Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 5 - Năm học 2018-2019 (Bản 2 cột)

I/ MỤC TIÊU:

- Nhận biết được các họa tiết trang trí đối xứng qua trục.

- Biết cách vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục.

- Vẽ được họa tiết trang trí đối xứng qua trục.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1/ Giáo viên chuẩn bị:

- SGK, SGV, hình phóng to một số họa tiết trang trí đối xứng qua trục, một số bài tập của học sinh lớp trước, một số bài trang trí có họa tiết đối xứng.

2/ Học sinh chuẩn bị:

- Vở tập vẽ 5 ,màu vẽ, thước, tẩy, SGK.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc69 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 5 - Năm học 2018-2019 (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4/ Củng cố : Choc học sinh nhắc lại tên bài học 
- Nhận xét chung về tiết học. 
5/ Dặn dò:
-Về nhà các em vẽ màu nhiều sao cho đẹp.hoàn thành
 bài vẽ.
-Chuẩn bị đồ dùng học vẽ như: sáp màu, chì màu cho 
tiết học sau, xem trước bài kế tiếp.
- Hát vui.
-Vở tập vẽ5, chì,tẩy,màu.
- Học sinh nhắc lại tựa bài.
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi các em khác nhận xét bổ sung.
+ Bát, đĩa, lọ, túi xách
+ Làm cho các đồ vật thêm đẹp.
+ Hoa lá, chim, thú.
+ Sắp xếp đều nhau theo hàng ngang, hàng dọc
+ Sắp xếp, xen kẽ.
+ Màu nền khác với họa tiết
- Học sinh chú ý thầy cách vẽ trang trí đường diềm.
- Học sinh vẽ vào vở tập vẽ 5, mang sản phẩm lên cho thầy nhận xét.
- Chú ý thầy nhận xét bài của mình và của bạn.
- Học sinh nhận xét theo cảm nhận riêng
- Tuyên dương bài tốt
- Nhắc lại 
- Lắng nghe
Khối trưởng duyệt
Ngày..//
Ban giám hiệu duyệt
 Ngày..//..
 BÀI SOẠN
-Ngày soạn : 25 tháng 11 năm 2018
-Ngày dạy : 03 /12/2018- 07 /12 /2018 
BÀI 15: VẼ TRANH ĐỀ TÀI: QUÂN ĐỘI
- Tuần : 15	 
I/ MỤC TIÊU:
- Hiểu một vài hoạt động của bộ đội trong sản xuất, chiến đấu và trong sinh hoạt hằng ngày.
- Biết cách vẽ tranh về đề tài quân đội.
- Vẽ được tranh về đề tài quân đội.
- Qua bài học giúp học sinh hiểu thêm về quan đội và thêm yêu quý anh bộ đội cụ Hồ 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1/ Giáo viên chuẩn bị:
- SGK, SGV,sưu tầm một số tranh ảnh về quân đội.
- Một số bức tranh về đề tài quân đội của các họa sĩ và của thiếu nhi.
2/ Học sinh chuẩn bị:
- Vở tập vẽ 5,SGK, tẩy , giấy vẽ.
 - Màu vẽ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG	TG	TG
HH	 HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
10
20
5
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
- Nhận xét bài làm ở nhà của tiết trước.
- Giáo viên nhận xét,tuyên dương .
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
 - Giáo viên giới thiệu và ghi tựa bài.
b/ Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh về đề tài quân đội để học sinh quan sát và nhận biết, giáo viên đặt câu hỏi.
+ Bức tranh vẽ về đề tài quân đội có những gì?
+ Hình ảnh nào là chính?
+ Hình ảnh nào là phụ?
+ Trang phục như thế nào?
+ Trang bị vũ khí và phương tiện của quân đội gồm có những gì?
