Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức

- Đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh.

 - Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.

2. Kĩ năng.

* Kĩ năng bài học:

- Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả.

- Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói viết.

* Kĩ năng sống: Rèn kĩ năng giao tiếp ứng xử

3. Thái độ : Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Xác định nội dung trọng tâm bài học.

- Đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh.

 - Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.

5. Định hướng phát triển năng lực.

- Năng lực chung: hợp tác , sáng tạo, giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: giao tiếp Tiếng Việt

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

- Thiết Bị: Bảng phụ, bút lông

- Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, sách thiết kế bài giảng.

2.Học sinh:

-Đọc sách, tìm hiểu bài.

-Xem lại nội dung bài từ láy ở chương trình lớp 7.

-Giấy viết , bút viết bảng phụ

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:

 

doc22 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lại nhiều lần việc bán con chó với ông giáo.
- Lão coi việc này rất hệ trọng bởi cậu Vàng là bạn thân , là kỉ vật của con trai lão. 
ðLão băn khoăn, suy tính, lo lắng, đắn đo nhiều:
* Sau khi bán cậu Vàng
-Lão cố làm ra vẻ, vui vẻ nhưng cười như mếu, đôi mắt ầng ậc nước.
- Mặt đột nhiên co rúm lại.
- Vết nhăn xô lại, ép nước mắt chảy.
- Đầu nghoẹo, miệng mếu máo, hu hu khóc.
-> Từ tượng hình , từ tượng thanh diễn tả tâm trạng đau khổ, hối hận, thương tiếc cậu Vàng.
- A! Lão già tệ lắm.
- Tôi già bằng từng này tuổi đầu còn đánh lừa một con chó.
 - Kiếp con chó là kiếp khổ.
- Kiếp người cũng khổ nốt.
- Cười ho sòng sọc.
-> Thái độ chua chát, ngậm ngùi.
Þ Thương con, sống có nghĩa tình, trung thực.
*Củng cố tiết 1:
Câu 1 ( MĐ 1) Tác phẩm lão Hạc của tác giả nào ? 
a. Nam Cao	b. Ngô Tất Tố	c. Nguyên Hồng	d. Nguyễn Công Hoan
* Đáp án: A
Câu 2. ( MĐ 2)? Em hiểu gì về lão Hạc qua việc lão Hạc bán cậu Vàng? 
* Đáp án. Lão thương yêu loài vật, sống nhân hậu, trung thực nên thấy ân hận khi bán cậu Vàng.
Câu 3. ( MĐ 3) Qua phần một của văn bản hình thành trong em tình cảm gì? 
* Đáp án: Cảm phục trước tấm lòng nhân hậu, có tình nghĩa của lão Hạc và biết thương yêu loài vật
* Chuyển tiết 2:
Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản (32ph)
1. Mục tiêu: 
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.
- Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật.
2. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề,phân tích, bình giảng, động não, chia nhóm
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm
4. Phương tiện dạy học: Bảng phụ hoặc máy chiếu
5. Sản phẩm: HS nêu được cốt truyện, tuyến nhân vật. Phân tích được nghệ thuật, giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung 
GV giao nhiệm vụ:
- HS thảo luận nhóm 2ph các câu hỏi sau:
H: Sau khi kể với ông giáo việc bán cậu Vàng, lão Hạc đã nhờ ông giáo việc gì?
H: Mục đích của lão khi làm việc này?
- GV nhận xét các câu trả lời của các nhóm, bổ sung, chốt kiến thức.
GV giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm 3ph:
Nhóm 1: Em hãy tìm những chi tiết miêu tả cái chết của lão Hạc? Đó là một cái chết như thế nào?
Nhóm 2: Nhà văn đã sử dụng từ ngữ gì để đặc tả cái chết của lão Hạc? Tác dụng?
Nhóm 3: Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của Lão Hạc? 
- Nghèo khổ, cùng đường?
Nhóm 4: Tại sao Lão không chọn cái chết êm ái, nhẹ nhàng hơn mà lại dùng bả chó để kết liễu đời mình?
