Giáo án môn Lịch sử 9 - Bài 1 đến 4

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức.

- Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí như là một trong những yếu tố cơ bản tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Quá trình hình thành Q sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến Châu Âu.

2.Kĩ năng:

- Bồi dưỡng kĩ năng quan sát bản đồ, chỉ được các hướng đi trên biển của các nhà thám hiểm trong các cuộc phát kiến địa lí.

- Biết khai thác tranh ảnh lịch sử.

3.Thái độ:

- Học sinh thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu.

- Mở rộng thị trường, giao lưu buôn bán giữa các nước là tất yếu.

4. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: tự học, NL hợp tác, NL tái hiện, so sánh, phân tích, rút ra bài học lịch sử

- Phẩm chất: Sống có trách nhiệm, có tình yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Bản đồ thế giới.Tranh ảnh về các nhà phát kiến địa lí tàu, thuyền.

- Sưu tầm các câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí

2. Học sinh:

- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

- Sưu tầm các câu chuyện, tranh ảnh về các cuộc phát kiến địa lí.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp: trực quan, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, hợp tác, thảo luận .

- Kĩ thuật: lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật trả lời 1 phút.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Hoạt động khởi động:

 

doc18 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 9 - Bài 1 đến 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phong kiến chiếm được.
- Lãnh chúa : người đứng đầu lãnh địa.
- Nông nô : người phụ thuộc, nộp tô thuế cho lãnh chúa.
- Lãnh chúa: không phải lao động, sống xã hoa, đầy đủ.
- Nông nô: Đói nghèo cực khổ, làm thuê, mướn cho lãnh chúa .
-> Nông nô nổi dậy chống lại lãnh chúa
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại.
- Nguyên nhân:
Cuối thế kỉ XI sản xuất phát triển, hàng hoá nhiều dư thừa, đưa đi bán- thị trấn ra đời thành thị xuất hiện.
- Cư dân: Thợ thủ công, thương nhân, sản xuất, buôn bán.
- Ý nghĩa: Thúc đẩy sản xuất và buôn bán, làm cho xã hội phong kiến phát triển.
3. Hoạt động luyện tập:
- Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành như thế nào?
- Vẽ sơ đồ biểu diễn quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu?
XHPK Châu Âu hình thành
Lãnh chúa
Lập ra các vương quốc mới
Xã hội phân hóa
Người Giéc man chiếm Rôma
Đế quốc Rô- ma suy yếu
Chia ruộng đất và phong tước
Nông nô
Tiếp thu Ki-tô giáo
- Nền kinh tế lãnh địa và kinh tế thành thị có gì khác nhau?
4. Hoạt động vận dụng:
- Hãy cho biết các vương quốc do người Giéc- man lập nên ở Châu Âu tương ứng với các quốc gia nào hiện nay?( Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý)?
- Hãy đóng vai người nông nô và lãnh chúa trong lãnh địa, mô tả lại công việc và cuộc sống của mình?
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Tìm hiểu thêm những tư liệu liên quan lịch sử thế giới thời trung đại.
- Tìm hiểu cuốn sách” Bách khoa tri thức học sinh”- Lê Huy Hòa - chủ biên- NXB Lao Động(2007).
- Học bài cũ theo câu hỏi sgk.
- Đọc trước bài mới và trả lời các câu hỏi trong sgk 
 ***********************************************************
Ngày soạn: 16/ 08 /; Ngày dạy: / 08 /
TUẦN 1: 
Tiết 2: Bài 2
SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ 
SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU.
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức.
- Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí như là một trong những yếu tố cơ bản tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Quá trình hình thành Q sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến Châu Âu.
