Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 16

Văn Bản : Hướng dẫn đọc thêm:

MUỐN LÀM THẰNG CUỘI

( Tản Đà)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:

1. Kiến thức: - Hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà: buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát li khỏi thực tại ấy bằng một ước mộng rất ngông.

- Cảm nhận được cái mới mẻ của Tản đà: lời lẽ thật giản dị, trong sáng, gần với lối nói thông thường, không cách điệu xa vời, ý tứ hàm súc, khoáng đạt, cảm xúc bộc lộ thật tự nhiên, thoải mái, giọng thơ thanh thoát, nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh, duyên dáng.

2. Kĩ năng: Rèn luyện khả năng cảm thụ và phân tích tác phẩm thơ thất ngôn bát cú Đường luật

3. Thái độ: Cảm thông và chia sẻ những tâm sự của một thế hệ về nỗi bưồn trước thời cuộc.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tra bài cũ :? Đọc thuộc lòng hai bài thơ:" Vào nhà ngục...''; " Đập đá ở CônLôn''
 3. Bài mới : 
Hoạt động của thày
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu học sinh đọc kĩ hai bài thơ: " Vào nhà ngục...'' " Đập đá ở CônLôn''
? Nêu xuất xứ của thể thơ thất ngôn bát cú và giải thích
? Số dòng? số chữ? Có thể thêm bớt được không
*Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng 7 chữ
? Ghi bảng kí hiệu B-T theo từ tiếng trong hai bài thơ đó 
- Giáo viên treo bảng phụ sau khi học sinh ghi kí hiệu 
 yêu cầu học sinh đối chiếu
- Thanh bằng: thanh huyền, không
- Thanh trắc: sắc hỏi ngã nặng
? Nhận xét về quan hệ bằng trắc trong các dòng với nhau
? Nhận xét về phép đối ( ý đối ý, thanh đối thanh, đối từ loại)
? Nhận xét về niêm( dính)
? Luật
* Luật bằng, trắc: căn cứ vào chữ thứ hai trong câu đầu của bài bằng, trắc; nhị, tứ, lục phân minh, nhất tam ngũ bất luận
* Đối: câu 3-4; 5-6 (chữ 2, 4, 6) đối ý, thanh, từ loại
 Niêm (dính), (khoá lại), câu 1-8, 2-3, 4-5, 6-7
? Hãy cho biết bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong câu và đó là vần bằng hay trắc
? Hãy cho biết câu thơ trong bài ngắt nhịp như thế nào.
? Bố cục của thơ TN
? Từ tìm hiểu trên, em thấy mở bài có thể trình bày như thế nào .
- Gợi ý: thể thơ này có từ thời nào?
(Có từ thời Đường- ĐườngThi) Các nhà thơ áp dụng thơ Đường luật bắt chước thơ thời Đường- Thơ Đường luật có hai loại chính: Thất ngôn bát cú , tứ tuyệt
?Nhiệm vụ của phần thân bài
- Yêu cầu học sinh trình bày từng đặc điểm dựa vào kết quả phân tích ở trên
? Thể thơ này có ưu điểm gì.
?Thể thơ này có nhược điểm gì
? Phần kết bài có nhiệm vụ gì
? Vậy muốn thuyết minh đặc điểm của thể loại văn học thì phải làm gì
- Yêu cầu học sinh lập dàn bài bài tập 1
? Truyện có những yếu tố nào
? Cốt truyện của truyện ngắn diễn ra trong một không gian như thế nào
? Bố cục, lời văn chi tiết ra sao
Học sinh đọc diễn cảm hai bài thơ
HS nêu xuất xứ
- Học sinh ghi kí hiệu cho hai bài thơ
HS nhận xét 
HS nhận xét
HS nhận xét 
HS thảo luận và trả lời
HS thảo luận và trả lời
HS tự bộc lộ 
- Nêu định nghĩa chung về thể thơ TNBC Đường luật
HS thảo luận và trả lời
HS thảo luận theo nhóm trong thời gian 5 phút.
