Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 20

Tiết : 78 Văn Bản :

 KHI CON TU HÚ

 Tố Hữu

A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1 Kiến thức :

- Giúp HS cảm nhận lòng yêu cuộc sống , niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ trẻ trung hoàn cảnh tù đày.Hiểu được sức truyền cảm của bài thơ.

2 Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng cảm thụ vẻ đẹp cảu tự nhiên, cảm thông với tâm trạng của nhân vật trữ tình.

3 Thái độ:

- Giáo dục lòng say mê khám phá những vẻ đẹp của TN, cảm thông với tâm trạng của nhân vật trữ tình.

B.CHUẨN BỊ: -Thầy: - Giáo án

 - Bảng phụ.

- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.

 

doc8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 20	
Bài	19	
Tiết :	77	
Văn Bản :	 
 	 Quê hương
	(Tế Hanh) 
A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
1Kiến thức: - Học sinh nắm được sơ lược tiểu sử nhà thơ Tế Hanh và tình yêu quê hương của ông.
“ Quê hương” là một bài thơ gợi lên không khí làm ăn của một làng chài ven biển và những tình cảm yêu mến gắn bó sâu nặng với quê hương mình.
2 Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng đọc và cảm thụ thơ.
3 Thái độ : - Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở. Bồi dưỡng tinh thần say mê cảm nhận và khám phá nét đẹp riêng của mỗi vùng quê.
B.Chuẩn bị: -Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
 2.Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ và phân tích khổ thơ đầu của bài thơ?
? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ và phân tích khổ thơ đầu của bài thơ?
?Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “ Nhớ rừng”?
 3. Bài mới : 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
-HS chú ý chú thích SGK.
?Giới thiệu kq về TG Tế Hanh và bài thơ “ Quê hương”?
Y/ c đọc to, rõ ràng, truyền cảm.
Gv đọc một lượt, gọi 2 h/s đọc.
? Em hãy nêu đề tài và mạch cảm xúc của bài thơ?
-Hs chú ý 8 câu thơ đầu.
? Mở đầu bài thơ t/g giới thiệu quê hương của mình bằng những từ ngữ nào?
? Em hiểu “ Cách biển nửa ngày sông” ?
? Cách giới thiệu có gì đặc biệt?
? 6 câu thơ tiếp t/ g nói về cảnh gì của làng chài?
? Một ngày mới được bắt đầu bằng khung cảnh ntn?
? Trong khung cảnh ấy em thấy nổi bật hình ảnh nào?Nghệ thuật?
?Từ “ phăng” gợi tả ?
? Trong những câu thơ tiếp theo t/g miêu tả hình ảnh nào?
? Nhận xét gì về hình ảnh so sánh “ mảnh hồn làng”?
? Ngoài ra tg sd NT gì?
GV: Những người trai lang chài đi đánh cá là máu thịt của làng, họ ra đi mang theo t/c, nỗi lo của cả làng.
? Qua phân tích em nêu nd của 8 câu thơ?
? Hả người dân chài được miêu tả qua câu thơ?
? Nhận xét gì về cách mtả? Vẻ đẹp?
? Nỗi nhớ con thuyền của TG thông qua chi tiết nào?
? Tg ngầm ví con thuyền với những ai?
? Em hiểu nội dung 8 câu thơ này?
? Khi nhớ về quê hương TG nhớ những gì? 
? Tại sao khi xa quê hương TG lại nhớ nhất “ Cái mùi nồng mặn của quê mình”?
? TG là người có cảm nhận ntn?
? Qua nỗi nhớ của t/g về quê hương em thấy TG là người có t/c ntn đối với quê hương?
? Đã khi nào em xa quê hương? Khi xa quê hương em nhớ gì nhất?
? NT đặc sắc bài thơ?
? Nội dung của bài thơ?
+ Đề tài: qh( làng chài ven biển).
+ Bài thơ dựng lại nhịp sống tươi vui của dân làng chài "nỗi nhớ quê của t/ g.
- Đường chim bay: nửa ngày đi bằng đường sông.
- Làng chài bơi thuyền đi đánh cá.
( Trời trong , gió nhẹ, sớm mai hồng).
- H/a so sánh trừu tượng( linh hồn quê hương).
- Cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá đẹp, khoẻ khoắn.
mtả và cảm nhận tinh tế.
- Dân đánh cá.
- Cảnh dân chài khi trở về.
- Mùi nồng mặn đặc trưng của qh lao động.
- HS tự do phát biểu
I Tác giả - Tác phẩm.
- Tế Hanh ( 1921) quê ở Quảng Ngãi.
- “Quê hương” viết 1939.
II Đọc-hiểu văn bản.
1 Đọc 
2 Chú thích( SGK).
3 Phân tích.
a,8 câu thơ đầu.
- Làng tôi
+ Vốn - nghề chài lưới.
+ cách biển nửa ngày sông.
"lời giới thiệu giản dị, tự nhiên.
=>ấn tượng, về một làng chài ven biển bình dị hiền hòa.
- Cảnh ra khơi
+ trời trong – gió nhẹ – sớm mai hồng
+ Dân trai tráng bơi thuyền.
-> hình ảnh bình minh đẹp, trong sáng, tươi tắn
-> Cảnh ra khơi hào hứng, khẩn trương.
- Chiếc thuyền:
+ hăng như con tuấn mã.
+ Phăng...mạnh mẽ vượt
"Đ từ, nghệ thuật so sánh
"Con thuyền với sức sống mạnh mẽ
=>không khí lao động hăng say, hứng khởi.
+ Cánh buồm như mảnh hồn làng
Rướnbao la.... thâu góp gió
"So sánh, nhân hoá, ẩn dụ.
[Biểu tượng đẹp thiêng liêng, đầy sức sống, là linh hồn của làng chài.
-> Cảnh ra khơi hào hứng, rộn ràng, khẩn trương.
=> bức tranh lao động nào nhiệt, tràn đầy niềm vui sự sống và tình yêu lao động.
b Tám câu thơ giữa.
- Cảnh trở về:
.ồn ào trên bến đỗ
Dân làng tấp nập đón.
-> từ láy gợi hình
-> Cảnh trở về rộn ràng, tươi vui tấp nập.
+Dân chài: da ngăm
 Thân hình nồng thở vị xa xăm.
"Lời thơ mộc mạc, hình ảnh lãng mạn
=> Miêu tả vẻ đẹp, khoẻ khoắn, mặn mà, bí ẩn,đầy sức sống.
+ Thuyền...mỏi...nằm...nghe...
"Nhân hoá" Nghỉ ngơi đầy mãn nguyện sau một ngày lao động.
c, Bốn câu thơ cuối.
- Nhớ: nước, cánh buồm, con thuyền.
 mùi nồng mặn.
"Cảm nhận tinh tế, lời thơ mộc mạc chân thành.
" Tình yêu quê hương tha thiết sâu nặng
3 Tổng kết
a NT : So sánh, nhân hoá, chuyển đổi cảm giác tinh tế.
b ND : Nỗi nhớ làng chài qh thân yêu của nhà thơ.
4. Củng cố: - Đọc diễn cảm bài thơ?
 - PBCN của em về quê hương sau khi học xong bài thơ?
5. Hướng dẫn::- Học bài.
 - Nắm nội dung, nt.
 - Soạn “ Khi con tu hú”.
*********************************************************
Bài	19	
Tiết :	78	Văn Bản :	
	 Khi con tu hú 
	 	Tố Hữu 
A Mục tiêu cần đạt.
1 Kiến thức :
- Giúp HS cảm nhận lòng yêu cuộc sống , niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ trẻ trung hoàn cảnh tù đày.Hiểu được sức truyền cảm của bài thơ.
2 Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng cảm thụ vẻ đẹp cảu tự nhiên, cảm thông với tâm trạng của nhân vật trữ tình.
3 Thái độ:
- Giáo dục lòng say mê khám phá những vẻ đẹp của TN, cảm thông với tâm trạng của nhân vật trữ tình.
B.Chuẩn bị: -Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
2,Kiểm tra bài cũ
? Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh?
? Phân tích 8 câu thơ đầu cảu bài thơ?
3. Bài mới. Trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. 
“Tu hú ơi chẳng đến ở cùng ta
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa
 âm thanh được đón nhận bởi tình thương mến trong thơ Bằng Việt, tiếng chim gợi những kỉ niệm thân thương của tình bà cháu còn trong thơ Tố Hữu, tiếng tu hú báo hiệu điều gì?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức ghi bảng
? Giới thiệu khái quát về tác giả T Hữu?
? Nêu h/c sáng tác của bài thơ?
? CH I: .Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào? Vì sao tiếng tu hú lại tác động mạnh mẽ đến nhà thơ đến vây?
-Mùa hè sôi động đang đến, người tù cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thèm khát cháy bỏng cuộc sống tự do, tưng bừng ở bên ngoài.
Y/c đọc : 6 câu đầu giọng vui, náo nức.
4 câu sau: Giọng bực bội, sốt ruột.
GV đọc – gọi 2 HS đọc.
? Nhận xét về thể loại thơ?
Với số tiếng trong câu cùng với cách hiệp vần độc đáo, sự phối thanh, điệu -> giá trị biểu đạt tư tưởng trong toàn bài.
? BT chia làm 2 đoạn. ý của mỗi đoạn?
? Tiếng chim tu hú đã thức dậy trong tâm hồn người tù trẻ một khung cảnh mùa hè như thế nào qua chi tiết nào?
?Không gian ấy nhuốm những màu sắc nào ?
? Nhận xét về những hình ảnh(sự vật, màu sắc, âm thanh) trên?(những hình ảnh ấy là hình ảnh nổi bật của mùa nào?)
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả? Giọng điệu?
? Cảnh mùa hè sang có phải tận mắt TG nhìn thấy không?
 ? Tg cảm nhận được qua âm thanh nào?
?Em hãy hình dung về khung cảnh mùa hè?
GV: Tiếng chim tu hú đã thức dậy trong, mở ra và bắt nhịp cho tất cả: mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt tự dotrong cảm nhận của người tù?(Liên hệ tâm trạng trong “Tâm tư trong tù”
Nghe chim reođi về)
? Qua đó em thấy TG là người ntn?
? Tâm trạng của nhà thơ được miêu tả qua những từ ngữ nào?
? Nhận xét cách ngắt nhịp? Từ ngữ? Gợi cảm giác gì?Liên hệ 
“Đây âm u đôi ánh lạt ban chiều
Len nhè nhẹ qua rào ô cửa nhỏ
Đây lạnh lẽo bốn tường vôi khắc khổ
Đây sàn lim, manh ván ghép sầm u”.
? Tâm trạng của tác giả?
? Câu thơ cuối có hình ảnh nào lặp lại? 
? Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc gợi cho người đọc những liên tưởng gì?
? Kết cấu đầu và cuối tương ứng như vậy có tác dụng gì? 
GV: Liên hệ với thơ Bác – vượt ngục về tinh thần.
? Cảm nhận chung của em về NT và ND bài thơ?
- Chú thích.
HS tự bộc lộ 
6 câu đầu: Bức tranh mùa hè.
4 câu cuối: Tâm trạng người chiến sĩ.
HS tìm chi tiết 
- Vàng, hồng, xanh.
- Lúa chiêm..
- Trái cây...
Bắp dây vàng hạt ...
- Miêu tả tinh tế, trí tưởng tượng bay bổng.
ngắt nhịp 2/2/2; 4/4	
- Cảm nhận qua âm thanh .
-Âm thanh tiếng chim tu hú( Mùa hè trong tâm tưởng).
HS tự bộc lộ 
HS tự bộc lộ Sức cảm nhận mãnh liệt, những rung động tinh tếcủa một trẻ trung, yêu đời nhưng mất tự do và khao khát tự do đến cháy lòng.
6/2-3/3.
Từ ngữ cảm thán.
Gợi cảm giác ngột ngạt
Khát vọng được thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về cuộc sống tự do ở bên ngoài.
- Tiếng chim tu hú.
- Mở đầu gợi không gian khoáng đạt, tâm trạng nao nức, rạo rực.
- KB : Gợi cảm giác u uất, ngột ngạt.
- HS tổng hợp kiến thức.
I Tác giả - tác phẩm.
- Bài thơ viết tháng 7 – 1939 khi TG bị giam trong nhà lao thừa thiên.
II Đọc-hiểu văn bản.
1 Đọc – Thể loại
2 Chú thích: SGK.
3 Bố cục: 2 đoạn.
4 Phân tích.
a Sáu câu thơ đầu:
