Giáo án môn Lịch sử 6 - Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế

II – Chuẩn bị :

- Thầy : Tranh ảnh, công cụ phục chế (nếu có )Bản đồ Việt Nam

- Trò :học bài 9 ,đọc trước bài 10 .

III –Các bước lên lớp:

1.Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài cũ:

- Những điểm mới trong đời sống vật chất và xã hội của người nguyên thuỷ thời Hoà Bình-Bắc Sơn-Hạ Long.

- Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thuỷ là gì ? Em có suy nghĩ gì về việc chôn cất công cụ sản xuất theo người chết ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 6 - Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :25/10/2015 Tuần :11
Tiết thứ :11
CHƯƠNG II : THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC : VĂN LANG – ÂU LẠC
BÀI 10 :NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ
I – Mục tiêu : 
1. Kiến thức: giúp HS hiểu được những chuyển biến lớn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống của người nguyên thuỷ:
- Nâng cao kỹ thuật mài đá. Phát min thuật luyện kim.Phát minh nghề nông trồng lúa nước.
2. Kỹ năng: Bồi dưỡng kỹ năng nhận xét, so sánh, liên hệ thực tế 
3.Thái độ : Nâng cao tinh thần sáng tạo trong lao động.
II – Chuẩn bị : 
Thầy : Tranh ảnh, công cụ phục chế (nếu có )Bản đồ Việt Nam
Trò :học bài 9 ,đọc trước bài 10 .
III –Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ:
- Những điểm mới trong đời sống vật chất và xã hội của người nguyên thuỷ thời Hoà Bình-Bắc Sơn-Hạ Long. 
- Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thuỷ là gì ? Em có suy nghĩ gì về việc chôn cất công cụ sản xuất theo người chết ?
3.Nội dung bài mới:
-Hoạt động 1: Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào ?
Hoạt động của GV
F Người nguyên thuỷ đã mở rộng vùng cư trú như thế nào ?
F Tại sao họ lại chọn vùng đất ven sông để sinh sống ?
F Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những gì ? 
-Công cụ: xương, sừng
-Đồ gốm: bình, vò nồi, nhiều hạt chuỗi đá, vỏ ốc. 
->Những công cụ này được các nhà khảo cổ học tìm thấy ở đâu trên đất nước ta? Thời gian xuất hiện?
F Trong giai đoạn này Người nguyên thuỷ ngoài chế tác đá họ còn biết làm gì ?
F Em có nhận xét gì về trình độ sản xuất công cụ của người thời đó ?
Hoạt động của HS
-Chuyển xuống các vùng đất bãi ven sông.
-Dễ trồng trọt, chăn nuôi.
-Nhiều địa điểm có những lưỡi rìu đá có vai được mài rộng hai mặt, những lưỡi đục, bàn mài, mảnh cưa đá .
->Phùng nguyên(phú thọ) Hoa Lộc(TH) Lung Leng(kon tum). Nien đại 4000- 3500 năm
-Chế tác công cụ, đồ gốm, làm chì lưới bằng đất nung.
-Công cụ được mài nhẵn toàn bộ, có hình dáng cân xứng, mảnh gốm có hoa văn.
à Từ trình độ cao của kỹ thuật chế tác công cụ và làm đồ gốm, con người đã tiến thêm một bước căn bản – phát minh ra thuật luyện kim.
Nội dung ghi bảng
1.Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào ?
-Cách đây 4000 – 3500 năm, người nguyên thuỷ đã biết chế tác công cụ lao động.
-Công cụ được mài nhẵn, có hình dáng cân xứng (rìu, bôn)
-Gốm có hoa văn.
-Hoạt động 2 : Thuật luyện kim đã phát minh như thế nào ?
F Cuộc sống của người nguyên thuỷ đã ổn định ra sao ?
F Kim loại được phát hiện trong tự nhiên như thế nào ?
-GV: Kim loại trong tự nhiên tồn tại chủ yếu ở dạng quặng (không như đá). Muốn có kim loại nguyên chất thì phải biết lọc từ quặng , chính trong quá trình nung đồ gốm, con người đã phát hiện ra điều này.
F Thuật luyện kim là gì ?
-Giải thích: bằng đất sét, người ta làm được khuôn đúc, nung chảy đồng rồi rót vào khuôn để tạo ra công cụ hay đồ dùng cần thiết à thuật luyện kim được phát minh như vậy.
F Kim loại đầu tiên được tìm thấy là kim loại gì?
F Đồ đồng ra đời đã có tác dụng như thế nào đến sản xuất ?
F Việc phát minh thuật luyện kim có ý nghĩa như thế nào ?
à là một phát minh to lớn không chỉ đối với người thời đó mả cả đối với thời đại sau.
-Sống theo làng bản, nhiều thị tộc khác nhau, cuộc sống định cư à đòi hỏi con người phải cải tiến công cụ sản xuất.
-Nấu chảy kim loại.
- đồ đồng
-Công cụ sắc hơn, giúp con người khai hoang, mở đất nhanh hơn, của cải làm ra nhiều hơn.
-Khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
-Đúc được nhiều công cụ, dụng cụ khác nhau.
-Hình thức đẹp hơn.
-Chất liệu bền, mở ra con đường tìm nguyên liệu mới.
2.Thuật luyện kim đã phát minh như thế nào ?
-Cuộc sống định cư lâu dài
-Nghề gốm phát triển
à thuật luyện kim ra đời.
-Hoạt động 3: Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào ?
F Vì sao biết được người nguyên thuỷ đã phát minh ra nghề nông trồng lúa ?
F Giá trị lớn của cây lúa đối với con người là gì ?
F Nơi định cư lâu dài để phát triển sản xuất ?
F Tại sao con người lại định cư lâu dài ở đồng bằng ven sông lớn ?
- Cùng với sự phát triển của nông nghiệp nghề nào cũng phát triển theo? 
-Người ta đã tìm thấy lưỡi cuốc đá, dấu gạo cháy, hạt thóc ở Hoa Lộc, Phùng Nguyên à nghề nông trống lúa ra đời .
-Tạo ra lương thực chính cho con người.
-Ven sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
-Đất đai phù sa màu mỡ, đủ nước tưới cho cây lúa, thuận lợi cho cuộc sống. 
- chăn nuôi, đánh cá.
3.Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào ?
-Di chỉ Hoa Lộc, Phùng Nguyên đã tìm thấy dấu tích của nghề nông trồng lúa ở nước ta.
-Nghề nông ra đời ở các đồng bằng ven sông, ven biển.
- Chăn nuôi, đánh cá phát triển.
4. Củng cố: 
- Những công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào ?
- Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa như thế nào ?
- Sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng ra sao ?
- Cho biết sự đổi thay trong đời sống kinh tế của con người trong thời kỳ này so với người thời Hoà Bình – Bắc Sơn.
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
- Ôn lại các bài học từ bài 1 đến bài 10
- Làm các bài tập trong sách thực hành.
IV/Rút kinh nghiệm :
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt tuần 11
Ngày 26 tháng 10 năm 2015
Tổ trưởng
 Lê Thị Gái

File đính kèm:

  • docGIAO AN SU 6 TUAN 11.doc