Học sinh trình bày phần thân bài
Hs- Nhận xét ưu, nhược điểm và vị trí của thể thơ trong thơ Việt nam 
- Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thể thơ này và nêu vị trí của thể thơ trong thơ Việt nam
- HS khái quát, đọc ghi nhớ.
HS thảo luận và trả lời
I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học
1. Tìm hiểu đề bài 
a. Quan sát
b. Nhận xét
- Giải thích : Thất ngôn bát cú ( 8 câu 7 chữ), có từ thời nhà Đường Đường luật
- Bài thơ có 8 dòng ( bát cú) mỗi dòng 7 chữ (thất ngôn)
 số dòng số chữ bắt buộc không thể thêm bớt tuỳ ý
+ " Vào nhà ngục QĐCT"
(T B B T, T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
T B T T T B B
T B B T B B T
T T B B T T T
B T T B B T T
B B B T T B B
+ Bài đập đá ở Côn Lôn
B B T T T B B
B T B B T T B
T T T B B T T
B B T T T B B
T B B T B B T 
B T B B T T B
T T T B B T T
B B B T T B B
- Bài 1 hiệp vần ở cuối câu 2,4,6,8
Tù- thù; châu- đâu vần bằng
- Bài 2 hiệp vần ở cuối câu 2,4,6,8
non-hòn son- con vần bằng(cũng có thể có vần trắc)
- Nhịp 4/3
- Bố cục: đề, thực, luận, kết
2. Lập dàn bài: 
a. Mở bài
 Là một thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường luật được các nhà thơ Việt nam ưa chuộng. Các nhà thơ cổ điển Việt Nam ai cũng làm thể thơ này bằng chữ Hán và chữ Nôm.
b. Thân bài
- Nêu các đặc điểm của thể thơ về:
+ Bố cục
+ Số câu, số chữ trong mỗi bài
+ Qui luật bằng, trắc của thể thơ
+ Đối, niêm
+ vần
+ Ngắt nhịp
+ Ưu điểm: đẹp về sự tề chỉnh hài hoà cân đối cổ điển, nhạc điệu trầm bổng, đăng đối, nhịp nhàng.
+ Nhược điểm: gò bó vì có nhiều ràng buộc, không được phóng khoáng như thơ tự do.
c. Kết bài:
Thể thơ quan trọng, nhiều bài thơ hay được làm theo thể thơ này và ngày nay vẫn được ưa chuộng.
3. Ghi nhớ: ( SGK - tr154 )
II. Luyện tập 
Bài tập 1:
a. Mở bài: định nghĩa truyện ngắn
b. Thân bài: Đặc điểm của truyện ngắn.
- Tự sự: yếu tố chính quyết định cho sự tồn tại của truyện ngắn gồm sự việc chính, nhân vật chính, sự việc và nhân vật phụ
- Kết hợp miêu tả và biểu cảm 
- Cốt truyện ngắn
- Chi tiết: bất ngờ, độc đáo không kể trọn vẹn 1 quá trình diễn biến của cuộc đời người mà chọn những khoảnh khắc của cuộc sống thể hiện
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí
- Lời văn trong sáng
c. Kết bài
- Vai trò truyện ngắn.
4. Củng cố: Học sinh đọc bài tham khảo
? Thuyết minh đặc điểm của thể loại văn học cần chú ý điều gì.
(Quan sát, tìm hiểu kĩ về đối tượng cần thuyết minh)
Tri thức sát thực và phù hợp với nội dung bài viết
5. Hướng dẫn: - Học ghi nhớ.
- Hoàn thiện bài tập: thuyết minh đặc điểm của thể thơ TNBCĐL
- Ôn tập phần tập làm văn ( tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm ; văn thuyết minh (1 đồ dùng, ...).
-Soạn bài: “Muốn làm thằng cuội”.