-Lão muốn tự trừng phạt mình qua việc bán cậu Vàng
Nhóm 5: Từ đó, em hiểu gì về Lão Hạc? 
- Sau khi các nhóm trình bày sản phẩm, GV diễn giảng, chốt kiến thức. HS trình bày những cảm nhận của bản thân về nhân vật
+ Nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét
+ GV chuẩn kiến thức
2. Cái chết của lão Hạc.
a. Những việc làm của lão Hạc trước khi chết.
- Giữ hộ 3 sào vườn cho con.
- Giữ hộ 30 đồng bạc để lo liệu khi lão chết khỏi làm phiền bà con.
-> Thương con vô bờ.
- Giàu lòng tự trọng.
- Chuẩn bị cho cái chết.
b. Cái chết của lão Hạc.
- Lão Hạc vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, hai mắt long sòng sọc
- Lão tru tréo, bọt mép sùi ra
- Lo vật vã hai giờ rồi mới chết.
-> Từ tượng thanh, tượng hình gợi tả cái chết đau đớn, dữ dội, thê thảm.
=> Lương thiện, nhân cách trong sạch, một người cha giàu tình thương con. 
- Bộc lộ số phận và tính cách của lão Hạc-> người nông dân trong xã hội cũ.
.
H: Theo em, cái chết của Lão hạc có ý nghĩa gì?
 H: Theo em bi kịch của lão Hạc tác động như thế nào tới người đọc?
HS:
H: Câu chuyện Lão Hạc được kể từ nhân vật nào? Ngôi kể thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể đó?
GV giao nhiệm vụ:
HS thảo luận nhóm câu hỏi sau 2ph:
? Thái độ của ông giáo đối với lão Hạc như thế nào?
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 
- HS ghi lên bảng nhóm
GV giao nhiệm vụ:
HS thảo luận nhóm câu hỏi sau 3ph:
Nhóm 1: Những ý nghĩ của nhân vật phphtôiphph về tình cảnh, về nhân cách của lão Hạc? 
Nhóm 2: Hãy cho biết ý nghĩ của nhân vật phphtôiphph (ông giáo) Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó. Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn vì ăn bả chó của lão Hạc, ông giáo lại cảm nhận khác. Nên hiểu ý nghĩ đó như thế nào? 
GV gợi ý: Chi tiết Lão Hạc xin bả chó của Binh Tư có một vị trí nghệ thuật quan trọng. Đánh lừa người đọc để rồi bật lên bao ý nghĩ sâu sắc .
Nhóm 3: Em hiểu gì về ý nghĩ nhân vật tôi qua câu nói “Chao ôi!..... ích kỉ che lấp mất”?
-Sau khi các nhóm trình bày sản phẩm, GV diễn giảng, chốt kiến thức.
H: Nhân vật ông giáo gợi lên trong em suy nghĩ gì?
GV chốt lại kiến thức.
GV cho thảo luận cặp đôi 2ph
? Qua tác phẩm, em hiều gì về nhà văn Nam Cao?
- Dựa vào câu trả lời của học sinh. GV chốt lại kiến thức.
- Tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến.
-Cái chết của lão Hạc làm cho mọi người hiểu rõ con người của lão hơn, quí trọng và thương tiếc lão hơn.
3. Nhân vật Ông giáo- người kể chuyện:
a) Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với Lão Hạc
- Muốn ôm choàng lấy lão.
- Mời ăn khoai và uống nước chè.
- Nhận giúp đỡ lão Hạc.
-> Lòng nhân ái dựa trên sự chân tình và đồng khổ.
- Cuộc sống khốn khổ nhưng tình nghĩa vẫn trong sáng, ấm áp.
b) Những ý nghĩ, triết lí về con người, cuộc đời của nhân vật “tôi
-Ý nghĩ của nhân vật tôi:
+ “Cuộc đời quả thật cứ ngày thêm một đáng buồn”ðđẩy người dân đến bước đường cùng tha hóa
+ “Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn”ðkhông gì hủy hoại được nhân cách Lão Hạc
-“Hay vẫn đáng buồn .. nghĩa khác”ðngười tốt như Lão Hạc phải sống khổ, chết thê thảm
+ “Chao ôi ...ta thương”:phải nhìn vào bản chất con người bằng lòng đồng cảm, đôi mắt của tình thương, đặt mình vào hoàn cảnh của họ
ðNiềm tin mãnh liệt vào phẩm chất người lao động 
-> Giàu lòng thương người, ông thông cảm, xót thương trân trọng nhân cách cao cả của Lão Hạc.
4. Tinh thần nhân đạo của nhà văn.
- Lão Hạc thể hiện tấm lòng của nhà văn trước số phận đáng thương của một con người:
+ Cảm thông với tấm lòng của người cha rất mực thương yêu con, muốn vun đắp, dành dụm tất cả những gì có thể để con có được cuộc sống hạnh phúc.
+ Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng, khí khái.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS tổng kết văn bản (3ph)
1. Mục tiêu: GV khái quát đặc sắc nghệ thuật và nội dung tác phẩm
2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Đàm thoại.Kĩ thuật trình bày 1 phút.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, cặp đôi
4. Phương tiện dạy học: Bảng phụ
5.Sản phẩm: HS tổng kết đặc sắc nghệ thuật và nội dung tác phẩm
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
GV huớng dẫn HS tổng kết.
Chuyển giao nhiệm vụ:
+Nêu những thành công về mặt nghệ thuật của nhà văn?
+Văn bản ngợi ca điều gì?
-Dựa vào câu trả lời của học sinh. GV chốt lại kiến thức.
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật.
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể vừa là người chứng kiến vừa là người tham gia câu chuyện, vừa đóng vai trò dẫn chuyện, vừa trực tiếp bày tỏ thái độ, bộc lộ tâm trạng của bản thân.
- Kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự, trữ tình, lập luận, thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động.
- Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả.
2. Ý nghĩa văn bản.
Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống cảnh khốn cùng.
* Ghi nhớ/ sgk- Tr 48
C. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động 3: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng ( 4ph)
1. Mục tiêu: Mở rộng so sánh các tác phẩm có cùng nội dung
2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi. Kĩ thuật trình bày 1 phút
3.Hình thức tổ chức hoạt động: Cặp đôi
4.Phương tiện dạy học: 
5.Sản phẩm: Chỉ ra được sự giống và khác nhau của các nhân vật trong các tác phẩm có nét tương đồng.
Hoạt động của Gv- HS
Nội dung
Chuyển giao nhiệm vụ: Cặp đôi
Cảm nhận của em về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ qua 2 đoạn trích Lão Hạc và tức nước vỡ bờ? 
-Dựa vào câu trả lời của học sinh. GV chốt lại kiến thức.
Họ là người có phẩm chất tốt đẹp nhưng cuộc đời đầy đau khổ và nghèo khó. Họ bị đẩy vào con đường bế tắc của xã hội.
( Dẫn chứng chứng minh)
* CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ : 4ph
Câu 1 ( MĐ 1) Truyện sử dụng những phương thức biểu đạt nào ?
a. Tự sự, miêu tả, nghị luận	b. Tự sự, biểu cảm, miêu tả.
c. Tự sự, thuyết minh	d. Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
* Đáp án: HS chọn đáp án d.
Câu 2. ( MĐ 2) Tại sao lão Hạc phải chọn cái chết trong đau đớn như thế ? 
* Đáp án: Lão ân hận khi bán cậu Vàng và không dám tiêu tiền của con. Lão muốn tự trừng phạt mình vì lỡ trót lừa một con chó.
Câu 3. ( MĐ 3) Đọc truyện Lão Hạc, ta hiểu gì về nhà văn Nam Cao?
* Đáp án:
- Thấy được tấm lòng yêu thương, trân trọng của Nam Cao với những người nông dân nghèo khổ trong xã hội cũ.
- Ông là người có cái nhìn mới mẻ, đúng đắn về người nông dân.
- Có tài năng xây dựng tình huống truyện và nhân vật.
Câu 4 ( MĐ 4) Viết đoạn văn 100 chữ nêu cảm nhận về nhân vật lão hạc trong truyện ? 
* Đáp án: 
- Nội dung: Nêu được phẩm chất: yêu thương con, tự trọng, nhân phẩm cao quý...
	Số phận: Khổ cực, bế tắc phải chọn cái chết
- Hình thức: Viết đúng đoạn văn 100 chữ.
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: 1ph
* Bài cũ: 
- Nắm vững diễn biến của câu chuyện. 
- Nội dung và nghệ thuật cơ bản của đoạn trích. 
- Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc?