2.Kĩ năng:
- Bồi dưỡng kĩ năng quan sát bản đồ, chỉ được các hướng đi trên biển của các nhà thám hiểm trong các cuộc phát kiến địa lí.
- Biết khai thác tranh ảnh lịch sử.
3.Thái độ:
- Học sinh thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu.
- Mở rộng thị trường, giao lưu buôn bán giữa các nước là tất yếu.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: tự học, NL hợp tác, NL tái hiện, so sánh, phân tích, rút ra bài học lịch sử
- Phẩm chất: Sống có trách nhiệm, có tình yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Bản đồ thế giới.Tranh ảnh về các nhà phát kiến địa lí tàu, thuyền...
- Sưu tầm các câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí
2. Học sinh:
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
- Sưu tầm các câu chuyện, tranh ảnh về các cuộc phát kiến địa lí.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: trực quan, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, hợp tác, thảo luận.
- Kĩ thuật: lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật trả lời 1 phút...
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động:
- GV tổ chức lớp, kiểm tra nhanh sĩ số.
- Kiểm tra:
+ Xã hội phong kiến Châu Âu hình thành như thế nào?
+ Đặc điểm nền kinh tế lãnh địa? Nền kinh tế lãnh địa có gì khác nền kinh tế thành thị?
- Giáo viên giới thiệu bài: Sang thế kỉ XV nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh, họ cần tiêu thụ hàng hoá và mua nguyên liệu nhưng những con đường lục địa đã bị độc chiếm vì vậy người phương Tây đã tiến hành các cuộc phát kiến địa lí bằng đường biển, thị trường mở rộng, kinh tế hàng hoá phát triển đã phá vỡ chế độ phong kiến hình thành xã hội tư bản Châu Âu...
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
- PP: Trực quan, gợi mở vấn đáp, hợp tác, 
- Kĩ thuật: nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi, kt trả lời 1 phút
HS: Đọc sgk.
GV: Sơ lược sgk.
? Nguyên nhân nào dẫn đến những cuộc phát kiến địa lí.
? Các cuộc phát kiến địa lí được thực hiện nhờ có điều kiện nào?
- Khoa học phát triển, đóng tàu lớn, có la bàn...
HS: Quan sát H3 sgk
? Em hãy mô tả con tàu Ca ra ven?
- To lớn, có nhiều buồm, bánh lái.
? Em hãy kể tên các cuộc phát kiến địa lí lớn và nêu sơ lược về các cuộc hành trình đó trên bản đồ.
Gv: kể trên lược đồ
? Kết quả của các cuộc phát kiến địa lí đó là gì?
? Ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí.
GV:Như vậy các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại một nguồn lợi nhuận khổng lồ cho giai cấp tư sản Châu Âu và thúc đẩy quá trình tích luỹ tư bản nguyên thuỷ làm cho chế độ phong kiến suy vong, tạo điều kiện cho tư bản chủ nghĩa ra đời phát triển.
. Hoạt động 2:
- PP: Trực quan, gợi mở vấn đáp, hợp tác, thảo luận
- Kĩ thuật: nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi, kt trả lời 1 phút
HS: Đọc sgk.
? Quý tộc và thương nhân Châu Âu đã tích luỹ vốn và nhân công bằng cách nào?
? Tại sao quý tộc không tiếp tục sử dụng nông nô để lao động?
- Họ thay bằng việc sử dụng nô lệ da đen thu lợi nhiều hơn.
? Với vốn và nhân công có được quý tộc và thương nhân Châu Âu đã làm gì? 
- Nhờ có vốn, công nhân làm thuê họ mở rộng sản xuất, kinh doanh, lập đồn điền.
? Những việc làm đó có tác động như thế nào đến xã hội?
? Giai cấp tư sản và vô sản được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội?
- Giai cấp tư sản: thương nhân giàu, chủ xưởng, chủ đồn điền.
- Giai cấp vô sản: nông dân mất ruộng, nô lệ người da đen.
? Quan hệ giữa hai giai cấp này như thế nào?
Gv: Tư sản > Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành.
 1.Những cuộc phát kiến lớn về địa lí.
