Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 73 đến 78

1. Mục tiêu bài dạy

 1.1/ Kiến thức

- Giúp hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.

- Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn: dùng để hỏi.

1.2/ Kĩ năng:

- Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.

- Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.

- Rèn kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

- GD KNS:

+ KN tư duy sáng tạo: phân tích, đối chiếu đặc điểm các loại câu: Câu ghép, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật;

+ Kĩ năng giao tiếp: trình bày, trao đổi ý kiến về đặc điểm của các loại câu - hiểu và đặt câu theo đúng kiểu câu dùng với mục đích nói. (Sử dụng các PP: động não, thực hành).

1.3/ Thái độ

- Giáo dục ý thức biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

- GD đạo đức: giáo dục tình yêu tiếng Việt, giản dị trong việc sử dụng từ ngữ, biết sử dụng các loại câu trong tình huống phù hợp.

 => giáo dục về các giá trị: TRÁCH NHIỆM, YÊU THƯƠNG, GIẢN DỊ.

1.4. Phát triển năng lực: năng lực giao tiếp tiếng Việt,hợp tác và tư duy sáng tạo

2. Chuẩn bị:

- GV: SGK + Sách giáo viên+ tài liệu tham khảo, bảng phụ, bảng nhóm.

- HS: Ôn kiến thức câu nghi vấn ở bậc tiểu học.

3. Phương pháp:

 quy nạp, vấn đáp, hđ nhóm, cá nhân, thực hành.

4. Tiến trình bài dạy

4.1. Ổn định tổ chức :

4.2. Kiểm tra bài cũ:

 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh tổ 3

4.3. Bài mới:

 

