Giáo án môn Lịch sử Lớp 5 - Bài: Lịch sử địa phương - Võ Phát Triển

Giới thiệu bài:

Các em vừa nhớ lại những nhân vật, địa danh lịch sử của địa phương ta, trong tiết học hôm nay thầy sẽ giúp các em biết thêm sự kiện lịch sử trong thời ký kháng chiến chống Pháp mà chính do con người của quê ta đã viết lên những trang lịch sử oai hùng của dân tộc ta đó là Cuộc Kháng chiến chống Pháp của Nguyễn Hữu Huân.

docx9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử Lớp 5 - Bài: Lịch sử địa phương - Võ Phát Triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
LỚP 19B-L2-VL
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TIỀN GIANG
Nhóm gồm các thành viên:
Võ Phát Triển
Lê Thị Mỵ Diễm Hằng
Nguyễn Thị Thanh Hoa
Lê Thị Mỹ Ngà
Đặng Thùy Trang
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TIỀN GIANG
CUỘC KHỞI NGHĨA CHỐNG PHÁP CỦA NGUYỄN HỮU HUÂN
 (1860 – 1875)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Học sinh biết được vài nét về tiểu sử của Nguyễn Hữu Huân. 
- Biết được một số phong trào kháng chiến của Nguyễn Hữu Huân.
-Kết quả các phong trào kháng chiến do Nguyễn Hữu Huân lãnh đạo.
2.Kỹ năng: rèn luyện kỹ năng, quan sát, phân tích, so sánh, xử lí các vấn đề từ phim ảnh, tư liệu.
3.Thái độ: Giáo dục học sinh niềm tự hào về truyền thống đấu tranh của nhân dân ta, lòng biết ơn người xưa đã hi sinh thân mình để đánh đuổi quân xâm lược giành lại sự bình yên cho nhân dân, đất nước.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Giáo vên: máy chiếu, phim tài liệu, phiếu bài tập.
-Học sinh: sưu tầm hình ảnh, tư liệu về các phong trào kháng chiến của Nguyễn Hữu Huân.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Thời gian:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Khởi động
(5 phút)
-Tổ chức trò chơi: Đố bạn
- Phổ biến cách chơi: Chia lớp 3 nhóm.
Trò chơi có 3 câu đố, mỗi câu đố có ghi 3 đáp án A,B,C trả lời. Khi câu đố đưa ra, các nhóm suy nghĩ chọn đáp án nào thì dùng thẻ trắc nghiệm chọn đáp án đó. Sau trò chơi, nhóm nào đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng.
- Giáo viên thiết kế 3 câu đố có nội dung liên quan đế kiến thức, nhân vật lịch sử địa phương như sau:
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
-Cử CTHĐ làm trọng tài ghi kết quả thi đua.
 Câu đố số 1: Người được nhân dân suy tôn Bình tây Đại Nguyên Soái là:
Lê Văn Duyệt.
Thiên Hộ Dương.
Trương Định.
Câu đố số 2: Một địa danh ở Tiền Giang mà ngày xưa diễn ra cuộc kháng chiến chống quân Xiêm là:
Rạch Gầm Xoài Mút.
Chợ nổi Cái Bè.
Đám lá tối trời.
Câu đố số 3: Hình ảnh trên gợi nhớ đến sự kiện gì ở địa phương em?
Chiến thắng Ấp Bắc.
Chiến Thắng Ngã Sáu.
Chiến Thắng Cổ Cò.
 Giới thiệu bài: Các em vừa nhớ lại những nhân vật, địa danh lịch sử của địa phương ta, trong tiết học hôm nay thầy sẽ giúp các em biết thêm sự kiện lịch sử trong thời ký kháng chiến chống Pháp mà chính do con người của quê ta đã viết lên những trang lịch sử oai hùng của dân tộc ta đó là Cuộc Kháng chiến chống Pháp của Nguyễn Hữu Huân.
-Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 1
(7 phút)
1/Tiểu sử Nguyễn Hữu Huân:
-Giáo viên phát phiếu bài tập cho học sinh.
-Yêu cầu học Xem phim tài liệu ngắn và hoàn thành yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên trình chiếu phim tài liệu 
-Gọi học sinh lên trình bày 
-Xem phim ghi nhớ về tiểu sử Nguyễn Hữu Huân.
