Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 12

Tiết 46 Tiếng Việt

CÂU GHÉP

(tiếp theo)

A.Mức độ cần đạt :

 1.Kiến thức :

- Mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế của câu ghép.

- Cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.

 2.Kỹ năng :

 - Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.

- Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.

 3.Thái độ : Phân biệt được quan hệ giữa các vế câu ghép.

B.Chuẩn bị :

1. Thầy : SGK – SGV – TKBG – TLTK - Bảng phụ .

 

doc8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m phòng chống thuốc lá.
B.Chuẩn bị :
1. Thầy : SGK – SGV – TKBG – TLTK - Bảng phụ .
2.Trò : Học bài và chuẩn bị bài trước ở nhà .
C.Phương pháp : đàm thoại, diễn giảng, bình giảng, thảo luận nhóm, nêu vấn đề.
D.Tiến trình lên lớp :
1.Tỉ chøc:	 8A: ../../..: SÜ sè: 33 / V¾ng:..
	 8B: ../../..: SÜ sè:30 /V¾ng:.
 2.Kiểm tra : Hãy nêu tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông ? Cách khắc phục những tác hại trên ? 
 3.Bài mới : 
 	* Giới thiệu bài : Giáo viên cĩ lời vào bài.
 	* Tiến trình hoạt động :
 ?Em hiểu như thế nào về nhan đề văn bản tại sao giữa chúng lại có dấu phẩy ? 
-Gọi 2 học sinh đọc văn bản .
?Văn bản thuộc thể loại nào ?
?Hãy chia bố cục văn bản và nêu ý chính của mỗi phần ? 
a.Từ đầu  “nặng hơn cả AIDS” => Thuốc lá nặng hơn cả AIDS .
b.Tiếp  “con đường phạm pháp” => tác hại nhiều mặt của thuốc lá .
c. Còn lại => chiến dịch chống thuốc lá ở Châu Âu và lời kêu gọi chống lại ôn dịch.
?Hãy cho biết bệnh nghiện thuốc lá được đánh giá như thế nào trong giai đoạn hiện nay . 
?Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá ? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận ? 
?Vì sao tác giả đặt giả định “có người bảo : Tôi hút, tôi bị bệnh mặc tôi” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá? 
?Hút thuốc lá gây ra những tác hại nghiêm trọng nào đối với bản thân người hút ? 
?Vì sao tác giả lấy bệnh viêm phế quản, bệnh nhẹ nhất do thuốc lá gây ra làm dẫn chứng ? (chỉ bệnh nhẹ như thế cũng đã có tác hại đến kinh tế chưa kể đến những bệnh nặng) .
?Khói thuốc lá gây tác hại như thế nào đối vơí những người xung quanh ? 
?Tác giả so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu – Mĩ là ngang nhau để làm gì ?
Giảng : So sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu – Mĩ là ngang nhau : một thanh niên Mỹ mua một bao thuốc là một khoản tiền nhỏ, còn một thiếu niên Việt Nam muốn có một bao thuốc thì là một khoản tiền lớn (so với tổng thu nhập ở nước ta) => trộm cắp (quen tay) => cốc bia => ma tuý è phạm pháp .
?Ngoài việc huỷ hoại sức khoẻ, hút thuốc lá còn có nguy cơ gì ?
?Tác giả đưa ra kiến nghị gì ? thực hiện bằng cách nào ?
?Để thực hiện được kiến nghị đó theo em phải làm gì ? 
Tích hợp môi trường : 
-Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/122 .
-GV treo sơ đồ tác hại nhiều mặt của thuốc lá để củng cố lại toàn bài .
I.Giới thiệu chung : Nhan đề văn bản thể hiện quan điểm, thái độ đánh giá đối với tệ nạn thuốc lá.
II.Đọc – hiểu văn bản : 
