Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 122 đến 124 - Trường THCS Lê Lợi

1. Mục tiêu cần đạt:

1.1. Kiến thức

- Tiếng cười chế giễu thói “Trưởng giả học làm sang”

- Tài năng của Mô-li-e trong việc xây dựng một lớp hài kịch sinh động

1.2. Kĩ năng

- Đọc phân vai kịch bẳn văn học.

- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch

1.3. TháI độ :

Rèn ý thức tự giác trong môn học

1.4. Phát triển năng lực: năng lực giao tiếp tiếng Việt,hợp tác và tư duy sáng tạo, năng lực cảm thụ văn học.

2. Chuẩn bị:

 SGK, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bảng phụ, ảnh Mô-li-e ( nếu có)

3. Phương pháp:

 - Diễn dịch, phân tích, giảng bình, hđ nhóm, cá nhân.

4. Tiến trình bài dạy:

 4.1.ổn định

4.2/ Kiểm tra: (5)

 ? Trình bày cảm nhận của em sau khi học xong văn bản “Đi bộ ngao du”?

4.3. Bài mới:

 

doc11 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 122 đến 124 - Trường THCS Lê Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác giả Mô-li-e? 
H: Trình bày theo ghi nhớ / sgk. 
G: - Cha là một nhà buôn dạ giàu có, sau làm hầu cận nhà vua. 
- Ông từ chối ý định của cha muốn ông kế tục chức vụ hầu cận nhà vua và bước vào NTsân khấu.
- Ông cùng nhóm nghệ sĩ M Bê-gia thành lập 1 đoàn kịch ra mắt công chúng 1644. Thất bại ở Pa-ri đoàn kịch phải đóng cửa 1 thời gian, sau đó đi diễn ở một số tỉnh nhỏ trong suốt 15 năm. Môlie vừa tham gia diễn kịch vừa sáng tác kịch bản.
- 1658 trở về Pa-ri diễn vở kịch ngắn Những bà kiểu cách rởm được hoan nghênh nhiệt liệt. Sau đó ông cho ra mắt nhiều vở hài kịch nổi tiếng: Trường học làm vợ(1663), Tác tuýp (1664), Lão hà tiện(1668), Trưởng giả học làm sang (1770), Người bệnh tưởng(1673).Trong buổi diễn thứ 4 của vở kịch này ông lên cơn đau nặng và qua đời. 
? Căn cứ vào chú thích sgk, hãy giới thiệu vở kịch “Trưởng giả học làm sang” và vị trí của đoạn trích“Ông G-Đ mặc lễ phục”? 
H: -Tbày theo chú thích sgk.
? Em hiểu gì về hài kịch?
H: Td nêu ý kiến.
GV: Hài kịch là kịch vui, kịch cười, đó là một thể loại kịch trong đó tính cách, tình huống và hđ được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài, nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu , cái lố bịch, cái lỗi thời để tống tiễn nó 1 cách vui vẻ ra khỏi đời sống XH. Nó là thể loại đối lập với bi kịch. Hài kịch kết thúc nhất thiết phải có hậu, vui vẻ.
- Hài kịch của Mô-li-e nói chung, vở hài kịch Trưởng giả học làm sang nói riêng được coi là mẫu mực của thể loại hài kịch cổ điển.
- Sau lớp 4 của hồi 2 (ông GĐ muốn trở thành nhà bác học) là lớp 5 (Ông GĐ mặc lễ phục) 
 G: Hướng dẫn H đọc bài:đọc phân vai:
+ Ông Giuốc đanh: đọc thể hiện giọng của 1 kẻ giầu có nhưng ngu ngơ, háo danh nhưng lại dễ bị lừa phỉnh.
+ Bác phó may, chú thợ phụ: khéo léo, chiều khách, nịnh hót nhưng thâm tâm lại coi thường Giuốc-đanh.
H: đọc theo y/ c của G. Lưu ý không chuyển đọc thành diễn.
G: NX cách đọc và sửa cho H.
? Giải thích từ lễ phục, trưởng giả?
H: - giải thích theo chú thích 2, 11.
