Giáo án môn Lịch sử Lớp 7 - Nguyễn Ngọc Lân (Cả năm học)

A.Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Thời gian hình thành và tồn tại của xã hội phong kiến. Nền tảng kinh tế và hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến. Thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.

2.Tư tưởng: giáo dục lòng tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử, những thành tựu kinh tế và văn hoá mà các dân tộc đã đạt được trong thời phong kiến.

3.Kỹ năng: bước đầu làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện biến cố lịch sử để rút ra kết luận.

4.Trọng tâm: Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến. Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến.

B.Thiết bị dạy học:

- Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á.

- Tranh ảnh một số công trình kiến trúc, văn hoá Campuchia và Lào.

C.Hoạt động dạy – học:

1.Kiểm tra bài cũ: (5p)

• Sự phát triển của vương quốc Campuchia thời Ăngkor được biểu hiện như thế nào?

• Em hãy nêu chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lạn Xạng?

2.Tiến trình dạy - học: (30p)

Giới thiệu bài mới: Xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt. Chúng ta sẽ tìm hiểu những điểm khác biệt đó qua bài học mới.

 

doc169 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Lịch sử Lớp 7 - Nguyễn Ngọc Lân (Cả năm học), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhật Lễ lên nắm quyền chỉ lo vui chơi, hoang dâm và rượu chè, khiến cho tình hình đất nước càng trở nên rối loạn. Về đối ngoại, nhà Trần bất lực trong việc đối phó các cuộc tấn công của Cham-pa và yêu sách ngang ngược của nhà Minh khiến đời sống nhân dân càng khổ cực à nổi dậy khởi nghĩa.
GV: Vì sao các cuộc khởi nghĩa bùng nổ? à Bị áp bức bóc lột tàn tệ, nông dân, nô tì mâu thuẫn ngày càng sâu sắc với giai cấp thống trị. Bởi vậy, họ đã vùng dậy đấu tranh mạnh mẽ.
GV dùng lược đồ trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì ở nửa cuối thế kỉ XIV và hướng dẫn HS lập bảng thống kê.
Năm khởi nghĩa
Lãnh đạo
Địa bàn hoạt động
1344-1360
Ngô Bệ
Yên Phụ (Hải Dương)
1379
Nguyễn Thanh
Nguyễn Kỵ
Nguyễn Bổ
Sông Chu (Thanh Hóa)
Nông Cống
Bắc Giang
1390
Phạm Sư Ôn
Quốc Oai (Hà Tây)
1399-1400
Nguyễn Nhữ Cái
Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang
Thảo luận: Các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra vào cuối triều Trần đã báo hiệu điều gì? à Đó là những phản ứng mãnh liệt của nhân dân đối với nhà Trần, làm cho nhà Trần ngày càng thêm suy sụp.
1.Tình hình kinh tế:
- Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần không còn quan tâm sản xuất.
- Nông dân bị mất mùa, đói kém, bị quý tộc, địa chủ bóc lột nặng nề.
à Đời sống bấp bênh, cực khổ.
2.Tình hình xã hội:
- Vua, quan, quý tộc ăn chơi sa đọa.
- Trong triều, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước.
- Quân Chămpa và nhà Minh liên tục quấy phá.
- Đời sống nhân dân cực khổ à nổi dậy đấu tranh.
Các cuộc khởi nghĩa tiểu biểu: (lập bảng).
à Nhà Trần ngày càng suy sụp.
3.Củng cố: (5p)
Trình bày tóm tắt tình kinh tế-xã hội nước ta ở nửa sau thế kỉ XIV?
Các cuộc khỡi nghĩa liên tiếp nổ ra vào cuối triều Trần chứng tỏ điều gì?
4.Dặn dò:
Học bài 16. Làm bài tập.
Xem tiếp bài 16 phần II.
D.Rút kinh nghiệm:
Tuần: 16	Ngày soạn://
Tiết: 31	Ngày dạy://
Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV
II.NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY
A.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: HS cần nắm được vương triều Trần bước vào thời kì suy sụp, nhà Hồ thay thế nhà Trần trong hoàn cảnh này là cần thiết. Nắm được mặt tích cực và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly.