doc26 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 73 đến 78, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong chiêm nghiệm lặng ngắm giang sơn đổi mới. Có lúc lại như 1 đế vương giữa cảnh núi rừng tráng lệ và rồi lại như 1 chúa tể tàn bạo kiên nhẫn chờ đợi bóng đêm. 
GV: Sau nỗi nhớ một thời vàng son một thời oanh liệt, bỗng chúa sơn lâm chợt tỉnh mộng trở về với thực tại với cũi sắt =1 loạt điệp ngữ: “Nào đâu”, “đâu những” và câu hỏi tu từ :”Than ôi..còn đâu!.
 ? 1 loạt điệp từ “nào đâu”, “ đâu những” cùng với câu hỏi tu từ “ Than ôi! Thời oanh liệt còn đâu?” có td diễn tả điều gì?
- diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ đối với dĩ vãng đã qua không bao giờ quay trở lại. Bởi giấc mơ huy hoàng đó chỉ hiện lên trong nỗi nhớ da diết tới đau đớn của con hổ. Và giấc mơ huy hoàng đó đã khép lại trong tiếng than u uất: “ Than ôi!... 
GV: Câu thơ tràn ngập CX buồn thương, thất vọng, nhớ tiếc; nó não nuột như 1 tiếng thở dài đầy ai oán của hùm thiêng khao khát TD.
? Khổ thơ thứ 5 được mở đầu = 1 câu cảm thán và kết thúc = 1 câu cảm thán , điều đó góp phần ntn trong việc biểu hiện tâm trạng của NV trữ tình?
- Góp phần đưa tâm trạng bức xúc của NV trữ tình – con hổ lên tới đỉnh cao của sự chán ngán, u uất, thất vọng và bất lực. Không còn cách nào khác ngoài việc chấp nhận thực tế . Tuy nhiên không muốn đầu hàng, không muốn hoàn toàn bị khuất phục chúa rừng chỉ còn cách: “ Khi đã buồn hiện tại 
 Thì quay về mơ xưa.”
? Qua sự đối lập sâu sắc giữa hai cảnh tượng trên, tâm sự của con hổ ở vườn bách thú được biểu hiện như thế nào? Tâm sự ấy có gì gần gũi với tâm sự của con người VN đương thời?
- cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dối, tù túng dưới mắt con hổ đó chính là thực tại XH đương thời- 1XH thdân nửa pk đang trên đường Âu hoá với bao lố lăng, kệch cỡm. 
- Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là tâm trạng chung của người dân VN trong cảnh mất nước, bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường, giả dối, tù túng, khát khao tự do mãnh liệt.
- Trong hoàn cảnh lịch sử đất nước ta khi bài thơ ra đời ( 1934), thì nỗi tủi nhục, căm hờn, cay đắng của con hổ cũng đồng điệu với bi kịch của nhd ta trong xiềng xích nô lệ, phải sống trong tăm tối, lầm than :
 + “ Thảm vong quốc kể sao xiết kể,
 Trông cơ đồ nhường xé tâm can,
 + Ngậm ngùi đất khóc, giời than,
 Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này! 
- Nỗi tiếc nhớ khôn nguôi của con hổ về 1 thời vàng son trong quá khứ chính là nỗi nhớ tiếc về thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm lừng lẫy, đầy tự hào của dân tộc trong lịch sử. 
GV: Đó là nét tâm trạng điển hình, đầy bi kịch của chúa sơn lâm khi bị sa cơ thất thế, bị giam cầm. 
-> ở đây thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bằng tâm hồn lãng mạn, bằng nét bút lãng mạn. Vì chủ nghĩa lãng mạn, không muốn hoà nhập vào thế giới tầm thường, giả dối, vô nghĩa mà khao khát vươn tới cái cao cả, phi thường, kỳ vĩ. Vì thế bài thơ đã được công chúng say sưa đón nhận và cảm thấy con hổ trong vườn bách thú chính là tiếng lòng sâu kín của họ.
? Vì sao tg lại mượn “ lời con hổ ở vườn bách thú”. 
 Việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ?