-Chọn những từ ngữ sau điền vào chỗ chấm hoàn chỉnh đoạn văn sau ( Gia Định, Giáo thụ, Quan học, thông minh, chăm học, Nguyễn Hữu Huân, dạy học) 
Thủ Khoa Huân tên thật là (1)..,sinh năm 1830 mất năm 1875. Thuở nhở ông nổi tiếng (2), khẳng khái, rất (3). lại rất giỏi Khoa thi Hương năm 1852, ông đậu thủ khoa học vị Cử nhân tại trường thi(4)... Từ đó, nhân dân và sĩ phu trong vùng mến mộ gọi ông bằng cái tên thân thiết là Thủ Khoa Huân. Ông được triều đình bổ làm(5)  phủ Kiến An tỉnh Định Tường là chức (6).. Ông (7).. cho những học trò nghèo khắp vùng Long An, Định Tường.
-Học thực hành trên máy tính.
- Kết quả:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Từ điền
Nguyễn Hữu Huân
thông minh
chăm học
Gia Định
Giáo thụ
Quan học
dạy học
Hoạt động 2
( 14 phút)
2/Các phong trào kháng chiến của nguyễn Hữu Huân:
-Yêu cầu học sinh đọc thông tin sưu tầm về các cuộc kháng chiến của Thủ Khoa Huân hoàn thành các câu hỏi.
- Giáo viên phát phiếu học tập- yêu cầu các nhóm hoàn thành thời gian 6 phút.
-Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả học tập.
-Tuyên dương nhóm làm đúng.( nếu có nhóm trả lời chưa chính xác, em hãy xem phim tài liêu và ghi nhớ kĩ hơn các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân) 
-GV trình chiếu phim tài liệu
-Đọc thông tin mà các em sưu tầm đươc, sau đó trao đổi trong nhóm đề thống nhất chọn câu trả lời.
PHIẾU HỌC TẬP
Chọn đáp án đúng trong các câu sau:
1/ Nguyễn Hữu Huân lãnh đạo bao nhiêu cuộc khởi nghĩa?
2 cuộc khởi nghĩa.
3 cuộc khởi nghĩa.
4 cuộc khởi nghĩa.
2/ Từ căn cứ Thuộc Nhiêu, Nguyễn Hữu Huân đã chỉ huy nhiều cuộc tấn công vào quân địch ở:
Cái Thia, Cái Bè, Cai Lậy, Rạch Gầm, Trung Lương, Tân Lý
Cái Thia, Cái Bè, Cai Lậy, Mỹ Thuận,
Vĩnh Long, An Giang, Mỹ Tho, Long An
3/ Cuộc khởi nghĩa lần hai năm Giáp Tý 1864 ngày càng lớn mạnh, Pháp đã:
Ra tối hậu thư buộc Tổng đốc An Giang bắt Nguyễn Hữu Huân Giao nộp.
Pháp buộc phải đàm phán hòa hoãn với nghĩa quân Nguyễn Hữu Huân.
Pháp rút quân về nước.
4/ Năm 1872-1875, phong trào khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân được người dân ủng hộ như thế nào?
Được người dân hưởng ứng đông đảo.
Thu hút được nhiều tầng lớp, nhiều người tham gia kháng chiến chống Pháp.
Cả hai ý trên đều đúng.
5/ Phong trào khởi nghĩa do Thủ Khoa Huân đứng đầu có sức lan tỏa như thế nào?
 A. Khắp cả Mỹ Tho.
 B. Lan tỏa khắp cả nước.
 C. Lan tỏa khắp miền Lục tỉnh, hình thành các vùng kháng chiến: Mỹ Tho, Mỹ Quý, Chợ Lớn, Tân An, Chợ Gạo
-Đại diện nhóm trình bày.
 Đáp án trả lời:
Câu 
1
2
3
4
5
Ý trả lời đúng
B
A
A
C
C
-Học sinh xem phim tài liệu( các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân).
Hoạt động 3
( 5 phút)
3/Kết quả các phong trào kháng chiến của Nguyễn Hữu huân:
-GV nhận xét.
-GV gọi học sinh đọc nội dung trọng tâm
-Học sinh thảo luận nhóm đôi.
