếc lá, nghĩ tới tình trạng của Giôn xi và chuẩn bị vẽ) + Quá trình vẽ chiếc lá: (thời tiết, vẽ, suy nghĩ khi vẽ) + Kết thúc bức vẽ (tâm trạng, suy nghĩ và tình trạng bản thân sau khi hoàn thành bức vẽ – Hởu quả gì? mục đích đạt được không?). + Cảm nghĩ về quá trình vẽ chiếc lá c.Lập dàn ý : a. Mở bài : Giới thiệu về động cơ vẽ chiếc lá b. Thân bài: Kể về quá trình vẽ chiếc lá (kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong lời kể) c. Kết bài : Cảm nghĩ về quá trình vẽ chiếc lá III.Biểu điểm : - Điểm giỏi (8,9,10): Đảm bảo các yêu cầu trên, bài viết đúng thể loại tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm nhuần nhuyễn, khéo léo, giàu cảm xúc, văn viết mạch lạc. Bài viết xác lập theo một trình tự kể rõ ràng. - Điểm khá(6,5->7,5): Đảm bảo đúng thể loại, có cảm xúc, diễn đạt có chỗ chưa mạch lạc, sai một số lỗi nhỏ. - Điểm TB (5->6): Đúng thể loại, ít yếu tố cảm xúc, sai nhiều lỗi diễn đạt và chính tả. - Điểm yếu(3->4,5): Bài làm vụng về, diễn đạt yếu, văn viết tường thuật khô cứng, sai quá nhiều lỗi chính tả. - Điểm kém (<3): Không đúng thể loại, chữ viết xấu, diễn đạt không thoát ý, mắc nhiều lỗi về câu, chính tả, 4.Củng cố: - Thu bài. - Rút kinh nghiệm ý thức làm bài - Củng cố về kiểu bài tự sự có vận dụng yếu tố biểu cảm. 5.Hướng dẫn: - Ôn lại kiểu bài tự sự. - Chuẩn bị: -Xem trước bài: Nói quá - Ôn tập: Truyện – kí Việt Nam Văn Đức, ngày tháng .. năm 2010 Ký duyệt
File đính kèm:
- Tuan 9 8.doc