- Nguyên nhân: Do sản xuất phát triển cần nguyên liệu thị trường.
- Các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu.
+1487 Bắc Tơ Mi đi a xơ đi vòng qua cực Nam Châu Phi.
+1498 Vaxcô đơGama đến Ấn Độ.
+1492 Crít Xtốp Côlômbô tìm ra Châu Mĩ.
+1519-1522 Magien Lăng đi vòng quanh trái đất.
- Kết quả:
+ Tìm ra những con đường nối liền Châu Lục.
+ Đem lại món lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản.
+ Đặt cơ sở mở rộng thị trường.
- Ý nghĩa:
 + Đem lại những kiến thức về thiên văn, địa lí, hàng hải, kính thích khoa học phát triển.
+ Mở rộng và thúc đẩy thương mại.
+ Tạo nên quá trình tích luỹ tư bản cho tư sản Châu Âu.
-> Làm cho chế độ phong kiến suy yếu tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.
- Quá trình tích luỹ vốn, nhân công:
+ Cướp bóc tài nguyên, ruộng đất.
+ Buôn bán nô lệ da đen.
+ Đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa -> làm thuê
-Về xã hội: Giai cấp tư sản và vô sản hình thành
- Tư sản bóc lột kiệt quệ vô sản
-> Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành.
3. Hoạt động luyện tập:
- Kể tên các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu trên lược đồ? Ý nghĩa??
- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Châu Âu được hình thành như thế nào?
4. Hoạt động vận dụng:
- Kể chuyện liên quan đến các nhân vật và các cuộc phát kiến địa lí thời đó mà em biết?
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Học bài cũ, chuẩn bị bài 3 sgk.
- Sưu tầm tranh ảnh, nhân vật lịch sử về thời kì Văn hóa Phục hưng
Ngày soạn: 19/ 08 /; Ngày dạy: / 09 /
TUẦN 2 : 
Tiết 3 - Bài 3
CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG 
KIẾN THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU.
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hoá phục hưng.
- Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp của phong trào này đến xã hội phong kiến Châu Âu lúc bấy giờ.
2. Kĩ năng:
- Biết cách phân tích cơ cấu giai cấp để chỉ ra những >< xã hội, từ đó thấy được nguyên nhân sâu xa của cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến.
3.Tư tưởng:
- Tiếp tục bồi dưỡng cho học sinh nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người, về vai trò của giai cấp tư sản đồng thời qua bài này giúp học sinh thấy được loài người đang đứng trước một bước ngoặt lớn, sự sụp đổ của chế độ phong kiến một chế độ độc đoán, lạc hậu lỗi thời.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: tự học, NL hợp tác, NL tái hiện, so sánh, phân tích, rút ra bài học lịch sử
- Phẩm chất: Sống có trách nhiệm, có tình yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
+ Chuẩn bị bản đồ thế giới và bản đồ Châu Âu.
+ Tranh ảnh về thời kì văn hoá phục hưng.
+ Tranh ảnh, tư liệu danh nhân văn hoá phục hưng.
2. Học sinh:
- Ôn tập kiến thức đã học. Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Sưu tầm tư liệu liên quan.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: trực quan, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, hợp tác, thảo luận.
- Kĩ thuật: lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật trả lời 1 phút...
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động:
- GV tổ chức lớp, kiểm tra nhanh sĩ số.
- Kiểm tra:
+ Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đến xã hội Châu Âu?
+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu được hình thành như thế nào?
- Giáo viên giới thiệu bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
- PP: Trực quan, gợi mở vấn đáp, hợp tác, kể chuyện
- Kĩ thuật: nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi, kt trả lời 1 phút
HS: Đọc sgk.
? Chế độ phong kiến ở Châu Âu tồn tại bao lâu? Đến thế kỉ XV nó đã bộc lộ những hạn chế nào?