? Hành động kịch diễn ra ở đâu? Căn cứ vào các chỉ dẫn ( những chữ in nghiêng trong VB) cho biết lớp kịch có mấy cảnh? Mỗi cảnh có mấy n/vật? Nội dung của từng cảnh? 
H: Kcấu,bố cục: 
 - Cảnh1:Trong phòng khách nhà ông GĐ có ông GĐ, gia nhân, thêm bác phó may và một tay thợ phụ mang lễ phục vào (4nv). Cảnh này chủ yếu chỉ là những lời đối thoại của GĐ và bác phó may.
 - Cảnh 2: Vẫn khung cảnh trên nhưng có thêm 4 tay thợ phụ nữa(t/cả 8nv).Cảnh này cũng chỉ có 2 người là ông GĐ và tay thợ phụ đến lúc đầu đối thoại với nhau, nhưng có thêm 4 tay thợ phụ xúm xét chung quanh.
? Không khí của cảnh sau so với cảnh trước ntn? Vì sao? 
- Cảnh sau sôi động, nhộn nhịp hơn cảnh trướcvì cảnh sau có thêm 4 tay thợ phụ nữa và ở cảnh này chúng ta không chỉ được nghe những lời đối thoại mà còn được xem các thợ phụ xúm xít xung quanh cởi quần áo cũ, mặc lễ phục mới cho ông GĐ.
G: hdẫn H tìm hiểu 2 cảnh.
 H: Đọc lại cảnh 1.
? Cuộc đối thoại giữa ông GĐ và tay phó may xoay quanh những sv gì? SV nào là chủ yếu?
- Xoay quanh bộ lễ phục, đôi bít tất, bộ tóc giả và lông đính mũ nhưng chủ yếu là xoay quanh bộ lễ phục.
? Lời thoại thứ nhất của ông GĐ cho thấy điều gì?
- mong ngóng, háo hức muốn được mặc lễ phục, khát khao muốn trở thành quí tộc danh giá từng giờ từng phút.Vì vậy khi thấy bác phó may xuất hiện, ông GĐ vui vẻ reo lên
? Ông GĐ đã phát hiện ra điều gì trên lễ phục mới may và trên cái áo của bác phó may? Ông GĐ đã có thái độ ntn? Thđộ đó chứng tỏ điều gì?
- May áo ngược hoa, bác phó may ăn bớt vải. Điều đó chứng tỏ ông GĐ chưa mất hết tỉnh táo, Ông đã phản ứng “Thế này là thế nào? Bác may hoa ngược mất rồi!” và trách phó may gạn vải của mình để may áo.
? Thế nhưng sau đó điều gì đã khiến ông GĐ dễ dàng thay đổi ý kiến? Lời thoại nào thể hiện rõ nhất sự thay đổi đó?
H: PBYK.
GV: Lần đầu bác phó may chẳng biết vì dốt, do sơ suất hay vì cố tình biến ông GĐ thành trò cười nên đã may ngược hoa. Ông GĐ chưa phải đã mất hết tỉnh táo nên đã phát hiện ra điều đó. Nhưng chỉ cần bác thợ may vụng chèo, khéo chống, bịa ra lí lẽ: những nhà quí phái đều mặc hoa ngược là ông ưng thuận, tin ngay rút lui ý kiến của mình: Những người quí phái đều mặc áo hoa ngược ư ? ồ! thế thì bộ này may được đấy.
 - Lần sau khi phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải, ông đã trách bác phó may nhưng bác phó may đã gỡ thế bí bằng cách chơi nước cờ lảng sang chuyện khác, hỏi ông GĐ có muốn thử bộ lễ phục ko. Nước cờ khá cao tay vì nó làm ông quên đi chuyện “thợ may ăn rẻ, thợ vẽ ăn hồ” đồng thời đánh trúng tâm lí ông GĐ đang muốn học làm sang .
? Kịch tính ở cảnh này thể hiện ở chỗ nào? 
- Kịch tính ở cảnh này khá cao, thể hiện ở chỗ:
+ Ông GĐ đang ở thế chủ động của một ông chủ có tiền , khó tính, khắt khe tự nhiên lại trở thành bị động trước sự ma mãnh của tay phó may lọc lõi. 
+ Còn phó may vốn chẳng tử tế gì chỉ khéo léo mồm miệng đưa đẩy(Những người quí phái đều mặc như thế cả) đang ở thế bị động (vì may hoa ngược lại ăn bớt vải ) nay lại chuyển sang thế chủ động tấn công ông GĐ ( nếu ngài muốn thì tôi xin may hoa xuôi lại thôi mà. Xin ngài cứ việc bảo.) Và thế là ông GĐ cứ lùi mãi ( không, không, tôi đã bảo không mà. Bác may thế này được rồi.)