2.Tư tưởng: Thấy sự thay thế của nhà Hồ đối với nhà Trần là điều đúng đắn để đưa đất nước phát triển. Đánh giá đúng Hồ Quý Ly là người yêu nước.
3.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá nhân vật lịch sử.
4.Trọng tâm: Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly.
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Tài liệu: SGK, SGV, Tư liệu lịch sử 7. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về các di tích của nhà Hồ
- HS: SGK, sách bài tập (hoặc sách thực hành).
C.Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ: (5p)
Trình bày tóm tắt tình kinh tế-xã hội nước ta ở nửa sau thế kỉ XIV?
Các cuộc khỡi nghĩa liên tiếp nổ ra vào cuối triều Trần chứng tỏ điều gì?
2.Tiến trình dạy - học: (30p)
Giới thiệu bài mới: Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần đã suy sụp, xã hội Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Hồ Quý Ly đã lật đổ nhà Trần, thành lập nhà Hồ và thực hiện nhiều cải cách.
Hoạt động dạy – học
Kiến thức cần đạt
KTBS
Mục 1:
GV gọi HS đọc mục 1 SGK.
GV: Cuối thế kỉ XIV, các cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ dẫn đến điều gì? Kết quả như thế nào? à Nhà nước suy yếu. Làng xã tiêu điều. Dân đinh giảm sút à Nhà Trần không còn đủ sức giữ vai trò của mình, nên sự sụp đổ là khó tránh khỏi.
Giảng: Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên làm vua, lập ra nhà Hồ. Ông xuất thân trong gia đình quan lại, có hai người cô lấy vua Trần, Hồ Quý Ly giữ chức vụ cao cấp nhất trong triều đình nhà Trần. Trước tình hình nhà Trần lung lay, ông đã quyết tâm thực hiện các biện pháp cải cách trên nhiều lĩnh vực để vực dậy đất nước.
GV cho HS đọc đoạn chữ in nghiêng giới thiệu về Hồ Quý Ly.
Mục 2:
GV gọi HS đọc mục 2 SGK.
GV: Về mặt chính trị, Hồ Quý Ly đã thực hiện những biện pháp gì?
+ Thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc do quý tộc, tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần thân cận với mình.
+ Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp. Các quan ở triều đình phải về các lộ để nắm tình hình.
GV: Tại sao Hồ Quý Ly lại bỏ những quan lại họ Trần? à Vì sợ họ lật đổ ngôi vị của mình.
GV: Việc cử quan lại triều đình thăm hỏi đời sống của nhân dân có ý nghĩa gì? à Chứng tỏ đất nước dưới thời Hồ, triều đình rất quan tâm đến đời sống của nhân dân.
GV: Về kinh tế nhà Hồ đã thực hiện những chính sách nào? à Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng, ban hành chính sách “hạn điền”, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
GV cho HS đọc đoạn in nghiêng trong SGK và nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về các chính sách kinh tế của triều Hồ? à Phần nào làm cho nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và đi lên.
GV: Về mặt xã hội, Hồ Quý Ly đã ban hành các chính sách gì? à Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại. Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
GV: Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để làm gì? Tác dụng của chính sách này? à Nhằm hạn chế số lượng ruộng đất của các vương hầu, quý tộc, địa chủ, làm giảm bớt số lượng nô tì trong nước, tăng thêm số người sản xuất cho xã hội.
GV: Nhà Hồ đã đưa ra những chính sách gì về văn hoá, giáo dục? à Bắt các nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập, yêu cầu mọi người phải học.
GV: Về quốc phòng, nhà Hồ đã thực hiện những chính sách gì để bảo vệ đất nước? à Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng: Làm lại sổ đinh để tăng quân số, tích cực sản xuất vũ khí, chế tạo ra một số loại súng mới là súng thần cơ và làm ra một loại thuyền chiến mới gọi là lâu thuyền. Những nơi hiểm yếu đều có bố trí phòng thủ. Cho xây dựng một số thành kiên cố như thành Tây Đô ở Vĩnh Lộc-Thanh Hóa (thành nhà Hồ), thành Đa Bang (Hà Tây)