1.Đọc – tìm hiểu chú thích : 1, 2, 5, 6, 8 .
2.Tìm hiểu văn bản :
- Thể loại : Nhật dụng thuyết minh về một vấn đề khoa học xã hội .
- Bố cục : 3 phần .
a.Tác hại nhiều mặt của thuốc lá:
-Đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người còn nặng hơn của AIDS.
-Nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm : Tấn công ngấm ngầm, công phá mạnh gây nhiều bệnh nguy hiểm è Vạch rõ được sự nguy hại vô cùng của thuốc lá.
* Hại bản thân người hút :
-Ngăn cản phổi thực hiện chức năng của nó à viêm phế quản, sức khoẻ suy yếu .
-Tế bào bị công kích  cuối cùng gây ung thư .
-Bệnh hiểm nghèo, huyết áp cao, tắt động mạnh, nhồi máu cơ tim .
-Mất ngày công lao động, tổn hao sức khoẻ cộng đồng .
* Tác hại của thuốc lá đối với những người xung quanh : 
-Ngoài tác hại như người hút còn có các tác hại sau.
-Thuốc lá gây nhiễm độc cho những người xung quanh : người thân, đồng nghiệp, làm cùng phòng .
-Hút thuốc lá gây nhiễm độc cho thai nhi -> đẻ non, con sinh ra đã suy yếu => một tội ác .
è Hút thuốc lá là tự làm hại sức khoẻ của mình, đồng thời cũng làm hại sức khẻo của người khác và nêu gương xấu về mặt đạo đức .
b.Những kiến nghị :
-Phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch thuốc lá một cách kiên quyết triệt để và có hiệu quả hơn . 
-Mỗi người phải thấy được tác hại của thuốc lá từ đó có quyết tâm bỏ. 
-Cần tuyên truyền rộng rãi để mọi người xung quanh thấy tác hại của thuốc lá để chống lại ôn dịch này .
-Thấy được tác hại nhiều mặt của thuốc lá đối với sức khoẻ, sự sống con người và cộng đồng, từ đó cùng mọi người không hút thuốc lá .
c.Ý nghĩa văn bản : Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá.
3.Tổng kết : Ghi nhớ : (SGK/122) .
4. Củng cố: 
? Học song bài này em hãy rút ý nghĩa của văn bản ? 
Học sinh tự bộc lộ.
5.Hướng dẫn tự học :
Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của tệ nghiện thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khỏe con người và cộng đồng.
Soạn bài “Câu ghép” . 
***************************************************
Tiết 46 Tiếng Việt 	 
CÂU GHÉP
(tiếp theo)
A.Mức độ cần đạt : 
 1.Kiến thức : 
- Mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế của câu ghép.
- Cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
 2.Kỹ năng :
	- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
- Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
 3.Thái độ : Phân biệt được quan hệ giữa các vế câu ghép.
B.Chuẩn bị :
1. Thầy : SGK – SGV – TKBG – TLTK - Bảng phụ .
2.Trò : Học bài và chuẩn bị bài trước ở nhà .
C.Phương pháp : Thuyết trình, đàm thoại, diễn giảng, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, thực hành  
D.Tiến trình lên lớp :
 1.Tỉ chøc:	 8A: ../../..: SÜ sè: 33 / V¾ng:..
	 8B: ../../..: SÜ sè:30 /V¾ng:.
 2.Kiểm tra : Thế nào là câu ghép ? có mấy cách nối các vế trong một câu ghép ? 
3.Bài mới : 
Hoạt động 1 : Yêu cầu đọc sinh đọc ví dụ SGK và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau đây là quan hệ gì ? Trong mối quan hệ đó, mỗi vế biểu thị ý nghĩa gì ? 
Hoạt động 2 : 
