Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 18, Bài 5: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Mục tiêu:- Hiểu rõ thế nào là biệt ngữ xã hội

- Tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội trong văn bản

HS: đọc ví dụ a ( sgk Tr. 57)

GV: Trong đoạn văn trên tại sao có chỗ tác giả dùng từ mẹ có chỗ tác giả lại dùng từ mợ ?

HS: HĐCN trình bày->Mẹ: Trong lời kể, tác giả nói với người đọc( độc giả) đối tượng tiếp nhận.

- Mợ: lời thoại của bé Hồng trong cuộc đối thoại với người cô-> hai người cùng tầng lớp xã hội.

GV: Trước cách mạng tháng tàm năm 1945, tầng lớp xã hội nào ở nước ta, mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu?

HS: HĐCN trình bày

GV giảng:

- Trung lưu: tầng lớp trung gian trong XH

- Thượng lưu : những người ở tầng lớp trên trong XH

-> Vậy các từ mẹ,cha là từ toàn dân,còn từ cậu, mợ là biệt ngữ xã hội

HS: đọc ví dụ b ( sgk T.r.57)

GV:Các từ “ngỗng”, “trúng tủ” có nghĩa là gì ?

HS: HĐCN trình bày

+ Ngỗng: điểm 2

+ Trúng tủ: học đúng bài của đề kiểm tra hoặc đề thi

GV:Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này ?

HS : HĐCN trình bày

GV: Thế nào là biệt ngữ xã hội ?

HS: HĐCN trình bày

GV: Lưu ý cho HS: Biệt ngữ xã hội còn gọi là tiếng lóng. a. Ví dụ sgk/ 57.

- Dùng từ mẹ để miêu tả những suy nghĩ của nhân vật., dùng từ mợ để xưng hô đúng với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.

- Mẹ = mợ

- Cha = cậu

=> Tầng lớp xã hội trung lưu (thị dân tư sản thời Pháp) thường dùng.

b. Ví dụ sgk/ 57.

- Ngỗng: điểm 2

- Trúng tủ: đúng cái phần đã học thuộc lòng

=> Học sinh, sinh viên thường dùng từ này.