- Đề tài về quân đội rất phong phú.Có thể vẽ về các hoạt động như: Chân dung cô, chú bộ đội; bộ đội với thiếu nhi; bộ đội gặt lúa, chống bão lụt giúp dân, bộ đội tập luyện trên thao trường; bộ đội đứng gác.
- Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh về quân đội để các em nhớ lại các hình ảnh, màu sắc và không gian cụ thể.
c/ Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- Giáo viên cho học sinh xem một số bức tranh hoặc hình gợi ý để các em nhận ra cách vẽ tranh.
+ Vẽ hình ảnh chính là các cô, chú bộ đội trong một hoạt động cụ thể nào đó (tập luyện, chống bão lụt)
+ Vẽ các hình ảnh phụ sao cho phù hợp với nội dung (bãi tập, nhà, cây, núi, sông, xe, pháo)
+ Vẽ màu có đậm có nhạt phù hợp với nội dung đề tài.
- Cho học sinh nhận xét về cách sắp xếp hình ảnh, cách vẽ hình, vẽ màu ở một số bức tranh để học sinh nắm vững kiến thức. 
d/ Hoạt động 3: Thực hành.
- Giáo viên cho học sinh xem các bức tranh giới thiệu ở sách giáo khoa để các em tự tin hơn.
- Nhắc học sinh vẽ theo từng bước như đã hướng dẫn ở các bài trước.
- Giáo viên bao quát lớp, gợi ý, hướng dẫn bổ sung, đặc biệt là đối với những học sinh còn lúng túng về cách chọn đề tài và cách vẽ, động viên những học sinh khá để các em tìm được những hình ảnh, màu sắc đẹp cho bức tranh của mình.
- Học sinh vẽ tranh theo cảm nhận riêng.
đ/ Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài về:
+ Bố cục (có hình ảnh chính, hình ảnh phụ)
+ Nội dung (rõ chủ đề)
+ Hình vẽ, nét vẽ (sinh động)
+ Màu sắc (hài hòa, có đậm, có nhạt)
- Học sinh nhận xét và xếp loại theo cảm nhận riêng.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung và nêu lí do vì sao đẹp và chưa đẹp.
- Giáo viên bổ sung và khen ngợi, động viên chung cả lớp.
4/ Củng cố :
- Qua bài học giúp học sinh hiểu thêm về quan đội và thêm yêu quý anh bộ đội cụ Hồ 
- Nhận xét tiết học 
5/ Dặn dò:
- Về nhà các em hoàn thành bài vẽ.
- Chuẩn bị đồ dùng học vẽ như: sáp màu, chì màu cho 
tiết học sau, xem trước bài kế tiếp.
- Hát vui.
- Vở tập vẽ 5,SGK, tẩy , màu vẽ.
- Nộp VTV cho GV nhận xét
- Học sinh nhắc lại tựa bài.
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi các em khác nhận xét bổ sung
+ Cô, chú bộ đội, xe.
+ Cô, chú bộ đội.
+ Mây, cây
+ Mũ, quần áo
+ Súng, xe, pháo, máy bay
- Học sinh quan sát chú ý thầy vẽ về đề tài quân đội.
- Học sinh vẽ vào vở tập vẽ 5, xong mang sản phẩm thầy nhận xét.
- Học sinh chú ý thầy nhận xét bài của mình và của bạn.
- Chọn ra bài tốt theo ý thích
- Tuyên dương bài tốt 
- Lắng nghe
- Lắng nghe
BÀI SOẠN
-Ngày soạn : 02 tháng 12 năm 2018
-Ngày dạy : 10/12 /2018- 14 /12 /2018 
BÀI 16: VẼ THEO MẪU: MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU
- Tuần : 16	 
I/ MỤC TIÊU:
- Hiểu hình dáng đặc điểm của mẫu.
- Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu.
- Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1/ Giáo viên chuẩn bị:
- SGK, SGV, một vài vật mẫu vẽ có hai vật mẫu, hình gợi ý cách vẽ, một số bài vẽ mẫu.
