Giáo án môn Mĩ thuật - Chủ đề 1 đến chủ đề 8

CHỦ ĐỀ 7 ĐỒ VẬT THÂN QUEN

Bài 15: Vẽ cái cốc

Bài 33: Vẽ cái bình nước

Bài 25: Vẽ họa tiết dạng hình vuông, hình tròn

Bài 22: Trang trí đường diềm HS hiểu được sự đa dạng, phong phú về hình dáng, màu sắc của các đồ vật quen thuộc, gần gũi với các em

HS biết cách quan sát, hình dung các bộ phận trên mỗi đồ vật để vẽ được các đồ vật theo quan sát và cảm nhận.

Phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm.

 

docx20 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Mĩ thuật - Chủ đề 1 đến chủ đề 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
                         Thời lượng : 4 tiết
I ) Mục tiêu:        
- HS nhận biết được ba độ đậm nhạt chính : đậm, đậm vừa, nhạt.
 	- HS biết tạo ra những sắc độ đâm nhạt đơn giản trong bài vẽ trang trí hoặc bài vẽ tranh. HS có kiến thức đơn giản về màu sắc và phân biệt được đậm nhạt của màu sắc khi sử dụng trong trang trí.       
- Vận dụng được vào trang trí khung ảnh, bưu thiếp,đồ vật...
- HS phát huy được khả năng tưởng tượng, sáng tạo và năng lực diễn đạt bằng lời nói.
 - HS biết yêu quý vẻ đẹp màu sắc trong cuộc sống, biết bảo vệ, giữ gìn các đồ vật xung quanh.4
II ) Chuẩn bị:
 1) Đồ dùng dạy học:     
a) Giáo viên: 
- Một số sản phẩm đươc trang trí . 
- Giấy A3          
b) Học sinh:            
- giấy A4 bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.   
2) Vận dụng quy trịnh MT :       
- QT vẽ theo nhạc
III ) Hoạt động dạy học: 
1) Ổn định lớp học:.          
2) Kiểm tra dụng cụ học vẽ.          
3) Bài mới: Giới thiệu bài: 
Trong thiên nhiên có vô vàn màu sắc, màu sắc trong thiên nhiên luôn thay đổi và phong phú. Hoa quả, cây, đất trời, mây núi, các con vật...đều có màu sắc đẹp. Nhờ có màu sắc đẹp nó làm cuộc sống chúng ta tươi đẹp hơn. Trong hộp màu của em có rât nhiều màu sắc rất đẹp và chúng ta sẽ sử dụng các màu sắc đó  như thế nào? mời các em cùng khám phá.    
a) Hoạt động 1:      Giới thiệu màu săc trong thiên nhiên
Hoạt động  của Giáo viên
Hoạt động  của Học sinh
 - GV giới thiêu màu sắc có trong thiên nhiên.     
+  kể các máu sắc cơ bản?
+ Từ ba màu cơ bản đỏ, vàng, xanh lam,  chúng ta pha trộn các màu đó với nhau để được ba màu mới đó là: da cam, xanh lục, tím.
+ GV cho HS nhìn vào hộp màu của mình tìm xem đâu là màu: da cam, tím, lục.
- HS quan sát, cảm nhận vẻ đẹp  màu sắc qua tranh, ảnh, clip.
- HS kể màu đỏ, xanh, vàng.
- HS thảo luận  nhóm, quan sát cảm nhận, nói cho nhau nghe về màu sắc có trong hộp màu qua gợi ý của GV.
- HS đại diện nhóm kể màu sắc có trong hộp màu.
Hoạt động 2:                         Vẽ theo nhạc( vẽ cùng nhau)
Hoạt động  của Giáo viên
Hoạt động  của Học sinh
- GV cho HS xem một số bài vẽ bằng màu.
- GV hướng dẫn cách vẽ.
 - GV tổ chức nhóm HS vẽ theo nhạc.
- GV  hướng dẫn HS cắt mảng màu mình yêu thích đê tạo thành một bức tranh theo cảm nhận.
- GV hướng dẫn học sinh cắt khung hình cho bức tranh  bằng giấy A4.
- GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm.
- GV gợi ý HS đặt câu hỏi cho bài vẽ của các bạn khác. 
