Giáo án môn Lịch sử Lớp 9 - Tiết 1 đến 4
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Biết được tình hình các nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Biết được sự thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và những thành tựu chính.
- Xác định tên các nước dân chủ nhân dân Đông Âu trên lược đồ. Hiểu được những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng.
2. Kỹ năng
- Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định vị trí của tứng nước Đông Âu.
- Biết khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để đưa ra nhận xét của mình.
3. Thái độ
- Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước Đông Âu trong việc xây dựng hệ thống XHCN thế giới, biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân các nước Đông Âu đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế cho HS.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Rút ra bài học kinh nghiệm qua công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Đông Âu và những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng.
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp
III. Phương tiện
- Ti vi.
- Máy vi tính.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới. ? Em có nhận xét gì về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Liên Xô trong thời kì khôi phục kinh tế, nguyên nhân sự phát triển đó ? - Thời gian: 4 phút. - Dự kiến sản phẩm Tốc độ khôi phục kinh tế tăng nhanh chóng. Có được kết quả này là do sự thống nhất về tư tưởng, chính trị của xã hội Liên Xô, tinh thần tự lập tự cường, tinh thần chịu đựng gian khổ, lao động cần cù, quên mình của nhân dân Liên Xô. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học + Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Liên Xô sau CTTG thứ hai. + Nêu một số ví dụ về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. + Chuẩn bị bài mới - Học bài cũ, đọc và soạn phần II. Đông Âu. - Nắm được những nét chính về việc thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX). - Nắm được những nét cơ bản về hệ thống các nước XHCN, thông qua đó hiểu được những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. Tuần 2 Tiết 2 Bài 1 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh - Biết được tình hình các nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Biết được sự thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và những thành tựu chính. - Xác định tên các nước dân chủ nhân dân Đông Âu trên lược đồ. Hiểu được những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. 2. Kỹ năng - Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định vị trí của tứng nước Đông Âu. - Biết khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để đưa ra nhận xét của mình. 3. Thái độ - Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước Đông Âu trong việc xây dựng hệ thống XHCN thế giới, biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân các nước Đông Âu đối với sự nghiệp cách mạng nước ta. - Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế cho HS. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt + Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. + Rút ra bài học kinh nghiệm qua công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Đông Âu và những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp III. Phương tiện - Ti vi. - Máy vi tính. IV. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án word và Powerpoint. - Tư liệu, tranh ảnh về Đông Âu sau CTTG thứ hai, bản đồ các nước Đông Âu, bản đồ thế giới. 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Đông Âu sau CTTG thứ hai. V. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (linh động) 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là tình hình các nước Đông Âu sau chiến tranh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - Tổ chức hoạt động: GV trực quan hình 2 trang 6. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Xác định đây là khu vực nào? Em hãy chỉ rõ vị trí của khu vực đó? - Dự kiến sản phẩm: Đó là khu vực Đông Âu. HS chỉ lược đồ. Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: “Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã sản sinh ra một nước chủ nghĩa xã hội duy nhất là Liên Xô, còn chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có những nước XHCN nào ra đời? Quá trình xây dựng CNXH ở các nước này diễn ra và đạt kết quả ra sao? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: Biết được tình hình các nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt G:Dùng bản đồ giới thiệu về các nước Đông Âu và giải thích vì sao lại gọi là các nước Đông Âu. ? Trước chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình các nước Đông Âu như thế nào? G: giới thiệu tình hình trong chiến tranh thế giới thứ hai và quá trình giành chính quyền bầng cách dán đốm lửa tại những nước giành được chính quyền trên lược đồ. G: Trình bày kĩ về nước Đức. ? Để hoàn toàn thắng lợi cách mạng dân chủ nhân dân từ 1946-1949 các nước Đông Âu đã làm gì? Nhận xét về những việc làm này? G: Sau khi hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân Đông Âu bắt tay vào công cuộc XDCHXH. ? Lên bảng chỉ tên các nước dân chủ nhân dân Đông Âu HĐ1: Cả lớp quan sát. H: Hầu hết các nước đông âu đều lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu H: Cả lớp ghi nhớ. H: Dựa vào sách giáo khoa trình bày - Mang tính chất tiến bộ có ý nghĩa đối với nhân dân-> đời sống nhân dân được cải thiện. HĐ2: Cá nhân lên bảng chỉ 1.Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. - Nhân dân các nước Đông Âu đấu tranh chống phát xít giành thắng lợi => Thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân: Ba Lan -7/1944), Ru-ma-ni -8/1944). -Riêng Đức bị chia cắt: Cộng hoà Liên bang Đức -9/1949)ở phía Tây và Cộng hoà dân chủ Đức-10/1949) ở phía Đông. - Từ năm 1945 đến năm 1949 hoàn thành nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. + Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân. + Tiến hành cải cách ruộng đất. + Thực hiện các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân ? Dựa vào Sgk em hãy cho biết ngững nhiệm vụ chính của công cuộc XDCNXH ở các nước Đông Âu? Đánh giá về những nhiệm vụ này? G: giao việc cho Hs:? nêu những thành tựucơ bản trong công cuộc XDCNXH ở các nước Đông Âu( từ 1950- 1970) G: Chốt ý cơ bản và cung cấp thêm một số tư liệu ? Nhận xét về những thành tựu của nhân dân Đông Âu đã đạt được? G: Sau 20 năm xây dựng CNXH các nước Đông Âu đã đạt được những thành tợu to lớn, bộ mặt kinh tế, xã hội của các nước đã thay đổi cơ bản.Như thế lịch sử các nước đông âu đã sang trang mới. HĐ1:Cả lớp( dựa vào Sgk trìng bày) - Mang tính chất dân chủ tiến bộ rõ rệt. Hs độc lập làm việc với Sgk- trình bày ý cơ bản- Hs khác nhận xét bổ sung. H: to lớn có ý nghĩa rất quan trọng 2) TIẾN HÀNH XDCNXH( TỪ 1950-ĐẦU NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX) Đọc thêm) a) Nhiệm vụ:( SGk) b) Thành tựu: - Hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân. ? Dựa vào Sgk em hãy nêu cơ sở hình thành hệ thống XHCN? G: Trình bày sự hình thành hệ thống XHCN-> cho Hs phân tích đánh giá. ? Mục đích ra đời của khối SEV? G: Liên hệ sự giúp đỡ của khối SEV với Việt Nam. ? Em hãy kể một số thành tích chủ yếu của SEV( 1951-1973) G: Cung cấp thêm tư liệu và một số hạn chế.-> đến 28/6/ 1991 SEV tuyên bố tự giải tán. ? Tổ chức hiệp ước Vacsava ra dời với mục đích gì? G: chốt: Với sự ra đời của hai tổ chức SEV và Vacsava CNXH đã thành hệ thống trên thế giới. Hiệp ước Vacsava đã tan rã cùng với sự khủng hoảng và tan rã của các nước XHCN, hiện nay họ đang tìm cách khắc phục và đi lên. H: dựa vào Sgk trình bày H: Cả lớp tiếp thu- phân tích đánh giá. H: đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN. H: Kể thành tích. H: chống lại sự hiếu chiến xâm lược của Mỹ, bảo vệ an ninh Châu Âu và thếgiới, duy trì và bảo vệ hoà bình. III) Sự hình thành hệ thống XHCN. 1) Cơ sở hình thành. 2) Sự hình thành hệ thống XHCN * 8/1/1949: Hội đồng tương trợ kinh tế( SEV) - Mục đích? - Thành tựu? * 5/ 1955:Tổ chức hiệp ước Vacsava. - Mục đích? HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm). Câu 1. Các nước Đông Âu tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở nào? A. Là những nước tư bản phát triển. B. Là những nước tư bản kém phát triển. C. Là những nước phong kiến. D. Là những nước bị xâm lược. Câu 2. Đâu không phải là nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu? A. Ban hành các quyền tự do dân chủ. B. Tiến hành cải cách ruộng đất. C. Quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản. D. Đi xâm lược nhiều thuộc địa. Câu 3. Cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu đã làm gì để xóa bỏ sự bóc lột của địa chủ phong kiến đối vói nông dân? A. Triệt phá âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của bọn phản động. B. Cải cách ruộng đất. C. Quốc hữu hóa xí nghiệp của tư bản. D. Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Câu 4. Sau khi hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu đã làm gì? A. Tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa. B. Tiến lên chế độ tư bản chủ nghĩa. C. Một số nước tiến lên xã hội chủ nghĩa, một số nước tiến lên tư bản chủ nghĩa. D. Một số nước thực hiện chế độ trung lập. Câu 5. Các nước Đông Âu đã ưu tiên ngành kinh tế nào trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội? A. Phát triển công nghiệp nhẹ. B. Phát triển công nghiệp nặng. C. Phát triển kinh tế đối ngoại. D. Phát triển kinh tế thương nghiệp. Câu 6. Khó khăn nào là lâu dài đối với cách mạnh xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu? A. Tàn dư lạc hậu của chế độ cũ. B. Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai. C. Cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu so với các nước Tây Âu. D. Sự bao vây của các nước đế quốc. Câu 7. Nguyên nhân chính của sự ra đời liên minh phòng thủ Vác-Sa- va (14 – 5 – 1955) là A. để tăng cường tình đoàn kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu. B. để tăng cường sức mạnh của các nước XHCN. C. để đối phó với các nước thành viên khối NATO. D. để đảm bảo hòa bình và an ninh ở châu Âu. Câu 8. Tổ chức Hiệp ước Phòng thủ Vác- sa-va mang tính chất là một tổ chức liên minh A. kinh tế và phòng thủ quân sự của các nước XHCN ở châu Âu. B. phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở châu Âu. C. chính trị và kinh tế của các nước XHCN ở châu Âu. D. phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở châu Âu. Câu 9. Đâu là mặt hạn chế trong hoạt động của khối SEV? A. "Khép kín cửa" không hòa nhập với nền kinh tế thế giới. B. Phối hợp giữa các nước thành viên kéo dài sự phát triển kinh tế. C. Ít giúp nhau ứng dụng kinh tế khoa học trong sản xuất. D. Thực hiện quan hệ hợp tác, quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa. - Dự kiến sản phẩm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ĐA B D B A B D C D A HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) - Mục tiêu: Rút ra được bài học kinh nghiệm qua công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Đông Âu và những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới. ? Em có nhận xét gì về sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu? - Dự kiến sản phẩm Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và tiếp đó là công cuộc xây dựng CNXH ở các nước nay đã làm CNXH ngày càng mở rộng, đóng góp to lớn vào phong trào cách mạng thế giới. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học - GV giao nhiệm vụ cho HS + Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Đông Âu sau CTTG thứ hai. + Liên hệ những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. + Chuẩn bị bài mới - Soạn trước bài 2: LX và các nước ĐÂ từ giữa những năm 70 đến đầu 90 của thế kỉ XX. Nắm được những nét chính về sự khủng hoảng và sự tan rã của Liên bang Xô viết (từ nửa sau những năm70 đến 1991) và của các nước XHCN ở Đông Âu. Đánh giá những thành tựu đạt được và một số sai lầm, hạn chế của LX và các nước XHCN Ở Đông Âu. Tuần 3 Ngày soạn:18 – 9 – 2018 Ngày dạy: 20 – 9 – 2018 Tiết 3 Bài 2 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh - Biết được nguyên nhân, quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết. Hệ quả cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu. - Biết đánh giá một số thành tựu đã đạt được và một số sai lầm, hạn chế của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. - Nhận xét về tình hình ở Liên Xô từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX. Xác định tên các nước SNG trên lược đồ. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng nhận biết sự biến đổi của lịch sử từ tiến bộ sang phản động bảo thủ, từ chân chính sang phản bội quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động của các các nhân giữ trọng trách lịch sử. - Biết cách khai thác các tư liệu lịch sử để nắm chắc sự biến đổi của lịch sử. 3. Thái độ - Cần nhận thức đúng sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu là sự sụp đổ củamô hình không phù hợp chứ không phải sự sụ đổ của lí tưởng XHCN. - Phê phán chủ nghĩa cơ hội của M.Gooc-ba-chốp và một số người lãnh đạo cao nhất của Đảng cộng sản và Nhà nước Liên Xô cùng các nước XHCN Đông Âu. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt + Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. + Biết đánh giá một số thành tựu đã đạt được và một số sai lầm, hạn chế của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Nhận xét về tình hình ở Liên Xô từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX. Xác định tên các nước SNG trên lược đồ. II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp III. Phương tiện - Ti vi. - Máy vi tính. IV. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án word và Powerpoint. - Tư liệu, tranh ảnh về sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu và tranh ảnh về một số nhà lãnh đạo Liên Xô và các nước Đông Âu. 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh một số nhà lãnh đạo Liên Xô và các nước Đông Âu. V. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: GV dùng các câu hỏi phần luyện tập tiết 2 để kiểm tra. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là tình hình các nước Đông Âu sau chiến tranh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - Tổ chức hoạt động: GV trực quan hình 3 trang 9. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: EM hiểu gì khi nhìn bức tranh này? - Dự kiến sản phẩm: Đó là cuộc biểu tình đòi li khai và độc lập ở Lit-va. Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã đạt những thành tựu nhất định về mọi mặt. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ những hạn chế, sai lầm và thiếu sót, cùng với sự chống phá của các thế lực đế quốc bên ngoài CNXH đã từng tồn tại và phát triển hơn 70 năm đã khủng hoảng và tan rã. Để tìm hiểu nguyên nhân của sự tan rã đó như thế nào? Quá trình khủng hoảng tan rã ra sao chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay để lí giải những vấn đề trên. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - Biết được nguyên nhân, quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết. Nhận xét về tình hình ở Liên Xô từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX và xác định tên các nước SNG trên lược đồ. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt ? Bước sang những năm đầu 70 của thế kỉ XX hoàn cảnh lịch sử của thế giới có sự thay đổi như thế nào? G: Trong bối cảnh đó, ban lãnh đạo Liên Xô đã không tiến hành các cải cách cần thiết, không khắc phục những khuyết điểm trước đây. ? Điều này dẫn tới hậu quả gì? Lấy dẫn chứng để chứng minh ? ? Theo em, đứng trước tình hình này nhà nước Liên Xô cần phải làm gì? G: Giới thiệu sự kiện 3/ 1985 ? Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc cái tổ ở Liên Xô? ? Nội dung cải tổ ở Liên Xô là gì? Nhận xét về những nội dung đó? G: giải thích chế độ đa nguyên ? Hậu quả cả công cuộc cải tổ ở Liên Xô như thế nào G:Chỉ trên lược đồ các nước SNG H: Năm 1973 cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng nhiều mặt của thế giới. H: Dựa vào Sgk trình bày. H: Trình bày theo ý riêng: - Cải tổ nền kinh tế. - Cải cách về xã hội. H: Đất nước Liên Xô lâm vào khủng hoảng toàn diện. H: Dựa vào Sgk trình bày và nêu nhận xét. H: trình bày theo nội dung sgk I) Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết. 1) Nguyên nhân: * Khách quan ? * Chủ quan? 2) Quá trình khủng hoảng và tan rã. - 3/1985: Goocbachôp thực hiện cải tổ. * Nội dung cải tổ: - Kinh tế? - Chính trị? 3) Hậu quả: - 19/8/1991: đảo chính -21/ 12/ 1991: Thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập(SEG G: Giới thiệu các nước đông Âu trên lược đồ. ? Em hãy lấy dẫn chứng để chứng minh sự khủng hoảng của các nước Đông Âu G: Giới thiệu quá trình khủng hoảng và chú ý phân tích âm mưu của bọn đế quốc. ? Cuộc khủng hoảng ở các nước Đông Âu dẫn tới hậu quả gì? G: Cung cấp sự kiện28/6/1991và 1/7/1991 ? Nhận xét về những tổn thất này ? Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của chế độ CNXH ở Liên Xô và các nướcĐông Âu G: Đây là tổn thất nặng nề của phong trào cách mạng thế giới. Nh
File đính kèm:
- Giao an ca nam 5HD_12742023.docx