- Một số tranh tĩnh vật của họa sĩ.
2/ Học sinh chuẩn bị:
- Vở tập vẽ5, tẩy, sáp màu,giấy,hồ dán.
- Màu vẽ, SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG	TG	TG
HH	 HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
10
20
5
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
- Nhận xét bài làm ở nhà của tiết trước.
- Giáo viên nhận xét ,tuyên dương.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng
b/ Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu mẫu đã chuẩn bị và hình gợi ý trong sách giáo khoa, học sinh quan sát và đặt câu hỏi để nhận ra.
* Mẫu chai, lọ, phích, bình đựng nước sự giống nhau, khác nhau về đặc điểm.
+ Các đồ vật giống nhau ở điểm nào?
+ Các đồ vật khác nhau ở điểm nào?
+ Sự khác nhau về vị trí, tỉ lệ, độ đậm nhạt giữa các vật mẫu trong một mẫu vẽ?
- Giáo viên gợi ý học sinh quan sát và so sánh tỉ lệ của mẫu vẽ, khung hình chung, khung hình riêng, chiều cao, chiều ngang của từng vật mẫu.
c/ Hoạt động 2: Cách vẽ.
- Giáo viên giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ lên bảng để hướng dẫn học sinh về cách bố cục bài vẽ trên một tờ giấy.
- Giáo viên nhắc học sinh cách vẽ như đã hướng dẫn ở các bài đã học.
+ Ước lượng và vẽ khung hình chung của mẫu (bố cục bài vẽ theo chiều dọc hay chiều ngang tờ giấy cho hợp lý.
+ Vẽ khung hình của từng vật mẫu.
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận: Miệng, cổ, vai, thâncủa cái chai, lọ, phích, ấm đất, cái bát.
- Vẽ phác hình bằng các nét thẳng, sau đó vẽ hình chi tiết cho giống mẫu.
- Có thể vẽ đậm, nhạt bằng bút chì đen hay vẽ màu.
d/ Hoạt động 3: Thực hành.
- Giáo viên quan sát lớp và nhắc học sinh.
+ Vẽ mẫu theo đúng vị trí quan sát của mỗi người, không vẽ giống nhau.
+Gợi ý học sinh vẽ khung hình chung, khung hình của từng vật mẫu.
+ Cách vẽ phác hình bằng các nét thẳng.
+ Cách vẽ hình chi tiết.
- Giáo viên quan sát lớp, đến từng bàn để góp ý, hướng dẫn cho học sinh, đặc biệt là những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành được bài vẽ.
- Gợi ý học sinh có thể vẽ đậm, nhạt bằng bút chì đen, hoặc vẽ bằng màu. 
đ/ Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
 - Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ và gợi ý học sinh nhận xét về:
+ Bố cục (cân đối với tờ giấy)
+ Hình vẽ (rõ đặc điểm, tỉ lệ sát với mẫu)
+ Các độ đậm, nhạt (đậm, đậm vừa, nhạt)
- Giáo viên nhận xét bổ sung, chỉ ra các bài vẽ đẹp và vẽ chưa đẹp . 
4/ Củng cố : Cho học sinh nhắc lại các bước làm bài 
- Nhận xét tiết học 
5/ Dặn dò:
-Về nhà tập đặt mẫu để vẽ.
- Về nhà các em chuẩn bị bài sau, sưu tầm tranh của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung. 
-Chuẩn bị đồ dùng học vẽ như: sáp màu, chì màu cho tiết học sau, xem trước bài kế tiếp.
- Hát vui.
- Vở tập vẽ5, tẩy, sáp màu,SGK.
- HS đem bài cho gv nhận xét 
- Học sinh nhắc lại tựa bài.
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi các em khác nhận xét bổ sung
+ Miệng, cổ.
+ Vai, thân, đáy.