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài mới: Từ tượng hình, từ tượng thanh
(Soạn đặc điểm, công dụng. Lấy thêm ví dụ về từ tượng thanh, từ tượng hình)
Ngày soạn: /9/ 2019
Ngày dạy: /9/ 2019
Tiết KHDH: 15
Tiếng Việt: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức
- Đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh.
 - Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.
2. Kĩ năng.
* Kĩ năng bài học: 
- Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả.
- Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói viết.
* Kĩ năng sống: Rèn kĩ năng giao tiếp ứng xử
3. Thái độ : Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Xác định nội dung trọng tâm bài học.
- Đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh.
 - Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.
5. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực chung: hợp tác , sáng tạo, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: giao tiếp Tiếng Việt
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Thiết Bị: Bảng phụ, bút lông
- Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, sách thiết kế bài giảng.
2.Học sinh:
-Đọc sách, tìm hiểu bài.
-Xem lại nội dung bài từ láy ở chương trình lớp 7.
-Giấy viết , bút viết bảng phụ
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Từ tượng hình, từ tượng thanh
Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh
Hiểu :
- Đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh.
 - Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.
Phân tích giá trị từ tượng hình, từ tượng thanh
Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói viết.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.Ổn định lớp: (1ph)
2.Kiểm tra bài cũ: (5ph)
Câu hỏi
Đáp án 
BĐ
Câu 1. Thế nào là trường từ vựng?
GV:Dùng bảng phụ
Câu 2. Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ sau:
a. Xơi, nốc, táp.	
b. Buồn, vui, phấn khởi ,sợ hãi.
c. Ngồi, đi, đứng
Câu 1. Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa 
Câu 2.
- Đăt tên trường từ vựng: 
a. hoạt động đưa thức ăn vào miệng
b. trạng thái tâm lí của con người
c. Hoạt động của con người
2đ
8đ
3. Bài mới.
A.KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS vào bài mới.(3ph)
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú để học sinh tiếp nhận bài mới
2. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: động não, trình bày một phút
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: 
5. Sản phẩm: Học sinh bước đầu hình thành tư duy cho HS kiến thức của bài mới.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
-GV cho học sinh thi, tìm 3 từ mô phỏng tiếng khóc, 3 từ mô phỏng tiếng cười.
-HS thi giữa 2 đội.
-Đội thắng được GV thưởng.
-Từ câu trả lời của HS, GV dẫn vào bài
-Từ mô phỏng tiếng khóc: hic hic, hu hu, hức hức...
- Từ mô phỏng tiếng cười: hehe, hihi, hè hè...
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh (15ph)
1. Mục tiêu: 
- Đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.
2. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: động não, chia nhóm, phân tích
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm, cặp đôi
4. Phương tiện dạy học: Bảng phụ
5. Sản phẩm: Hs chỉ ra được đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh. Tác dụng của nó
Hoạt động của GV- HS
Nội dung 
 -Gv treo bảng phụ ghi ví dụ.
- HS đọc ví dụ và thảo luận nhóm 2ph
+ Từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái sự vật ? Từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người ?
+ Những từ trên giúp ta hình dung một cách cụ thể như thế nào về những hình ảnh, âm thanh đó ?