- Tác giả đã mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để nói lên 1 cách đầy đủ, sâu sắc nhất tâm sự u uất của 1 lớp người như tg . Đó cũng là tâm sự chung của những người dân NV mất nước lúc bấy giờ. Đây là nghệ thuật ẩn dụ trong thơ; mượn hình tượng NT để thể hiện tâm sự một cách kín đáo, sâu sắc, gợi cảm. Hơn nữa , có như vậy mới phù hợp với cảm hứng và bút pháp lãng mạn
- Với hình tượng con hổ bị nhốt ở vườn bách thú tg đã có 1 biểu tượng rất thích hợp và đẹp để thể hiện chủ đề bài thơ. Con hổ mang vẻ oai hùng , lại được coi là chúa sơn lâm đầy uy quyền nay bị tù hãm trong cũi sắt, là biểu tượng rất thích hợp về người anh hùng chiến bại. Cảnh rừng đại ngàn hoang vu, giang sơn cảu chúa sơn lâm là biểu tượng của thgiới rộng lớn, khoáng đạt, thgiới của Tdo. Cũng như vườn bách thú với cũi sắt, rừng suối nhân tạo là biểu tượng cho thực tại tù túng, giả dối, tầm thường. Với những h/ả có ý nghĩa biểu tượng đó, nhà thơ rất thuận lợi trong việc nói lên tâm sự, cảm hứng lãng mạn của mình.
? Nêu giá trị nội dung đặc sắc của bài thơ? 
? Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
G: Đưa bảng phụ, HS lựa chọn đáp án đúng :
 A. Cả bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn -> đặc điểm tiêu biểu của bút pháp lãng mạn.
 B. Xây dựng biểu tượng thích hợp và đẹp để thể hiện chủ đề bài thơ.
 C. Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng 
 Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu biểu cảm. 
 D. Cả 3 phương án trên.
H: lựa chọn đáp án D. 
GV: Mạch cảm xúc sôi nổi, cuồn cuộn cứ tuôn trào dưới ngòi bút của nhà thơ, tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ,chi phối các yếu tố NT khác của bài thơ. (GV liên hệ với văn BC, thơ trữ tình lãng mạn)
Bài thơ đầy nhạc tính, âm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt. Giọng thơ khi u uất dằn vặt, khi say sưa, thiết tha, hùng tráng song tất cả đều nhất quán, liền mạch, tràn đầy cảm xúc.
 H: Đọc ghi nhớ SGK.
? Học thuộc lòng và diễn cảm bài thơ? Em thích nhất h/ả thơ nào. Vì sao?
H: Tự cảm nhận.
? Bức tranh trong sgk MT cảnh nào? Hãy nêu cảm nhận của em về cảnh đó?
H: nêu cảm nhận về h/ả con hổ trong bức tranh.
? Câu hỏi 4/ sgk – 7 ? 
H: ( khá- giỏi) bày tỏ suy nghĩ của mình.
- Đó là NX xác đáng dành cho Thế Lữ . Điều này nói lên NT sdụng ngôn từ 1 cách điêu luyện, đạt đến độ chính xác cao. Về thể cách mới Thế Lữ đã không chút rụt rè : mới từ số câu, số chữ, cách bỏ vần cho đến tiết tấu âm thanh. Đọc từng câu, chữ trong bài thơ ta có cảm giác như” những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt” bằng chính sức mạnh của âm hưởng, nhịp điệu thơ:
+ Những dòng hồi tưởng của con hổ được thể hiện = những h/ả kì vĩ, ào ạt tuôn chảy không 1 sức mạnh nào có thể ngăn cản được: “ Nhớ cảnh sơn lâm”
+ Điệp từ “với”, đâu những cùng với những câu hỏi liên tiếp, dồn dập “ nào đâu”, “đâu” mỗi lúc 1 xoáy sâu, ám ảnh hơn. Tất cả những thủ pháp đó đẩy nhịp thơ nhanh, gấp gáp đến kì lạ, diiễn tả nỗi nhớ tiếc đến cồn cào, da diết, mãnh liệt của chúa sơn lâm . ở đây không chỉ có sự xô đẩy của câu chữ mà chính là nỗi dằn vặt, giằng xé trong tâm trạng con hổ. 
+ Điêu luyện trong sdụng những ngôn từ mạnh, giầu hình tượng, màu sắc và âm thanh; những h/ả.ngôn từ H- V: tung hoành, sơn lâm, bóng cả, gào ngàn, hét, thétđể làm rõ quá khứ oai linh, huy hoàng của con hổ . Nhưng cũng những h/ả cây, cỏ, gió, gió, núi ấy nhưng trong hiện tại lại trở thành tầm thường: hoa chăm, cỏ , lối phẳng,cây trồng, nước đen, mô gò thấp kémvà cách nói ở đây cũng mang đậm tính khẩu ngữ : ngẩn ngơ, trò lạ mắt, dở hơi, 