+ To, nhỏ, rộng, hẹp, ở trước, ở sau đậm, nhạt, các chi tiết: nắp đậy, quai xách.
- Học sinh quan sát cách vẽ có hai vật mẫu.
- Học sinh vẽ có hai vật mẫu,xong mang sản phẩm cho thầy nhận xét 
- Học sinh chú ý thầy nhận xét bài của mình và của bạn.
- Chọn ra bài tốt theo ý thích 
- Nhắc lại 
- Lắng nghe
- Lắng nghe
BÀI SOẠN
-Ngày soạn : 09 tháng 12 năm 2018
-Ngày dạy : 17/12 /2018- 21 /12 /2018
BÀI 17: XEM TRANH: DU KÍCH TẬP BẮN
- Tuần : 17	 
I/ MỤC TIÊU:
- Hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung. 
- Có cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh du kích tập bắn.
- Giúp học sinh thêm yêu thích và quý trọng các tác phẩm nghệ thuật .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1/ Giáo viên chuẩn bị:
- SGK, SGV, sưu tầm tranh.
- Một số tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung về các đề tài khác. 
2/ Học sinh chuẩn bị:
- SGK,sưu tầm tranh của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG	TG	TG
HH	 HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
5
25
5
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
- Nhận xét bài làm ở nhà của tiết trước.
- Giáo viên nhận xét,tuyên dương .
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng.
b/ Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
- Giáo viên có thể nêu các ý.
 + Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung tốt nghiệp khóa 5 (1929 – 1934) trường mĩ thuật Đông Dương, ông vừa sáng tác hội họa vừa đam mê tìm hiểu lịch sử mĩ thuật dân tộc.
+ Ông tham gia hoạt động cách mạng rất sớm, là một trong những họa sĩ đầu tiên vẽ chân dung Bác Hồ tại Bắc Bộ Phủ.
+ Họa sĩ Đỗ Cung còn có nhiều tác phẩm sơn dầu nổi tiếng như: Cây chuối (1936), cổng thành Huế (1941), học hỏi lẫn nhau (1960), công nhân cơ khí .
c/ Hoạt động 2: Xem tranh du kích tập bắn.
- Giáo viên đặt một số câu hỏi để học sinh tìm tranh. 
+ Hình ảnh chính của bức tranh là gì?
+ Hình ảnh phụ của bức tranh là gì? Hình ảnh nào?
+ Có những màu nào trong tranh?
- Giáo viên kết luận: Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu về đề tài chiến tranh cách mạng.
- Giáo viên nêu một vài câu hỏi để học sinh tập nhận xét các bức tranh khác.
+ Cách bố cục: Sắp xếp các hình ảnh chính, phụ.
+ Tư thế của các nhân vật.
+ Màu sắc trong tranh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cảm nhận của mình về các tác phẩm. 
d/ Hoạt động 3: Nhận xét và đánh giá.
- Giáo viên nhận xét chung tiết học, khen ngợi các nhóm và cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. 
4/ Củng cố :
- Qua bài học giúp học sinh thêm yêu thích và quý trọng các tác phẩm nghệ thuật .
5/ Dặn dò:
- Về nhà các em tập xem tranh của các họa sĩ.
- Về nhà quan sát một số đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí (cái khăn, cái thảm, cái khay).
- Chuẩn bị đồ dùng học vẽ như: sáp màu, chì màu cho 
tiết học sau, xem trước bài kế tiếp.
- Hát vui.
- SGK
- HS đem bài cho gv nhận xét 
- Học sinh nhắc tựa bài.
- Lắng nghe và 4- 6 em đọc thay phiên nhau để hiểu thêm về vài nét 
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi các em khác nhận xét bổ sung
+ Người.
+ Nhà, cây, núi, bầu trời.
+ Màu vàng, xanh, trắng.
- Lắng nghe
- Lắng nghe để nhận xét về các bức tranh 
- Học sinh chú ý thầy nhận xét khen ngợi bạn, nhóm tích cực tham gia phát biểu bài .