- GV gợi ý cho quy trình tiếp theo:
+ Để vận dụng những sản phẩm, phế liệu còn lại chúng ta có thể trang trí khung ảnh, bưu thiếp, lọ hoa...
.
- HS quan sát và cảm nhận vẻ đẹp .
- HS quan sát.
 HS nghe nhạc, cảm nhận và dùng màu sắc vẽ theo giai điệu âm nhạc.( vừa vẽ vừa nhún nhảy,di chuyển theo vòng tròn).
- HS quan sát, tham khảo.
- HS thực hiện theo ý thích.
- HS trưng bày bài vẽ và chia sẻ cảm nhận khi xem tác phẩm của các bạn, hoặc của mình, chọn bài mình thích và bài vẽ đẹp, sáng tạo, ngộ nghĩnh.
- HS có thể tìm ra nhiều cách trang trí bằng cách sử dụng các phế liệu..
- HS thực hành trang trí cá nhân.
Hoạt động 3:    Tạo các sản phẩm trang trí bưu thiệp, nhãn vở, mũ, lọ hoa...          
Hoạt động  của Giáo viên
Hoạt động  của Học sinh
- GV cho HS xem một số sản phẩm như nhãn vở, bưu thiếp, mũ, lọ hoa... được trang trí lấy từ màu sắc đã được vẽ.
 - GV tổ chức HS thực hành.
- GV yêu cầu HS chia sẻ thảo luận với nhau về cách sắp xếp bố cục, cách trang trí các sản phẩm.
- GV tổ chức HS trưng bầy sản phẩm theo nhóm
 sá - HS thực hành trang trí cá nhân. - HS  thảo luận và chia sẽ.
  - HS làm việc tập trung, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau
- HS trưng bày bài vẽ
- HS thảo luận chia sẻ trong nhóm chọn cách trưng bày tranh
7 Hoạt động 4:              Trình bày, thảo luận, đánh giá sản phẩm
Hoạt động  của Giáo viên
Hoạt động  của Học sinh
- Xem các sản phẩm được trang trí.
GV yêu cầu HS suy nghĩ và chia sẻ:
+ Em có cảm nhận ntn về cách trưng bày triển lãm của chúng mình?
- GV gợi ý HS thảo luận nói về bài vẽ và sản phẩm nhóm mình:
+ Sản phẩm là  gì? trang trí bằng chất liệu gì? 
GV nhận xét bổ sung, khen ngợi HS.
* Dặn dò: - Về nhà tập quan sát chân dung bạn bè, người thân hoặc người mình yêu thích.
 - Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
- HS thảo luận chia sẻ trong nhóm chọn cách trưng bày sản phẩm.
HS hoạt động nhóm thảo luận chọn cách nói về bài vẽ và sản phẩm nhóm mình.
HS trình bầy trước lớp.
HS nhận xét nhóm bạn và đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
- HS lắng nghe.
Ngày soạn : 24/10/2015
Ngày dạy : 27/10 /2015.  3/11/2015                      
CHỦ ĐỀ 2 : EM VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU
 Gồm các bài : 10, 23. ( 2 tiết)
I. Mục tiêu.
- HS biết cách quan sát, hình dung các bộ phận trên khuôn mặt để vẽ tranh chân dung theo cảm nhận
- Vẽ được chân dung của bản thân hoặc người mình yêu thích
- HS phát huy được khả năng diễn đạt cảm xúc của bản thân đối với người khác..
II. Chuẩn bị.
1/ Đồ dùng 
- Tranh , ảnh ngôi nhà , mô hình 3D
- Màu , chì, tẩy, ...
2/ Phương pháp 
- Thực hiện quy trình : 
 Vẽ chân dung biểu đạt
III ) Hoạt động dạy học:
 1)Ổn định tổ chức
 2) Kiểm tra đồ dùng HS.
 3)Bài mới: GV giới thiệu bài.
* KHỞI ĐỘNG 
Kể tên các bộ phận trên cơ gương mặt ( mắt , mũi miệng.)
HOẠT ĐỘNG 1 : TRẢI NGHIỆM
GV
- Giới thiệu một số tranh , bài vẽ chân dung biểu đạt.
HS
- Thấy được vẻ đẹp hình dáng , màu sắc, tình cảm của người vẽ vào trong tranh...