-GV lấy sẵn ví dụ ghi trong bảng phụ cho học sinh phân tích .
-Yêu cầu đọc sinh đọc ví dụ và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong các câu ghép sau đây là quan hệ gì ? ?Trong mối quan hệ đó, mỗi vế biểu thị ý nghĩa gì ? 
-HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm tình bày, lớp nhận xét, bổ sung .
-Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/123 .
Hoạt động 3 : Yêu cầu học sinh làm bài tập theo yêu cầu . 
-Yêu cầu học sinh làm vào thảo luận nhóm 
-Tổ chức thảo luận nhóm . 
I.Tìm hiểu chung :
1.Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu : 
* Phân tích ví dụ : (SGK/123) .
-Có lẽ tiếng Việt //đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta//rất ..
è Quan hệ nguyên nhân – kết quả .
2.Một số quan hệ ý nghĩa khác : 
a.Nếu anh // đi thì tôi // cũng đi . è quan hệ điều kiện - giả thiết .
 CN VN CN VN
 Vế 1 Vế 2
b.Nhà // thì nghèo mà họ // vẫn thường giúp đỡ mọi người .
 CN VN CN VN
 Vế 1 Vế 2 è quan hệ tương phản .
c.Mẹ nó // càng đánh, nó // càng lì ra .
 CN1	 VN1 CN2	 VN2
 Vế 1 Vế 2 è quan hệ tăng tiến .
d.Anh // đi hay tôi // đi .
 CN1 VN1 CN2 VN2
 Vế 1 Vế 2 è quan hệ lựa chọn .
e.Gió // cứ thổi và mây // cứ bay .
 CN1 VN1 CN2 VN2
 Vế 1 Vế 2 è quan hệ bổ sung .
g.Hai người // giằng co nhau ... rồi ai nấy // đều buông gậy ra ....
 CN1 VN1 CN2 VN2
 Vế 1 Vế 2 è quan hệ nối tiếp.
h.Chồng // cày, vợ // cấy, con trâu // đi cày . 
 CN1 VN1 CN2 VN2 CN3 VN3
 Vế 1 Vế 2 vế 3 è quan hệ đồng thời.
i.Tôi // bật khóc : chỉ còn mình tôi // ở lại .
 CN1 VN1 CN2 VN2
 Vế 1 Vế 2 è quan hệ giải thích .
* Ghi nhớ : (SGK/123) .
II.Luyện tập :
Bài 1 :
a.-Nguyên nhân – kết quả . 
 -Quan hệ giải thích .
b.Điều kiện – kết quả .
c.Quan hệ tăng tiến .
d.Quan hệ tương phản .
e. -Quan hệ nối tiếp .
 -Quan hệ nhân quả .
Bài 2 :
a.Có 4 câu ghép => Quan hệ ĐK – KQ .
b.Có 2 câu ghép => Quan hệ NN – KQ .
è Không thể tách những vế câu trên thành câu đơn được vì các vế có quan hệ chặt chẽ với nhau .
Bài 3 :
-Mỗi câu ghép : Trình bày một sự việc mà Lão Hạc nhờ ông giáo . -Nếu tách vế câu ghép => Một câu đơn thì không đảm bảo tính mạch lạc của lập luận à giá trị biểu hiện : cố ý viết câu dài để tái hiện cách kể lể dài dòng của Lão Hạc . 
Bài 4 :
-Câu ghép : 2 quan hệ điều kiện – kết quả à giữa các vế có sự ràng buộc lẫn nhau nên không tách thành câu đơn .
-Tách : Cách nói nhát gừng, nghẹn ngào không phù hợp với cách nói kể lể, van xin thiết tha của chị Dậu .
4. Củng cố: 
- Thế nào là câu ghép, các kiểu câu ghép đã được học tập.
5. Hướng dẫn tự học :
 - Tìm câu ghép và phân tích quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của những câu ghép trong một đoạn văn cụ thể.
Soạn : “Phương pháp thuyết minh” : Nắm vững các phương pháp . 
*********************************************************************************
Tiết 47 :	Tập làm văn	 
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH 
A.Mức độ cần đạt : 
 1.Kiến thức : 
- Kiến thức về văn thuyết minh (trong cụm các bài học về văn bản thuyết minh đã học và sẽ học).
- Đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thuyết minh.