- Lắng nghe
- Lắng nghe
BÀI SOẠN
-Ngày soạn : 16 tháng 12 năm 2018
-Ngày dạy : 24/12 /2018- 28 /12 /2018 
BÀI 18: TRANG TRÍ: HÌNH CHỮ NHẬT
- Tuần : 18	 
I/ MỤC TIÊU:	
- Hiểu được sự giống và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn.
- Biết cách trang trí được hình chữ nhật.
- Trang trí được hình chữ nhật đơn giản.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí họa tiết .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1/ Giáo viên chuẩn bị:
- Một trang trí hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn
- Một vài đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí, cái khay, cái khăn, tấm thảm.
-SGK, SGV, hình gợi ý cách vẽ.
2/ Học sinh chuẩn bị:
- Vở tập vẽ5, SGK, thước kẻ, tẩy.
- Màu vẽ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG	TG	TG
HH	 HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
10
20
5
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng.
b/ Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu một số bài trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, để học sinh trả lời sự giống nhau, khác nhau của 3 dạng bài. 
- GV bổ sung thêm : Có nhiều cách trang trí hình chữ nhật, mảng ở giữa, có thể là hình vuông, hình thoi, hình bầu dục, bốn góc có thể là mảng hình vuông hoặc tam giác, xung quanh là đường diềm, hoặc một số họa tiết phụ
c/ Hoạt động 2: Cách trang trí.
- Giáo viên cho học sinh xem hình hướng dẫn cách vẽ.
+ Vẽ hình chữ nhật cân đối với tờ giấy.
+ Kẻ trục, tìm và sắp xếp các hình mảng, có mảng to, mảng nhỏ (hình 1a,b)
+ Dựa vào hình dáng của các mảng, tìm và vẽ họa tiết cho phù hợp.
+ Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt, thay đổi giữa màu nền và màu họa tiết. 
d/ Hoạt động 3: Thực hành.
- Giáo viên quan sát chung: Kẻ trục, tìm hình mảng: mảng chính lớn các mảng phụ nhỏ hơn, chú ý đến các khoảng trống giữa các mảng.
+ Tìm họa tiết và vẽ họa tiết vào các mảng đối xứng qua trục.
+ Vẽ màu vào các họa tiết và nền: Vẽ màu gọn, đều, có đậm, có nhạt (chú ý đảm bảo tính đối xứng của họa tiết, các mảng trong hình chữ nhật)
- Giáo viên gợi ý cụ thể hơn với những học sinh còn lúng túng và động viên những học sinh có khả năng, để các em tự tin phát huy được tính sáng tạo. 
đ/ Hoạt động 4: Nhận xét và đánh giá.
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ đẹp và gợi ý các em nhận xét .
+ Bài hoàn thành.
+ Bài chưa hoàn thành.
+ Bài đẹp và chưa đẹp? Vì sao?
- Giáo viên bổ sung, nhận xét điều chỉnh và động viên chung cả lớp. 
4/ Củng cố : 
- Nhận xét tiết học và gọi một số học nhắc lại các bước trang trí hình chữ nhật 
5/ Dặn dò:
- Về nhà các em hoàn thành bài vẽ.
-Chuẩn bị đồ dùng học vẽ như: sáp màu, chì màu cho 
tiết học sau, xem trước bài kế tiếp.
- Hát vui.
- Vở tập vẽ5, SGK, thước kẻ, tẩy
- Học sinh nhắc tựa bài.
- Học sinh quan sát và trả lời .
- Giống nhau:
+ Hình mảng chính ở giữa, được vẽ to, họa tiết, màu sác thường được sắp xếp đối xứng qua các trục.
+ Trang trí một số đồ vật dạng hình chữ nhật cũng không khác biệt nhiều so với trang trí hình vuông, hình tròn.
+ Màu sắc có đậm, có nhạt làm rõ trọng tâm.