+ Giọng thơ thay đổi, biến hoá: buồn bã, ngao ngán- dồn dập, cao trào, thiết tha, bay bổng- tiếc nuối, thở than. Nhịp thơ cũng linh hoạt: câu thơ ngắt nhịp liên tục như dằn dỗi, với cấu tạo ngữ pháp giống nhau( Hoa chăm, cỏ xén,) . Rồi những câu thơ kéo dài , chậm rãi chất chứa tâm trạng chán nản đến buông xuôi.=> Giàu nhạc điệu.
 => Tất cả đã tạo thành 1 sức mạnh phi thường khiến người đọc bị lôi cuốn vào mạch CX ào ạt tuôn chảy trong bài thơ. Đúng như đánh giá của Hoài Thanh.
b. Hình ảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ 
* Đoạn2:
- Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, uy nghi, dũng mãnh, mềm mại, uyển chuyển đầy uy lực của vị chúa sơn lâm.
* Đoạn 3: Bức tranh tứ bình
Đêm vàng, ngày mưa, sỏng xanh, chiều đỏ.
- Bộ tranh lộng lẫy, thơ mộng, tráng lệ, hùng vĩ.
 - Con hổ: Uy nghi, lẫm liệt, kiêu hùng -> chúa sơn lâm đầy uy lực
+ CX buồn thương, thất vọng, nỗi nhớ tiếc khôn nguôi dĩ vãng huy hoàng.
-> Thái độ bất hoà sâu sắc với thực tại XH đương thời, khỏt khao tự do mónh liệt của người dân VN trong cảnh mất nước lỳc bõy giờ.
4, Tổng kết (5’)
4.1. Nội dung 
4.2. Nghệ thuật
4.3.Ghi nhớ: SGK
C. Luyện tập
4.4.Củng cố (2’)
GV: “ Nhớ rừng” là một bài thơ hay và đầy ắp những sáng tạo NT. Bài thơ đã để lại dấu ấn tâm hồn nghệ sĩ, một hồn thơ lãng mạn tuỵệt đẹp, một niềm khát khao tự do cháy bỏng tâm hồn.
4.5.Hướng dẫn về nhà:
- Thuộc lòng bài thơ.
- Phân tích được tâm trạng con hổ ở vườn bách thú.
- Chuẩn bị bài : Câu nghi vấn.( Ôn lại kiến thức các kiểu câu đã học ở lớp 6)
5. Rút kinh nghiệm:
.
 --------------------------------------------------
Ngày soạn : Tiết : 75-76
Ngày giảng : 
 ÔNG ĐỒ
 (Vũ Đình Liên)
1. Mục tiêu cần đạt
 1.1/ Kiến thức :
- Sự đổi thay trongđời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
- Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.
- GD môi trường: hình ảnh một sớm mai xuân phố xá thanh bình, nét văn hóa truyền thống chơi chữ của dân tộc, hình ảnh con người vui xuân, trảy hội thật tao nhã. Từ đó ta cần xây dựng môi trường sống gắn với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. 
 1.2/ Kĩ năng :
- GD KNS: 
+ Kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, nhận xét, bình luận về hình ảnh ông đồ trong thời vàng son được tôn vinh, ca ngợi đối lập hoàn toàn
với hình ảnh ông đồ của thời gian bị lãng quên. 
+ KN Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về nghệ thuật nhân hóa, so sánh, đối lập, ẩn dụ.. của tác giả để thấy một nỗi buồn vì nét văn hóa đẹp của dân tộc đã bị quên lãng; 
+ KN tự nhận thức, xác định giá trị, bài học cho bản thân hãy biết trân trọng những giá trị là nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc. (Sử dụng các PP: động não, thảo luận, trình bày 1 phút...). 
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
 1.3/ Thái độ: Giáo dục H cảm nhận được giá trị của một nền văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
- GD đạo đức: tình yêu, ý thức bảo vệ thiên nhiên, cuộc sống bình dị, trong lành, yêu những nét văn hóa của dân tộc. 
 => giáo dục về các giá trị: TRÁCH NHIỆM, GIẢN DỊ, YÊU THƯƠNG... 
1.4. Phát triển năng lực: năng lực giao tiếp tiếng Việt,hợp tác và tư duy sáng tạo, năng lực cảm thụ văn học.
2. Chuẩn bị :
- GV: Giáo án, tư liệu về tác giả Vũ Đình Liên.
- HS: Trả lời các câu hỏi trong SGK.
3.Phương pháp: 
 Nêu vấn đề, phân tích, giảng bình
4.Tiến trình lên lớp
 4.1. Ổn định: 
 4.2.Kiểm tra: (5’)
 HS 1: ? Đọc thuộc lòng bài thơ Nhớ rừng ( Thế Lữ)
 HS 2 : ? Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nhớ rừng.
Đáp án: 
 HS 1: Đọc thuộc lòng bài thơ.
 HS 2: Nêu nội dung và nghệ thuật đắc sắc ( Nội dung ghi nhớ SGK) - 
 4.3. Bài mới.
* Nêu vấn đề: Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ mới lãng mạn đầu tiên ở nước ta, nhà giáo, nhà nghiên cứu, dịch thuật văn học. Ông Đồ là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. Bài thơ thể hiện tâm trạng ngậm ngùi, day dứt tước sự tàn tạ rồi vắng bóng của ông đồ, con người một thời đã qua: “Ông đồ chính là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
? Em hãy giới thiệu nét khái quát về nhà thơ Vũ Đình Liên ?
H: Trình bày SGK(9).
GV: VĐL đã từng học luật ở trường Bảo Hộ, từng làm tham tá thương chính ở Hà Nội, tức là rất hiện đại, rất “Tây học” nhưng lại làm thơ về một ông đồ xưa. Nhà phê bình Hoài Thanh và Hoài Chân đã viết:“Trong dòng thơ mới, VĐL là một người cũ”
- Ngoài những sáng tác thơ ông còn dạy học, là nhà giáo nhân dân, từng chủ nhiệm khoa tiếng Pháp ở trường Đại học sư phạm ngoại ngữ HN. Ông còn dịch sách tiếng Pháp.
- Tiêu biểu cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên.
? Nêu xuất xứ của bài thơ ?
GV: Hướng dẫn đọc: 
- 2 khổ đầu: giọng vui tươi,phấn chấn.
- 3 khổ tiếp: chậm rãi, trầm buồn, sâu lắng, thiết tha.
- Nhịp: 2/3 hoặc 3/2
 Giáo viên đọc mẫu
H: Đọc bài thơ, GV uốn nắn.
? Bài thơ có tựa đề ông Đồ. Vậy em hiểu ông đồ là ai?
H: Chú thích 1 SGK.
? Ông đồ viết câu đối bằng mực tàu, nghiên, bút, hãy giải thích?
H: Chú thích 2 - 6 SGK.
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?Thể thơ này có gì khác với bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải, “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch?
- Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ, một thể thơ quen thuộc trong thơ ca Việt Nam. Khác với các bài thơ kể trên ở chỗ đây không phải là thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt mà là thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ, mỗi khổ 4 câu thơ.
? Từ đó em hãy xác định phương thức biểu đạt của bài thơ ?
?Xác định bố cục cuả bài thơ?
+ 4 Khổ đầu: Hình ảnh ông Đồ
+ Khổ cuối: Tâm trạng của tác giả
 H: Đọc 4 khổ thơ đầu.
? Hình ảnh ông đồ ở 2 khổ thơ đầu và 2 khổ thơ sau có gì khác nhau?
H: Tự do PBYK 
GV: Vẫn là h/ả ông đồ ngồi viết câu đối thuê mỗi khi tết đến xuân về, giọng thơ hầu như không thay đổi nhưng lại là 2 cảnh tượng tương phản cho thấy số phận ông đồ đã thay đối hoàn toàn. 
?Phân tích sự tương phản ở 2 khổ thơ đầu và 2 khổ thơ thơ sau để thấy rõ thay đổi của số phận ông đồ?
G: Gợi ý:
- Hoàn cảnh xuất hiện ; ý nghĩa của từ mỗi năm, “ lại”, thái độ của mọi người, tài năng của ông đồ được thể hiện ở những câu thơ nào . Hãy phân tích.
- Cảm nhận về h/ ả ông đồ .
- H/ cảnh : Từ “mỗi năm”, “lại” thể hiện sự xuất hiện đều đặn thường xuyên của ông đồ khi Tết đến xuân về 
 - Thái độ của mọi người: ngợi khen, mến mộ, quý trọng.
 - Tài năng: như phượng múa, rồng bay.
 - Tài năng của ông đồ được miêu tả qua hình ảnh so sánh “Hoa tayrồng bay”: Nét chữ phóng khoáng, bay bổng, mềm mại, uyển chuyển, rắn rỏi, sinh động, cao quý -> Ông đồ được mọi người mến mộ, quý trọng “bao nhiêu người thuê .”