+ Lúa chiêm chín... trái ngọt.
+ Bắp vàng- nắng đào.
+ vườn râm- ve ngân
+ Trời xanh
+ Diều sáo...
-> trí tưởng tượng bay bổng
-> Giọng thơ nhẹ nhàng
"Bức tranh rộn ràng, tràn trề nhựa sống.
"Nhạy cảm, yêu cuộc sống, yêu tự do.
b Bốn câu thơ cuối.
+ Muốn đập tanôi!.
+ Ngột làm sao, chết uất thôi!
"Ngắt nhịp bất thường, từ ngữ mạnh, thán từ
"Gợi cảm giác bức bối, ngột ngạt.
"Khao khát tự do.
"Kết cấu đầu cuối tương ứng 
"Day dứt lòng người đọc.
5 Tổng kết.
a Nghệ thuật:
- NT đối lập.
- Tả cảnh ngụ tình.
b Nội dung:
Khát khao tự do của người tù cách mạng.
? Nên hiểu nhan đề của bài thơ như thế nào.
? Đặt một câu trọn vẹn có tên nhan đề để tóm tắt nội dung bài thơ.
? Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy.
? Nhận xét về thể thơ lục bát của bài thơ
III. Luyện tập 
1. Nhan đề của bài thơ-Đó chỉ là một vế phụ trong một câu trọn ý.
- Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam, càng khao khát cuộc sống tự do.
 tên bài thơ đã gợi mở mạnh cảm xúc của toàn bài.
- Đây là hình ảnh hoán dụ, giá trị liên tưởng của tiếng chim được gợi lên ngay từ đầu bài thơ. Đó là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, sự sống tưng bừng, của trời cao lồng lộng tự do. Tiếng chim đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù.
2. Nhận xét về thể thơ lục bát của bài thơ
- Số âm tiết trong mỗi câu trong một cặp: 6/8
- Cách hiệp vần (6-6; 8-6; ...); hoà phối âm thanh tạo sự nhịp nhàng, uyển chuyển, chuyển tải cảm xúc trữ tình phong phú.
4. Củng cố.
Đọc diễn cảm bài thơ.
Tâm trạng nhà thơ ở mỗi đoạn thơ? Sự thể hiện tâm trạng ấy có hợp lí không?
5. Hướng dẫn.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Soạn : “ Tức cảnh Pắc Pó”.
**************************************************************************
Bài 19	 
Tiết :	79 	Tiếng Việt	
	CÂU NGHI VấN
A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
	1. Kiến thức: Học sinh hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc ... 
	2. Kĩ năng: Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp. 
3. Thái độ: Có ý thức trong việc lựa chọn từ ngữ và kiểu câu phù hợp khi giao tiếp.
B.Chuẩn bị: -Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
2.Kiểm tra bài cũ :
 ? Đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn.
? Làm bài tập 5, 6 SGK tr13.
 3. Bài mới : 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn.
- Yêu cầu học sinh xác định và trình bày.
- Giáo viên đánh giá.
? Xác định chức năng của câu nghi vấn trong các đoạn trích.
? Trong phần a câu nghi vấn dùng để làm gì.
?Trong phần b,c câu nghi vấn dùng để làm gì.
?Trong phần d câu nghi vấn dùng để làm gì.
?Trong câu e câu nghi vấn dùng để làm gì.
? Nhận xét về dấu kết thúc các câu nghi vấn trong các đoạn trích trên.
? Như vậy chức năng khác của câu nghi vấn là gì.
? dấu kết thúc của câu nghi vấn trong những trường hợp không dùng để hỏi.
*Gv chốt lại kiến thức.
? Xác định câu nghi vấn.
- Yêu cầu học sinh làm việc, giáo viên gọi học sinh khác nhận xét, giáo viên đánh giá.
Chú ý: Trong (d) có cả đặc điểm hình thức của câu cảm thán nhưng đó vẫn là câu nghi vấn.
? Cho biết những câu nghi vấn đó dùng để làm gì.
? Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó.
- Những từ gạch chân và dấu chấm hỏi ở cuối câu (chỉ có trong ngôn ngữ viết) thể hiện đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.
? Những câu nghi vấn đó được dùng làm gì.
? Trong những câu nghi vấn đó, câu nào có thể thay thế được bằng một câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương. Hãy viết những câu có ý nghĩa tương đương đó.
- Học sinh đọc ví dụ trong SGK.
Đoạn (a): 
Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ?
- Đoạn (b): Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
- Đoạn( c): Có biết không? Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à?
- Đoạn (d): cả đoạn trích
- Đoạn (e): Con gái tôi vẽ đây ư ? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy !
- Học sinh nối các phần với chức năng của câu nghi vấn hoặc học sinh lựa chọn đáp án đúng.
- Đ(a): bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự hoài niệm, tiếc nuối)
- Đ(b): đe doạ
- Đc: cả 4 câu đều dùng để de doạ
- Đ(d): khẳng định.
- Đ(e): cả 2 câu đều bộc lộ cảm xúc (sự ngạc nhiên)
->Câu nghi vấn được
- Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Câu nghi vấn thứ hai ở (e) kết thúc bằng dấu chấm than.
- Học sinh khái quát
- Học sinh đọc những đoạn trích trong bài tập 1
- Học sinh làm việc theo nhóm:
Học sinh làm việc theo nhóm.
III. Chức năng khác
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
dùng để bộc lộ cảm xúc ,tình cảm ,đe doạ,khẳng định...
3.Ghi nhớ: 
II. Luyện tập 	
1. Bài tập 1
a) Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ?
b) cả khổ thơ trừ “Than ôi !”
c) Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ?
d) Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay ?
- Trong (a): bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự ngạc nhiên)
- Trong (b): phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Trong â: Cầu khiến, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Trong (d): phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
 2. Bài tập 2
a) “Sao cụ lo xa quá thế ?”; “Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ?”; “ăn mãi hết đi thì lúc chết lấy gì mà lo liệu ?”
b) Cả đàn bò giao cho thằng bé ... chăn dắt làm sao “?
c) Ai dám bảo thảo mộc ... mẫu tử ?
d) Thằng bé kia, mày có việc gì ? ;”Sao lại đến đây mà khóc ?”
- Trong (a): câu 1 - phủ định; Câu 2 - phủ định; câu phủ định.
- Trong b: bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại
- Trong c: khẳng định
- Trong d: câu 1 - hỏi; câu hỏi.
a) Cụ không phải lo xa quá thế. Không nên nhịn đói mà để tiền lại. ăn hết thì lúc chết không có tiền để mà lo liệu.
b) Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò hay không.
c) Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử.
4. Củng cố: ? Nhắc lại các chức năng khác của câu nghi vấn.
(ngoài chức năng hỏi, câu nghi vấn còn dùng để bộc lộ cảm xúc ,tình cảm ,đe doạ,khẳng định...)
5. Hướng dẫn: Học thuộc ghi nhớ.
Làm bài tập 3: Gợi ý câu mẫu: Bạn có thể kể cho mình nghe bộ phim đó được không ? Lão Hạc ơi ! Sao đời lão khốn cùng đến thế ?
Làm bài tập 4sgk.
Soạnbài :Thuyết minh về một phương pháp.