 2.Kỹ năng :
	- Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng.
- Rèn luyện khả năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự việc.
- Tích lũy và nâng cao tri thức đời sống.
- Phối hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh theo yêu cầu.phù hợp như định nghĩa, so sánh, phân tích, liệt kê 
- Phối hợp sử dụng các phương pháp phù hợp như định nghĩa, so sánh, phân tích, liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng của đối tượng.
 3.Thái độ : Sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp.
B.Chuẩn bị :
1. Thầy : SGK – SGV – TKBG – TLTK - Bảng phụ .
2.Trò : Học bài và chuẩn bị bài trước ở nhà .
C.Phương pháp : Thuyết trình, đàm thoại, diễn giảng, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, thực hành  
D.Tiến trình lên lớp :
1.Tỉ chøc:	 8A: ../../..: SÜ sè: 33 / V¾ng:..
	 8B: ../../..: SÜ sè:30 /V¾ng:.
 2.Kiểm tra : Thế nào là thuyết minh ? Hãy nêu các cách thức và yêu cầu của bài thuyết minh ? 
 3.Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Giáo viên cĩ lời vào bài.
* Tiến trình hoạt động :
Hoạt động 1 : 
?Muốn có tri thức tốt để làm bài văn thuyết minh ta phải làm gì ? 
?Tri thức thuyết minh cần phải đáp ứng yêu cầu gì ? 
Hoạt động 2 : 
?Để làm cho bài văn thuyết minh có sức thuyết phục , dễ hiểu, sáng rõ ta phải sử dụng phối hợp các phương pháp thuyết minh nào ? 
?Các câu này có vị trí như thế nào trong bài thuyết minh ? 
?Phương pháp định nghĩa, giải thích có yêu cầu gì và diễn đạt như thế nào ? 
?Phương pháp thuyết minh thứ hai ? ?Phương pháp này có tác dụng gì đối với việc trình bày tính chất của sự việc ? 
?Hãy nêu ví dụ thuyết minh bằng phương pháp so sánh ? 
?Tri thức trong bài thuyết minh phải như thế nào ? 
?Cho học sinh phát hiện các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong bài và đánh giá. 
-GV cho HS đứng tại chỗ lần lượt trả lời các câu hỏi .
-GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/128 .
Hoạt động 3 : Luyện tập :
-GV hướng dẫn HS làm các bài tập .
I.Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh :
1.Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh :
Ví dụ :
-Tri thức xã hội, tự nhiên, lịch sử, sinh học ...
-Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức 
-Tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức làm bài văn thuyết minh .
-Hình dung tính chất, đặc điểm, ngôn ngữ của sự việc, sự vật hiện tượng .
2.Thuyết minh : Để nêu bật đặc điểm biểu cảm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng người ta dùng các phương pháp thuyết minh sau : 
a.Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích : CN + là + VN à biểu thị sự phán đoán .
-Câu : Làm đầu bài, đầu đoạn giữ vai trò giới thiệu 
-Phương pháp định nghĩa, giải thích . Quy sự vật được định nghĩa vào loại chung của nó và chỉ ra đặc điểm, công dụng riêng .
b.Phương pháp liệt kê : Kể ra lần lượt các tính chất, đặc điểm, ...của sự vật theo một trình tự nào đó
=> giúp ngườiđọc hiểu sâu sắc và toàn diện và có ấn tượng về nội dung được thuyết minh .