HOẠT ĐỘNG 2 : KỸ NĂNG SÁNG TẠO
GV
- Hướng dẫn vẽ chân dung biểu đạt 
Giáo viên thực hiện quy trình vẽ chân dung biểu đạt 
GV vừa thực hiện vừa diễn giải....
HS
-Quan sát , lắng nghe , trả lời câu hỏi
HOẠT ĐỘNG 3 : BIỂU CẢM ( .....)
GV
- Yêu cầu học sinh vẽ chân dung bạn hoặc thày mà không nhìn vào giấy ( vẽ hình) . 
- Học sinh vẽ màu theo cảm xúc( Phần này học sinh được nhìn vào bài vẽ)
HS
- Thực hành vẽ chân dung biểu đạt theo nhóm 4 ( ngồi đối diện 2-2 )
HOẠT ĐỘNG 4 : PHÂN TÍCH DIỄN GIẢI
GV
 - Yêu cầu học sinh trưng bày , suy nghĩ về bài của mình , bài của bạn .
- Suy nghĩ, chuẩn bị giới thiệu hoặc nhận xét....
HOẠT ĐỘNG 5 : GIAO TIẾP – ĐÁNH GIÁ 
GV
- Duy trì buổi thuyết trình của các 
- Yêu cầu các học sinh , các nhóm bổ sung hoặc đưa ra ý kiến
- Giáo viên nhận định, tuyên dương rút kinh nghiệm
HS
- Xung phong giới thiệu về bài vẽ của mình hoặc đưa ra ý kiến bổ sung, nhận xét 
Dặn dò : Chuẩn bị cho chủ đề TRANG TRÍ HÌNH CƠ BẢN
*****************************************************************
Ngày soạn : 24/10/2015
Ngày dạy : 10, 17, 24/11/2015 . 1/12/2015                     
CHỦ ĐỀ 3 : TRƯỜNG EM
                                     ( Bài 2, Bài 7, Bài 19, Bài 21)
                                                Thời lượng : 4 tiết
I. Mục tiêu.
- HS phát triển được những hiểu biết cơ bản về các hoạt động ở trường
- Hiểu được hình dáng đơn giản của con người trong cac hoạt động để tạo hình dáng bằng cách vẽ, nặn hoặc xé dán.
- HS phát triển được khả năng tưởng tượng và sáng tạo về một câu chuyện của chính các em ở trường.
- HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.
II ) Chuẩn bị:
1) Đồ dùng dạy học:
+ Tranh chân dung biểu cảm
+ Tranh đề tài sinh hoạt của HS lớp 1,2.
+ Giấy vẽ A3.
+ Vở tập vẽ, giấy vẽ A4, chì, màu.
2) vận dụng quy trình MT:
+ Vẽ cùng nhau.
III) Hoạt động day- học:
1) ổn định tổ chức 
2) Kiểm tra đồ dùng
3) Bài mới: GV giới thiêu bài
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Quan sát và vẽ không nhìn giấy.
- GV nêu yêu cầu của của quy trình vẽ và dành thời gian 1- 2 phút để hs quan sát kỹ đặc điểm khuôn mặt của nhau hoặc khuôn mặt thầy cô giáo mình. 
 - Em quan sát thấy khuôn mặt người đối diện như thế nào? 
 - Các đường nét khuôn mặt, cổ, vai em thấy ntn? 
- Yêu cầu học sinh vẽ lên giấy A4 chân dung thầy cô giáo hoặc bạn mình bằng cách vừa quan sát vừa vẽ (mắt quan sát, tay vẽ, không nhìn vào giấy) 
- Yêu cầu HS tập trung vẽ theo cảm nhận của mình trong vòng 8-10 phút, 
Hoạt động 2: Thảo luận về đường nét biểu cảm
- Yêu cầu quan sát và cảm nhận các bức tranh vừa vẽ.
- Em thấy bức tranh của mình vẽ như thế nào? 
- Em thấy cách vẽ này khó hay dễ? em có thích cách vẽ này không?
- Em thấy mình vẽ có giống mẫu không? 
Hoạt động 3: Thể hiện tranh biểu đạt bằng màu 
- Hướng dẫn HS màu để vẽ thành một bức tranh chân dung theo ý thích và phong cách của riêng mình.