******************************************************************
 Bài	19	
Tiết :	80 	Tập làm văn	
Thuyết minh về một phương pháp cách làm.
 A Mục tiêu cần đạt.
 1 Kiến thức : HS biết cách thuyết minh phương pháp( Cách làm) một thí nghiệm, một món ăn thông thường, một đồ dùng học tập đơn giản, một trò chơi quen thuộc, cách trồng cây, từ mục đích, yêu cầu đến việc chuẩn bị, qui trình tiến hành, yêu cầu học sản phẩm.
 2 Kĩ năng.
 - Rèn kĩ năng trình bày một cách thức, một phương pháp làm việc với mục đích nhất định.
 3 Giáo dục.
 Thái độ tích cực, tự giác trong học tập.
B.Chuẩn bị: -Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
 2. Kiểm tra bài cũ:
 1 Thế nào được coi là đoạn văn thuyết minh?
 2 Cho chủ đề : “ Sách ngữ văn 8” : Đọc đoạn mở bài cho đề văn đó.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
HS đọc văn bản SGK.
? VB thuyết minh hướng dẫn cách làm đồ chơi?
? VB thuyết minh phương pháp làm kiểu loại này gồm mấy phần ?Phần nào là quan trọng nhất? Vì sao?
?- Phần nguyên liệu nêu ra để làm gì ? Có cần không?
Phần cách làm trình bày theo trình tự nào?
- Phần yêu cầu thành phần có cần thiết không? Vì sao?
? Phần thuyết minh cũng giống văn bản a gồm 3 phần.
? Phần nguyên liệu được gt có gì khác a ? Vì sao?
? Phần cáh làm được gt có gì khác a? Vì sao?
? Phần yêu cầu thành phẩm có gì khác a? Vì sao?
? Nhận xét về lời văn của a và b?
? Chỉ định HS đọc ghi nhớ.
- “ Em bé đá bóng”.
- 3 Phần.
- Không thể thiếu.
( Quan trọng nhất).
- Giúp điều chỉnh thành phẩm.
- Định lượng.
- Trình tự trước sau không thay đổi .
- Chú ý mùi vị, màu sắc.
I Giới thiệu một phương pháp( Cách làm) 
 Văn bản ( sgk) 
a Cách làm đồ chơi “ Em bé đá bóng bằng quả khô”.
1 Nguyên vật liêu.
2 Cách làm.
3 Yêu cầu thành phẩm.
b Nấu canh rau ngót với thịt nạc.
Ghi nhớ( SGK).
HS thảo luận theo nhóm
Hsinh trình bày 
Giáo viên nhận xét
Học sinh đọc bài “ Phương pháp đọc nhanh” SGK.
II Luyện tập.
 Bài tập 1 
 Thuyết minh trò chơi thông dụng của trẻ em : Chơi ô quan.
*Mở bài : Giới thiệu khái quát trò chơi .
 Đơn giản, dễ chơi, hấp dẫn.
*Thân bài :
 a Số người chơi:2
 b Dụng cụ chơi: - Đá cuội, sỏi.
 c Cách chơi : - Thế nào thì thắng.
 - Thế nào thì thua.
 - Thế nào thì phạm luật .
d Yêu cầu đối với trò chơi: Rèn trí thông minh, nhanh nhạy, lòng kiên trì.
* Kết bài: - Bày tỏ thái độ .
 - Tính ưu việt của trò chơi này.
 Bài tập 2 :
 GV hướng dẫn làm.
 Định hướng: - Ngày nay...vấn đề: Yêu cầu thực tiễn cấp thiết buộc phải tìm cách đọc nhanh.
Có nhiều .... có ý chí: Giới thiệu những cách đọc chủ yếu hiện nay. Những yêu cầu và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh.
Trong những năm ... đến hết : Những số liệu, dẫn chứng về kq của phương pháp đọc nhanh.
ý 2 và 3 là nội dung thuyết minh chủ yếu , quan trọng nhất của văn bản.
4. Củng cố:
- Để làm được bài văn thuyết minh này người viết cần phải nắm được nhữnh gì?
Khi thuyết minh cần trình bày theo trình tự nào?
Lời văn như thế nào?
5. Hướng dẫn: 
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3 SBT tr18; xem trước bài: “Thuyết minh một danh lam thắng cảnh”
- Soạn bài “Tức cảnh Pác Bó”.

File đính kèm:

  • docTuan 20.doc
Giáo án liên quan