c.Phương pháp so sánh : So sánh hai đối tượng cùng loại hay khác loại nhằm làm nổi bật các đặc điểm, tính chất của đối tượng cần thuyết minh => Tăng sức thuyết phục và độ tin cậy cho đối tượng được thuyết minh .
Ví dụ : So sánh ôn dịch, thuốc lá với AIDS => so sánh ôn dịch, thuốc lá với giặc ngoại xâm . Nêu tính chất của vấn đề .
d.Phương pháp nêu ví dụ :
Người đọc dễ liên hệ thực tế nên chấp nhận vấn đề sâu sắc .
e.Phương pháp dùng số liệu : 
-Có cơ sở thực tế à sự vật có giá trị .
-Làm sự vật trừu tượng => cụ thể, dễ nắm bắt và có sức thuyết phục à số liệu có cơ sở thực tế, tin cậy .
g.Phương pháp phân loại , phân tích :
Chia từng mặt, từng bộ phận ,từng khía cạnh, từng vấn đề để lần lượt thuyết minh => giúp người đọc hiểu dần từng mặt, khía cạnh, mợt cách hệ thống từ đó có cơ sở để hiểu đối tượng một cách đầy đủ và toàn diện .
3.Ghi nhớ : (SGK/128) .
II.Luyện tập :
Bài 1 :
Phạm vi tìm hiểu vấn đề : Tri thức về y học, tri thức về đời sống xã hội à Tri thức đúng đắn, đáng tin cậy : huy động tối đa vốn hiểu biết về vấn đề.
Bài 2 : Ôn dịch, thuốc lá.
Dùng các phương pháp thuyết minh : So sánh đối chiếu, phân tích từng tác hại , nêu số liệu 
Bài 3 :
Giải thích .
Dùng số liệu , sự kiện cụ thể .
Bài 4 :
Phân loại như thế nào là hợp lí với 3 loại học sinh yếu . 
4. Củng cố:
- Trình bày các phương pháp thuyết minh đã được học.
5.Hướng dẫn tự học :
Sưu tầm, đọc thêm các văn bản thuyết minh sử dụng phong phú các phương pháp để học tập.
Đọc kĩ một số đoạn văn thuyết minh hay.
Soạn : “Bài toán dân số” Đọc kĩ, phân tích kĩ theo câu hỏi hướng dẫn .
**************************************
Tiết 48 :	
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN,
BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A.Mục tiêu yêu cầu : Giúp HS .
1. Kiến thức : - Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm . Nhận ra được ưu khuyết của bài làm và hướng sửa chữa khắc phục những lỗi trong bài viết của mình . 
- Đánh giá khả năng nắm bắt, tổng hợp và vận dụng kiến thức của học sinh trong bài kiểm tra viết.
2.Kĩ năng : Nhận xét ưu – nhược điểm của bài viết cần khắc phục triệt để .
3.Thái độ : Thái độ nghiêm túc trong khi chữa bài .
B.Chuẩn bị :
1. Thầy : SGK – SGV – TKBG – TLTK - Bảng phụ .
2.Trò : Học bài và chuẩn bị bài trước ở nhà .
C.Phương pháp : Thự hành, diễn giảng
D.Các bước lên lớp :
1.Ổn định : GV ổn định nền nếp bình thường .
2.Kiểm tra : Trả bài : 
3.Nhân xét và sửa bài : 
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I.Đề bài : - Tuần 11 - tiết 41. Bài làm dưới hình thức tự luận : 70% ; trắc nghiệm :30% ;
 	 - Đề kiểm tra chung toàn khối.
II. Đáp án và thang điểm :
A.Trắc nghiệm : (3 đ).
 - Giáo viên nêu đáp án phần trắc nghiệm, học sinh đối chiếu với bài làm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Trả lời
A
B
D
A
C
C
B
C
A
D
B
D
B.Tự luận : (7đ).
- Giáo viên nêu đáp án, hướng dẫn hs cách làm, học sinh so sánh với bài làm, rút kinh nghiệm.
Câu 1 : (1,5 điểm). Kỉ niệm trong sáng về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “tôi” .