Hoạt động 4: Trưng bày kết quả và chia sẻ nhận xét.
- Yêu cầu HS trương bày tác phẩm của mình để cả lớp cùng nhận xét.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét và đánh giá. 
- Em thấy tác phẩm của mình như thế nào? Em có hài lòng về tác phẩm của mình không?
Em sẽ sử dụng sản phẩm này như thế nào ? 
Củng cố- dặn dò
- Em vừa học xong quy trình mỹ thuật nào?
Em đã học tập được những gì qua quy trình này? 
- HD HS vệ sinh phòng học sạch sẽ, chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học sau.
- Thực hiện theo yêu cầu giáo viên.
- 5-7 Hs trả lời theo những gì mình quan sát được.
- Vẽ theo cảm nhận của mình, mắt quan sát và tay vẽ không nhìn vào giấy. 
- Treo tranh của nhóm lên bảng
- Quan sát và cảm nhận các hình ảnh của tranh.
- Nêu cảm nhận của mình về bức tranh của mình và các bạn vẽ.
2-3 học sinh trả lời
2-3 học sinh trả lời
- Học sinh dùng màu vẽ vào tranh chân dung theo ý thích và phong cách riêng của mình. 
Treo tác phẩm của mình lên bảng cho cả lớp cùng quan sát, nhận xét.
Lên bảng giới thiệu về tác phẩm và chia sẻ cảm nhận, phong cách của mình về tác phẩm.
Thảo luận trao đổi, về các tác phẩm.
HS trả lời
- Hs trả lời
- Thực hiện vệ sinh lớp học
 Quy trình: Xây dựng cốt truyện.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn HS tạo một câu chuyện kể về một hoạt động ở trường ( Nhóm tự viết hoặc dựa trên những câu chuyện kể về chủ đề nhà trường) 
- GV nêu một số câu hỏi gợi ý như: 
+ Nhóm em sẽ kể câu chuyện gì? 
+ Câu chuyện của nhóm em do nhóm tự sáng tác hay từ một câu chuyện ở trong sách về chủ đề nhà trường ?
 Hoạt động 4: Chia sẻ nội dung câu chuyện.
- GV và HS nhận xét và góp ý thêm cho câu chuyện và hình ảnh, màu sắc trong tranh.
- Đặt câu hỏi phỏng vấn về nội dung câu chuyện, về hình ảnh trong câu chuyện.
- Kết thúc tiết học Gv nhận xét chung về tiết học về sự nghiêm túc, hợp tác trong nhóm.
- HS thảo luận chia sẻ trong nhóm xây dựng câu chuyện, chọn hình ảnh trong cây chuyện đó để tạo thành tranh. 
- Đại diện các nhóm trả lời về ý tưởng của nhóm mình.
- Phối hợp các thành viên để tạo tranh của câu chuyện đó.
- Vẽ, cắt dán, xé dán, tạo hình 2d  tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh về nội dung của đoạn truyện đã chọn.
- Các nhóm treo tranh của mình lên và kể câu chuyện của nhóm mình kết hợp với diễn xuất của các nhân vật.
- Trao đổi thảo luận về tranh và câu chuyện của cá nhóm.
Ngày soạn : 5/12/2015
Ngày dạy : 8, 15, 22/12/2015 . 5,12/1/2016                     
CHỦ ĐỀ 4 : THIÊN NHIÊN QUANH EM
( Bài 3, Bài 4, Bài 5, Bài 13, Bài 18)
Thời lượng : 5 tiết
I. Mục tiêu.
- HS tich cực, chủ động kham phá, hiểu được vẻ đẹp, sự phong phú đa dạng của thiên nhiên 
- HS tạo được các hình dáng đơn giản về cây cối, hoa lá, con vật...
- HS biết sắp xếp các hình đơn lẻ từ ngân hang hình ảnh để tạo được bức tranh về thiên nhiên.
 HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân. 
II ) Chuẩn bị:
1) Đồ dùng dạy học:
a) Giáo viên:
- Tranh, ảnh, clip về thiên nhiên.
- Giấy vẽ A3.
b) Học sinh:
- Giấy vẽ A4, A3, chì, màu, đất nặn, giấy màu.