*************************************************
Tiết : 62	
Văn Bản :	Hướng dẫn đọc thêm:
muốn làm thằng cuội
( Tản Đà)
A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
1. Kiến thức: - Hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà: buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát li khỏi thực tại ấy bằng một ước mộng rất ngông.
- Cảm nhận được cái mới mẻ của Tản đà: lời lẽ thật giản dị, trong sáng, gần với lối nói thông thường, không cách điệu xa vời, ý tứ hàm súc, khoáng đạt, cảm xúc bộc lộ thật tự nhiên, thoải mái, giọng thơ thanh thoát, nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh, duyên dáng.
2. Kĩ năng: Rèn luyện khả năng cảm thụ và phân tích tác phẩm thơ thất ngôn bát cú Đường luật
3. Thái độ: Cảm thông và chia sẻ những tâm sự của một thế hệ về nỗi bưồn trước thời cuộc.
B.Chuẩn bị: -Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..	
2.Kiểm tra bài cũ :? Nêu đặc điểm của thơ Thất ngôn bát cú Đường luật?
 3. Bài mới : 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Y/c học sinh đọc chú thích
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Tản Đà 
- Nhấn mạnh bút danh Tản Đà .
+ Nhà nho đi thi không đỗ, chuyển sang làm báo, viết văn thơ.
+ Tính tình phóng khoáng đa cảm, đa tình, hay rượu, hay chơi thường vào Nam, ra Bắc
 hồn thơ ''sầu, mộng, ngông''
? Nêu xuất xứ văn bản.
 Khá tiêu biểu cho hồn thơ, phong cách thơ Tản Đà 
- Giọng nhẹ nhàng, buồn mơ màng như một lời than thở
? Bài thơ làm theo thể thơ nào
- Giải thích chú thích trong SGK 
? Em có nhận xét gì về giọng điệu 2 câu thơ đề.
? Tản Đà gọi chị Hằng để than thở điều gì.
? Tại sao thi sĩ không chọn đêm hè, đêm xuân, đêm đông, mà lại chọn đêm thu để than thở cùng vầng trăng (chị Hằng) về nỗi buồn của mình
* Cách xưng hô chị em thân thiết, đời thường
* Giọng điệu tự nhiên thoải mái bộc lộ cảm xúc trực tiếp.
? Tâm trạng của Tản Đà trong đêm thu ấy là tâm trạng gì ? Vì sao Tản Đà chán trần thế, mà lại chỉ có ''nửa'' thôi.
 vì thế nên Tản Đà tìm cách trốn đời, lánh đời: thoát li vào thơ, rượu, những chuyến đi lang bạt vào Nam ra Bắc để quên sầu quên đời.
? Có nhận xét gì về cách xưng hô của nhà thơ với mặt trăng, cách xưng hô đó có ý nghĩa gì.
? Em có nhận xét gì về cách bộc lộ cảm xúc của tác giả 
?Qua tâm trạng chán chường nơi cuộc đời trần thế, em hiểu thêm gì về cuộc đời Tản Đà.
* Chán ngán với thực tại, bất hoà sâu sắc với xã hội đương thời.
- Liên hệ với bài thơ khác của Tản Đà: 
+ Đời đáng chán biết thôi là đủ...
Sự chán đời xin nhủ lại tri âm ...
+ Gió gió mưa mưa đã chán phèo
Sự đời nghĩ đến lại buồn teo
? Với những tâm hồn lãng mạn như thế thì thi sĩ muốn thoát li đi đâu? Em có nhận xét gì về chốn thoát li đó của Tản Đà.
? Có nhận xét gì về ước vọng của tác giả.
+ Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi ...
*GV chốt: Mong muốn thoát li cõi trần đến nơi thanh cao đẹp đẽ, trong sáng.
? Hãy nhận xét giọng điệu 2 câu thực
? Tác dụng.
* Ngòi bút lãng mạn, phóng túng, nhuần nhị, có duyên
? Trong ý nghĩ của thi sĩ, lên với chị Hằng sẽ được những gì.