GV giới thiệu cho HS ảnh thành nhà Hồ.
GV: Em có nhận xét gì về chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Quý Ly? à Các chính sách này thể hiện ý chí kiên quyết bảo vệ Tổ quốc.
Mục 3:
GV gọi HS đọc mục 3 SGK.
Thảo luận: Em hãy nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly?
+ Tác dụng, ý nghĩa: Thực hiện cải cách toàn diện, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, chứng tỏ Hồ Quý Ly là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha. Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Cải cách văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ.
+ Hạn chế: Một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
1.Nhà Hồ thành lập (1400):
- Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên ngôi vua à Nhà Hồ thành lập.
- Quốc hiệu Đại Việt đổi thành Đại Ngu.
2.Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly:
a)Chính trị:
- Cải tổ hàng ngũ võ quan.
- Cải cách bộ máy chính quyền các cấp.
b)Kinh tế, tài chính:
- Phát hành tiền giấy.
- Ban hành chính sách hạn điền.
- Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng.
c)Xã hội:
Ban hành chính sách “hạn nô”.
d)Văn hóa, giáo dục:
- Giảm bớt sư tăng.
- Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.
- Yêu cầu mọi người phải học.
e)Quân sự:
Thực hiện một số biện pháp tăng cường, củng cố quân sự, quốc phòng.
3.Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly:
a)Ý nghĩa, tác dụng:
- Hạn chế tập trung ruộng đất vào tay quý tộc, địa chủ.
- Tăng nguồn thu nhập nhà nước.
- Tăng cường quyền lực nhà nước quân chủ.
b)Hạn chế:
- Chưa triệt để, chưa phù hợp tình hình thực tế.
- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của nhân dân.
3.Củng cố: (5p)
Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Trình bày tóm tắt các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly?
Nêu ý nghĩa và tác dụng của các chính sách của Hồ Quý Ly?
4.Dặn dò:
Học bài 16 phần II. Làm bài tập.
Chuẩn bị bài 17.
D.Rút kinh nghiệm:
Tuần: 16	Ngày soạn://
Tiết: 32	Ngày dạy://
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
CHƯƠNG II: VÙNG ĐẤT SÀI GÒN TỪ KHI HÌNH THÀNH ĐẾN THẾ KỈ XIX
Bài 2: BUỔI ĐẦU KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT SÀI GÒN
A.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp HS nắm được quá trình hình thành vùng đất Sài Gòn từ buổi bình mình đến thế kỉ XV. Quá trình đi khai phá và mở mang bờ cõi của người Việt.
2.Tư tưởng: Bồi dưỡng cho HS lòng yêu quê hương đất nước, biết ơn cha ông đi trước có công mở mang bờ cõi.
3.Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích.
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Tài liệu: SGK, SGV, Tư liệu lịch sử 7. Đồ dùng dạy học: Sách lịch sử địa phương. Tranh ảnh về các hiện vật khai phá được tại vùng đất Sài Gòn.
- HS: SGK, sách bài tập (hoặc sách thực hành).
C.Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ: (5p)
Trình bày nội dung cải cách của Hồ Quý Ly?
Những cải cách đó có ý nghĩa như thế nào?
2.Tiến trình dạy - học: (30p)
Giới thiệu bài mới: Năm 2010 là năm kỷ niệm lần thứ 310 tuổi của vùng đất Sài Gòn. Tuy tuổi đời con rất trẻ nhưng vùng đất Sài Gòn ngày nay đã trở thành một trong những đô thị sầm uất nhất cả nước. Vậy vùng đất Sài Gòn này đã được hình thành như thế nào và quá trình đi khai hoang mở rộng bờ cõi của cha ông ta đã diễn ra như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu ở Lịch Sử Địa Phương, bài 2: BUỔI ĐẦU KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT SÀI GÒN.
Hoạt động dạy – học
Kiến thức cần đạt
KTBS
Mục 1:
GV gọi HS đọc mục 1 SGK.
- GV: “Cơ sở nào cho thấy, từ rất xa xưa, con người đã có mặt ở vùng đất Sài Gòn?”.
+ Qua nhiều di vật khảo cổ đã tìm thấy tại các di chỉ thuộc Thành phố, khoảng thiên niên kỉ thứ hai trước Công nguyên, con người đã có mặt ở vùng đất thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.
- GV: “Tìm những dẫn chứng cụ thể cho thấy con người đã xuất hiện ở vùng đất Sài Gòn từ rất sớm?”.
+ Quá trình xây dựng nhà thờ lớn, khuôn viên trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố, Thư viện Tổng Hợp, đồn Cây Mai=> công cụ đá, rìu đồng, mảnh gốm, di cốt người chôn trong các chum vò.
+ Di chỉ chùa Hội Sơn (Thủ Đức)=> mảnh vòng tay, một hòn bi bằng đất.
+ Di chỉ Bến Đò=> 500 công cụ đá, 1200 mảnh gốm có hoa văn rất đẹp.
+ Di chỉ Bình Đa=> một bộ đàn đá còn nguyên vẹn.
- GV: “Qua những di chỉ khảo cổ tìm thấy, em có nhận xét gì về đời sống của những cư dân đầu tiên tại vùng đất Sài Gòn?”.
- GV cho HS quan hình 3 va hình 4 về các hiện vật tìm thấy ở các di chỉ.
+ Biết làm nông nghiệp, làm đồ gốm, săn bắn, đánh cá, thích ca hát, làm đẹp, có quan niệm sơ khai về cái chết, về thế giới bên kia.
- GV trình bày cho HS nghe về lãnh thổ Sài Gòn những thế kỉ đầu Công nguyên là thuộc về vương quốc Phù Nam sau là Chân Lạp.
- GV chốt ý mục I.
Mục 2:
GV gọi HS đọc mục 2 SGK.
- GV: “Vì sao một bộ phận người Việt lại di chuyển về phía Nam?”.
+ Chiến tranh Đàng Trong-Đàng Ngoài, sưu cao, thuế nặng, mất mùa, đói kém.
- GV trình bày cho HS quá trình di chuyển về phương Nam của người Việt.
+ Dùng thuyền nhỏ, men theo bờ biển, đi vào các con sông đến vùng Nam Bộ, trong đó có vùng đất Sài Gòn.
- GV giới thiệu ngắn gọn về vùng đất Nam Bộ lúc bấy giờ.
- GV: “Người Việt đã tiến hành sản xuất trên vùng đất mới như thế nào?”
+ Phá rừng, vỡ đất, đánh đuổi các loài thú dữ trên cạn, dưới sông để tiến hành trồng tỉa cấy cày.
+ Đốt cây, cỏ thành tro, đợi mưa xuống bắt đầu trồng lúa, mỗi năm gieo trồng một vụ, gieo mạ tháng tư và gặt vào độ tháng mười.
+ Người dân còn trồng các loại hoa màu khác.
- GV chốt ý cuối mục II.
I. Vùng đất Sài Gòn từ buổi bình minh lịch sử đến thế kỉ XV
- Khoảng TNK 2 TCN, di vật khảo cổ ở chùa Hội Sơn (Thủ Đức), Bến Đò (Hữu Ngạn Đồng Nai).
=> Địa bàn thành phố xưa kia đã có người sinh sống. Một xã hội có tính văn hóa cao xuất hiện.
II.Quá trình người Việt “mang gươm đi mở cõi”
- Do chiến tranh phong kiến, bị sưu cao thuế nặng, đói kém mất mùa, một bộ phận người Việt đi về phương Nam kiếm sống.
- 1623, lưu dân đầu tiên đặt chân tới đất Nam Bộ.
- Để mưu sinh, người Việt phải tiến hành phá rừng, vỡ đất, làm nông nghiệp trồng hoa màu.
=> Những người khai hoang đã hợp sức với nhau chống lại sự khắc nghiệt của tự nhiên.
3.Củng cố: (5p)
Vùng đất Sài Gòn trước thế kỉ XVI có những đặc điểm gì?
4.Dặn dò:
Học Lịch sử địa phương, chuẩn bị các câu hỏi bài ôn tập.
D.Rút kinh nghiệm:
Tuần: 17	Ngày soạn://
Tiết: 33	Ngày dạy://
Bài 17: ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ CHƯƠNG III
A.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp HS củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần, Hồ (1009 – 1400). Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá của Đại Việt ở thời Lý, Trần, Hồ.
2.Tư tưởng: Củng cố, nâng cao cho HS lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn tổ tiên để noi gương, học tập.
3.Kỹ năng: Giúp HS biết sử dụng bản đồ, quan sát phân tích tranh ảnh, lập bảng thống kê, trả lời câu hỏi.
4.Trọng tâm: Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý-Trần.