-Trình bày: Cuối năm 1874, phong trào bị đàn áp tan rã. Ngày 15/5/1875 Nguyễn Hữu Huân bị Pháp bắt. Sau 4 ngày Pháp dùng mọi biện pháp để chiêu hàng nhưng bất thành, Pháp kết án tử hình Nguyễn Hữu Huân. Chúng đưa ông ra xử tử tại làng Tịnh Hà ( nay thuộc xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo ). Trước giờ hành quyết, ông vẫn bình tĩnh, lạc quan đọc mấy vần thơ tuyệt mệnh để tỏ rõ khí tiết của mình.
- Học sinh nhận xét.
-1 học sinh đọc.
Hoạt động 4:
Củng cố
( 4 phút)
GV hỏi:
-Nguyễn Hữu Huân còn có tên gọi nào khác, ông lãnh đạo bao nhiêu cuộc khởi nghĩa chống Pháp?
- Ông lãnh đạo nghĩa quân đánh Pháp diễn ra ở những nơi nào ?
-Phong trào khởi nghĩa do Thủ Khoa Huân đứng đầu có sức lan tỏa như thế nào? 
- Phong trào kháng chiến chống giặc xâm lược của Nguyễn Hữu Huân thể hiện ý chí gì của quân dân ta?
GV liên hệ giáo dục thực tế:
-Em hãy kể tên những công trình mang tên Thủ Khoa Huân ở tỉnh nhà mà em biết? 
-Giáo dục Giáo dục học sinh niềm tự hào về truyền thống đấu tranh của nhân dân ta, lòng biết ơn những anh hùng đã chiến đấu , hi sinh thân mình để đánh đuổi quân xâm lược giành lại sự bình yên cho nhân dân, đất nước.
 - Nhận xét giờ học.
Học sinh trả lời.
 - Nguyễn Hữu Huân còn có tên gọi là Thủ Khoa Huân, ông lãnh đạo 3 cuộc khởi nghĩa chống Pháp.
- Ở Cái Thia, Cái Bè, Cai Lậy, Rạch Gầm, Trung Lương, Tân Lý
-Lan ta khắp miền Lục tỉnh, hình thành các vùng kháng chiến: Mỹ Tho, Mỹ Quý, Chợ Lớn, Tân An, Chợ Gạo
- Chí quyết tâm của quân dân ta trong trường kỳ kháng chiến chống Pháp
-Trường Tiểu học Thủ Khoa Huân, con đường mang tên Thủ Khoa Huân ở thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang.
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TIỀN GIANG
CUỘC KHỞI NGHĨA CHỐNG PHÁP CỦA NGUYỄN HỮU HUÂN
(1860-1875)
I. Mục đích sưu tầm:
Phục vụ giảng dạy Lịch sử địa phương lớp 5.
Làm tư liệu tham khảo, bổ sung nguồn tài liệu ngoài sách giáo khoa.
II. Nội dung sưu tầm:
1.Tiểu sử Nguyễn Hữu Huân
2. Các cuộc khởi nghĩa chống Pháp do Nguyễn Hữu huân lãnh đạo
3. Kết quả phong trào kháng chiến của Nguyễn Hữu Huân.
III. Phương pháp sưu tầm:
1.Quan sát
2.Điều tra
IV. Nội dung sưu tầm:
Tiểu sử Thủ Khoa Huân
Thủ Khoa Huân tên thật là Nguyễn Hữu Huân sinh năm 1830 mất năm 1875. Cha ông là Hương Cả một phú nông khá giả ở làng Tịnh Hà ( nay thuộc xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo ). Thuở nhở ông nổi tiếng thông minh, khẳng khái, rất chăm học và lại học rất giỏi. Khoa thi Hương năm 1852, ông đậu thủ khoa học vị Cử nhân tại trường thi Gia Định. Từ đó nhân dân và sĩ phu trong vùng mến mộ gọi ông bằng cái tên thân thiết là Thủ Khoa Huân. Ông được triều đình bổ làm Giáo thụ phủ Kiến An tỉnh Định Tường là chức quan học. Ông dạy học cho những học trò nghèo khắp vùng Long An, Định Tường.
Các cuộc khởi nghĩa chống Pháp do Nguyễn Hữu huân lãnh đạo
 Năm 1860-1863, sau khi thực dân Pháp Nam Kì, ông từ bỏ chức giáo thụ, từ biệt gia đình lên đường kháng chiến. Ông liên kết với các sĩ phu yêu nước trong vùng chiêu mộ nghĩa binh bàn mưu đánh giặc. Trong thời gian hoạt động cùng với Thiên Hộ Dương, với tư cách là phó tướng, Thủ Khoa Huân từ căn cứ Thuộc Nhiêu đã chỉ huy nhiều cuộc tấn công vào quân địch ở Cái Thia, Cái Bè, Cai Lậy, Rạch Gầm, Trung Lương, Tân Lý gây cho giặc tổ thất nhiều binh lực. Tháng 6/1863, Pháp một lần nữa tấn công Thuộc Nhiêu, Nguyễn Hữu Huân thất lợi phải cùng một số tân binh rút về trú ẩn ở vùng núi An Giang. 
Tháng Giêng năm Giáp Tý 1864, Ông cùng Thiên Hộ Dương hợp lại chiêu mộ nghĩa binh tiếp tục khởi nghĩa. Từ nguồn tài chính huy động trong nhân dân Thủ Khoa Huân cho mua nhiều vũ khí, đạn dược cất trữ đợi ngày hành sự. Ông còn giúp Thiên Hộ Dương liên minh với thủ lĩnh Khmer bàn mưu đánh Pháp. Trước tình hình đó, gây cho quân Pháp vô cùng e ngại. Chúng gửi tối Hậu thư cho Tổng đốc An Giang hẹn trong một tháng phải bắt Thủ Khoa Huân giao nộp nếu không nước Pháp sẽ đem quân đánh chiếm 3 tỉnh ở vùng Hậu Giang. Trước áp lực của người Pháp chính quyền tỉnh An Giang ra lệnh bắt và giao nộp Nguyễn Hữu Huân. Ngày 22/8/1864, Thủ khoa Huân bị kết án 10 năm khổ sai và bị đài ra đảo Cayenne- thuộc địa Pháp ở Nam Mĩ. Đến năm 1969, chính quyền Pháp ra lệnh ân xá, thủ Khoa Huân trở về nước tiếp tục hoạt động kháng chiến.
Năm 1872-1875, trong khi cuộc khởi nghĩa đang chuẩn bị khẩn trương thì mật thám Pháp bắt được thuyền chở vũ khí của Nghĩa quân. Hành động được bại lộ, Nguyễn Hữu Huân ra lệnh bãi binh và trở về Mỹ Tho cùng với Âu Dương Lân xây dựng căn cứ Bến Tranh để kháng chiến lâu dài. Cuộc khởi nghĩa được người dân hưởng ứng rất đông bao gồm cả người Việt, người Hoa, người Chăm khmer và các tầng lớp như nông dân, điền chủ thân hào, nhân sĩ, thủ lĩnh địa phương ở nhiều nơi. Từ đậy phong trào khởi nghĩa do Thủ Khoa Huân đứng đầu lan tỏa khắp miền Lục tỉnh, hình thành các vùng kháng chiến: Mỹ Tho, Mỹ Quý, Chợ Lớn, Tân An, Chợ Gạo
3 Kết quả phong trào kháng chiến của Nguyễn Hữu Huân.
Pháp lo sợ sự lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa sẽ khơi lên một cuộc biến loạn lớn. Chúng tập trung lực lượng đàn áp phong trào. Cuối năm 1874, phong trào bị đàn áp tan rã. Ngày 15/5/1875 Nguyễn Hữu Huân bị Pháp bắt. Sau 4 ngày Pháp dùng mọi biện pháp để chiêu hàng nhưng bất thành, Pháp kết án tử hình Nguyễn Hữu Huân. Chúng đưa ông ra xử tử tại làng Tịnh Hà ( nay thuộc xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo ). Trước giờ hành quyết, ông vẫn bình tĩnh, lạc quan đọc mấy vần thơ tuyệt mệnh để tỏ rõ khí tiết của mình.
Ghi nhớ
Nguyễn Hữu Huân là một thủ lĩnh nghĩa quân trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Phong trào kháng chiến của ông tạo được sự lan rộng và ý chí quyết tâm của quân dân ta trong trường kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông hi sinh nhưng tấm gương kháng chiến chống xâm lược của ông còn sáng mãi.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_lich_su_lop_5_bai_lich_su_dia_phuong_vo_phat_tri.docx