Câu 2 : (5,5 điểm). Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, chúng ta đã thấy sáng ngời những phẩm chất cao quý của người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam; Đó là tình cảm thắm thiết, sâu nặng đối với chồng con trong hoàn cảnh đau đớn, tủi cực, gay cấn nhất, họ không chỉ bộc lộ bản chất dịu hiền, đảm đang mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng, đức hi sinh quên mình chống lại bọn tàn bạo để bảo vệ chồng con.
III.Nhận xét chung :
1.Ưu điểm : 
- Đa số HS có học bài; bước đầu biết làm bài theo kiểu trắc nghiệm.
- Chữ viết tương đối rõ ràng, trình bày sạch sẽ ở những bài đạt điểm khá tốt : 
- Nắm được tương đối đầy đủ nội dung, kiến thức cơ bản của văn học. 
2.Khuyết điểm :
- Một số ít học sinh chưa học bài, kết quả yếu dưới trung bình : 
- Một số chữ viết xấu, viết hoa tuỳ tiện, sai nhiều lỗi chính tả : 
- Một số em còn lúng túng khi trình bày phần trắc nghiệm, trả lời sai, không hiểu bài : 
-Phần tự luận còn nhiều hạn chế: Một số em thiếu điểm do học bài sơ sài, không nắm vững kiến thức. Lười học, không chịu nghe khi ôn tập, nhiều em bỏ trống, không ôn tập nên làm sai : 
IV.Phát bài và sữa bài : Theo đáp án. 
- Giáo viên nêu lại từng câu hỏi (Trong đề bài) lần lượt gọi h/s dưới lớp trình bày (Chú ý h/s yếu).
- Nhấn mạnh vào các câu h/s làm sai, làm còn nhiều hạn chế. 
- Yêu cầu h/s làm lại những câu làm sai vào vở sau khi kiểm tra lại kết quả bài làm của mình.
V.Lấy điểm vào sổ : 
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
Hoạt động 1 : Tổ chức hướng dẫn HS phân tích đề bài.
Bước 1 : 
I.Tìm hiểu bài :
* Kiểu bài : tự sự + miêu tả + biểu cảm 
* Nội dung : Kể lại cánh rừng quê hương em cách đây 5 năm.
* Đáp án : 
a.Mở bài : ( 1,5 điểm) .
Giới thiệu khái quát về cánh rừng quê hương em cách đây năm năm. 
b.Thân bài : ( 7 điểm) .
- Cánh rừng cách đây năm năm như thế nào ? (cây cối, muông thú, chim chóc, ). 
- Cánh rừng ngày nay như thế nào ? (cây cối, muông thú, chim chóc, ). 
- Lời khuyên của em đối với mọi người về rừng.
c.Kết bài : ( 1,5 điểm) .
 Cảm nghĩ của em về cánh rừng trước đây và ngày nay như thế nào? .
Bước 2 : 
II.Nhận xét :
a. Ưu điểm :
Đa số học sinh nắm được yêu cầu đề và cách làm bài văn tự sự + miêu tả + biểu cảm 
Một số bài kể chuyện hay, hấp dẫn, kể tự nhiên linh hoạt .
b.Nhược điểm : 
 * Hình thức : 
 - Chữ xấu , sai lỗi chính tả nhiều, viết hoa tùy tiện, viết tắt trong bài, trình bày cẩu thả .
 * Nội dung : 
 - Đa số chọn sự việc tiêu biểu, lời văn lủng củng, đựng đoạn chưa chặt chẽ, chưa mạch lạc, bài viết sơ sài, lặp ý :
 - Dùng từ ngữ diễn đạt không chính xác :
 - Nhiều bài thiên về tự sự chưa có sự kết hợp với miêu tả + biểu cảm . 
Bước 3 : Lỗi dấu câu : Đây là lỗi phổ biến nhất, có nhiều bài viết không hề dùng một dấu câu: bài viết của  hoặc có dùng thì lại dùng sai công dụng của dấu câu.
GV chọn một số đoạn bài viết để minh họa cho HS thấy và điều chỉnh lại.
Bước 4 : HS tự sửa lỗi theo hướng dẫn của GV đã chỉ trong bài viết.
Bước 5 : Đọc một số bài viết khá to

File đính kèm:

  • docTuan 12.doc
Giáo án liên quan