- Trong cõi trần gian Tản Đà luôn cảm thấy buồn vì sự trống vắng, cô đơn khắc khoải đi tìm tâm hồn tri kỉ
'' Chung quanh những đá cùng mây
Biết người tri kỉ đâu đây mà tìm''
- Ao ước thả hồn cùng mây gió
Kiếp sau xin chớ làm người 
Làm đôi chim nhạc tung trời mà bay
* Khát vọng ngông và đa tình được sống vui tươi tự do.
? Nhận xét giọng thơ.
- Giọng thơ cảm xúc nhẹ nhàng, vui vẻ hóm hỉnh.
?Trong hai câu cuối nhà thơ tưởng tượng ra cảnh gì ? Cảm nhận của em về hình ảnh đó.
* Hình ảnh độc đáo khát vọng thoát li mãnh liệt
? Theo em nhà thơ cười ai ? cười cái gì và vì sao mà cười.
* Sức tưởng tượng phong phú táo bạo
? Qua hình ảnh độc đáo và tiếng cười mãn nguyện của tác giả em thấy tác giả bộc lộ tâm sự, khao khát nào.
? Qua bài thơ em đọc được tâm sự nào của tác giả 
* Ghi nhớ SGK 
? Những nét đặc sắc nghệ thuật?
? So sánh ng2 và giọng điệu ở bài thơ này với bài thơ ''Qua đèo ngang'' của BHTQ hoặc 2 bài thơ của PBC, PCT
- HS đọc
- HS trình bày về cuộc đời, sự nghiệp
- Núi Tản (Viên, Ba Vì) ở trước mặt Hắc Giang (Sông Đà) bên cạnh nhà Tản Đà
- Suốt đời sống nghèo, qua đời năm1939
- Trích trong quyển ''Khối tình con I'' xuất bản 1917
- HS đọc diễn cảm
- Nhịp thơ thay đổi 4/3, 2/2/3
- Thất ngôn, bát cú, Đường luật
- Vì với thi sĩ lãng mạn, thu đồng nghĩa với buồn, thu đồng nghĩa với mộng: gió thu gợi buồn hiu hắt, lá thu vàng gợi buồn mênh mông. Đêm thu là một tín hiệu giàu chất thẩm mĩ. Cảnh thu buồn, đêm thu thanh vắng chính là lúc hồn người sâu lắng nỗi buồn thi sĩ mới càng chất chứa trong lòng.
- HS căn cứ vào tình hình XH Việt nam thời bầy giờ - trần thế: XH đầu thế kỉ XX bất công, mất độc lập tự do XH phong kiến nửa thực dân
-Hs bộc lộ cảm xúc trực tiếp
- Nhưng chán một nửa vì xét từ trong sâu thẳm vẫn tha thiết yêu cuộc sống đời thường với những thú vui mà ông tự nghĩ ra: vừa chán đời lại vừa yêu đời bất hoà sâu sắc của nhà thơ với thực tại
Hs tiếp tục tìm hiểu theo sự hướng dẫn của gv.
- Thoát li lên cung Quế (cung trăng) - nơi đẹp đẽ, thanh cao trong sáng - ở cạnh chị Hằng - người đẹp
 xa lánh được cõi trần nhem nhuốc mà ông chán ghét
- Giờ đây là cung quế thanh cao, thi sĩ đã có người tri âm chia sẻ tâm sự, thoả chí cùng mây gió, không còn vương vấn tủi hờn. Dường như, thân xác ở cõi trần thế mà tâm hồn nhà thơ như đang say sưa trên cung trăng, ngất ngây cùng gió với mây bên cạnh chị Hằng.Có thể nói đây là giây phút thăng hoa kì diệu trong tâm hồn thi sĩ lãng mạn. 
Hs khái quát nội dung ngh thuật.
HS tự bộc lộ 
Học sinh đọc ghi nhớ
Hsinh so sánh
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
-Là gạch nối, là nhịp cầu, là khúc nhạc dạo đầu cho phong trào thơ mới lãng mạn những năm 30 thế kỉ XX
2. Tác phẩm.
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc
2. Chú thích.
3. Bố cục.
4.Phân tích
a. Hai câu đề:
Đêm thu 
chị Hằng ơi - em 
buồn lắm
chán nửa rồi!