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Tài liệu: SGK, SGV, Tư liệu lịch sử 7. Đồ dùng dạy học: Lược đồ Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ. Lược đồ các cuộc kháng chiến chống Tống, Mông – Nguyên. Một số ảnh về văn hoá, nghệ thuật thời Lý, Trần, Hồ (ảnh về đồ gốm và ảnh “Di tích thành nhà Hồ”).
- HS: SGK, sách bài tập (hoặc sách thực hành).
C.Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ: (5p)
Nhà Hồ được thiết lập trong hoàn cảnh nào?
Trình bày tóm tắt các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly?
Nêu ý nghĩa và tác dụng của các chính sách của Hồ Quý Ly?
2.Tiến trình dạy - học: (30p)
Giới thiệu bài mới: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, ba triều đại Lý, Trần, Hồ thay nhau lên nắm chính quyền. Đó là giai đoạn lịch sử hào hùng vẻ vang của dân tộc ta. Nhìn lại cả một chặng đường lịch sử, chúng ta có quyền tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta cùng nhau ôn lại chặng đường lịch sử hào hùng ấy.
Hoạt động dạy – học
Kiến thức cần đạt
KTBS
Mục 1:
GV: Thời Lý-Trần, nhân dân ta đã phải đương đầu với những cuộc xâm lược nào? (Thời gian? Lực lượng quân xâm lược?)
GV sử dụng bảng thống kê và hướng dẫn HS hoàn thành.
- Thời gian xâm lược.
- Triều đại xâm lược.
- Lực lượng quân xâm lược.
Mục 2:
GV: Diễn biến các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, chống Mông-Nguyên thời Trần?
GV lập bảng thống kê và hướng dẫn HS hoàn thành theo các mục:
- Thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi cuộc kháng chiến.
- Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến.
- Những gương tiêu biểu về lòng yêu nước, bất khuất trong mỗi cuộc kháng chiến.
- Một vài ví dụ về tinh thần đoàn kết đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của những cuộc kháng chiến thời Lý – Trần.
1.Thời Lý-Trần, nhân dân ta phải đương dầu với những cuộc xâm lược nào?
Bảng thống kê (bảng 1).
2.Diễn biến các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, chống Mông-Nguyên thời Trần.
Bảng thống kê (bảng 2).
Bảng 1:
Thời gian
Triều đại xâm lược
Lực lượng xâm lược
1076-1077
Nhà Tống
- 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu. Có quân thủy tiếp ứng.
- Quách Quỳ, Triệu Tiết, Hoà Mâu chỉ huy.
1258
Mông Cổ
3 vạn quân do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy.
1285
Nhà Nguyên
50 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy
1287-1288
Nhà Nguyên
30 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy. Hàng trăm thuyền chiến, đoàn thuyền lương.
Bảng 2:
Triều đại
Chống xâm lược Tống
Chống xâm lược Mông - Nguyên
Thời gian
1075 – 1077
1258 - 1288
Đường lối
- Tiến công để tự vệ
- Tận dụng sức mạnh đoàn kết của các dân tộc.
- Lập phòng tuyến Như Nguyệt để đánh địch.
- Kết thúc chiến tranh bằng chủ động giảng hoà.
- Chủ động rút lui để bảo vệ toàn lực lượng.
- Thực hiện vườn không nhà trống.
- Tổng phản công đánh giặc khi thời cơ đến.
Gương yêu nước tiêu biểu
- Lý Thường Kiệt.
- Tông Đản.
- Lý Kế Nguyên.
- Trần Thủ Độ. Trần Hưng Đạo.
- Trần Quốc Toản, Trần Quang Khải.
- Trần Bình Trọng, Trần Khánh Dư.
Đoàn kết chống giặc
¯ Quân dân hợp sức:
 + Bí mật tiến công đất Tống.
 + Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt.
¯ Gả công chúa, ban chức tước cho các tù trưởng.
- Hội nghị Bình than.
- Hội nghị Diên Hồng.
Nguyên nhân thắng lợi
- Sự đoàn kết các dân tộc.
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của các tướng lĩnh
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm quân ta.
- Sư ủng hộ của nhân dân.
Ý nghĩa lịch sử
- Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được bảo vệ.
- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược.
- Nền độc lập, chủ quyền quốc gia được bảo vệ.
- Góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.
- Bài học quý gia về đoàn kết dân tộc.