* Ghi nhớ sgk/57

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 18, Bài 5: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8A/ /9/ 2019
 8B/ /9/ 2019 
 Bài 05 - Tiết 18: 
 TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS :
- Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.
- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội trong văn bản
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ địa phương và biệt ngữ xã hội
- Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp
3. Thái độ:
- HS có ý thức sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Chuẩn bị của GV: Tài liệu tham khảo, bài powerpoint, màn hình TV, máy tính, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS: Đọc, tìm hiểu trước bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Kiểm tra : ( 5’ )- Tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu vàng ? Qua đó phẩm chất của lão Hạc được bộc lộ như thế nào ?
2. Nội dung bài mới 
* Hoạt động 1: Khởi động:
GV: Cho HS hai câu sau:
1. Con mời má ăn cơm.
2. Cậu vừa bị xơi gậy à.
? “ Má” trong câu 1 dùng để chỉ ai? Ở địa phương nào hay sử dụng.
- Má : dùng để chỉ mẹ, ở khu vực Nam Bộ hay dùng.
? Còn từ gậy trong câu 2 có nghĩa là gì? Đối tượng nào hay sử dụng.
- Gậy: điểm 1. HS hay sử dụng
HS: HĐCN trình bày
GV: Vậy từ “ Má” là từ địa phương, từ “ gậy” là biệt ngữ XH. Vậy thế nào là từ địa phương, biệt ngữ XH? Thì tiết học hôm nay chúng ta cùng làm rõ điều đó.
GV chốt KT và dẫn dắt vào bài: 
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Nội dung 1: I. Từ ngữ địa phương
Mục tiêu: - Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương
- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương
- Dùng từ ngữ địa phương phù hợp với tình huống giao tiếp
HS: Quan sát các từ in đậm trong các VD sgk/ 56
GV: Trong từ bắp và bẹ đều có nghĩa là “ngô” : Trong ba từ bắp, bẹ và ngô, từ nào là từ địa phương? Tại sao? Từ nào được sử dụng phổ biến toàn dân? Tại sao?
HS: Hoạt động cá nhân trình bày. 
GV: Nhận xét. 
- Từ ngô được sử dụng phổ biến hơn vì nó nằm trong vốn từ vựng toàn dân, có tính chuẩn mực văn hóa cao.
- Bắp, bẹ là từ địa phương vì nó chỉ được sử dụng trong phạm vì hẹp, chưa có tính chuẩn mực văn hóa.
GV: Cho HS Đọc ghi nhớ.
HS: Đọc ghi nhớ.
GV: Cho HS làm bài tập nhanh (Sử dụng máy chiếu bài tập)
HS: HĐCN
GVMR cho HS
- Phạm vi sử dụng từ địa phương rất hạn chế chủ yếu được dùng trong khẩu ngữ. Trong giao tiếp toàn dân nhất là trong giao tiếp khoa học không được dùng.
- Nếu dùng từ địa phương không đúng lúc đúng chỗ sẽ có tác dụng tiêu cực, gây trở ngại trong giao tiếp vì có thể nhầm lẫn hoặc không hiểu.
* Ví dụ: ( sgk Tr.56 )
* Nhận xét
- Bắp, bẹ: Sử dụng trong phạm vi hẹp gọi là từ địa phương.
=>Từ địa phương là từ chỉ sử dụng trong một địa phương nhất định.
* Ghi nhớ: ( sgk Tr. 56)
Nội dung 2: II. Biệt ngữ xã hội
Mục tiêu:- Hiểu rõ thế nào là biệt ngữ xã hội
- Tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội trong văn bản
HS: đọc ví dụ a ( sgk Tr. 57)
GV: Trong đoạn văn trên tại sao có chỗ tác giả dùng từ mẹ có chỗ tác giả lại dùng từ mợ ?
HS: HĐCN trình bày->Mẹ: Trong lời kể, tác giả nói với người đọc( độc giả) đối tượng tiếp nhận.
- Mợ: lời thoại của bé Hồng trong cuộc đối thoại với người cô-> hai người cùng tầng lớp xã hội.
GV: Trước cách mạng tháng tàm năm 1945, tầng lớp xã hội nào ở nước ta, mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu?
HS: HĐCN trình bày
GV giảng:
- Trung lưu: tầng lớp trung gian trong XH
- Thượng lưu : những người ở tầng lớp trên trong XH
-> Vậy các từ mẹ,cha là từ toàn dân,còn từ cậu, mợ là biệt ngữ xã hội
HS: đọc ví dụ b ( sgk T.r.57)
GV:Các từ “ngỗng”, “trúng tủ” có nghĩa là gì ?
HS: HĐCN trình bày
+ Ngỗng: điểm 2
+ Trúng tủ: học đúng bài của đề kiểm tra hoặc đề thi
GV:Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này ?
HS : HĐCN trình bày 
GV: Thế nào là biệt ngữ xã hội ? 
HS: HĐCN trình bày
GV: Lưu ý cho HS: Biệt ngữ xã hội còn gọi là tiếng lóng.
a. Ví dụ sgk/ 57.
- Dùng từ mẹ để miêu tả những suy nghĩ của nhân vật., dùng từ mợ để xưng hô đúng với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
- Mẹ = mợ
- Cha = cậu
=> Tầng lớp xã hội trung lưu (thị dân tư sản thời Pháp) thường dùng.
b. Ví dụ sgk/ 57.
- Ngỗng: điểm 2
- Trúng tủ: đúng cái phần đã học thuộc lòng 
=> Học sinh, sinh viên thường dùng từ này.
* Ghi nhớ sgk/57
Nội dung 3: III. Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Mục tiêu: Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp
GV: Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì?
HS: HĐCN trình bày
GV: Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ?
HS : HĐCN trình bày.
 HS: đọc các đoạn thơ, văn ( sgk-Tr. 58 ) 
GV:Tại sao trong các đoạn thơ, đoạn văn trên tác giả vẫn dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ?
HS: HĐCN trình bày-> Tô đậm màu sắc địa phương, mầu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ và tính cách nhân vật
HS: đọc ghi nhớ (T.58)
- Cần lưu ý đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp.
- Trong văn, thơ thường dùng để tô đậm sắc thái của địa phương. 
 => Không nên dùng tùy tiện từ địa phượng vì nó gây tối nghĩa, khó hiểu.
* Ghi nhớ sgk/ 58.
* Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Thông qua các bài tập HS củng cố nội dung bài học
GV:Tổ chức cho HS hoạt động nhóm bàn làm bài tập1 SGK/ 58. Thời gian thảo luận: 5’ 
- Phát phiếu học tập.
- Các nhóm tự cử nhóm trưởng, thư kí.
HS: HĐ nhóm:
- Trao đổi, ghi kết quả vào phiếu học tập, trình bày trước lớp
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến 
GV: Nhận xét, kết luận
GV:Tổ chức cho HS hoạt động nhóm bàn làm bài tập 2 SGK/ 58. Thời gian thảo luận: 5’ 
- Phát phiếu học tập.
- Các nhóm tự cử nhóm trưởng, thư kí.
HS: HĐ nhóm:
- Trao đổi, ghi kết quả vào phiếu học tập, trình bày trước lớp
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến 
GV: Nhận xét, kết luận
GV: Cho HS đọc yêu cầu bài tập
HS: HĐCN trình bày.
* Bài tập 1:
Từ ngữ ĐP
Từ ngữ TDân
trốc
đầu
hung
nhiều ( ghê )
vừng
mè
mần
làm
cươi
sân
thơm
dứa
ăn chùng
ăn vụng
ăn lót
ăn hối lộ
lạp xạp
linh tinh
chén
bát
Mãng cầu
Na
Ghe
Thuyền
Cây viết
Cây bút
Răng
Sao
 Tía
Bố
Mô, rứa
Đâu, thế nào
Bài 2/ 59
* Từ ngữ của tầng lớp học sinh
- Quay video: giở tài liệu
- Ăn cháo lươn: bị đánh đòn
- Phao: tài liệu
- Xơi trứng lộn: bị điểm không
- áo dài: chỉ các bạn nữ sinh THPT
* Từ ngữ của giới tội phạm:
- Cớm: công an, cảnh sát
- Bóc lịch: bị vào tù
- Vé: tiền
- Mõi: lấy cắp
Bài 3/59
- Trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương: a
- Các trường hợp còn lại không nên dùng từ ngữ địa phương
* Hoạt động 3: Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu: HS viết được đoạn văn sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội. 
GV:Viết đoạn văn sử dụng một hoặc hai từ địa phương chủ đề tự chọn?
HS: HĐCN trình bày
- Viết đoạn văn chủ đề tự chọn
3.Củng cố
- Thế nào là từ ngữ địa phương ? Thế nào là biệt ngữ xã hội ?
- Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội như thế nào là phù hợp ?
4. Dặn dò
- Học bài + Làm bài 4 (Tr 59)
- Chuẩn bị bài : Tóm tắt văn bản tự sự.
 + Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
 + Cách tóm tắt văn bản tự sự?
* Phần ghi chép của giáo viên: ( Ghi chép những nội dung cần điều chỉnh cho việc dạy lần sau)
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxBai 5 Tu ngu dia phuong va biet ngu xa hoi_12712768.docx
Giáo án liên quan