- Kiểu câu cảm thán, , cách xưng hô gần gũi, thân thiết, từ ngữ biểu cảm trực tiếp
- Như tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng
- Than thở về nỗi ''đêm thu buồn lắm''
- Trần thế em nay chán nửa rồi
- Khao khát được sống khácvới cõi trần
 muốn thoát tục.
b. Hai câu thực:
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
- Thoát li lên cung Quế 
Câu hỏi ; Lời cầu xin giọng thơ tha thiết, có duyên mang đậm chất DG
 ngòi bút lãng mạn, phóng túng.
 ước muốn rất ngông: được lên cung Quế thanh cao, có người đẹp làm bạn.
c. Hai câu luận:
Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui.
- Điệp từ “có”; “cùng”
=> Có người tri âm tri kỉ, thoả ước mong tự do thả hồn cùng gió cùng mây, giải toả được nỗi u uất trong cõi lòng.
d. Hai câu kết
- Cảnh: thi sĩ mãi mãi ở trên cung trăng cùng chị Hằng, đêm rằm trung thu tháng 8 thi sĩ kề vai chị Hằng trông xuống thế gian cười
- Thoả mãn vì đã đạt được khát vọng, thoát li mãnh liệt, xa lánh hẳn được cõi trần bụi bặm
- Thể hiện sự mỉa mai khinh bỉ cõi trần gian với những trò 
- Khao khát sự đổi thay XH theo hướng tốt đẹp, thoả mãn nhu cầu sống cá nhân.
4. Tổng kết
- Một con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường
- Thoát li bằng mộng tưởng táo bạo
- Lời lẽ giản dị, trong sáng, giọng điệu nhẹ nhàng hóm hỉnh
- Sức tưởng tượng phong phú
- Thi đề độc đáo
IV. Luyện tập
Bài tập 2
- Giọng thơ mới mẻ, nhẹ nhàng, thanh thoát, pha chút tình tứ, hóm hỉnh, có nét phóng túng, ngông nghênh của một hồn thơ lãng mạn, không mực thước trang trọng như bài thơ ''Qua Đèo Ngang'', không ngang tàng, kì vĩ, hào hùng như 2 bài thơ của PBC, PCT
4. Củng cố: Bài thơ là một lời tâm sự nhưng cũng thể hiện nỗi đau của một tinh thần yêu nước chống lại thực dân Pháp. Đúng hay sai. Vì sao em lại lựa chọn đáp án đó?
(HD): Sai. Bài thơ thể hiện nỗi đau trước thời cuộc, vì sự đời đen bạc, nỗi đau thời thế chứ không phải là nỗi đau của tâm hồn chiến sĩ. Bài thơ là cái ngông của tác giả và là tiếng nói về thời thế.
5. Hướng dẫn: - Học thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ.
- Làm bài tập 1.
- Kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt.**************************************************
Tiết :	63	 	
 	 kiểm tra tiếng việt 45 phút 
A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
1. Kiến thức: - Kiểm tra, củng cố kiến thức Tiếng Việt đã học ở kì I lớp 8 về nghĩa từ ngữ, biện pháp tu từ, loại từ và câu...
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận diện giá trị ngữ pháp và ngữ nghĩa của Tiếng Việt .
	- Rèn kĩ năng xây dựng đoạn văn có sử dụng BPTT hợp lý. Tích hợp với phần văn bản “Cô bé bán diêm” – An - đec – xen.
3. Thái độ:- Nghiêm túc làm bài.
B.Chuẩn bị: -Thầy: - Giáo án, bài kiểm tra
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và ôn bài trước khi đến lớp.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..	
 2.Kiểm tra bài cũ : không
 3. Bài mới : 
A. Đề bài:
I. Phần trắc nghiệm: 2điểm
Câu 1: Điền vào dấu (...) sau:.. có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ khác.
