Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 14

Tập làm văn

LUYỆN NÓI VĂN BẢN THUYẾT MINH

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:

1. Kiến thức: - Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kỹ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện khả năng quan sát, suy nghĩ độc lập cho hs.

- Rèn luyện kỹ năng xây dựng kiểu bài thuyết minh.

- Rèn luyện kỹ năng nói to, rõ ràng, nhanh nhẹn tự nhiên trước đông người.

3. Thái độ: - Giáo dục lòng tự tin khi trình bày trước đám đông

C: PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 14	
Tiết :	53	Tiếng việt
Dấu ngoặc kép
A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
1. Kiến thức: - Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép.
2. Kĩ năng: - Phân biệt dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
- Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết; sửa lỗi về dấu ngoặ kép
3. Thái độ: - Có ý thức phân biệt và sử dụng đúng dấu ngoặc kép khi viết bài.
B.Chuẩn bị: -Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	 8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
2.Kiểm tra 15 phút:
I. Đề bài:
A. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Điền vào dấu () sau:
........................................ là tập hợp những từ có một nét chung về nghĩa.
Câu 2: Tiếng gọi “ba” là tiếng gọi thân thuộc trong gia đình của người vùng nào?
A. Nam Bộ
B. Đông Bắc Bộ
C. Trung Bộ
D. Trung du và miền núi phía Bắc.
Câu 3: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tường được miêu tả nhằm mục đích gì?
.
Câu 4: Em hiểu thế nào là câu ghép?
A. Là câu có hai hoặc nhiều cụm C- V trở nên tạo thành.
B. Là câu tạo thành bởi một cụm C- V.
C. Là câu có cụm chủ vị nhỏ trong một cụm C- V lớn.
D. Là câu có hai hoặc nhiều cum C – V không bao chứa nhau tạo thành.
B. Phần tự luận:
Câu 1: Xác định các vế trong các câu ghép sau, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào biểu thị mối quan hệ ý nghĩa gì?
a. Em quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên.
b. Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang, trên bầu trời xanh nhợt.
	(Cô bé bán diêm – An – dec – xen.)
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng biện pháp tu từ nói quá.
II. Đáp án – biểu điểm: 
A. Phần trắc nghiệm: 0,5đ/1 đáp án đúng.
Câu 1: Trường từ vựng
Câu 2: A. Nam Bộ
Câu 3: nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Câu 4: D. Là câu có hai hoặc nhiều cum C – V không bao chứa nhau tạo thành.
B. Phần tự luận:
Câu 1: 3 điểm:
a. Em quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên.
 V1	V2
- V1 nối với V2 bằng dấu phẩy, biểu thị quan hệ ý nghĩa tiếp nối.
b. Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang, trên bầu trời xanh nhợt. 	V1	V2
- V1 nối với V2 bằng từ “nhưng”, biểu thị quan hệ ý nghĩa tương phản.
Câu 2: (7 đ): 
Về hình thức: Trình bày bài viết bằng một đoạn văn. Thể loại tự sự hoặc miêu tả.
- Có sử dụng biện pháp tu từ nói quá và có tác dụng đối với việc trình bày.
Về nội dung: BPTT làm nổi bật được đối tượng, vấn đề mà mình đề cập tới.
- Điểm 5, 6: bảo đảm yêu cầu trên.
- Điểm 3, 4: phần lớn đảm bảo yêu cầu trên còn mắc 1 số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1, 2: không đảm bảo yêu cầu trên, viết sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả.
 3. Bài mới : 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV treo bảng phụ trong sgk gọi 1 hs đọc.
? Dấu ngoặc kép trong đoạn trích a, b, c, d dùng để làm gì?
GV: a. Câu nói của “Găng đi”.
b. Phương thức ẩn dụ.
c. Mứa mai chính những từ ngữ mà thực dân Pháp thường nói về sự cai trị của chúng đối với Việt Nam.
?Dấu ngoặc kép dùng với những mục đích gì?
BT nhanh: Bảng phụ.
Tục ngữ có câu: “Người ta là hoa của đất”.
Bài thơ “Lượm” của tg Tố .Hữu
Yêu cầu học sinh làm việc tại chỗ.
Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm.
Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm.
Học sinh đọc
Học sinh nghiên cứu trả lời.
HS đọc ghi nhớ 
(GV đọc hs lên bảng viết)
(hs lên bảng thêm dấu)
a. Câu nói giả định được dẫn trực tiếp.
b. Mỉa mai.
c. Lời dẫn trực tiếp.
d. Mỉa mai châm biếm.
e. Dẫn trực tiếp từ hai câu thơ.
a. Cười bảo: “cá tươi”  “tươi” đi -> báo trước lời thoại và dẫn trực tiếp
b. Chú Tiến Lê: “cháu” 
-> báo trước lời dẫn trực tiếp.
c. bảo hắn: “Đây là”
 -> báo trước lời dẫn trực tiếp.
a. Lời dẫn trực tiếp nên phải dùng đủ dấu câu.
b. Lời dẫn gián tiếp
 -> chỉ lấy ý cơ bản để diễn đạt câu văn của người viết nên không phải dùng dấu câu.
I. Công dụng:
1. VD: sgk
2. Nhận xét:
- Dùng để đánh dấu
a. Lời dẫn trực tiếp.
b. Từ ngữ hiểu theo 1 nghĩa đặc biệt.
c. Từ ngữ hàm ý mỉa mai.
d. Tên vở kịch, tác phẩm.
* Ghi nhớ - SGK
II. Luyện tập.
Bài tập 1:
Bài tập 2:
Bài tập 3
4. Củng cố: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép?
? Khi nào chúng ta sử dụng dấu ngoặc kép?
GV: Khi chúng ta trích dẫn, khi chúng ta muốn bày tỏ thái độ đối với một đối tượng nào đó.
5. Hướng dẫn: - Học bài, làm bài tập 4, 5 về nhà.
- Ôn kỹ bài tuần sau kiểm tra 1 tiết Tiếng việt
**************************************************************** 
Tiết : 54	
Tập làm văn
Luyện nói văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
1. Kiến thức: - Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kỹ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện khả năng quan sát, suy nghĩ độc lập cho hs.
- Rèn luyện kỹ năng xây dựng kiểu bài thuyết minh.
- Rèn luyện kỹ năng nói to, rõ ràng, nhanh nhẹn tự nhiên trước đông người.
3. Thái độ: - Giáo dục lòng tự tin khi trình bày trước đám đông
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
 2.Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày về các phương pháp thuyết minh vừa học. Lẫy ví dụ về phương pháp định nghĩa, giải thích.
 3. Bài mới : 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu HS thảo luận và thống nhất dàn ý.
Gv thống nhất dàn ý
1. Phích nước để làm gì?
2. Cấu tạo (của) các bộ phận?
3. Cách sử dụng và bảo quản?
Các văn bản các em tạo lập sẵn tại nhà cho chủ đề.
- Chia tổ tập nói, để các em nói với 
nhau cho tự nhiên, gv theo dõi và hướng dẫn.
( 5 phút)
Chọn một số hs trình bày trước lớp (theo nhóm; mỗi học sinh một phần nhỏ).
Chọn một số hs trình bày trước lớp.
- Giáo viên nhận xét sửa chữa: Yêu cầu khi nói cần tự nhiên, nghiêm túc.
+ Nói nhanh thành câu trọn vẹn, dùng từ đúng.
+ Có mạch lạc, phát âm rõ ràng.
+ Âm lượng đủ cho cả lớp nghe.
HS thảo luận và thống nhất
HS trình bày dàn ý trên bảng phụ.
HS trả lời các câu hỏi dẫn dắt để bổ sung dàn ý của mình.
HS thảo luận và trả lời 
HS thảo luận và trả lời 
HS nói trong tổ
Học sinh trình bày
HS nhận xét 
Học sinh trình bày
HS nhận xét 
HS tự rút kinh nghiệm trong các bài sau:
I. Chuẩn bị luyện nói.
1. Dàn ý.
A. Mở bài: Giới thiệu đối tượng: phích nước.
B. Thân bài: Giới thiệu chi tiết cụ thể.
+ Chứa nước pha trà
+ Tiện lợi khi cần đến nước nóng trong sinh hoạt.
+ Chất liệu vỏ: Sắt, nhựa
+ Tay cầm, quai sách, nút phích
+ Ruột: 2 lớp thủy tinh có lớp chân không ở giữa, phía trong lớp thủy tinh có tráng bạc -> chống lại sự truyền nhiệt.
+ Để chỗ an toàn, tránh va đập, rơi vỡ.
+ Vệ sinh ruột phích khi có cặn ở đáy.
C. Kết bài: Nêu tác dụng của 
phích trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Hiệu quả giữ nhiệt: 700C trong 6 tiếng.
2. Văn bản luyện nói.
II. Luyện nói trên lớp.
4. Củng cố: ? Nhận xét kiểu bài khác gì với miêu tả?. 
Kiểu bài thuyết minh: Giới thiệu về cấu tạo, chức năng, tác dụng.. của cái phích trong khi đó văn miêu tả chỉ đơn thuần tả về hình dáng, trạng thái của phích.
- Rút kinh nghiệm để chuẩn bị cho bài viết
5. Hướng dẫn: - Chuẩn bị cho bài viết số 3 tại lớp:
(Chú ý ôn tập về các phương pháp thuyết minh cho các kiểu đề bài.)
********************************************************
Tiết 55 - 56	Tập làm văn	
Viết bài tập làm văn số 3 – văn thuyết minh
A.Mục tiêu : 
1.KT: Củng cố kiến thức về kiểu bài văn thuyết minh
2.KN: Viết bài văn và đoạn văn thuyết minh có sử dụng các kết hợp các phương pháp thuyết minh
	Rèn kĩ năng tạo lập văn bản thuyết minh theo cách đã được học từ những tiết trước.
3.TĐ: GD ý thức tự lập trong bài làm, lòng say mê học tập và yêu thích viết văn.
B. Chuẩn bị : 
1.Thầy : Ra đề, đáp án, biểu điểm.
2.Trò : Ôn kĩ lí thuyết. 
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
2. Kiểm tra bài cũ : không 
3. Bài mới : 
I.Đề bài: 
8A: 	Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam 
	Giới thiệu về một món ăn dân tộc.
8B:	Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam
II.Yêu cầu: 
1.Về nội dung: đối tượng: chiếc nón; chiếc áo dài; món ăn dân tộc
2.Về hình thức : Trình bày bài viết theo bố cục 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài với những nhiệm vụ cụ thể của từng phần 1 cách rõ ràng, cân đối . Trình bày sạch sẽ, chữ viết ít mắc lỗi.
3.Về kĩ năng : 
Vận dụng được kiến thức về đoạn văn, cách trình bày ý ở các đoạn vào việc viết bài (tạo lập văn bản) 
4.Về phương pháp: (Theo 4 bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa lỗi.)
a.Tìm hiểu đề: 
- Kiểu bài: Thuyết minh.
- Đối tượng thuyết minh: Đồ vật (chiếc nón lá, chiếc áo dài; món ăn truyền thống.)
- Phạm vi kiến thức: Những tri thức về chiếc nón lá (chiếc áo dài; món ăn truyền thống.) với người Việt Nam. 
b.Tìm ý: 
Giới thiệu chung vẻ đẹp đặc trưng của chiếc nón lá (chiếc áo dài; món ăn truyền thống.) Việt Nam.
- Giới thiệu hình dáng, khái niệm về nón(chiếc áo dài; món ăn truyền thống.):
- Giới thiệu quy trình làm nón:
- Giới thiệu nơi sản xuất nổi tiếng (chiếc áo dài; món ăn truyền thống.):
- Giá trị thẩm mỹ, truyền thống của chiếc nón (chiếc áo dài; món ăn truyền thống.):
- Lợi ích của chiếc nón (chiếc áo dài; món ăn truyền thống.).
- Sự gắn bó của chiếc nón (chiếc áo dài; món ăn truyền thống.) với ngừời dân Việt Nam
c.Lập dàn ý : 
*Mở bài: Giới thiệu chung giá trị đặc trưng của chiếc nón lá(chiếc áo dài; món ăn truyền thống.) Việt Nam.
*Thân bài:
- Giới thiệu hình dáng, khái niệm về nón (chiếc áo dài; món ăn truyền thống.):
+ Hình chóp.
- Giới thiệu quy trình làm nón (chiếc áo dài; món ăn truyền thống.):
+ Nguyên liệu: 
+ Quy trình làm: 
- Giới thiệu nơi sản xuất nổi tiếng:
- Giá trị thẩm mỹ, công dụng của chiếc nón (chiếc áo dài; món ăn truyền thống.):
- Trình bày về lợi ích của chiếc nón trong cuộc sống:
* Kết bài: Tình cảm gắn bó của người Việt Nam với chiếc nón (chiếc áo dài; món ăn truyền thống.).
+ Mọi người dân làng nghề đều có tình yêu nghề. Là niềm đam mê, tự hào về nghề truyền thống.
III.Biểu điểm : 
- Điểm giỏi (8,9,10): Đảm bảo các yêu cầu trên, bài viết đúng thể loại thuyết minh có kết hợp các phương pháp khác nhau trong quá trình làm bài yếu tố miêu tả, thể hiện tri thức sâu sắc về chiếc nón. Bài viết xác lập theo một trình tự kể rõ ràng.
- Điểm khá(6,5->7,5): Đảm bảo đúng thể loại, có sự kết hợp các phương pháp trong quá trình làm bài, diễn đạt có chỗ chưa mạch lạc, sai một số lỗi nhỏ.
- Điểm TB (5->6): Đúng thể loại, nội dung còn sơ sài, sai nhiều lỗi diễn đạt và chính tả.
- Điểm yếu(3->4,5): Bài làm vụng về, diễn đạt yếu, văn viết tường thuật khô cứng, sai quá nhiều lỗi chính tả.
- Điểm kém (<3): Không đúng thể loại, chữ viết xấu, diễn đạt không thoát ý, mắc nhiều lỗi về câu, chính tả,
4.Củng cố: 
	- Thu bài.
- Rút kinh nghiệm ý thức làm bài 
5.Hướng dẫn:
- Chuẩn bị: -Xem trước bài
 - Soạn : “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”
Văn Đức, ngày 22 tháng 11 năm 2010

File đính kèm:

  • docTuan 14.doc