2)Vận dụng quy trình MT:
- Vẽ cùng nhau.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A . ổn định tổ chức 
B . bài mới .
Khởi động cho HS nghe nhạc
Hoạt động 1. HS quan sát.
Chia lớp thành các nhóm sao cho phù hợp với lớp. HS tự đặt tên nhóm.
HS thảo luận về cảnh thiên nhiên.
Cây cối nhà cửa con vât ,hình dáng ,màu sắc 
GV đến từng nhóm kiển tra. 
Nếu HS gặp khó khăn GV giúp đỡ thêm.
GV nhật sét chung.
Hoạt động 2. Vẽ qua quan sát
HS làm bài theo nhóm
HS vẽ cảnh thiên nhiên theo ý thích vào giấy A4.
GV quan sát gợi ý thêm cho các nhóm hoàn thành bài. 
GV nhận sét chung tiết 1.
Lớp trưởng báo cáo
HS quan sát và thảo luận
HS về cảnh thiên nhiên.
HS thực hành
GV tiết trước học bài gì.
Yêu cầu HS dán bài lên bảng để cả lớp cùng nhận sét và chia sẻ hình ảnh con vật
GV nhận xét chung.
Hoạt động 3. cùng nhau vẽ.
Học sinh chỉnh sửa hình con vật và vẽ màu.
Yêu cầu các nhóm vẽ vào giấy A3.hs làm việc theo nhóm.
GV quan sát giúp đỡ HS.
Vẽ song các nhóm chia sẻ nội dung câu chyện.
GV nhận xét chung tiết học.
HS nhận xét.
HS làm việc theo nhóm.
Chia sẻ câu chuyện.
Hoạt động 4 vẽ màu làm phong phú câu chuyện
Cho HS khởi động.
Gợi ý hs lựa chọn chất liệu chất liệu vẽ, xé dán
GV quan sát giúp đỡ học sinh hoàn thành sản phẩm.
GV nhận xét chung tiết học .
Nhắc HS vệ sinh lớp.
HS làm việc theo nhóm.
Hoạt động 5. Tổ chức trưng bày và thuyết trình tranh.
GV cho các nhóm lên trình bày ,chia sẻ câu chuyện
Sắm vai các nhân vật trong tranh.
Sau khi các nhóm trình bày song GV nhận xét và chốt lại.
Hoạt động 6: Cũng cố -dặn dò.
GV củng cố qua một số câu hỏi..
-Nhận xét chung tiết học.
Chuẩn bị chủ đề sau “ thiên nhiên quanh em”
Các nhóm thuyết trình câu chuyện.
Lựa chọn câu chuyện theo ý thích.
Trả lời.
CHỦ ĐỀ 5 TK THỜI TRANG ĐẾN TRƯỜNG CỦA EM
Bài 9: vẽ cái mũ
Bài 20: Vẽ cái túi xách
Bài 27: Vẽ cái cặp xách
Bài 31: Trang trí hinh vuông
Bài 29: Nặn, vẽ, xé dán hình con vật ( trùng lặp và quá nhiều nên sử dung vào tiết Trình bày SP của quy trình)
CHỦ ĐỀ 6 THƯỞNG THƯC VÀ TRẢI NGHIỆM 
CÙNG TÁC PHẨM MỸ THUẬT
4 tiết
Bài 8: Xem tranh
Bài 17: Xem tranh Dân gian
Bài 18: Tô màu vào tranh Dân gian
Bài 32: Tìm hiểu về tượng
- HS biết phân tích một tác phẩm về mặt hình thức, tạo dáng, màu sắc, chất liệu...
 - HS phát triển khả năng phát hiện cái đẹp tìm tòi cái mới khi tiếp xúc với tranh vẽ, tác phẩm điêu khắc, các buổi trình bày về tác phẩm, và các buổi triển lãm.
- HS sử dụng được phương pháp tái hiện để tự mình tái hiện lại một tác phẩm yêu thích qua đó học cách thể hiện bản thân.
LỚP DẠY: Khối 5.
II. Chuẩn bị đồ dùng
* Học sinh chuẩn bị:
- Tranh và sản phẩm mĩ thuật trong cả quá trình học. 
- Câu chuyện tự xây dựng...