 => Tiếng cười được bật ra từ đây, ông GĐ đã bị lừa, bị qua mặt vì sự ngớ ngẩn, ngu ngốc,vì thích danh giá, thích học đòi làm sang trước 1 tay thợ may vụng chèo khéo chống, lọc lõi.
? ở cảnh 1 tính cách nào của ông GĐ được bộc lộ? 
H: pbyk như bảng chính.
G: Mô-li-e đã chuyển tiếp từ cảnh trước sang cảnh sau ở lớp kịch này hết sức tự nhiên, khéo léo khi ông GĐ mặc xong lễ phục là được tôn xưng là ông lớn ngay, khiến ông tưởng rằng cứ mặc lễ phục vào là nghiễm nhiên trở thành quí phái. Và câu chuyện kịch phát triển sang 1 lớp mới.
 H: Đọc cảnh 2.
? Đọc lại phần in nghiêng “Bốn chú thợ phụdàn nhạc”. Đoạn văn giúp em hiểu thêm gì về ông GĐ?
H: PB như bảng chính.
G : Lão trưởng giả không chỉ dốt nát, ngờ nghệch bị gã phó may tinh quái lừa bịp lấy dây xỏ mũi dắt đi mà còn lộ rõ chân tướng 1 kẻ lố bịch như 1 con rối, như 1 thằng hề. Thật nực cười khi cái quần cộc của ông GĐ bị cởi tuột ra , áo ngắn của ông bị 2 chú thợ phụ lột để mặc bộ lễ phục mới vào. Buồn cười nhất là cử chỉ, hđộng của GĐ: phô áo mới, đi đi lại lại giữa đám thợ. Càng hợm hĩnh bao nhiêu, càng buồn cười bấy nhiêu cởi áo, mặc áo, chân bước, miệng nói, tất cả đều theo nhịp của dàn nhạc.
? Quan sát lời thoại của tay thợ phụ. Tay thợ phụ đã gọi ông GĐ là gì? Cách gọi ấy có sự thay đổi ntn ở các lời thoại ? Có phải hắn thật lòng kính trọng ông GĐ ko? Thực chất của cách xưng hô này là gì?
- Gọi là ông lớn-> cụ lớn -> đức ông.=> thực chất của cách xưng hô này là tay thợ phụ ranh mãnh đã dùng mánh khoé nịnh hót để moi tiền, điểm huyệt đúng thói học đòi làm sang của ông GĐ.
? Thái độ của ông GĐ ntn? Hãy phân tích thái độ đó qua các lời thoại của ông ? ( thái độ của GĐ thể hiện qua mỗi lời tôn vinh ấy là gì?
- ông GĐ sung sướng, hả dạ như nở từng khúc ruột, cứ tưởng rằng chỉ cần mặc quần áo quí tộc là đã trở thành ông lớn. Y lập tức hào phóng thưởng tiền cho 2 tiếng tôn vinh cao quí và kịp thời ấy.
- Nhưng bọn thợ phụ ranh mãnh lại tiếp tục hót tung hô GĐ lên cao hơn: “cụ lớn”-> GĐ mê mẩn tâm thần, quá ư là sung sướng : “ cụ lớn không phải là 1 tiếng tầm thường đâu nhé. Cái tiếng cụ lớn đáng thưởng lắm” và tiền thưởng lại được vung ra hào phóng.
- Và được thể vì moi tiền qua dễ, đám thợ phụ tiếp tục tâng bốc ông chủ hiếu danh lên đến bậc đức ông, niềm hân hoan tràn ngập trong lòng GĐ vì được đi tàu bay giấy quá cao: Lại đức ông nữa! Hà hà! Hà hà!... Đây thưởng cho chú về tiếng đức ông đấy nhé. .
G: chốt như bảng chính.
? Chỉ ra ý nghĩa của 2 lời thoại cuối cùng của GĐ? Những câu nói ấy chứng tỏ điều gì?
- Mặc dù y chưa đến nỗi mất trí, y vẫn còn lo mất cả túi tiền nếu được tôn làm tướng công nhưng 2 lời thoại của GĐ chứng tỏ dục vọng được làm quí tộc, tính cách trưởng giả học làm sang của y còn rất mãnh liệt . Ông sẵn sàng cho hết cả túi tiền của mình để để lại được tôn vinh, để được làm sang.
? NX kịch tính mà Mô-li-e đã XD ở đoạn kịch này và td của nó?
