Giáo án môn Lịch sử Lớp 5 - Tuần 21 - Trịnh Thị Hương Giang

-GV nói: Các con ạ Đất nước ta kết thúc 9 năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc từ 1945 -1954. Tiếp theo đất nước ta bước sang thời kì XDXHCN ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước 1954 – 1975.

-Vậy sau chiến dịch lịch sử ĐBP tình hình nước ta ra sao ? Mời cả lớp đọc phần chữ nhỏ trong sgk trang 41 để trả lời câu hỏi :

 - Sau thất bại nặng nề ở ĐBP thực dân Pháp buộc phải làm gì?

- Gọi hs nhận xét.

-Vậy hiệp định Giơ – ne – vơ là gì ? Sau hiệp định đất nước ta đã thống nhất chưa ? Cô và các con cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay : Nước nhà bị chia cắt

- GV ghi bảng

- GV : Chúng ta cùng nhau sang HĐ 1 : Tìm hiểu hđ Giơ – ne - vơ

- Thế nào là hiệp định ?

 

docx7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử Lớp 5 - Tuần 21 - Trịnh Thị Hương Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC MAI ĐỘNG
Giáo viên: Trịnh Hương Giang 
Lớp: 5A 1
Thứ .ngày..tháng.năm 201.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: LỊCH SỬ - TUẦN : 21
BÀI: NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
I - MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có thể:
- Hiểu: Đế quốc Mĩ cố tình phá hoại hiệp định Giơ - ne- vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. 
- Hiểu: Để thống nhất đất nước chúng ta cần phải cầm súng chống Mĩ - Diệm. 
- Vận dụng những kiến thức đã học để kể lại những tội ác của Mĩ – Diệm đối với đồng bào ta trong những năm 1955 – 1959.
- Chỉ được giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
- Có ý thức ham tìm hiểu lịch sử, tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo án điện tử
- Phiếu học tập 
- Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu minh hoạ 
III - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐD
5’
3’
10
phút
* Ổn định tổ chức:
A. Khởi động 
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
2. Các hoạt động 
HĐ 1:Tìm hiểu về hiệp định Giơ – ne - vơ
+ Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc chuyển vào miền Nam.
+ Sau hai năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử.
- Cho lớp hát bài: Hãy giữ cho em bầu trời xanh
Khởi động : Trò chơi ‘‘Chiếc hộp kì diệu 
-Gv nêu cách chơi : Các con chuyển hộp thư từ tay bạn này sang tay bạn khác theo lời bài hát  ‘‘Trái đất này là của chúng mình ’’
Khi bài hát dừng lại hộp thư nằm trên tay ai thì bạn đó sẽ trả lời câu hỏi mà cô đưa ra. Bạn nào trả lời đúng thì hộp thư tiếp tục chuyển đi. Ai trả lời sai hộp thư tiếp tục chuyển đi nhưng người đó sẽ hát tặng cả lớp một bài sau khi trò chơi kết thúc.
Câu 1 : Nêu sự kiện gắn với mốc thời gian 1947 ?
Câu 2 : Năm 1954 có sự kiện tiêu biểu nào?
Câu 3 : Nêu tên các gương chiến đấu điển hình trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
- GV nhận xét : Qua trò chơi này các con nắm được sự kiện lịch sử. Biết được các anh hùng tiêu biểu trong chiến dịch ĐBP. Các anh đã cùng đồng đội, đồng bào cả nước làm nên chiến dịch lịch sử ĐBP 1954 vang dội năm châu chấn động địa cầu. Các con còn biết lắng nghe và đưa ra lời nhận xét rất chính xác về bạn. Cô khen cả lớp.
-GV nói: Các con ạ Đất nước ta kết thúc 9 năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc từ 1945 -1954. Tiếp theo đất nước ta bước sang thời kì XDXHCN ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước 1954 – 1975.
-Vậy sau chiến dịch lịch sử ĐBP tình hình nước ta ra sao ? Mời cả lớp đọc phần chữ nhỏ trong sgk trang 41 để trả lời câu hỏi :
 - Sau thất bại nặng nề ở ĐBP thực dân Pháp buộc phải làm gì?
- Gọi hs nhận xét.
-Vậy hiệp định Giơ – ne – vơ là gì ? Sau hiệp định đất nước ta đã thống nhất chưa ? Cô và các con cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay : Nước nhà bị chia cắt