- Khác nhau:
+ Do đặc điểm hình dáng của hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, mà trang trí đối xứng qua trục ở các hình này cũng có sự khác biệt. Hình chữ nhật được trang trí qua 1 – 2 hoặc 4 trục, hình tròn có thể trang trí đối xứng qua 1 3 hoặc nhiều trục.
- Lắng nghe để hiểu thêm 
- Học sinh quan sát cách vẽ trang trí họa tiết ở hình chữ nhật.
- Học sinh vẽ xong mang sản phẩm thầy nhận xét
- Cùng tham gia nhận xét và chọn ra bài tốt theo ý thích 
- 1-2 học sinh nhắc lại các bước 
- Lắng nghe
Khối trưởng duyệt
Ngày..//..
Ban giám hiệu duyệt
 Ngày..//..
 BÀI SOẠN
-Ngày soạn : 24 tháng 12 năm 2018
-Ngày dạy : 07/01/2019- 11/01/2019 
BÀI 19: : VẼ TRANH ĐỀ TÀI:
- Tuần : 19	 NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN
 I/ MỤC TIÊU:
- Hiểu đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương.
- Biết cách vẽ đề tranh đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
- Vẽ được tranh về ngày tết hoặc lễ hội và mùa xuân ở quê hương.
- GD học sinh ăn tết an toàn và biết giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1/ Giáo viên chuẩn bị:
- SGK, SGV, sưu tầm một số tranh, ảnh về ngày tết, lễ hội và mùa xuân. 
- Một số bài vẽ của học sinh lớp trước về đề tài này.
2/ Học sinh chuẩn bị:
- SGK, sưu tầm tranh, ảnh về ngày tết, lễ hội và mùa xuân. 
- Vở tập vẽ5, bút chì, tẩy.
 - Màu vẽ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG	TG	TG
HH	 HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
10
20
5
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
- Nhận xét bài làm ở nhà của tiết trước.
- Giáo viên nhận xét,tuyên dương .
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
 - Giáo viên giới thiệu và ghi tựa.
b/ Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- Giáo viên giới thiệu tranh ảnh về ngày tết, lễ hội, để học sinh nhận biết,giáo viên đặt câu hỏi.
+ Không khí ngày tết, lễ hội và mùa xuân ?
+ Những hoạt động trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân?
+ Những hình ảnh, màu sắc trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân?
- Gợi ý học sinh kể về ngày tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương mình. 
c/ Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- Giáo viên gợi ý học sinh tìm chọn một số nội dung để vẽ tranh về đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
+ Cảnh vườn hoa, công viên, chợ hoa ngày tết.
+ Chuẩn bị cho ngày tết: Trang trí nhà cửa, gói bánh chưng.
+ Những hoạt động trong dịp tết: Chúc tết ông bà, cha mẹ, đi lễ chùa.
+ Những hoạt động trong các dịp lễ hội như: Tế lễ, rước rồng, múa lân, đấu vật, chọi gà, chọi trâu, đua thuyền, hát dân ca
- Giáo viên cho học sinh nhận xét một số bức tranh để các em nhận ra cách vẽ.
+ Vẽ các hình ảnh chính của ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
+ Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động (nhà cửa, đình chùa, cây cối, cờ hoa)
+ Vẽ màu tươi sáng rực rỡ (màu của bài vẽ có đậm, có nhạt)
d/ Hoạt động 3: Thực hành.
- Ở bài này, yêu cầu chủ yếu với học sinh là vẽ được những hình ảnh của ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
- Có thể cho một vài học sinh vẽ trên bảng hoặc vẽ theo nhóm ở giấy khổ lớn.
- Giáo viên nhắc học sinh :
+ Vẽ hình người, cảnh vật sao hợp lý, để vẽ được các dáng hoạt động.
