Giáo án môn Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 3: Kỹ năng cảm thông và chia sẻ

- GV tổ chức hoạt động: Bịt mắt tìm người.

Luật chơi: GV yêu cầu khoảng 10 học sinh tham gia hoạt động và sử dụng khăn để bịt mắt. Trong khoảng 5 phút, 10 bạn học sinh bịt mắt có nhiệm vụ phải đi tìm một bạn tên A trong lớp. Bạn A cứ vừa đi trong lớp vừa nói: Tôi ở đây, tôi ở đây để ra tìn hiệu cho các bạn bịt mắt đi tìm, vừa cố gắng tránh bị các bạn bắt. Những người bịt mắt phải vượt qua những chướng ngại vật và các bạn khác trong lớp.

- GV yêu cầu các bạn chia sẻ cảm xúc sau khi tham gia hoạt động với các câu hỏi gợi ý:

+ Cảm xúc của con khi tham gia hoạt động là gì?

+ Những khó khăn mà con gặp phải khi tham gia hoạt động này?

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 760 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 3: Kỹ năng cảm thông và chia sẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
 HS liệt kê được một số người có hoàn cảnh đặc biệt (nghèo, khuyết tật mắt/chân tay/tai/dị hình..., mồ côi, cao tuổi, bị xâm hại) và những khó khăn mà họ phải đối mặt.
- Về kỹ năng:
+ Biết thể hiện một số hoạt động để cảm thông/chia sẻ với người có hoàn cảnh đặc biệt (lời động viên)
- Về thái độ
 	+ Học sinh có trách nhiệm và lòng quan tâm
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A0, A3, thẻ màu, băng dính giấy, bút dạ...
Khăn bịt mắt
Giáo án,
 Video bà cụ bán rau: https://www.youtube.com/watch?v=DEAdP0aKq3w
- Máy chiếu/máy tính
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu học sinh chia sẻ những kỹ năng giao tiếp mà con áp dụng trong tuần.
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 20 phút
- Hình thức: Cả lớp
- Phương pháp: Trải nghiệm
- Chuẩn bị: 10 khăn bịt mắt
- GV tổ chức hoạt động: Bịt mắt tìm người.
Luật chơi: GV yêu cầu khoảng 10 học sinh tham gia hoạt động và sử dụng khăn để bịt mắt. Trong khoảng 5 phút, 10 bạn học sinh bịt mắt có nhiệm vụ phải đi tìm một bạn tên A trong lớp. Bạn A cứ vừa đi trong lớp vừa nói: Tôi ở đây, tôi ở đây để ra tìn hiệu cho các bạn bịt mắt đi tìm, vừa cố gắng tránh bị các bạn bắt. Những người bịt mắt phải vượt qua những chướng ngại vật và các bạn khác trong lớp. 
- GV yêu cầu các bạn chia sẻ cảm xúc sau khi tham gia hoạt động với các câu hỏi gợi ý:
+ Cảm xúc của con khi tham gia hoạt động là gì?
+ Những khó khăn mà con gặp phải khi tham gia hoạt động này?
- GV tổng kết và dẫn vào bài mới: Trong cuộc sống, có những người có hoàn cảnh đặc biệt (nghèo, khuyết tật mắt/chân tay/tai/dị hình..., mồ côi, cao tuổi, bị xâm hại) và họ gặp phải nhiều khó khăn trong cuộc sống. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những khó khăn mà họ gặp phải, từ đó có được kỹ năng cảm thông, chia sẻ với những hoàn cảnh đặc biết.
- HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được tên bài học.
HĐ2: Thảo luận
- Thời gian: 30 phút
- Nội dung trọng tâm: Nhận biết được những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
- Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm.
- Chuẩn bị: Giấy A3
- GV chia lớp thành các nhóm 5 đến 7 người, sau đó yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và ghi vào giấy A3 theo yêu cầu:
+ Hãy kể về một người có hoàn cảnh đặc biệt mà em biết?
( