Giáo án môn Lịch sử Lớp 6 - Tiết 19, Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trung (Năm 40)

MC: Lược đồ Châu Giao dưới sự cai trị của nhà Hán.

GV: Thất bại của An Dương Vương đã để lại hậu quả như thế nào?

- Dân tộc ta rơi vào ách thống trị của người Trung Quốc.

GV: Để cai trị nước ta, Chính quyền phương Bắc có những chính sách gì?

- Nước ta bị chia thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân dưới thời cai trị của Triệu Đà.

- Năm 111 TCN, nước ta bị nhà Hán chia thành 3 quận và gộp với 6 quận của TQ thành châu Giao.

Để cai trị lãnh thổ rộng lớn này, nhà Hán cần thiết lập 1 bộ máy quan lại thống trị.

GV: Yêu cầu hs mô tả lại bộ máy cai trị của nhà Hán bằng sơ đồ:

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử Lớp 6 - Tiết 19, Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trung (Năm 40), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 19 – BÀI 17: 
CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức:
Biết được sự thay đổi của nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế I.
Hiểu được tác động của các chính sách cai trị do nhà Hán áp đặt lên nước ta.
Biết được diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Ghi nhớ được các sự kiện chính của cuộc khởi nghĩa.
Liên hệ: với một số di tích thờ các nữ tướng của Hai Bà Trưng trong khu vực.
Kỹ năng:
Rèn luyện các kỹ năng quan sát bản đồ, tranh ảnh lịch sử.
Cách lập sơ đồ khái quát một số vấn đề của bài học.
Thái độ
Trân trọng và cảm phục tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân ta.
Nhận thức được vị trí của người phụ nữ trong lịch sử Việt Nam.
Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực chung: tự học, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề.
Năng lực chuyên biết: tái hiện sự kiện lịch sử, thực hành (khai thác SGK, đọc lược đồ, lập sơ đồ)
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên
Giáo án, bài giảng điện tử, sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kỹ năng.
Tranh, ảnh, tư liệu học tập.
Học sinh
Đọc trước sách giáo khoa bài 17.
Chuẩn bị và trình bày bài theo nhiệm vụ được phân công.
 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Giáo biên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, hình ảnh trực quan.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Trò chơi: Ô chữ
Tên gọi của nước ta sau khi Thục Phán lên ngôi vua?
Đáp án: Âu Lạc
Giáo viên nhắc lại nội dung bài trước và liên hệ với bài học.
Tham gia trò chơi.
Suy nghĩ và đưa ra đáp án.
Lắng nghe
Các mốc sự kiện:
207 TCN, nước Âu Lạc thành lập
179 TCN, nước Âu Lạc sụp đổ.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Tìm hiểu mục 1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì thay đổi?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
MC: Lược đồ Châu Giao dưới sự cai trị của nhà Hán.
GV: Thất bại của An Dương Vương đã để lại hậu quả như thế nào?
Dân tộc ta rơi vào ách thống trị của người Trung Quốc.
GV: Để cai trị nước ta, Chính quyền phương Bắc có những chính sách gì?
Nước ta bị chia thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân dưới thời cai trị của Triệu Đà.
Năm 111 TCN, nước ta bị nhà Hán chia thành 3 quận và gộp với 6 quận của TQ thành châu Giao.
Để cai trị lãnh thổ rộng lớn này, nhà Hán cần thiết lập 1 bộ máy quan lại thống trị.
GV: Yêu cầu hs mô tả lại bộ máy cai trị của nhà Hán bằng sơ đồ:
MC: Chiếu sơ đồ bộ máy cai trị của nhà Hán.
Châu Giao
(Thứ sử)
Quận
(Thái thú, đô úy)
Huyện
(Lạc tướng)
GV: Em thấy bộ máy cai trị của nhà Hán có gì đặc biệt?