III. Các hoạt động cụ thể:
Hoạt động 1. TÁC PHẨM CỦA CHÚNG EM.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV YC các nhóm cử nhóm trưởng và đặt tên cho các nhóm.
- GV YC HS các nhóm mang các tranh và sản phẩm mĩ thuật trong cả quá trình học ra để lựa chọn trưng bày những tác phẩm xuất sắc nhất.
- GV cùng làm với HS.
- GV tổ chức cho các nhóm trưng bày các tác phẩm thành các góc riêng biệt.
- YCHS quan sát các tác phẩm vừa trưng bày, gợi ý HS nhận xét.
+ Em có cảm nhận ntn về cách trưng bày triển lãm của chúng mình? Em có cảm nhận ntn về các góc tranh và sản phẩm vừa được trưng bày?
+ Em thích tác phẩm nào nhất? Em thích gì nhất trong tác phẩm đó? Em thấy nội dung, tạo hình, hình ảnh, màu sắc của tác phẩm đó có gì đặc sắc? 
+ Theo em, bạn muốn nói điều gì thông qua tác phẩm này?
+ Trong khi quan sát các tác phẩm em có liên tưởng tới điều gì không?
+ Em có cảm nhận ntn sau khi xem tác phẩm này?
- GV cùng HS xem và yêu cầu vài HS chọn và giới thiệu về tác phẩm đẹp mà mình thích. 
- HS ngồi theo nhóm, cử nhóm trưởng và đặt tên cho các nhóm.
- HS chú ý hoạt động theo hướng dẫn của GV
- Các nhóm trưng bày các tác phẩm 
+ Tranh vẽ biểu đạt
+ Tranh vẽ cùng nhau
+ Tranh vẽ theo nhạc
+ Bài trang trí
+ Sản phẩm trang trí ứng dụng
+ Sản phẩm tạo hình 2D, 3D
+ Các đề tài tạo hình
- HS đứng xung quanh khu vực trưng bày tranh.
- HS trả lời theo cảm nhận riêng.
- HS chọn tranh và giới thiệu, thuyết trình trước lớp. 
Hoạt động 2. Ý TƯỞNG VÀ CẢM XÚC CỦA EM.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV YC HS các nhóm lựa chọn tác phẩm mà nhóm mình thích nhất và cùng trao đổi, xây dựng câu chuyện.
- GV gợi ý bằng các câu hỏi: 
+ Em thích nhân vật nào nhất? Tại sao?
+ Em có cảm nhận ntn về nhân vật đó? Quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác?
+ Em thấy hình dáng, tính cách, cuộc sống của nhân vật đó có gì đặc sắc? 
+ Theo em, tác giả muốn nói điều gì thông qua nhân vật này?
+ Trong khi làm việc em có liên tưởng tới điều gì không?
- GV đến từng nhóm phân tích và giải thích, gợi ý cụ thể cho ý tưởng của HS
- GV tổ chức cho các nhóm đóng vai nhân vật lên kể câu chuyện hoặc nêu cảm nhận của mình.
- GV theo dõi hỗ trợ HS bằng cách đặt câu hỏi mang tính khuyến khích, chia sẻ ý tưởng. Trong quá trình HS trình bày, GV kịp thời hỗ trợ khi HS gặp khó khăn, khuyến khích các em mạnh dạn, tự tin, diễn cảm khi nói.
+ Em có cảm nhận ntn sau khi nghe các câu chuyện này? 
- Kết thúc chủ đề này, GV giáo dục và rèn kỹ năng sống cho HS về: cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm qua ngôn ngữ mĩ thuật, biết tìm tòi cái mới khi tiếp xúc với tranh vẽ, các buổi trình bày về tác phẩm, và các buổi triển lãm.
- HS ngồi theo nhóm, cử nhóm trưởng và đặt tên cho các nhóm.
- HS các nhóm lựa chọn bức tranh của nhóm mình và cùng trao đổi, xây dựng câu chuyện:
+ Viết nhận xét, bình luận, cảm nhận cho tác phẩm
+ Viết lại câu chuyện mình tưởng tượng về tác phẩm 
+ Tưởng tượng và viết lời nhân vật muốn nói, cảm nhận của nhân vật...