+ Khuyến khích vẽ màu tươi sáng, rực rỡ thể hiện được không khí vui tươi phù hợp với nội dung đề tài.
- Học sinh chọn nội dung và vẽ tranh như đã hướng dẫn. 
đ/ Hoạt động 4: Nhận xét và đánh giá.
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ đẹp để nhận xét về:
+ Cách chọn và sắp xếp các hình ảnh (rõ nội dung đề tài)
+ Cách vẽ hình (hợp lý, sinh động)
+ Màu sắc (hài hòa, thể hiện được không khí của ngày tết, lễ hội và mùa xuân)
- Học sinh nhận xét theo cảm nhận riêng.
- Giáo viên tổng kết, có thể chọn một số bài vẽ đẹp.
- Nhận xét chung 
4/ Củng cố : Nhắc lại tên bài học 
- GD học sinh ăn tết an toàn và biết giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp 
- Nhận xét tiết học.
5/ Dặn dò:
- Về nhà các em hoàn thành bài vẽ.
-Chuẩn bị đồ dùng học vẽ như: sáp màu, chì màu cho 
tiết học sau, xem trước bài kế tiếp.
- Hát vui.
- Vở tập vẽ5, bút chì, tẩy.
- HS nộp VTV 
- Lắng nghe
- Học sinh nhắc lại tựa bài.
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi các em khác nhận xét bổ sung
+ Vui tươi.
+ Mua sắm, đi chơi
+ Nhộn nhịp tưng bừng , màu sắc rực rỡ 
- Học sinh kể theo hiểu biết 
- Các em chú ý cách vẽ của thầy về đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
- Học sinh vẽ vào vở tập vẽ 5, rồi nộp bài lên cho thầy nhận xét.
- Học sinh chú ý thầy nhận xét về bài của bạn và của mình.
- Chọn ra bài đẹp theo ý thích 
- Tuyên dương bài tốt 
- Nhắc lại 
- Lắng nghe ghi nhớ 
- Lắng nghe
BÀI SOẠN
-Ngày soạn : 06 tháng 01 năm 2019
-Ngày dạy : 14/01/2019- 18/01/2019 
 BÀI 20: MẪU VẼ : CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU
- Tuần : 20 
I/ MỤC TIÊU:
- Hiểu hình dáng, đặc điểm của mẫu.
- Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu.
- Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1/ Giáo viên chuẩn bị:
- Mẫu vẽ như hình lọ, quảcó hình dáng và màu sắc khác nhau.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Bài vẽ của học sinh lớp trước.
2/ Học sinh chuẩn bị:
- Vở tập vẽ5,màu vẽ,bút chì, tẩy .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG	TG	TG
HH	 HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
10
20
5
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh,
- Thu một số bài của học sinh nhận xét .
- Giáo viên nhận xét .
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
- Giáo viên giới thiệu một số đồ vật và lôi cuốn học sinh vào bài học , ghi tựa bài.
b/ Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
- Giáo viên cùng học sinh bày mẫu để các em trao đổi và đặt câu hỏi.
+ Tỉ lệ chung của mẫu bình và quả?
+ Vị trí của các vật mẫu?
+ Hình dáng, màu sắc, đặc điểmcủa lọ và quả?
+ So sánh tỉ lệ giữa các bộ phận của từng vật mẫu?
+ Phần sáng nhất và tối nhất của mẫu?
- Trong quá trình nhận xét, giáo viên bổ sung, tóm tắt ý kiến, giáo viên phân tích để học sinh cảm thụ được vẻ đẹp của mẫu.
c/ Hoạt động 2: Cách vẽ. 
- Giáo vên giới thiệu hình gợi ý hoặc vẽ lên bảng để học sinh nhận xét về một số dạng bố cục.
+ Hình vẽ quá nhỏ hoặc quá to, so với tờ giấy.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_mi_thuat_lop_5_nam_hoc_2018_2019_ban_2_cot.doc
Giáo án liên quan