Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 5 - Chủ đề 9 đến 10 - Năm học 2019-2020 - Hà Thị Kim Huế
A. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
HS cần đạt được:
- Nhận biết được các hoạt động diễn ra xung quanh em.
- Thể hiện được một số hoạt động quen thuộc trong cuộc sống thông qua các hình thức tạo hình: vẽ,xé dán,nặn,
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
B. CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị: + Sách Học Mĩ thuật 5
+ Hình minh họa cách tạo hình một số sản phẩm mi thuật phù hợp với chủ đề.
- HS chuẩn bị: + Sách Học Mĩ thuật 5
+ Giấy vẽ, màu vẽ, kéo,các vật liệu tìm được (que, vải vụn,sợi len .)
C. QUY TRÌNH:
- Phương pháp: Có thể vận dụng các quy trình:
+ Vẽ cùng nhau.
+ Tạo hình ba chiều – Tiếp cận chủ đề
+ Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn.
- Hình thức tổ chức: + Hoạt động cá nhân.
+ Hoạt động nhóm.
ang phục quen thuộc. - Biết cách tạo hình trang phục bằng hình thức vẽ, xé/ cắt dán, kết hợp với những chất liệu khác theo ý thích. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng tạo dáng, trang trí chữ đã học vào trang trí sân khấu. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. B. CHUẨN BỊ: - GV chuẩn bị: + Sách Học Mĩ thuật 5 + Hình ảnh các trang phục có kiểu dáng và trang trí đẹp. + HÌnh minh họa cách thực hiện trang phục - HS chuẩn bị: + Sách Học Mĩ thuật 5 + Giấy vẽ, màu vẽ, kéo,các vật liệu tìm được (giấy báo, vải vụn,sợi len) C. QUY TRÌNH: - Phương pháp: Có thể vận dụng các quy trình: + Vẽ cùng nhau. + Tạo hình từ vật tìm được. + Vẽ theo âm nhạc. - Hình thức tổ chức: + Hoạt động cá nhân. + Hoạt động nhóm. D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1: Tìm hiểu chủ đề và cách thể hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Tổ chức lớp: - Kiểm tra sĩ số lớp - Chia nhóm. - Kiểm tra đồ dùng học tập 2. Khởi động : - GV tổ chức cho HS trò chơi: “ Em tập làm người mẫu” - Cách chơi: Gọi một vài HS lên bảng tham gia biểu diễn thời trang hoặc tạo dáng người mẫu ( GV bật nhạc tạo không khí ) - GV nhận xét và giới thiệu vào chủ đề . 3. Nội dung chính: * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm - Yêu cầu HS quan sát hình ảnh đã chuẩn bị hoặc quan sát hình 9.1/ trang 44/sách MT5. thảo luận để nhận ra kiểu dáng, họa tiết trang trí, màu sắc của một số trang phục: - GV gợi mở câu hỏi: + Các bạn nhỏ mặc những trang phục gì? + Em thấy trên các trang phục đó có những họa tiết gì? Màu sắc như thế nào? + Trang phục của các vùng, miền khác nhau như thế nào? + Trang phục các mùa như thế nào? + Trang phục thường được may bằng các chất liệu gì? - Yêu cầu cử đại diện lên trình bày và nhận xét nhóm bạn - Yêu cầu HS quan sát hình 9.2/ trang 45/sách MT5 , thảo luận để tìm hiểu về hình thức thể hiện vật liệu tạo hình sản phẩm trang phục. - GV gợi mở câu hỏi: + Em quan sát thấy những sản phẩm trang phục gì? + Em thấy trên các trang phục đó có những họa tiết gì? Màu sắc như thế nào? + Các sản phẩm được thể hiện bằng chất liệu gì? - Yêu cầu cử đại diện lên trình bày và nhận xét nhóm bạn - GV nhận xét và tóm tắt: + Trang phục bao gồm áo, quần, váy, mũ, khăn,thường được may bằng các chất liệu như vải , len, dạ,. + Trang phục ở mỗi vùng, miền có kiểu dáng, màu sắc và họa tiết trang trí khác nhau. + Có thể tạo sản phẩm trang phục bằng nhiều hình thức , chất liệu khác nhau. Khi tạo dáng và trang trí trang phục cần chú ý: - Phù hợp với đối tượng sử dụng là nam hay nữ. - Phù hợp với độ tuổi. - Phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết.. * Hoạt động 2: Hướng dẫn cách thực hiện - GV gợi ý câu hỏi để