Câu 2: Trong những từ sau đây, hãy chỉ ra từ không thuộc phạm vi nghĩa của từ “phương tiện giao thông”:
A. Xe đạp.
B. Xe máy.
C. Xe hơi.
D. Xe chỉ.
Câu 3: Từ tượng hình và từ tượng thanh được sử dụng trong văn bản tự sự và miêu tả có tác dụng gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động và gợi cảm. Đúng hay sai?
A. Đúng.	B. Sai.
Câu 4: Đọc câu văn sau: “Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa.”
a. Câu văn trên được nối với nhau bằng cách nào?
A. Điệp từ “người ta” trong cả hai vế.
B. Sử dụng cặp từ “khi”. “thì”.
C. Quan hệ từ “thì”.
D. Là cách nối trực tiếp không sử dụng từ nối.
b. Giữa hai vế câu ghép biểu thị mối quan hệ gì?
A. Tương phản.
B. Bổ sung.
C. Nguyên nhân.
D. Giải thích.
Câu 5: Hãy nối cột A với cột B sao cho phù hợp với công dụng của những dấu câu đã học:
Cột A
Cột B
1. Dấu ngoặc đơn
a. Đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp; những từ ngữ có hàm ý, tên tác phẩm...
 2. Dấu hai chấm
b. Báo trước phần giải thích, thuyết minh; lời dẫn trực tiếp; lời đối thoại.
Dấu ngoặc kép
c. Đánh dấu phần chú thích (bổ sung thêm, thuyết minh, giải thích).
II. Phần tự luận: 8 điểm
Câu 1: (2 điểm) Xác định và giải thích ý nghĩa của các tình thái từ trong đoạn trích sau:
Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A!Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”
(“Lão Hạc” – Nam Cao)
Câu 2: (6 điểm) Hãy bày tỏ suy nghĩ của mình trước cái chết của cô bé bán diêm, có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh. Xác định rõ biện pháp tu từ đó trong văn bản.
B. Đáp án – biểu điểm.
I. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Đáp án
nghĩa của một từ ngữ (nghĩa của từ)
D
A
a – C; b - C
1.c; 2.b; 3a
II. Phần tự luận:
Câu 1: 
ạ! -> Bày tỏ sắc thái tôn trọng.
à? -> tạo lập câu nghi vấn. Bày tỏ sự nghi ngờ, của lão Hạc về thái độ của con chó trách móc lão.
Câu 2: 
Về hình thức: Trình bày bài viết bằng một đoạn văn dài hoặc một bài văn ngắn. Diễn đạt theo cách đánh giá, nhận xét, trình bày cảm nhận, suy nghĩ .
- Có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh và có tác dụng đối với việc trình bày cảm nhận.
Về nội dung: Phân tích làm nổi bật được cái chết đáng thương nhưng cô bé tội nghiệp và niềm hạnh phúc khi được đón giao thừa, được ở cùng bà.... thoát khỏi cuộc sống khốn khổ, bất hạnh
- Điểm 5, 6: bảo đảm yêu cầu trên.
- Điểm 3, 4: phần lớn đảm bảo yêu cầu trên còn mắc 1 số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1, 2: không đảm bảo yêu cầu trên, viết sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả.
4. Củng cố: 
 - Thu bài.
- Nhắc nhở HS ý thức làm bài.
5. Hướng dẫn:
- HS học bài và ôn lại bài cũ, chuẩn bị kiểm tra học kì.
- Chuẩn bị trả bài viết số 3
**************************************************
 Tiết 64	
Trả bài viết số 3 – văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
1. Kiến thức: - HS thấy rõ ưu khuyết điểm của bài làm văn thuyết minh một thứ đồ dùng qua đó củng cố và rèn kĩ năng văn thuyết minh 
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, phát hiện và sửa lỗi sai trong bài tập làm văn
3. Thái độ: Có ý thức tự rút kinh nghiệm cho bản thân sau mỗi bài viết.
B.Chuẩn bị: -Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..	