(Thế kỉ V- XV- 10 thế kỉ = 1000 năm)
G:Trong suốt 1000 năm đêm trường trung cổ. Chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của xã hội. Xã hội chỉ có trường học để đào tạo giáo sĩ, nền văn hoá cổ đại bị phá huỷ hoàn toàn trừ nhà thờ và tu viện.
? Giải thích vì sao giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống gc quý tộc phong kiến?
- Giai cấp TS đứng lên đấu tranh chống phong kiến, giành địa vị, chính trị xã hội cho giai cấp mình.
- Mở đầu cho cuộc đấu tranh đó chính là phong trào văn hóa Phục hưng.
? Văn hóa Phục hưng là gì?
HS trả lời
Gv: giải thích: “ Văn hóa phục hưng” là sự phục hưng tinh thần của nền văn hóa cổ Hy Lạp và Rô ma. Sáng tạo ra nền văn hóa mới của giai cấp tư sản.
? Tại sao giai cấp tư sản lại chọn văn hoá làm cuộc mở đầu cho phương thức đấu tranh chống phong kiến?
- Vì: Những giá trị văn hoá cổ đại là tinh hoa nhân loại, việc khôi phục nó sẽ tập hợp được đông đảo lực lượng chống lại chế độ phong kiến.
? Phong trào văn hóa Phục hưng bắt đầu từ đâu? Sau đó diễn ra ntn?
? Em hãy kể tên các nhà văn hoá, khoa học tiêu biểu mà em biết.
G: Giới thiệu tranh và kể chuyện về những nhân vật nổi tiếng.
? Theo em thành tựu nổi bật của phong trào văn hoá Phục Hưng là gì?
- Khoa học- kĩ thuật tiến bộ vượt bậc, văn học phong phú, thành công trong lĩnh vực nghệ thuật-> có giá trị đến ngày nay.
? Qua các tác phẩm, các tác giả VH Phục hưng muốn nói lên điều gì?
? Em có nhận xét gì về nội dung và tư tưởng của phong trào văn hóa phục hưng?
? Với những nội dung tư, tưởng đó, VH Phục hưng có ý nghĩa gì với xã hội lúc đó?
G:Sơ kết chuyển ý
Hoạt động 2:
- PP: Trực quan, gợi mở vấn đáp, hợp tác, thảo luận
- Kĩ thuật: nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi, kt trả lời 1 phút
H: Đọc SGK
? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc cải cách tôn giáo?
? Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là những ai? Trình bày hiểu biết của em về M. Lu thơ và Can vanh?
GV: gt chân dung và tiểu sử của M. Lu thơ và Can vanh
Gv Khái quát: Ông xuất thân từ gia đình nông dân đã từng học luật và trở thành tu sĩ, làm giáo sĩ triết học và thần học tại trường ĐH Vintembéc. Ông nhận thức sâu sắc sự đồi bại của chế độ phong kiến và giáo hội. Ông viết “Tín đồ cơ đốc giáo ngày càng đến gần La Mã thì càng xấu đi. Lần đầu đến La Mã anh ta còn đi tìm thằng lừa đảo, lần thứ hai nhiễm thói xấu... lần thứ ba anh ta biến thành thằng lừa đảo thực sự “Ông phê phán các giáo sĩ bán thẻ miễn tội” Khi đồng tiền của các ngươi leng keng trong túi của ta thì mọi tội lỗi của các ngươi bị xoá sạch “...hành động đó của Lu thơ đã trở thành tư tưởng chỉ đạo phong trào cải cách tôn giáo, được nhân dân hoan nghênh
? Nội dung cuộc cải cách của Lu thơ và Can Vanh?
HS trình bày
? Tác dụng của phong trào cải cách tôn giáo?
? Hạn chế của phong trào cải cách tôn giáo
- HS TL
- Gv: nhấn mạnh
1.Phong trào văn hoá Phục hưng
( thế kỉ XIV _ XVII)
- Nguyên nhân:
+ Do bị chế độ phong kiến đàn áp
+ Giai cấp T/S không có địa vị về chính trị, xã hội ->đấu tranh
- Diễn biến:
+ Nổ ra đầu tiên ở Ý. Sau lan nhanh sang tây Âu và trở thành một trào lưu lớn.
- Một số nhà văn hóa, khoa học tiêu biểu:
+ Ph. Ra bơle: Nhà văn hoá nhà y học
+ Rêcáctơ: nhà toán học, nhà triết học
+ USếchXpia: nhà soạn kịch vĩ đại ..
- Nội dung, tư tưởng:
+ Phê phán XHPK và giáo hội.
+ Đề cao giá trị chân chính của con người
+ Đề cao khoa học tự nhiên.
-> Tiến bộ, tích cực.
- Ý nghĩa: 
+ Phát động đấu tranh chống phong kiến.
+ Mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hoá Châu Âu và nhân loại.
2.Phong trào Cải cách tôn giáo
- Nguyên nhân:
+ Giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân.