- GV ghi bảng
- GV : Chúng ta cùng nhau sang HĐ 1 : Tìm hiểu hđ Giơ – ne - vơ
- Thế nào là hiệp định ?
-GV cho hs xem hình ảnh : Đây là hình ảnh diễn ra lễ kí kết hiệp định Giơ – ne - vơ giữa Pháp và VN. Bên trái là tướng Pháp, bên phải là thứ trưởng Tạ Quang Bửu.Người mặc áo trắng là Paul Boncour, Tổng Thư ký Hội nghị Genevơ. Hiệp định kí vào ngày 21/7/1954. Diễn ra tại thành phố Giơ – ne – vơ Thụy Sĩ.
* Nội dung hiệp định
-Các con cùng đọc tiếp thông tin trong sách giáo khoa thảo luận nhóm bàn cho cô biết 
Nội dung cơ bản của hiệp định Giơ – ne – vơ ?
- Y/c hs nhận xét
Hiệp định thể hiện mong ước của nhân dân VN là : Đến tháng 7 – 1956 nhân dân hai miền N- B sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
- Y/c hs nhận xét
+ Theo con thế nào là tổng tuyển cử
- Gv cho hs xem hình ảnh : Qua bản đồ VN cô xin giới thiệu với các con địa phận tỉnh Quảng Trị. Nơi đây có dòng sông bến Hải chảy qua. Dòng sông này nằm trên vĩ tuyến 17. Có cầu Hiền Lương bắc qua dài khoảng 120 m . Theo hiệp định Giơ – ne – vơ sông Bến Hải được lấy làm giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền N- B.
Nửa phía bắc của cầu thuộc phạm vi nước VNDCCH. Nửa phía N thuộc phạm vi quản lí của chính quyền SG. 
- 1 bạn nhắc lại nội dung cơ bản của Hiệp định 
- GV chốt ghi bảng 
+ Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc chuyển vào miền Nam.
+ Sau hai năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử. 
Cý : Nguyện vọng của nhân dân N – B có thực hiện được hay không ? Cô và các con sang hoạt động tiếp theo 
- HS hát
- HS chơi
+ Chiến dịch Việt Bắc
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ
+ Phan Đình Giót( lấy thân mình bịt lỗ châu mai, Bế Văn Đàn ( lấy thân mình làm giá súng, Tô Vĩnh Diện(lấy thân mình chèn bánh pháo)
HS lắng nghe
-HSTL: Td Pháp buộc phải kí hiệp định Giơ – ne – vơ chấm dứt chiến tranh , lập lại hòa bình ở Việt Nam.
- HS ghi vở
+ Văn bản ghi lại những nội dung do các bên có liên quan kí kết.
- HS lắng nghe
-Đại diện nhóm trình bày
Theo hiệp định sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền N- B. Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. nước.Đến tháng 7 – 1956 nhân dân hai miền N- B sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
- Nhóm khác bổ sung
- HSTL: tổ chức bầu cử trong cả nước.
- HS quan sát
- HS nhắc
Theo hiệp định sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền N- B. Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Đến tháng 7 – 1956 nhân dân hai miền N- B sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
- HS ghi vở:
Slide 2
Slide 3
Slide 4- 9
10
phút
HĐ 2: Âm mưu và hành động của Mĩ 
Mĩ và bè lũ tay sai đã phá hoại hiệp định Giơ – ne – vơ, chia cắt đất nước ta lâu dài.Chúng ra sức khủng bố, tàn sát đồng bào miền Nam .
- Đọc thông tin trong sgk trang 42 hoàn thành nội dung bảng nhóm.
- Mời 1 bạn đọc bảng nhóm.
1. Âm mưu của đế quốc Mĩ là gì?
2. Mĩ đã làm những gì để thực hiện được âm mưu đó?
Cô chia lớp làm 8 nhóm mời các nhóm làm việc trong thời gian 5 phút
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm tự bổ sung trao đổi, đặt câu hỏi cho các nhóm khác:
+ Nhóm bạn cho tớ biết Hiệp thương là gì?
+ Bạn có thể giải thích thế nào là tố cộng, diệt cộng ?
+ Nhóm tớ xin bổ sung một số dẫn chứng về việc tàn sát đồng bào miền Nam của đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm là: chúng gây ra hàng loạt vụ thảm sát ở Chợ Được, Vĩnh Trinh, Hướng Điền. Đặc biệt , ngày 1/12/1958 chúng bỏ thuốc độc vào nước uống, cơm ăn đầu độc 6000 người ở nhà tù Phú Lợi làm hơn 1000 người bị chết.
-Qua việc thảo luận các nhóm con nhắc lại âm mưu của đế quốc Mĩ và việc làm để thực hiện âm mưu đó.
- GV chốt lại và ghi bảng :
+ Đế quốc Mĩ đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, lập ra chính quyền tay sai.