HS tìm ý tưởng về trang phục sẽ thực hiện: + Trang phục dành cho ai? + Sử dụng vào mùa nào?hoàn cảnh nào? - Yêu cầu HS quan sát hình minh họa hoặc hình 9.3 – 9.4/ trang 46/ sách HMT 5, thảo luận rồi nêu cách tạo hình và trang trí sản phẩm trời trang. - GV hướng dẫn HS cách tạo hình sản phẩm thời trang theo các cách với các bước sau: * Cách 1: + Vẽ dáng người. + Dựa vào dáng người để tạo dáng trang phục. + Trang trí trang phục bằng màu sắc và họa tiết ( họa tiết có thể là hình hoa, lá, các con vật, các đường diềm trang trí,.) + Có thể kết hợp sử dụng nhiều vật liệu khác nhau để tạo sản phẩm. * Cách 2: + Tạo dáng trang phục. + Trang trí bằng màu sắc và họa tiết - Yêu cầu HS tham khảo một số hình ảnh sản phẩm ở hình 9.5/trang 47/sách HMT 5 để có ý tưởng tạo hình sản phẩm thời trang - Hướng dẫn cho tiết 2 4. Củng cố , dặn dò - GV yêu cầu HS nhắc lại cách tạo hình sản phẩm thời trang? - GV nhận xét giờ học - Thu sách để đúng nơi quy định - Chuẩn bị đồ dùng như: Giấy vẽ, màu vẽ, kéo,các vật liệu tìm được (giấy báo, vải vụn,sợi len) ,..để cho tiết học sau. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số - HS ngồi theo nhóm - HS thực hiện - HS lắng nghe và tham gia trò chơi - HS lắng nghe - HS hoạt động theo nhóm - HS quan sát tranh và thảo luận nhóm + Váy, quần, áo, + hình tròn, hoa, lá, người,Màu sắc tươi sáng và phong phú. + Mỗi vùng miền có trang phục khác nhau về kiểu dáng, màu sắc và họa tiết trang trí. + Trang phục các mùa phù hợp vào thời tiết. + Vải, len, dạ. - Đại nhóm trình bày HS nhận xét nhóm bạn - HS quan sát tranh và thảo luận nhóm + Váy, quần áo dài, + Hoa, hình tròn,Màu sắc phong phú. + Trang phục được thể hiện bằng nhiều hình thức, chất liệu khác nhau. - Đại nhóm trình bày HS nhận xét nhóm bạn - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS lắng nghe và suy nghĩ để tìm ý tưởng về trang phục. - HS quan sát , thảo luận và nêu cách tạo hình và trang trí sản phẩm trời trang. - HS quan sát GV hướng dẫn . - HS quan sát và có thếm ý tưởng cho sản phẩm của nhóm. - HS lắng nghe - HS nhắc lại - HS lắng nghe - HS thực hiện TIẾT 2: Thực hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Kiểm tra si số lớp - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách thực hiện tạo hình trang phục? - GV nhận xét và giới thiệu bài 2. Nội dung chính * Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành 3. 1. Tạo dáng người - Tổ chức cho HS vẽ kí họa dáng người theo quan sát hoặc vẽ theo trí nhớ, trí tưởng tượng tạo kho hình ảnh. 3.2. Tạo dáng và trang trí trang phục - GV gợi ý: + Lựa chọn dáng người yêu thích trong kho hình ảnh. + Dựa vào dáng người, thiết kế và trang trí trang phục theo ý thích. - Hướng dẫn cho tiết 3 3. Củng cố , dặn dò - GV nhắc lại nội dung chính của chủ đề. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương , khen thưởng HS hăng hái phát biểu - Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau. - Yêu cầu HS dọn dẹp , vệ sinh lớp học - Lớp trưởng báo cáo sĩ số - HS thực hiện - HS nhắc lại HS nhận xét bạn - HS lắng nghe - HS kí họa theo cá nhân - HS lắng nghe và thực hành lựa chọn hình dáng người và thiết kế , trang trí trang phục theo ý thích. - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS thực hiện * Hoạt động 4: Sáng tạo với chất liệu tìm được: - Cho hs sáng tạo tạo ra nhưng mẫu trang phục bằng các chất liệu tìm được mà HS đã chuẩn bị sẵn. - Cách thực hiện: + Vẽ dáng người + Dựa vào dáng người tạo dáng sản phẩm +Kết hợp các vật liệu tìm được để tạo sản phẩm: như giấy màu, lá , hoa, vải... * Hoạt động 5: Tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm - Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm - Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm của mình/ nhóm - GV gợi mở câu hỏi + Em đã tạo hình được sản phẩm thời trang gì?Sản phẩm thời trang đó là đặc trưng cho vùng miền nào? Được sử dụng vào dịp nào, mùa nào? + Em đã trang trí cho sản phẩm thời trang của mình như thế nào? + Em đã dùng những chất liệu gì để sáng tạo sản phẩm ? + Em có nhận xét gì về sản phẩm của các bạn trong lớp? - GV nhận xét bổ sung 3. Tổng kết chủ đề: - Đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, khuyến khích các HS chưa hoàn thành. - Đánh giá kết quả theo sản phẩm - Hướng dẫn HS ghi nhận xét của GV ?, Hướng dẫn vận dụng- sáng tạo. - Gợi ý HS tạo hình trang phục cho mình và bạn để sử dụng trong buổi hoạt động ngoại khóa. 4. Củng cố - dặn dò: - GV nhắc lại nội dung chính của chủ đề. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương , khen thưởng HS hăng hái phát biểu - Về nhà tập quan sát cảnh vật xung quanh nơi mình ở để chuẩn bị cho chủ đề sau - Yêu cầu HS dọn dẹp , vệ sinh lớp học - HS hoàn thành bài tập - HS trưng bày sản phẩm - HS thuyết trình về sản phẩm của mình/ nhóm. - Nhận xét nhóm mình nhóm bạn, đánh giá xếp loại - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS tự đánh giá - HS lắng nghe và ghi nhận xét - HS lắng nghe và vận dụng sáng tạo - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS lắng nghe - HS lắng nghe và thực hiện - HS thực hiện _____________²T²________________ Ngày soạn:16/05/2020 Ngày giảng: 18,19,20,21/05/2020 25,26,27,28/05/2020 Chủ đề 10 : 2TIẾT CUỘC SỐNG QUANH EM A. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ: HS cần đạt được: - Nhận biết được các hoạt động diễn ra xung quanh em. - Thể hiện được một số hoạt động quen thuộc trong cuộc sống thông qua các hình thức tạo hình: vẽ,xé dán,nặn, - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. B. CHUẨN BỊ: - GV chuẩn bị: + Sách Học Mĩ thuật 5 + Hình minh họa cách tạo hình một số sản phẩm mi thuật phù hợp với chủ đề. - HS chuẩn bị: + Sách Học Mĩ thuật 5 + Giấy vẽ, màu vẽ, kéo,các vật liệu tìm được (que, vải vụn,sợi len..) C. QUY TRÌNH: - Phương pháp: Có thể vận dụng các quy trình: + Vẽ cùng nhau. + Tạo hình ba chiều – Tiếp cận chủ đề + Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn. - Hình thức tổ chức: + Hoạt động cá nhân. + Hoạt động nhóm. D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1: Tìm hiểu chủ đề và cách thể hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Tổ chức lớp: - Kiểm tra sĩ số lớp - Chia nhóm. - Kiểm tra đồ dùng học tập 2. Khởi động : - GV tổ chức cho HS trò chơi: “ Tạo dáng đoán tên hoạt động” - Cách chơi: Yêu cầu một số HS lên tạo dáng một số hoạt động theo các nội dung như: học tập,lao động,vui chơi,... để các bạn trong lớp đoán tên hoạt động - GV nhận xét và giới thiệu vào chủ đề . 3. Nội dung chính: * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm - Yêu cầu HS quan sát hình 10.1/ trang 50/sách MT5 thảo luận để tìm hiểu nội dung , hình thức , chất liệu thể hiện trong các sản phẩm với chủ đề “ Cuộc sống quanh em” - GV gợi mở câu hỏi: + Em thấy có những hoạt động gì ở hình a,b,c,d ? Những hoạt động đó diễn ra ở đâu? + Sản phẩm thể hiện nội dung gì? + Các sản phẩm đó được thể hiện bằng hình thức,chất liệu nào? + Hình ảnh và màu sắc được thể hiện như thể nào trong tranh? - Yêu cầu cử đại diện lên trình bày và nhận xét nhóm bạn - GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ trang 51 - GV tóm tắt: + Có nhiều hoạt động gắn liền với cuộc sống của các em như học tập,lao động, vui chơi, tham gia giao thông, sinh hoạt gia đình,tham gia các hoạt động cộng đồng,Mỗi vùng miền có những hoạt động gắn liền với không gian đặc trưng của mình. + Các hoạt động của con người trong cuộc sống được thể hiện phong phú trên các sản phẩm mĩ thuật về nội dung,hình thức và chất liệu. + Trong mỗi sản phẩm,các hình ảnh chính,phụ được sắp xếp cân đối,hợp lí,sử dụng màu sắc tương phản,có đậm nhạt. * Hoạt động 2: Hướng dẫn cách thực hiện - GV gợi ý câu hỏi để HS tìm hiểu cách thể hiện sản phẩm về chủ đề + Nhóm em chọn nội dung gì thực hiện ? + Nhóm em chọn hình thức,chất liệu để thể hiện sản phẩm ? + Nhóm em vẽ và sắp xếp các hình ảnh như thế nào? - Yêu cầu HS quan sát hình minh họa hoặc hình 10.2/ trang 51/ sách HMT 5, thảo luận rồi nêu cách tạo hình sản phẩm -Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trang 51 - GV tóm tắt: Có nhiều hình thức thể hiện sản phẩm mĩ thuật với chủ đề “ Cuộc sống quanh em” (vẽ tranh, tạo hình ba chiều,xé dán ,) và có thể hiện theo các bước: + Kí họa dáng người theo quan sát hoặc vẽ theo trí nhớ để tạo dáng hoạt động,tạo kho hình ảnh (có thể tạo kho hình ảnh bằng bằng cách vẽ,xé/cắt dán, nặn,). + Lựa chọn hình ảnh từ kho hình ảnh, sắp xếp thành sản phẩm tập thể theo nội dung chủ đề của nhóm đã thống nhất. +Tạo thêm hình ảnh,chi tiết,hoàn chỉnh đường nét,màu sắc cho sản phẩm sinh động - Yêu cầu HS tham khảo một số hình ảnh sản phẩm ở hình 10.3/trang 52/ sách HMT 5 để có ý tưởng tạo hình sản phẩm - Hướng dẫn cho tiết 2 4. Củng cố , dặn dò - GV nhận xét giờ học - Thu sách để đúng nơi quy định - Chuẩn bị đồ dùng như: Giấy vẽ, màu vẽ, kéo,các vật liệu tìm được (que, vải vụn,sợi len .).để cho tiết học sau. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số - HS ngồi theo nhóm - HS thực hiện - HS lắng nghe và tham gia trò chơi - HS lắng nghe - HS hoạt động theo nhóm - HS quan sát tranh và thảo luận nhóm - Đại nhóm trình bày HS nhận xét nhóm bạn - HS đọc - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS lắng nghe và suy nghĩ - HS quan sát , thảo luận và nêu cách tạo hình sản phẩm - HS đọc - HS lắng nghe - HS quan sát và có thếm ý tưởng cho sản phẩm của nhóm. - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS thực hiện TIẾT 2: Thực hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Kiểm tra si số lớp - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách thể hiện sản phẩm mĩ thuật với chủ đề “ cuộc sống quanh em”? - GV nhận xét và giới thiệu bài 2. Nội dung chính * Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành 3. 1. Hoạt động cá nhân - Tổ chức cho HS vẽ kí họa dáng người theo quan sát hoặc vẽ theo trí nhớ, trí tưởng tượng, xé / cắt dán, nặn, tạo hình ba chiều, tạo kho hình ảnh. 3.2. Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS : Thảo luận để lựa chọn các nhân vật từ kho hình ảnh,sắp xếp thành một bố cục. Thêm các chi tiết để thể hện rõ hơn hoạt động của các nhân vật,hình thành nội dung chủ đề. + Thêm các hình ảnh khác, tạo không gian cho sản phẩm thêm sinh động và phù hợp với nội dung. - Trong lúc HS thực hành, GV nhắc nhở HS sắp xếp để thể hiện hình ảnh chính, phụ, xa gần cho cân đối và hợp lí; Sử dụng màu sắc hài hòa có đâm, nhạt. - Hướng dẫn cho tiết 3 3. Củng cố , dặn dò - GV nhắc lại nội dung chính của chủ đề. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương , khen thưởng HS hăng hái phát biểu - Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau. - Yêu cầu HS dọn dẹp , vệ sinh lớp học - Lớp trưởng báo cáo sĩ số - HS thực hiện - HS nhắc lại HS nhận xét bạn - HS lắng nghe - HS lựa chọn hình thức và thực hành cá nhân - HS lắng nghe và thực hành nhóm - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS thực hiện * Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm - Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm - Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm của mình/ nhóm - GV gợi mở câu hỏi + Nhóm em thể hiện nội dung gì qua sản phẩm ? + Hình ảnh, màu sắc thể hiện như thế nào? + Các nhân vật trong sản phẩm là ai? Họ có mối quan hệ như thế nào? + Nhóm em muốn truyền tải thông điệp gì thông qua sản phẩm ? + Em chọn hình thức nào để chia sẻ sản phẩm của nhóm? ( thuyết trình, kể chuyện, sắm vai, biểu diễn,...) - GV nhận xét bổ sung 3. Tổng kết chủ đề: - Đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, khuyến khích các HS chưa hoàn thành. - Đánh giá kết quả theo sản phẩm - Hướng dẫn HS ghi nhận xét của GV ?, Hướng dẫn vận dụng- sáng tạo. - Gợi ý HS vẽ bức tranh thể hiện hoạt động yêu thích của mình. 4. Củng cố - dặn dò: - GV nhắc lại nội dung chính của chủ đề. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương , khen thưởng HS hăng hái phát biểu - Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ cho chủ đề sau. - Yêu cầu HS dọn dẹp , vệ sinh lớp học - HS lắng nghe - HS hoàn thành bài vẽ - HS trưng bày sản phẩm - HS thuyết trình , tự đánh gá về sản phẩm của mình/ nhóm. - Nhóm lựa chọn hình thức thể hiện. - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS tự đánh giá - HS lắng nghe và ghi nhận xét - HS lắng nghe và vận dụng sáng tạo - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS lắng nghe - HS lắng nghe và thực hiện - HS thực hiện _____________²T²________________ Ngày soạn:28/05/2020 Ngày giảng: 01,02,03,04/06/2020 08,09,10,11/06/2020 Chủ đề 10 : 2TIẾT VẼ BIỂU CẢM ĐỒ VẬT A. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ: HS cần đạt được: - Nhận biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc của các đồ vật. - Vẽ được tranh biểu cảm đồ vật - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. B. CHUẨN BỊ: - GV chuẩn bị: + Sách Học Mĩ thuật 5 + Mẫu vẽ: lọ hoa, ca, cốc, - HS chuẩn bị: + Sách Học Mĩ thuật 5 + Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, + Mâu vẽ: ca ,cốc, bình nước, lọ hoa,. C. QUY TRÌNH: - Phương pháp: Vận dụng các quy trình: + Vẽ biểu cảm. - Hình thức tổ chức: + Hoạt động cá nhân. D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1: Tìm hiểu chủ đề và cách thể hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Tổ chức lớp: - Kiểm tra sĩ số lớp - Chia nhóm. - Kiểm tra đồ dùng học tập 2. Khởi động : - GV tổ chức cho HS trò chơi: “ Bịt mắt đoán đồ vật” - Cách chơi: Yêu cầu một số HS dùng khăn bịt mắt và để đồ vật trên mặt bàn thành từng nhóm cho HS đoán tên đồ vật. HS dùng đôi bàn tay sờ để đoán tên đồ vật. Nhóm/cá nhân nào đoán được nhiều và nhanh nhất thì nhóm/cá nhân thắng cuộc. - GV nhận xét và giới thiệu vào chủ đề. 3. Nội dung chính: * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm - Yêu cầu HS quan sát hình 11.1/ trang 55/sách MT5 thảo luận để tìm hiểu về vẻ đẹp của tranh vẽ tĩnh vật - GV gợi mở câu hỏi: + Kể tên các đồ vật có trong tranh? + Hình mảng, đường nét, cách vẽ và màu sắc của mỗi bức tranh như thế nào? - Yêu cầu cử đại diện lên trình bày và nhận xét nhóm bạn - Yêu cầu HS quan sát hình 11.2 – 11.3/ trang 56/sách MT5 thảo luận để tìm hiểu cách sắp xếp hình ảnh , tạo hình, vẽ màu cho tranh biểu cảm đồ vật. - GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ trang 56 - GV tóm tắt: Tranh biểu cảm đồ vật diễn tả cảm xúc của người vẽ thông qua đường nét và màu sắc. Những đường nét, màu sắc được vẽ cách điệu theo cảm xúc của