H: Kịch tính tăng dần làm nổ ra những trận cười châm biếm thói hợm hĩnh, háo danh, ưa phỉnh nịnh, thích được tâng bốc của bọn PK lỗi thời, bọn tư sản đang lên nhưng chứa đầy ung nhọt.
? Lớp kịch gây cười cho khán giả ở những khía cạnh nào? Hãy chỉ rõ?
- Khán giả cười ông GĐ vì sự ngu dốt chẳng biết gì,vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Người ta cười khi thấy ông ngớ ngẩn tướng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng. Người ta cười khi thấy ông cứ moi tiền ra mãi để mua cái danh hão. 
- Khán giả còn cười đến vỡ rạp khi được tận mắt thấy trên sân khấu ông GĐ bị 4 tay thợ phụ lột quần áo ra mặc cho bộ lễ phục lố lăng theo nhịp điệu, màu sắc vớ vẩn lại bị hoa ngược mà lại cứ vênh vang ra vẻ ta đây là nhà quí phái. Đúng là sự làm sang một cách kệch cỡm, lố bịch, trở thành trò đùa cho mọi người.
G: ông GĐ xứng đáng là 1 NV hài kịch của 1 kiệt tác hài kịch Trưởng giả học làm sang.
? Thái độ cuả tg thể hiện ntn qua lớp kịch? 
- Mô-li-e đã châm biếm, giễu cợt và đả kích sự ngu dốt, ngờ nghệch, thói háo danh vô cùng lố bịch của GĐ, điển hình cho bọn trưởng giả học đòi quí tộc, học đòi làm sang.
GV: Tiếng cười trong hài kịch Mô-li-e là tiếng cười có giá trị phê phán sâu sắc, mang ý nghĩa XH rất tiến bộ
? NT đặc sắc của lớp kịch “Ông GĐ mặc lễ phục”? Em hiểu gì về NV ông GĐ?
H: - PB như bảng chính.
 - Đọc ghi nhớ/ sgk.
? NV ông GĐ mặc lễ phục trên sân khấu khiến ta liên tưởng đến câu chuyện nào của nhà văn Đan Mạch An-đéc- xen?
- Truyện “Bộ quần áo mới của hoàng đế”-> H kể tóm tắt lại câu chuyện.
A/ Giới thiệu chung (5’)
1. Tác giả: (1622-1673)
- Nhà soạn kịch lớn, là người sáng lập ra hài hịch cổ điển Pháp TK 17.
2. Tác phẩm:
 - Lớp hài kịch kết thúc hồi II của vở hài kịch 5 hồi “Trưởng giả học làm sang” (1670).
B/ Đọc – hiểu văn bản 
 1. Đọc và chú thích:
2. Kết cấu, bố cục:
 2 cảnh :
 - Cảnh 1:
 + 4 NV.
 + Lời thoại của ông Giuốc-đanh và bác phó may. 
- Cảnh 2:
 + 8 NV.
 + Lời thoại của ông GĐ và tay thợ phụ.
3. Phân tích:
a, Ông GĐ và bác phó may:
 - Câu chuyện xoay quanh bộ lễ phục.
- Kịch tính khá cao:
 + Ông GĐ đang ở thế chủ động -> bị động.
 + Phó may: bị động -> chủ động.
- Ông GĐ: khờ khạo, ngu dốt nhưng háo danh, thích học đòi làm sang.
b, Ông GĐ và tay thợ phụ:
- Ông GĐ: 
 + Hợm hĩnh, lố bịch như 1 thằng hề-> nực cười.
 + Được tôn vinh là ông lớn- cụ lớn- đức ông
+ Bị moi tiền nhưng vẫn hả hê, sung sướng đến mê mẩn tâm thần.
 +Tính cách trưởng giả học làm sang rất mãnh liệt.
-> Kịch tính được phát triển tăng dần.
c, Thái độ của tg:
 - Châm biếm, đả kích sự ngu dốt, thói háo danh vô cùng lố bịch của bọn trưởng giả học đòi làm sang.
4. Tổng kết
4. 1/ Nội dung 
4.2/ Nghệ thuật: châm biếm, đả kích sắc xảo.
4.3/ Ghi nhớ: sgk/122
4.4. Củng cố: (2’)
Lớp 5 của hồi 2 đã khép lại nhưng chân tướng của 1 trưởng giả háo danh, ngu dốt, học đòi làm sang thì vẫn còn gây ấn tượng mãi. Lớp kịch đã thể hiện NT châm biếm bậc thầy của Mô-li-e, tạo lên những trận cười thoải mái cho khán giả. Có thể nói ở đây, sân khấu cũng là cuộc đời. Cuộc đời cũng là sân khấu.