 + Cản trở sự phát triển đi lên của giai cấp T/S. 
- Khởi xướng: M.Lu thơ ở Đức. Can vanh ở Thụy Sỹ.
- Nội dung: 
+ Phủ nhận vai trò thống trị cuẩ Giáo hội.
+ Bãi bỏ nghi lễ phiền toái.
+ Quay về giáo lí nguyên thủy.
- Tác dụng 
+ Góp phần thúc đẩy cho các cuộc khởi nghĩa nhân dân chống phong kiến và lan rộng ra nhiều nước khác
+ Làm cho đạo Ki tô phân hoá thành
 Đạo Ki tô giáo 
 Đạo tin lành 
+ Tác dụng mạnh đến cuộc đấu tranh của T/S chống PK
- Hạn chế: không thể xoá bỏ tôn giáo mà chỉ thay đổi cho phù hợp với “ kích thước” của nó.
3. Hoạt động luyện tập:
- Tại sao nói phong trào văn hóa Phục hưng đã sản sinh ra “ những con người khổng lồ” ?
- Em hiểu văn hóa Phục hưng là gì?
4. Hoạt động vận dụng:
- Kể tên một số nhà thờ Thiên chúa giáo ở Việt Nam( hay ở địa phương) mà em biết?
- Nếu sống ở thế kỉ XIV - XVII, em có hưởng ứng phong trào văn hóa Phục hưng không? Vì sao?
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Tìm đọc cuốn sách và trang web sau:
+ Almanach, Những nền văn minh thế giới, NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, 2013.
+ 
- Sưu tầm nội dung một số tác phẩm tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng.
- Chuẩn bị bài : “ Trung quốc thời phong kiến”
	+ Đọc trước bài mới và trả lời các câu hỏi trong sgk 
 ***********************************************************
 Ngày soạn: 19/ 08 /; Ngày dạy: / 09 /
TUẦN 2 + 3 :
Tiết 4 - 5 - Bài 4
TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN(2tiết)
I.MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức 
- Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào?
- Tên gọi và thứ tự của các triều đại phong kiến Trung Quốc .
- Tổ chức bộ máy chính quyền PK.
- Những đặc điểm kinh tế, văn hoá của xã hội phong kiến Trung Quốc.
2.Kĩ năng
- Biết lập bảng niên biểu các triều đại phong kiến TQ.
- Bước đầu biết vận dụng tư duy để phân tích và hiểu giá trị của các chính sách xã hội của mỗi triều đại cùng những thành tựu về văn hoá, từ đó rút ra bài học lịch sử.
3. Thái độ:
- HS hiểu rõ TQ là một quốc gia PK lớn mạnh, điển hình ở phương Đông thời cổ đại, một nước láng giềng gần gũi với Việt Nam có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: tự học, NL hợp tác, NL tái hiện, so sánh, phân tích, rút ra bài học lịch sử
- Phẩm chất: Sống có trách nhiệm, có tình yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
+ Bản đồ TQ thời PK.
+ Tranh ảnh về một số công trình kiến trúc thời PK.
+ Một số tư liệu thành văn về các chính sách của nhà nước PK TQ.
2. Học sinh:
- Ôn tập kiến thức đã học. Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Sưu tầm tư liệu liên quan.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: trực quan, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, hợp tác, thảo luận.
- Kĩ thuật: lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật trả lời 1 phút...
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Hoạt động khởi động:
- GV tổ chức lớp, kiểm tra nhanh sĩ số.
- Kiểm tra: Phong trào cải cách tôn giáo đã có tác động ntn đến xã hội Châu Âu thời bấy giờ?
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
- PP: Trực quan, gợi mở vấn đáp, 
- Kĩ thuật: nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi, kt trả lời 1 phút
G: Dùng bản đồ g/t vị trí địa lí TQ
H: Đọc SGK.
? Sản xuất thời Xuân Thu chiến quốc có gì mới?
? Những biến đổi đó tác động ntn đến sự phát triển của xã hội?
G: Sơ kết chuyển ý.
Hoạt động 2:
- PP: Trực quan, gợi mở vấn đáp, hợp tác, thảo luận
- Kĩ thuật: nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi....
H: Đọc SGK.
? Em hãy trình bày các chính sách đối nội của nhà Tần.