- Một nhóm có thể viết hoặc nêu nhiều cảm nhận cho một hay nhiều tác phẩm 
- HS chú ý hoạt động theo hướng dẫn của GV
- HS các nhóm trình bày ý tưởng của nhóm mình:
+ Kể lại câu chuyện mình tưởng tượng về tác phẩm 
+ Nói lời nhân vật muốn nói, cảm nhận của nhân vật...
- Một nhóm có thể cử nhiều người lên nói, kể. 
- Các nhóm khác nghe và nhận xét, cổ vũ 
- HS trả lời theo cảm nhận riêng.
CHỦ ĐỀ 7 ĐỒ VẬT THÂN QUEN
Bài 15: Vẽ cái cốc
Bài 33: Vẽ cái bình nước
Bài 25: Vẽ họa tiết dạng hình vuông, hình tròn
Bài 22: Trang trí đường diềm HS hiểu được sự đa dạng, phong phú về hình dáng, màu sắc của các đồ vật quen thuộc, gần gũi với các em
HS biết cách quan sát, hình dung các bộ phận trên mỗi đồ vật để vẽ được các đồ vật theo quan sát và cảm nhận.
Phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu.
 Tiết 1
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A . ổn định tổ chức 
B . bài mới .
Khởi động cho HS nghe nhạc
Hoạt động 1. HS quan sát.
Chia lớp thành các nhóm sao cho phù hợp với lớp. HS tự đặt tên nhóm.
HS thảo luận về các đồ vât quen thuộc.
Tên đồ vật ,hình dáng ,màu sắc 
GV đến từng nhóm kiển tra. 
Nếu HS gặp khó khăn GV giúp đỡ thêm.
GV nhật sét chốt lại.
Hoạt động 2. Vẽ qua quan sát
HS làm bài theo nhóm
Vẽ con vật theo ý thích vào giấy A4.
GV quan sát gợi ý thêm cho các nhóm hoàn thành bài. 
GV nhận sét chung tiết 1.
Lớp trưởng báo cáo
HS quan sát và thảo luận
HS kể tên đồ vật.
HS thực hành
 Tiết 2
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
GV tiết trước học bài gì.
Yêu cầu HS dán bài lên bảng để cả lớp cùng nhận sét và chia sẻ hình ảnh con vật
GV nhận xét chung.
Hoạt động 3. cùng nhau vẽ.
Học sinh chỉnh sửa hình đồ vật và vẽ màu.
Yêu cầu các nhóm vẽ vào giấy A3.hs làm việc theo nhóm.
GV quan sát giúp đỡ HS.
Vẽ song các nhóm chia sẻ nội dung câu chyện.
GV nhận xét chung tiết học.
HS nhận xét.
HS làm việc theo nhóm.
Chia sẻ câu chuyện.
 Tiết 3.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 4 vẽ màu làm phong phú câu chuyện
Cho HS khởi động.
Gợi ý hs lựa chọn chất liệu chất liệu vẽ, xé dán
GV quan sát giúp đỡ học sinh hoàn thành sản phẩm.
GV nhận xét chung tiết học .
Nhắc HS vệ sinh lớp.
HS làm việc theo nhóm.
 Tiết 4
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 5. Tổ chức trưng bày và thuyết trình tranh.
GV cho các nhóm lên trình bày ,chia sẻ câu chuyện
Sắm vai các nhân vật trong tranh.
Sau khi các nhóm trình bày song GV nhận xét và chốt lại.
Hoạt động 6: củng cố- dặn dò:
-Nêu câu hỏi cũng cố chung cho cả chủ đề.
- Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề mới.
Nhận xét chung tiết học.
Các nhóm thuyết trình câu chuyện.
Lựa chọn câu chuyện theo ý thích.
Trả lời.
CHỦ ĐỀ 8 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
4 tiết
Bài 24: Vẽ con vật
Bài 26: Vẽ vật nuôi
Bài 34: Vẽ tranh phong cảnh
Bài 30: Vẽ tranh đề tài Vệ sinh môi trường
HS hiểu được vẻ đẹp, sự phong phú đa dạng về hình dáng, các bộ phận của con vật, cây cối trong thiên nhiên; HS tạo được các hình dáng đơn giản về các c

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_dan_mach.docx