4.5. HDVN (3’)
- Đọc chú thích.
- Tập diễn lớp hài kịch của Mô- li- e đã học trong giờ ngoại khóa.
- Thuộc ND ghi nhớ/ SGK
- C/ minh nhân vật ông GĐ là một nhân vật hài kịch?
Chuẩn bị : “Lựa chọn trật tự từ trong câu” ( luyện tập)
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Ngày giảng: Tiết 123
Lựa chọn trật tự từ trong câu
(Luyện tập)
1. Mục tiêu cần đạt: 
 1.1. Kiến thức
- Tác dụng diễn đạt của một số cách sắp xếp trật tự từ
1.2. Kĩ năng 
- Phân tích được hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong văn bản
- Lựa chọn trật tự từ hợp lí trong nói và viết, phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp.
1.3. TháI độ :
Rèn ý thức tự giác trong môn học.
2. Chuẩn bị:
 SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
3. Phương pháp:
 Vấn đáp, trao đổi, hđ nhóm, thực hành.
4. Tiến trình bài dạy: 
 4.1.ổn định: 
4.2 Kiểm tra::
 - Nêu 1 số td của việc lựa chọn trật tự từ? Đọc đoạn văn ngắn ( đã chuẩn bị ở nhà) giải thích sự lựa chọn trật tự từ?
4.3. Bài mới:
 G: hdẫn H luyện tập: H làm việc độc lập, hoặc có thể trao đổi trong nhóm bàn sau đó trình bày kết quả trước lớp.
 H: thực hiện theo y/ c của G.
Bài tập 1/ 122:
 Trật tự các từ và cụm từ in đậm thể hiện mqh giữa những hđ và trạng thái mà chúng biểu thị là:
 Các hđ, trạng thái được liệt kê theo thứ tự trước sau hoặc thứ bậc quan trọng ( hđ chính, hđ phụ). Cụ thể:
 a, Mỗi việc được kể là 1 khâu trong công tác vận động quần chúng, khâu này nối tiếp khâu kia: đầu tiên là phải giải thích cho quần chúng hiểu, sau đó tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng, rồi tổ chức cho q/chúng làm, lãnh đạo để làm cho đúng, kquả là làm cho tinh thần yêu nước của q/ chúng được thực hành vào công việc yêu nước, công việc k/c.
 b, Các hđ được sắp xếp theo thứ bậc: việc chính, việc diễn ra hằng ngày của bà mẹ là bán bóng đèn; còn bán vàng hương chỉ là việc làm thêm trong những phiên chợ chính.
Bài tập 2/ 122:
 Các cụm từ được đặt ở đầu câu để liên kết câu ấy với những câu trước cho chặt chẽ hơn = phép lặp.
Bài tập 3/ 123:
Việc đảo trật tự từ thông thường cuả các từ trong các câu in đậm nhằm MĐ nhấn mạnh h/ả hoặc tâm trạng nêu ở các từ đứng đầu câu.
Bài tập 4/ 123:
 - ở cả 2 câu, phụ ngữ của ĐT thấy đều là cụm C-V. Trong câu (a), cụm C-V này có CN đứng trước, nhằm nêu tên NV và MT hoạt động của NV. 
 - Trong câu (b), cụm C- V làm phụ ngữ có VN đảo lên trước, đồng thời từ trịnh trọng lại đặt trước ĐT. Cách viết áy có td nhấn mạnh sự làm bộ, làm tịch, sự ngạo nghễ của NV.
 - Đối chiếu với văn cảnh, nhất là câu cuối cùng trong đoạn trích, ta thấy câu thích hợp điền vào chỗ trống là câu (b).
Bài tập 5/ 124:
 Vối 5 từ : xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm sẽ có rất nhiều cách sắp xếp trật tự từ. Nhưng cách sắp xếp trật tự từ của nhà văn Thép Mới là hợp lí nhất vì nó đúc kết được những p/ ch đáng quí của cây tre theo đúng trình tự MT trong bài văn và còn tạo được sự hài hoà về mặt ngữ âm.
 Bài tập 6/ 124:
 H: chia nhóm để thực hiện BT 6. Chọn 1 câu và giải thích cách sắp xếp trật tự từ.