 Mỗi năm tết đến, xuân về lại thấy ông đồ cũng mực tầu giấy đỏ bên hè phố đông người qua . Hình ảnh đó đã trở nên thân quen và không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến xuân về vì nghề viết chữ nho đã trở thành nghệ thuật tao nhã. Hình ảnh ông đồ như hoà vào, góp vào cái rộn ràng, tưng bừng, sắc màu rực rỡ của phố xá đang đón tết. Sự có mặt của ông đã thu hút bao người xúm đến, người ta không chỉ cần đến ông vì cần thuê viết chữ, mà còn để thưởng thức tài hoa viết chữ đẹp của ông: Tấm tắc ngợi khen tài, hoa tay thảo những nét như phượng múa rồng bay”.
 -> Hình ảnh ông đồ thời đắc ý, ông được tôn vinh, trọng vọng: Đây là thời kỳ chữ nho được coi trọng như vẻ đẹp của một giá trị văn hoá cổ truyền của người Việt.
A/ Giới thiệu chung (5’) 
1. Tác giả (1913-1996)
- Một trong những nhà thơ thuộc lớp đầu tiên của phong trào thơ mới.
- Hồn thơ: mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ
2. Tác phẩm
- Sáng tác 1939, in lần đầu tiên trên báo “Tinh hoa”
- 1942 được tuyển vào tập “Thi nhân VN”
B/ Đọc hiểu văn bản
1/ Đọc, chú thích (5’)
2. Kết cấu, bố cục (5’)
- Thơ ngũ ngôn (gồm nhiều khổ thơ)
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.
- Bố cục: Hai phần:
3. Phân tích
a. Hình ảnh ông Đồ
* Hình ảnh ông Đồ thời hoàng kim (25’)
- Ông đồ là hình ảnh không thể thiếu, là trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ => thời đắc ý: 
4.4 Củng cố: (2’)
- Phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh “ông đồ” trong thời hoàng kim.
4.5.Hướng dẫn học bài: (3’)
- Học phân tích, học thuộc lòng bài thơ.
- Soạn bài: tiết 2
5. Rút kinh nghiệm
.
Ngày soạn : Tiết : 75-76
Ngày giảng : 
 ÔNG ĐỒ
 (Vũ Đình Liên)
1. Mục tiêu cần đạt ( Như tiết 75)
2. Chuẩn bị :
- GV: Giáo án, tư liệu về tác giả Vũ Đình Liên.
- HS: Trả lời các câu hỏi trong SGK.
3.Phương pháp: 
 Nêu vấn đề, phân tích, giảng bình
4.Tiến trình lên lớp
 4.1. Ổn định: 
 4.2.Kiểm tra: (5’)
 ? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên 
 Yêu cầu: 
 HS đọc thuộc lòng chính xác và diễn cảm bài thơ.
 4.3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
G gợi ý hs hướng cần phân tích.
- Sự xuất hiện, cảnh tượng, thái độ của mọi người . Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau: “ Giấy đỏ buồn không thắm 
 Mực đọng trong nghiên sầu”
 “ Lá vàng rơi trên giấy
 Ngoài trời mưa bụi bay”.
H: PBYK – gv kẻ bảng chính thành 2 cột và ghi bảng những chi tiết cơ bản như đã gợi ý.
- Ông đồ ở 2 khổ thơ sau: vẫn xuất hiện cùng mực tầu, giấy đỏ bên hè phố, nhưng giờ đây đã khác xưa, chẳng còn đâu cảnh bao người thuê viết, tấm tắc ngợi khen, mà là cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương: “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng.nay đâu?”
 Ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa, nhưng chẳng còn cầm đến bút, chạm đến giấy vì không có ai biết sự có mặt của ông . - ông đồ ở 2 khổ thơ sau là ông đồ 1 thời tàn, bị bỏ rơi vào sự vô tình, lãng quên của mọi người: 
 - Cái hay của những câu thơ “giấy đỏ buồn không thắm, mực đọng trên nghiên sầu”:
 Cái hay của những câu thơ trên là khi mới đọc qua ta ngỡ đó là câu tả cảnh, nhưng thực ra câu thơ đã mượn đồ vật để bộc lộ tâm trạng con người.
 Tác giả đã nhân hoá “giấy, mực, nghiên” những vật liệu gắn bó thiết thân, là máu thịt, là linh hồn của cuộc đời ông đồ, để nói lên tình cảnh đáng thương của ông lúc bây giờ và tâm trạng sầu buồn của lớp người đang tàn tạ và bị lãng quên. Những tờ giấy đỏ bày ra không có ai để ý đến, nghiên mực không được bút lông động vào, nỗi buồn tủi, sầu buồn như đã thấm vào những vật vô tri, vô giác. Đây là cách diễn đạt vừa cụ thể, vừa sâu lắng -> phép nhân hoá dược sử dụng rất “đắt”