+ Khủng bố dã man những người đòi hiệp thương , tổng tuyển cử, thống nhất đất nước; thực hiện chính sách “ tố cộng” “ diệt cộng” 
-Gv hỏi: Trước tội ác của đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm nhân dân ta phải làm gì?
-GV nhận xét trước tội ác chồng chất của đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai không còn con đường nào khác nhân dân ta cầm súng đứng lên chiến đấu.Những bài học tiếp theo sẽ giúp các em biết dc các cuộc đấu tranh kiên cường của quân và dân ta.
- Đại diện các nhóm trình bày
Nhóm 1
1. Mĩ tìm mọi cách phá hoại hiệp định Giơ – ne – vơ, thay chân Pháp xâm lược miền Nam. Chia cắt đất nước ta lâu dài.
2. 
+ Mĩ đã đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, lập ra chính quyền tay sai.
+ Ra sức chống phá lực lượng cách mạng.
+ Khủng bố dã man những người đòi hiệp thương , tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
+ Để thực hiện âm mưu đó Mĩ còn thực hiện chính sách “ tố cộng” “ diệt cộng” với khẩu hiệu “ thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”
+ Hiệp thương là tổ chức hội nghị đại biểu hai miền N- B để bàn về việc thống nhất đất nước.
+Tố cộng là tổ chức các cuộc tố cáo, bôi nhọ những người cộng sản, những người yêu nước tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp và đấu tranh chống Mĩ - Diệm.
Diệt cộng: tiêu diệt những người cộng sản.
- HS ghi vở
-HS trả lời: nhân dân ta phải cầm súng đứng lên
-HS lắng nghe
Slide 10- 11
HĐ 3:Sưu tầm tranh ảnh
- CÝ: Để giúp các con hình dung rõ hơn về tội ác của Mĩ Diệm.Và nhân dân ta đã làm gì để xóa bỏ nỗi đau chia cắt đó. Cô trò chúng mình cùng nhau sang hđ tiếp theo sưu tầm tranh ảnh.
- Tiết trước cô dặn các con về nhà sưu tầm tranh ảnh Mời các nhóm báo cáo sự chuẩn bị của nhóm mình.
- Mời đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày. 
Gv cho hs xem hình ảnh
Cô xin đóng góp thêm 1 vài tư liệu vào phần mà các con sưu tầm được.
Ngày 6/5/1959 đạo luật 1059 ban hành nhằm xét xử các tội ác chiến tranh chống lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa. ", trên thực tế là nhằm vào những người từng kháng chiến chống Pháp trong hàng ngũ Việt Minh và những người dân ủng hộ họ. Máy chém từng được sử dụng làm công cụ hành quyết nhiều phạm nhân bị kết án theo luật này.Chính quyền Ngô Đình Diệm lê máy chém đi khắp miền Nam.. Chúng tiêu diệt những người cộng sản, những người yêu nước. Đốt nhà, giết hại những người dân vô tội, ngay cả những em nhỏ. Tàn sát đồng bào miền Nam một cách dã man. Hàng loạt bộ hài cốt nằm chồng chất lên nhau.
Trước tội ác tày trời của đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm không còn con đường nào khác nhân dân ta buộc cầm súng đứng lên. Hàng loạt cuộc biểu tình, đấu tranh nổi dậy.
Trong những năm tháng đau thương ấy nhà thơ Tố Hữu đã thay mặt đồng bào, nhắn gửi với đồng bào miền Nam một niềm tin chiến thắng.
“Ai vô đó với đồng bào đồng chí
Nói với nửa Việt Nam yêu quý
Rằng: nước ta là của chúng ta
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Chúng ta con một cha, nhà một nóc
Thịt với xương tim óc dính liền. 
Để tưởng nhớ những năm tháng ấy nhân dân đã xây đài tưởng niệm bên bờ sông Bến Hải mang tên : Khát vọng thống nhất. Những năm tháng đau thương đã qua đi,chiến tranh đã lùi lại ngày nay trên cây cầu Hiền Lương cuộc sống nhân dân hai miền N- B ngày càng giàu mạnh hơn,
- 4 nhóm báo cáo.
-Đại diện nhóm trình bày
1nhóm sưu tầm về tội ác của Mĩ Diệm
1 nhóm sưu tầm về phong trào đấu tranh chống Mĩ – Diệm
Slide 13- 20
C. Củng cố - Dặn dò
- Cho HS chơi trò chơi: “Theo dòng lịch sử” – Giải mã ô chữ
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm, bổ sung

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_lich_su_lop_5_tuan_21_trinh_thi_huong_giang.docx