? Em hãy kể tên một số công trình kiến trúc dưới thời Tần.
H:Xem H8 SGK.
GV: khái quát : vạn lí trường thành
? Em có nhận xét gì về tượng gốm trong lăng Li Sơn?
GV:...Gồm 7000 tượng hình dáng khác nhau- thể hiện uy quyền của nhà Tần, Lăng Li Sơn là ngôi mộ của Tần Thuỷ Hoàng được xây dựng ngay khi ông mới lên ngôi...Ở núi Li Sơn phía đông Hàm Dương, dài 2,5 km, cao150 m đỉnh lăng trạm đủ các vì sao trên trời dưới lăng bố trí sông biển, hàng ngàn binh mã bằng đất nung, châu báu, vật quí vô kể, xung quanh có máy bắn tên, đổ thuỷ ngân tạo thành 100 con sông, biển ở dưới.. - 1974 một phần lăng mộ được khai quật nhưng gặp khó khăn lớn...
- Cung A Phòng: Qui mô rộng lớn, dài 750 m, rộng 150 m có thể chứa được 1 vạn người, trong dựng được cột cờ cao 15 m, xung quanh xây 270 cung điện nguy nga, lộng lẫy, 70 vạn dân công xây dựng.... Khi Hạng Vũ kéo vào Hàm Dương đã đốt cung A Phòng, lửa cháy 3 tháng vẫn chưa hết.
- Vạn Lí Trường Thành dài 3000 km từ Lâm Thao đến Liêu Đông đây là công trình phòng thủ... huy động 2 tr người trong vòng 10 năm trời khổ cực thiếu thốn, có đi không trở về “tiếng khóc nàng Mạnh Khương...”
- Tần Thuỷ Hoàng là kẻ độc tài, tàn ác, thích chém giết để ra uy... -> 460 người bị chôn sống ở Hàm Dương
- 210 TCN Tần Thuỷ Hoàng chết Tần Nhị Thế thay 209 TCN... ngu muội tàn bạo làm tăng mâu thuẫn xã hội Lưu Bang, Hạng Vũ, Trần Thắng nổi dậy đánh Hàm Dương diệt nhà Tần...chỉ tồn tại 15 năm... vì bạo ngược 206 TCN nhà Hán thành lập (Hán cao tổ-Lưu Bang).
? Nhà Hán đã làm gì để ổn định tình hình đất nước?
? Tác dụng của những chính sách ấy
? Về đối ngoại nhà Hán đã làm gì
G: 111-110 TCN trinh phục Nam Việt (Triệu Đà), 108 TCN diệt Triều Tiên. Từ 133-119 TCN Hán Vũ Đế đánh đuổi tộc Hung Nô lên tận xa mạc Gô Bi.
G: Sơ kết chuyển ý
Hoạt động 3:
- PP: Trực quan, gợi mở vấn đáp, hợp tác, 
- Kĩ thuật: nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi, kt trả lời 1 phút
H: Đọc SGK
?Chính sách đối nội của nhà Đường có gì đáng lưu ý
? Nhận xét gì về chính sách đối nội của nhà Đường?
- HS trả lời
- GV nhấn mạnh
?Tác dụng của các chính sách ấy
G: Vua Đường thái Tông giỏi võ nghệ, cung kiếm từ nhỏ dũng khí, cứng rắn, quyết đoán, tính cách hào phóng ông coi trọng việc dùng người giỏi, tài đức kiêm toàn, coi trọng tình vua- dân. Ông nói: “Vua như thuyền, dân như nước. Nước có thể trở thuyền mà cũng có thể lật thuyền”, vì thế ông thi hành chính sách nhượng bộ nhân dân, nhờ chính sách của ông mà kinh tế phát triển được các sử gia ca ngợi là thời kì “Trịnh Quan thịnh trị” (Trịnh Quan là niên hiệu của Đường Thái Tông).
? Em hãy trình bày những chính sách đối ngoại của nhà Đường
? Nhận xét gì về chính sách đối ngoại của nhà Đường?
? Với những chính sách đó nhà Đường đã có vị trí ntn?
Gv: nhấn mạnh, liên hề với VN.
1.Sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc.
- Những biến đổi trong sản xuất.
+ Công cụ bằng sắt , diện tích và năng xuất lao động tăng.
- Những biến đổi trong xã hội.
+ Quan lại, nông dân giàu chiếm ruộng đất-> địa chủ.
+ Nông dân mất ruộng-> nông dân lĩnh canh( còn gọi: tá điền), nộp địa tô.
- > Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành .
2.Xã hội Trung Quốc thời Tần- Hán.
a.Thời Tần.
- Chia cắt nước thành quận, huyện.
- Cử quan đến cai trị.
- Ban hành chế độ đo lường, tiền tệ.
- Bắt lao dịch.
- Mở rộng lãnh thổ.
b.Thời Hán.
- Đối nội.
+ Xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc.
+ Giảm tô, thuế, sưu, dịch.
+ Khuyến khích sản xuất.
=>Kinh tế, xã hội ổn định, thế nước vững vàng.
- Đối ngoại: Xâm lấn Triều Tiên và các nước phía Nam.
3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời nhà

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12742025.doc