người vẽ tạo nên vẻ đẹp ấn tượng cho bức tranh. * Hoạt động 2: Hướng dẫn cách thực hiện - GV tổ chức cho HS bày mẫu ( hoặc do GV bày mẫu) . - Yêu cầu HS quan sát các vật mẫu để nhận ra hình dáng , đặc điểm , màu sắc của cấc vật mâu. - Yêu cầu HS nêu cách vẽ biểu cảm? - Yêu cầu HS quan sát hình hình 11.4/ trang 57/ sách HMT 5, để tham khảo cách vẽ biểu cảm đồ vật - GV tóm tắt: Cách vẽ tranh biểu cảm: + Mắt tập trung quan sát hình dáng, đặc điểm của mẫu, tay vẽ vào giấy.Mắt quan sát đến đâu, tay vẽ đến đó.Mắt không nhìn vào giấy,tay đưa nét bút liên tục không nhấc lên khỏi tờ giấy trong quá trình vẽ. + Vẽ thêm các nét biểu cảm (các nét được thêm vào mang tính trang trí, có thể vẽ theo chiều dọc, chiều ngang hoặc bao quanh hình vẽ theo cảm xúc làm cho đồ vật trở nên sinh động và đẹp hơn). +Vẽ màu vào các đồ vật : sử dụng màu có độ tương phản đậm – nhạt, sáng – tối, nóng – lạnh, - Hướng dẫn cho tiết 2 4. Củng cố , dặn dò - GV nhận xét giờ học - Thu sách để đúng nơi quy định - Chuẩn bị đồ dùng như: Giấy vẽ, màu vẽ, , bút chì,mẫu vẽ..để cho tiết học sau. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số - HS ngồi theo nhóm - HS thực hiện - HS lắng nghe và tham gia trò chơi - HS lắng nghe - HS hoạt động theo nhóm - HS quan sát tranh và thảo luận nhóm - Đại nhóm trình bày HS nhận xét nhóm bạn - HS quan sát, thảo luận - HS đọc - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS thực hiện - HS quan sát mẫu - HS nêu - HS quan sát, tham khảo - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS quan sát , thảo luận và nêu cách tạo hình sản phẩm - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS thực hiện TIẾT 2: Trưng bày giới thiệu sản phẩm: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Kiểm tra si số lớp - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách vẽ biểu cảm các đồ vật? - GV nhận xét và giới thiệu bài 2. Nội dung chính * Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành - Yêu cầu HS thực hành cá nhân - Yêu cầu HS quan sát mẫu, ve không nhìn giấy. - Vẽ thêm các nét (chiều dọc, chiều ngang hoặc bao quanh hình) - Vẽ màu biểu cảm theo ý thích. - Trong lúc HS thực hành, GV khuyến khích HS mạnh dạn đưa tay để hình vẽ không quá nhỏ. * Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm - Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm - Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm của mình/ nhóm - GV gợi mở câu hỏi + Em có cảm nhận gì sau khi tham gia vẽ biểu cảm các đồ vật ? + Em thấy các bài vẽ của em và các bạn đã thể hiện được các đường nét và màu sắc biểu cảm chưa?Các đường nét và màu sắc đó thể hiện như thế nào? - GV nhận xét bổ sung 3. Tổng kết chủ đề: - Đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, khuyến khích các HS chưa hoàn thành. - Đánh giá kết quả theo sản phẩm - Hướng dẫn HS ghi nhận xét của GV ?, Hướng dẫn vận dụng- sáng tạo. - Gợi ý HS một đồ vật theo trí tưởng tượng, quan sát mẫu hoặc vẽ theo trí nhớ dưới hình thức không nhìn giấy. 4. Củng cố - dặn dò: - GV nhắc lại nội dung chính của chủ đề. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương , khen thưởng HS hăng hái phát biểu - Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ cho chủ đề sau. - Yêu cầu HS dọn dẹp , vệ sinh lớp học - Lớp trưởng báo cáo sĩ số - HS thực hiện - HS nhắc lại HS nhận xét bạn - HS lắng nghe - HS thực hành cá nhân - HS lắng nghe - HS trưng bày sản phẩm - HS lắng nghe GV hướng dẫn thuyết trình, tự đánh gá về sản phẩm của mình/ nhóm. - HS thuyết trình về sản phẩm của mình. -
File đính kèm:
- giao_an_mon_mi_thuat_lop_5_chu_de_9_den_10_nam_hoc_2019_2020.doc