 - Phân tích cái hay của câu thơ:
 “Lá vàng rơibụi bay”
- Đây là 2 câu thơ đặc sắc trong toàn bộ bài thơ: tả cảnh nhưng chính là nói nỗi lòng, tức là mượn cảnh ngụ tình, là MT mà BC, ngoại cảnh mà kì thực là tâm cảnh. Hai câu thơ là sự minh hoạ rất chuẩn cho khái niệm mượn cảnh ngụ tình và ý tại ngôn ngoại trong thơ trữ tình.
 “Lá vàng rơi” vốn đã gợi sự tàn tạ, buồn bã; đây lại là lá vàng rơi trên những tờ giấy dành viết câu đối của ông đồ. Chỉ là “mưa bụi bay” chẳng phải mưa to gió lớn hay mưa rả rích, dầm dề mà sao ảm đạm và lạnh lẽo đến buốt giá. Đấy là mưa trong lòng người chứ đâu còn là mưa ở ngoài trời. Trời đất dường như cũng ảm đạm, buồn bã cùng với ông đồ.
 Giờ đây ông đồ trở nên trơ trọi lạc lõng, tội nghiệp giữa dòng đời trôi chảy, ông ngồi trong mưa bụi bay và lá vàng rơi trên giấy. Ông ngồi đấy lặng lẽ mà trong lòng ông là một tấn bi kịch, là sự sụp đổ hoàn toàn => hình ảnh đầy xót xa, thương cảm của một lớp người tài hoa đang bị lãng quên, đang tàn tạ trước sự thay đổi của thời cuộc; thương cho một giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc đã dần mai một và dễ tiêu vong trong sự trôi chảy của thời gian.
=> ông đồ ở 2 khổ thơ sau là ông đồ một thời tàn, bị bỏ rơi vào sự vô tình, lãng quên của mọi người: 
? Sự đối lập của h/ả ông đồ ở 4 khổ thơ đầu đã phản ánh điều gì trong đời sống văn hoá của DT?
- Sự thay đổi trong đời sống văn hoá của người VN: Hình ảnh ông đồ thời đắc ý chính là thời kỳ chữ nho được coi trọng, là vẻ đẹp của một giá trị văn hoá cổ truyền của người Việt: Cái thời mà mọi người đều yêu thích, mê chuộng chữ nho. Mỗi khi tết đến người ta thi nhau đi sắm câu đối, hoặc đôi chữ nho viết trên giấy đỏ để trang hoàng trong nhà. Yêu thích đến mức việc dùng câu đối ngày tết đã được côg thức hoá:Thịt mỡ, hành”
 Nhưng rồi chế độ khoa cử chữ Hán bị bãi bỏ, chữ nho bị rẻ rúng, ông đồ trở thành hết thời, Tết đến người ta vẫn đua nhau sắm tết, nhưng ở thành phố không mấy nhà còn thích thú sắm câu đối tết. Ông đồ cố bám lấy sự sống, cố bám lấy cuộc đời, nhưng dần dần cuộc đời quên hẳn ông.
- Nếu trước đây ông đồ là trung tâm chú ý của mọi người, là đỉnh cao của sự ngưỡng mộ, thì giờ đây ông bị rơi vào sự vô tình lãng quên của mọi người. Con người đã lạnh lùng từ chối một giá trị, một nét đẹp văn hoá cổ truyền của DT.
GV: Sự đối lập hai hình ảnh ông đồ đã diễn tả đầy đủ bước thăng trầm của nền nho học nước ta ở buổi giao thời của hai thời kỳ văn hoá trung đại và hiện đại vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX.
 H/ả ông đồ chính là “di tích tiều tuỵ, đáng thương của một thời tàn” – nói như lời của tác giả. Và nhà thơ Tú Xương cũng đã phản ánh sự suy tàn của chữ nho:
 “ Nào có hay gì cái chữ nho
 Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co”
? Vậy bài thơ có phải chỉ nói về một ông đồ không ? Thông qua ông đồ, nhà thơ muốn nói đến điều gì ?
- Vấn đề đặt ra ở đây không phải là thân phận của một ông đồ mà cả một lớp người như ông đồ, một nền nho học.
GV: Và trong khi mọi người đã quên hẳn ông đồ thì nhà thơ lại luôn nhớ đến ông. điều đó thể hiện rõ ở khổ cuối. 
H: Đọc khổ cuối bài thơ
? Mở đầu bài thơ là h/ả hoa đào, kết thúc cũng là h/ả này. NX cách kết cấu của bài thơ và td của nó?
- Kết cấu đầu cuối tương ứng làm nổi bật chủ đề, tư tưởng, tứ “cảnh cũ người đâu” thường gặp tr

File đính kèm:

  • doctuan19.doc
Giáo án liên quan