Giáo án môn Lịch sử 6 - Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử
HĐ 1. Tìm hiểu khái niệm LS
Phát vấn: Có phải ngay từ khi mới xuất hiện con người, cây cỏ, mọi vật đều có hình dạng như ngày nay ?
Diễn giảng: sự vật, con người, làng xóm, phố phường, đất nước đều trải qua quá trình hình thành, phát triển và biến đổi, nghĩa là đều có lịch sử
Ngày soạn: 16/8/2015 Tuần : 1 Tiết thứ : 1 MỞ ĐẦU Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ I.Mục tiêu : Học xong tiết này, HS cần nắm được: 1.Kiến thức: Lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Học lịch sử là cần thiết. 2.Kỹ năng : Bước đầu giúp HS có kỹ năng liên hệ thực tế và quan sát 3.Thái độ : Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn. II.Chuẩn bị: - GV: Phóng to H1, H2- SGK - HS: Đọc bài trước III.Các bước lên lớp: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ : Giới thiệu chương trình LS 6 3. Nội dung bài mới : Hoạt động của thầy H. động của trò Nội dung ghi bảng HĐ 1. Tìm hiểu khái niệm LS Phát vấn: Có phải ngay từ khi mới xuất hiện con người, cây cỏ, mọi vật đều có hình dạng như ngày nay ? Diễn giảng: sự vật, con người, làng xóm, phố phường, đất nước đều trải qua quá trình hình thành, phát triển và biến đổi, nghĩa là đều có lịch sử - Lịch sử là gì ? - Lịch sử loài người nghiên cứu những vấn đề gì ? - Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người? GV kết luận: Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử mà chúng ta học là lịch sử loài người. - Con người, cây cỏ, mọi vật xung quanh đều sinh ra, lớn lên và biến đổi. - Đọc SGK - Nghiên cứu toàn bộ hoạt động của con người. - Con người: cá thể - Loài người: tập thể, liên quan đến tập thể. 1. Lịch sử là gì ? - Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ - Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. - Lịch sử là một khoa học. HĐ 2. Trình bày mục đích học LS - Nhìn vào tranh, em thấy khác với lớp học ở trường em như thế nào ? Em có hiểu vì sao có sự khác nhau đó không? - Theo em, chúng ta có cần biết những thay đổi đó không? Tại sao lại có những thay đổi đó? - Học lịch sử để làm gì? - Em hãy lấy vì dụ trong cuộc sống của gia đình, quê hương em để thấy rõ sự cần thiết phải biết lịch sử? -Thấy được sự khác biệt so với ngày nay như: lớp học, thầy trò, bàn ghế -Những thay đổi đó chủ yếu do con người tạo nên. -Nêu theo SGK - Liên hệ thực tế 2. Học lịch sử để làm gì? - Học lịch sử để quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống ngày nay và chúng ta phải làm tốt nhiệm vụ của mình . HĐ 3. Tìm hiểu dựa vào đâu để biết và dựng lại LS - Tại sao chúng ta lại biết rõ về cuộc sống của ông bà, cha mẹ? - Hãy kể những tư liệu truyền miệng mà em biết? - Thế nào gọi là tư liệu hiện vật, chữ viết? - Quan sát hình 1 và 2, theo em, đó là những loại tư liệu nào? - Bia đá thuộc loại gì? Đây là loại bia gì? - Tại sao em biết đó là bia tiến sĩ ? GV kết luận -Dựa vào những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác -Các kho truyện dân gian: Truyền thuyết, Thần thoại, Cổ tích -Những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được. -Những bản ghi, sách vở, in, khắc bằng chữ viết -Tư liệu hiện vật -Bia tiến sĩ -Nhờ chữ khắc trên bia. 3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử? -Tư liệu truyền miệng -Tư liệu hiện vật (di tích và di vật) -Tài liệu chữ viết. 4.Củng cố : - Trình bày một cách ngắn gọn lịch sử là gì? - Lịch sử giúp em hiểu biết những gì? - Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử? - Giải thích danh ngôn: “Lịch sử là thầy dạy cuộc sống” 5.Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà : - Trả lời các câu hỏi trong SGK. - Xem trước bài: “ Cách tính thời gian trong lịch sử” IV.Rút kinh nghiệm: - Ưu điểm:............................................................................................ - Nhược điểm: ................................................................ ........................... Ngày 17/8/2015 Duyệt của Tổ trưởng LÊ THỊ GÁI
File đính kèm:
- GIAO AN SU 6 TUAN 1.doc