Bộ máy cai trị rập khuôn của người Hán. Nhưng từ huyện lệnh trở xuống người Hán vẫn phải thông qua người Việt để cai trị nước ta.
Thông qua những chính sách cai trị cảu mình, nhà Hán tiến hành bóc lột nhân dân ta về mặt kinh tế.
GV: Nhân dân châu Giao bị nhà Hán bóc lột như thế nào?
Nộp nhiều loại thuế, đặc biệt là thuế muối và thuế sắt.
Lên rừng xuống biển tìm những sản vật quý.
GV: Ngoài sự bóc lột về kinh tế, em thấy nhà Hán còn thi hành chính sách đặc biệt nào ở nước ta?
Đưa người Hán sang sống cùng người Việt.
Bắt người Việt theo phong tục Trung Quốc.
Thảo luận nhóm 2 người: (2p)
Nhà Hán đưa người sang ở châu Giao nhằm mục đích gì?
Nhà Hán đưa người Hán sang châu Giao nhằm mục đích đồng hóa dân ta, xóa bỏ phong tục tập quán của người Việt.
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
Theo dõi máy chiếu.
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
Cả lớp thảo luận.
Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì thay đổi?
Chính trị
179, Triệu Đà chia nước ta thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
111 TCN, nhà Hán chia lại nước ta thành 3 quận, thành lập châu Giao.
Sơ đồ bộ máy cai trị nhà Hán.
Kinh tế
Bóc lột nhân dân bằng thuế và cống nạp sản vật.
Văn hóa
Bắt nhân dân ta phải theo phong tục Trung Quốc
Tìm hiểu mục 2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Gv: Hãy cho biết nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa?
Trò chơi: Mảnh ghép lịch sử.
Câu hỏi:
1, Quê của HBT ở đâu? – Mê Linh (nay thuộc khu vực Hà Nội và Vĩnh Phúc) 
2, Chồng của Trưng Trắc là ai? – Thi Sách.
3, Người đứng đầu 1 huyện ở nước ta thời Hán là ai? – Lạc tướng. Cả hai gia đình đều là con cháu của Lạc tướng, dòng dõi của Vua Hùng.
4, Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở đâu? – Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội).
GV: Dưới sự lãnh đạo của HBT, cuộc khởi nghĩa bùng nổ năm 40 tại Hát môn.
Yêu cầu học sinh đọc 4 câu thơ trong SGK.
Qua 4 câu thơ, em hãy nêu mục tiêu của cuộc khởi nghĩa?
Dành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại sự nghiệp của các vua Hùng.
GV: Em hãy nêu diễn biến của cuộc khởi nghĩa?
Gv chốt ý dựa trên lược đồ cuộc khởi nghĩa HBT.
GV: Em hãy kể tên một số lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa?
Theo em việc khắp nơi kéo quân về Mê Linh có ý nghĩa gì?
Chứng tỏ những chính sách tàn bạo đã khiến nhân dân ta căm thù.
Cuộc khởi nghĩa đã được đông đảo nhân dân ủng hộ.
HS trả lời
HS tham gia trò chơi
Theo dõi SGK
HS trả lời
HS theo dõi lược đồ.
HS trả lời.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trung bùng nổ
Nguyên nhân
Do sự áp bức bóc lột của thái thú Tô Định.
Thi Sách bị quân Hán giết hại.
Diễn biến 
Cuộc khởi nghĩa bùng nổ năm 40 ở Hát Môn (Hà Nội)
Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu.
Kết quả
Tô Định bỏ chạy về Nam Hải (Trung Quốc).
Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Trò chơi: Tôi là ai
Chọn 1 học sinh bất kỳ, giới thiệu theo hướng dẫn của giáo viên. Các bạn học sinh còn lại dưới lớp sẽ đoán đáp án theo dữ kiện được đưa ra.
Câu hỏi:
1, Tôi là một nữ tướng của Hai Bà Trưng, quê ở Hoàng Xá – Gia Lâm.
2, Tôi có thói quen vơ vét của cải ở Giao Chỉ để làm giàu cho bản thân, tôi đang làm Thái Thú ở đó?
3, Tôi cùng với vợ mưu việc lớn chống lại nhà Hán đô hộ, nhưng không may bị Tô Định giết?
4, Tôi được Trưng Vương phong là Thánh Thiên công chúa, tôi khởi nghĩa ở Bắc Ninh?
HS tham gia trò chơi

File đính kèm:

  • docxBai 17 Cuoc khoi nghia Hai Ba Trung nam 40_12742731.docx
Giáo án liên quan