 G: - chưă bài cho H.
Đọc đoạn văn tham khảo trong sách Thiết kế bài giảng NV 8/ 324.
4.4. Củng cố: 
 ? Qua các BT vừa làm, em rút ra được kinh nghiệm gì cho mình về việc lựa chọn trật tự từ khi viết các đoạn văn NL?
 H: - Lựa chọn cách sắp xếp hợp lí dựa vào một số td của sự sắp xếp trật tự từ ; dựa vào dụng ý của người viết; và vào ND, ý nghĩa của câu. 
Khi muốn nhấn mạnh hoặc làm nổi bật 1 đặc điểm, trạng thái, t/chất, người ta thường sử dụng cách đáo trật tự của VN lên trước CN.
4.5. Hướng dẫn về nhà:
1/ Hướng dẫn tự học:
- Viết đoạn văn ngắn theo chủ đề và giảI thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu văn trong đoạn văn đó.
- Hoàn thành BT 
2. Chuẩn bị : Luyện tập đưa yếu tố tự sự và MT vào bài văn NL. 
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Ngày giảng: Tiết 124 
Luyện tập Đưa các yếu tố tự sự và 
miêu tả vào bài văn nghị luận
1.Mục tiêu cần đạt: 
 1.1. Kiến thức
- Hệ thống kiến thức đã học về văn nghị luận 
- Tầm quan trọng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận.
1.2. Kĩ năng
- Tiếp tục rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận.
- Xác định và lập hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận.
- Biết chọn các yếu tố tự sự , miêu tả cần thiết và biết cách đưa các yếu tố đó vào đoạn văn, bài văn nghị luận một cách thuần thục hơn.
- Biết đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào một bài văn nghị luận có độ dài 450 chữ 
1.3. TháI độ :
- Rèn ý thức tự giác trong môn học.
2. Chuẩn bị:
 SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
3. Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
4. Tiến trình bài dạy: 
 4.1.ổn định
 4.2. Kiểm tra:
 - Vai trò của yếu tố TS và MT trong bài văn NL ?
 - Đọc đoạn văn (đã chuẩn bị ở nhà) của BT số 2/ 116 ?
4.3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
H: Đọc lại đề bài
 G: - Cụ thể hoá đề bài theo hướng dẫn trong sgk và chép đề bài lên bảng.
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà cho H, hdẫn H tìm hiểu nhanh đề bài, rồi nêu VĐ : 
? Em sẽ làm thế nào nếu gặp phải 1 đề bài được nêu như trong sgk?
H: Tìm hiểu đề , G ghi bảng chính.
? Hãy đối chiếu với các lđ các em đã tìm ở nhà và các lđ đã đưa ra trong sgk. Nên đưa vào bài viết những lđ nào trong số các lđ trong sgk?
- Trừ lđ (d) ko phù hợp với ND của đề , còn lại các lđ đều có thể đưa vào bài viết.
- H có thể đưa thêm những lđ khác của mình vào bài viết nếu phù hợp
? Cần sắp xếp các lđ ntn để bài viết có bố cục mạch lạc, hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục người đọc?
H: thảo luận nhóm ( 2 bàn) và PBYK.
G: có thể chốt cách sắp xếp lđ lên bảng 
phụ cho H quan sát sau khi H đã đưa ra ý 
kiến của mình ( bảng chính).
Hoạt động 4: Vận dụng yếu tố TS và MT:
H: đọc 2 đv trong sgk, mục 4 / 125.
? Xđ PTBĐ chính của 2 đv?
H: nghị luận.
? Xđịnh luận điểm trong 2 đv trên?
H: a) Lđ: Sự ăn mặc của các bạn sao lại thay đổi nhiều đến thế! ( câu cuối)
 b) Câu cuối của đv.