2.Kiểm tra bài cũ :? Không
 3. Bài mới : 
Hđ của thày
Hđ của trò
Nội dung cần đạt
GV ghi bảng
Yêu cầu học sinh xác địnhvề nội dung, hình thức và phạm vi tri thức.
Yêu cầu học sinh nhắc lại dàn ý cho bài viết.
HS nhắc lại đề bài
HS nhận xét 
Học sinh nhắc lại dàn ý và lập dàn bài.
I. Đề bài: Giới thiệu về chiếc nón lá (chiếc áo dài; món ăn truyền thống.)Việt Nam.
II.Yêu cầu: 
1.Về nội dung : Chiếc nón lá (chiếc áo dài; món ăn truyền thống.) Việt Nam.
2.Về hình thức :
Trình bày bài viết theo bố cục 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài với những nhiệm vụ cụ thể của từng phần 1 cách rõ ràng, cân đối . Trình bày sạch sẽ, chữ viết ít mắc lỗi.
3.Về kĩ năng :
Vận dụng được kiến thức về đoạn văn, cách trình bày ý ở các đoạn vào việc viết bài (tạo lập văn bản) 
4.Về phương pháp: (Theo 4 bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa lỗi.)
a.Tìm hiểu đề: 
- Kiểu bài: Thuyết minh.
- Đối tượng thuyết minh: Đồ vật (chiếc nón lá (chiếc áo dài; món ăn truyền thống.))
- Phạm vi kiến thức: Những tri thức về chiếc nón (chiếc áo dài; món ăn truyền thống.) với người Việt Nam. 
b.Tìm ý - Lập dàn ý : Tiết 55 - 56
*Mở bài: Giới thiệu chung giá trị đặc trưng của chiếc nón lá (chiếc áo dài; món ăn truyền thống.) Việt Nam.
*Thân bài:
- Giới thiệu hình dáng, khái niệm về nón(chiếc áo dài; món ăn truyền thống.):
- Giới thiệu quy trình làm nón (chiếc áo dài; món ăn truyền thống.):
- Giá trị thẩm mỹ của chiếc nón (chiếc áo dài; món ăn truyền thống.):
- Trình bày về lợi ích của chiếc nón (chiếc áo dài; món ăn truyền thống.) trong cuộc sống:
* Kết bài: Tình cảm gắn bó của người Việt Nam với chiếc nón (chiếc áo dài; món ăn truyền thống.).
III. Nhân xét.
1. Ưu điểm:
- Hiểu rõ yêu cầu của đề.
- Thuyết minh được đồ vật là chiếc nón lá (chiếc áo dài; món ăn truyền thống.) Việt Nam.
- Thể hiện được vai trò, hình dáng, cấu tạo. của chiếc nón (chiếc áo dài; món ăn truyền thống.).
- Thể hiện những kiến thức cơ bản về chiếc nón (chiếc áo dài; món ăn truyền thống.).
2. Nhược điểm.
- Còn có bạn chưa xác định rõ về đề, còn lạc sang văn miêu tả: Tùng, Tuấn, Công, ....
- Diễn đạt chưa tốt: Thủy, Hiền.
- Phạm vi tri thức chưa xác định rõ ràng, tri thức chưa đầy đủ: Hương, N.Loan, V.Loan
- Lựa chọn hình ảnh thuyết minh chưa đầy đủ hoặc chưa thực sự tiêu biểu: ở hầu hết các bài
- lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả (trong hầu hết các bài)
IV. Chữa lỗi tiêu biểu.
Lỗi sai
Lỗi cụ thể
Chữa
chính tả
Lón lá, xuất sứ, cháp nón, Việt nam
Nón lá, xuất xứ, chóp nón, Việt Nam
Dùng từ
Các bác quan họ, tiết văn nghệ
Liền anh 

File đính kèm:

  • docTuan 16.doc
Giáo án liên quan