Từ câu trả lời của HS, GV nhận xét, chuẩn kiến thức: Giúp ta hình dung rõ đặc điểm hình dáng của lão Hạc khi khóc thật tội nghiệp, sự vội vã cuống cuồng của ông giáo trước sự bất thường trong nhà lão hạc và cái chết dữ dội đau đớn của lão hạc khi ăn bả chó .
Chuyển giao nhiệm vụ: 
H: Những từ trên được gọi là gì? Em hiểu như thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?
H: Những từ tượng thanh, từ tượng hình trong những đoạn văn trên có tác dụng gì ?
- Hs thực hiện nhiệm vụ: 
- Báo cáo kết quả thảo luận
 Gọi là từ tượng hình và từ tượng thanh.
- Từ Tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ trạng thái, kích thước của sự vật, hiện tượng tự nhiên và con người. 
 -Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.
? Từ tượng thanh, tượng hình thường xuất hiện trong những văn bản nào?
HS trả lời.
GV: Chốt nội dung toàn bài
GV Nhấn mạnh bổ sung: Đa số những từ tượng hình, tượng thanh thường được gọi là từ láy
GV gọi Hs đọc ghi nhớ sgk/ 49
Hs cho ví dụ minh họa
I. Đặc điểm, công dụng
* Ví dụ.(Sgk)/tr 49
- Từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật, con người: 
Móm mém:Gợi sự già nua trên khuôn mặt lão Hạc.
 Xồng xộc: Gợi hành động chạy nhanh, vội vàng, cuống cuồng của ông giáo.
 Vật vã, rũ rợi, xộc xệch, sòng sọc: Hình dung về cõi chết đau đớn, dữ dội, thê thảm của lão hạc.
- Từ mô phỏng âm thanh:
 Hu hu: Tiếng khóc rất to, nức nở, đau đớn, buồn tủi của lão Hạc.
Ư ử: Gợi tả tiếng rên phát ra rất nhỏ từ cậu Vàng như tỏ vẻ hờn giận, trách móc
"Gọi là từ tượng hình và từ tượng thanh.
- Tác dụng: gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, chân thực về nhân vật , có giá trị biểu cảm cao giúp người đọc dẽ dàng hình dung về đối tượng .
- Từ tượng hình, tượng thanh thường xuất hiện trong những văn bản miêu tả, tự sự
* Ghi nhớ/SGK-49
Ví dụ:Ấm ầm,sột soạt
 Lác đác,khép nép
C. LUYỆN TẬP
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS luyện tập (12ph)
1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức làm bài tập
2. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Thực hành có hướng dẫn, động não.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: cặp đôi, cá nhân, nhóm
4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu hoặc bảng phụ, phiếu học tập
5. Sản phẩm: Giải quyết được bài tập.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bài tập 1: HS lên bảng làm BT
Bài tập2: HS lên bảng làm BT
Bài tập 3: HS đứng tại chỗ làm BT
Bài tập 4: HS làm nhanh vào vở
Mỗi BT, GV theo dõi các câu trả lời, đi kiểm tra vở, hướng dẫn học sinh yếu làm bài.
II. Luyện tập
Bài tập 1, sgk/T 50
- Từ tượng hình: rón rén, lẻo khoẻo chỏng quèo.
- Từ tượng thanh: soàn soạt, bịch, bốp, Nham nhảm, 
Bài tập 2sgk/T50
- Từ tượng hình gợi tả dáng đi của con người: lật đật, loạng choạng, lui cui , thong thả, lò dò , lom khom, khệnh khạng....
Bài tập 3sgk/T50
- Ha hả: cười to, khoái chí.
- Hì hì: cười phát ra đằng mũi, biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành.
- Hô hố: cười thô lỗ gây cảm giác khó chịu cho người nghe.
- Hơ hớ: thoải mái, vui vẻ, không cần che đậy giữ gìn.
Bài tập 4sgk/T50
- Lắc rắc: Ngoài trời, mưa lắc rắc vài hạt 
- Lã chã: Nuớc mắt nó cứ tuôn lã chã mãi khi nghe ông nội nó ốm.
- Lấm tấm: Trên cành đào đã lấm tấm những nụ hoa
- Đêm tối, trên con đường khúc khuỷu thấp thoáng những đốm sáng đom đóm lập lòe.
- Mưa rơi lộp bộp trên những tàu lá chuối.
- Đàn vịt lạch bạch về chuồng.	
- Người đàn ông cất giọng ồm ồm
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng ( 4ph)