? Tìm yếu tố TS, MT trong 2 đv trên? Cách đưa yếu tố TS và MT trong 2 đv có gì khác nhau?Tdụng của chúng?
- Tìm các yếu tố TS, MT trong 2 đv và gạch chân vào sgk:
ĐV
 Yếu tố TS
 Yếu tố MT
a
- Có bạn trút bỏ
- Có bạn hoài đòi mua chiếc.
- Có bạn quên cả việc học
- Hôm qua chút nữa.
- Trắng, loè loẹt, 
trước ngực loằng 
ngoằng
- đắt tiền, xẻ gấu, 
- bên dưới mái tóc 
nhuộm
b 
-Nhớ lớp kịch vừa học.
- Hãnh diện ngẩng 
cao đầu
 - Cách đưa yếu tố TS, MT trong 2 đv khác nhau: 
 * ( a): yếu tố TS, MT được đưa vào vb chủ yếu được rút ngay từ thực tế lớp học.
 * (b): Yếu tố TS, MT trong đv tập trung kể, tả từ lớp hài kịch cổ điển của Mô-li-e vừa học.Tức là được rút từ tp văn chương.
=> dù khác nhau nhưng những yếu tố TS, MT đều góp phần làm nổi bật lđiểm chặt chẽ, có sức thuyết phục cao.
? Có cần đưa yếu tố TS, MT vào quá trình lập luận trong bài NL ko?
H: có.
G: - Dành nhiều thời gian nhất cho hđ này.
 - Tiến hành hđ theo trình tự sau đây:
 + Chọn 1, vài lđiểm nhất định cho H viết đv.
 + Nhắc H: yếu tố TS, MT chỉ đóng vai trò minh hoạ cho lđ.
 + Gọi H lên bảng viết. H dưới lớp cùng viết cá nhân. Lưu ý: Đoạn văn NL phải có 2-3 câu TS, MT.
 + Chữa bài viết trên bảng choH. 
 + Yêu cầu H dưới lớp đọc bài viết của mình.
G: yêu cầu H nhận xét:
 * Yếu tố MT, TS bạn đưa vào có phù hợp với lđ ko? Nó có giúp cho việc NL được cụ thể, rõ ràng, sinh động hơn ko? 
* Em thích h/ả MT nào? 
* Em học tập hoặc rút được kinh nghiệm gì về việc đưa yếu tố TS, MT vào bài văn NL? 
( cách chọn yếu tố TS, MT , cách diễn đạt, cách phối hợpTS, MT với NL) 
H: tự do PBYK của mình.
Đề bài: sgk/125
I. Tìm hiểu đề:
 - Thể loại: NL giải thích
 - VĐNL: trang phục H và 
văn hoá.
 - Đối tượng NL: HS.
 - Phạm vi NL: thực tế. 
II. Xác lập luận điểm:
Lđ trình bày phù hợp: 
Trừ lđ (d).
III. Dàn bài:
 1. MB: 
- Giới thiệu về vai trò, ý nghĩa nghĩa của trang phục và văn hoá trong đs xh nói chung và đối với H nói riêng.
- Từ thực tế cách ăn mặc của H-> nêu vấn đề.
 2. TB:
- Mốt thể hiện trình độ đổi mới và ph/triển của trang phục. Trang phục theo mốt thời đại-> 1 phần chứng tỏ con người có hiểu biết, có vhoá. 
- ý (a) -> ý (c) -> ý (b).
- Người H có vhoá ko chỉ là người chăm ngoan, học giỏimà trong cách ăn mặc cần giản dị, đẹp, phù hợp.
- ý (e).
- Các bạn hãy suy nghĩ, lựa chọn trang phục ntn cho đẹp nhưng phải lành mạnh, phù hợp.
 3. KB:
- Rút ra bài học về trang phục của bản thân.
- lời khuyên với các bạn.
IV. Vận dụng yếu tố TS, MT:
 1. Phân tích ngữ liệu: sgk/ 125
 2. NX: 
 ĐV a, b là 2 đv NL:
 - Lđiểm :
 * Đv (a): câu cuối.
 * Đv (b): câu cuối.
 - Có sdụng yếu tố TS, MT:
* ĐV (a): yếu tố TS, MT được rút ra từ thực tế của lớp học.
 * ĐV (b): yếu tố TS, MT được rút từ tp văn chương.
=> luận cứ trở nên sinh động, luận điểm nổi bật, cụ thể rõ ràng, chặt chẽ, có sức thuyết phục cao.
V. Viết ĐVNL có yếu tố TS, MT:
 -VĐNL: trang phục H và văn hoá
 - VĐNL: tranh phục H
 - VĐNL: trang phục và văn hoá
Một số bạn đua 
đòi theo n hững lối ăn mặc ko lành mạnh, ko phù hợp với l

File đính kèm:

  • docTuan 30- tiet 117-120.doc
Giáo án liên quan