- Làm thất bại mưu đồ bành trướng của nhà Nguyên.
3.Củng cố: (5p)
Lập bảng hệ thống các sự kiện quan trọng về diễn biến 2 cuộc kháng chiến chống Tống và Mông-Nguyên?
4.Dặn dò:
Ôn bài theo hệ thống bảng thống kê. Làm bài tập trong SGK.
Xem trước bài 18.
D.Rút kinh nghiệm:
Tuần: 17	Ngày soạn://
Tiết: 34	Ngày dạy://
Chương IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV-ĐẦU THẾ KỈ XVI)
Bài 18: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO
KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỈ XV
A.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp HS nắm được những nét chính về cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ mà nguyên nhân thất bại là do đường lối sai lầm, không dựa vào nhân dân. Thấy được chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Minh và các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV.
2.Tư tưởng: Nâng cao cho HS lòng căm thù quân xâm lược tàn bạo, niềm tự hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc.
3.Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ khi học bài, trình bày bài học.
4.Trọng tâm: Chính sách cai trị của nhà Minh. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần.
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Tài liệu: SGK, SGV, Tư liệu lịch sử 7. Đồ dùng dạy học: Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV.
- HS: SGK, sách bài tập (hoặc sách thực hành).
C.Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ: (5p)
Thời Lý, Trần, nhân dân ta phải đương dầu với những cuộc xâm lược nào?
Diễn biến các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, chống Mông – Nguyên thời Trần.
2.Tiến trình dạy - học: (30p)
Giới thiệu bài mới: Từ đầu thế kỉ XV, khi nhà Hồ lên nắm chónh quyền, Hồ Quý Ly đã đưa hàng loạt chính sách nhằm làm thay đổi đất nước. Tuy nhiên, một số chính sách đã không được lòng dân, không được nhân dân ủng hộ vì vậy việc cai trị đất nước của nhà Hồ gặp nhiều khó khăn. Giữa lúc đó, nhà Minh ồ ạt xâm lược nước ta.
Hoạt động dạy – học
Kiến thức cần đạt
KTBS
Mục 1:
GV gọi HS đọc mục 1 SGK.
Giảng: Tháng 11-1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh đã huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn quân cùng hàng chục vạn dân phu, do tướng Trương Phụ cầm đầu, chia làm hai cánh tràn vào biên giới nước ta.
GV: Có phải quân Minh kéo vào xâm lược nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần không? Vì sao? à Quân Minh chỉ mượn cớ khôi phục nhà Trần để xâm lược nước ta.
GV dùng lược đồ tường thuật cho HS về cuộc xâm lược của nhà Minh: Quân xâm lược Minh tràn qua biên giới ở Lạng Sơn, nhà Hồ chống cự không được phải lui về bờ nam sông Nhị (sông Hồng), cố thủ ở thành Đa Bang (Ba Vì-Hà Tây). Cuối tháng 1-1407, quân Minh chiếm Tây Đô, nhà Hồ chạy về Hà Tĩnh. Tháng 6-1407, cha con Hồ Quý Ly bị bắt và đưa về Trung Quốc. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại
Thảo luận: Vì sao cuộc kháng chiến thất bại nhanh chóng? à Lực lược quân Minh quá mạnh. Quân ta chưa chuẩn bị chu đáo. Không đoàn kết được toàn dân (liên hệ các cuộc kháng chiến thời Lý-Trần).
GV nêu câu nói của Hồ Nguyên Trừng “Tôi không sợ đánh mà chỉ sợ lòng dân không theo”.
Mục 2:
GV gọi HS đọc mục 2 SGK.
Giảng: Sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đã thiết lập chính quyền thống trị trên đất nước ta và áp dụng một chính sách áp bức rất hà khắc.
GV: Hãy nêu các chính sách cai trị của nhà Minh trên đất nước ta về:
+ Chính trị: Nhà Minh biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc như thời Bắc thuộc, thiết lập chính quyền thống trị trên khắp nước ta, Xóa bỏ quốc hiệu của ta, đổi thàn

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12671195.doc