1.Mục tiêu: Sưu tầm văn thơ có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh
2.Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ. Kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ
3.Hình thức tổ chức hoạt động:Cá nhân
4.Phương tiện dạy học:
5.Sản phẩm:Sưu tầm đoạn thơ, văn đúng có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh
Hoạt động của Gv- HS
Nội dung
GV yêu cầu sưu tầm một số bài thơ có sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh ?
Gợi ý:
Thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến.....
“Năm gian nhà cỏ thấp le te
 Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe (Nguyễn Khuyến)
*CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: (4ph)
Câu 1 ( MĐ 1): Nhóm từ tượng hình nào tả chiều rộng
A. Chót vót, lênh khênh B. Mênh mông, bát ngát
C. Lắc rắc, lã chã. D. Thiêm thiếp, lênh đênh
* Đáp án: Chọn B
Câu 2. ( MĐ2) Từ tượng hình, từ tượng thanh được dùng trong các kiểu văn bản nào?
A. Tự sự- miêu tả B. Miêu tả- nghị luận
C. Nghị luận- biểu cảm D. Thuyết minh- nghị luận
* Đáp án: Chọn A
Câu 3. ( MĐ 3) Điền nội dung miêu tả của các từ tượng hình:
A. bệ vệ, đủng đỉnh, thất thểu, tập tễnh, lom khom.
B. lè tè, chót vót, ngoằn nghèo, thăm thẳm, hoăm hoắm.
C chon chót, bềnh bệch, bờn bợt, loè loẹt
Dlắc rắc, lã chã.
* Đáp án:
A. Dáng vẻ B. Chiều cao
C. Màu sắc D. Mức độ
Câu 4. ( MĐ 4)
 Trong bài thơ Buôỉ sáng nhà em Trần Đăng Khoa viết:
 Chị tre chải tóc bên ao
 Đám mây áo trắng ghé vào soi gương
 Bác nồi đồng hát bùng boong
 Bác chổi loẹt quẹt, lom khom trong nhà.
a- Tìm các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn
b- Em hiểu các từ đó miêu tả cái gì?
 * Đáp án:
 a- Từ tượng hình trong đoạn thơ: lom khom 
 - Từ tượng thanh trong đoạn thơ : loẹt quẹt, bùng boong
 b- Các từ đó tả cái chổi nhưng lại gợi dáng vẻ người cầm chổi quét và tiếng bùng boong tả nồi cơm đang sôi, nắp nồi bật lên, bật xuống.
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: 1ph
* Bài cũ: 
-Học bài cũ, học thuộc ghi nhớ
-Hoàn thành các bài tập trong sgk trang 49,50 vào vở bài tập
-Làm bài tâp trong sbt.
 -Chú ý sưu tầm thêm từ tượng hình, từ tượng thanh trong thơ ,văn
* Bài mới:
-Chuẩn bị bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản
( Chú ý khai thác ngữ liệu phần 1: Tác dụng của việc liên kết 
 phần 2: Cách thức liên kết các đoạn văn trong văn bản)
Ngày soạn: /9/ 2019
Ngày dạy: /9/ 2019
Tiết KHDH: 
LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và câu nối)
 - Tác dụng của việc liên kết các đoạn trong quá trình tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng: 
* Kĩ năng bài học: Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản.
* Kĩ năng sống:
 - Giao tiếp: phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng về sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và câu nối), tác dụng của việc liên kết các đoạn trong quá trình tạo lập văn bản 
 - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản.
 - Kĩ năng tư duy sáng tạo; Kĩ năng giải quyết vấn đề.
3 .Thái độ: Có ý thức xây dựng đoạn văn.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: 
- Sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và câu nối)
 - Tác dụng của việc liên kết các đoạn trong quá trình tạo lập văn bản.
5. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: Giao tiếp bằng tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: SGK, giáo án, bảng phụ.
2.Học sinh: SGK, soạn các câu hỏi SGK.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Liên kết các đoạn văn 

File đính kèm:

  • doctuần 4 x - Copy.doc
Giáo án liên quan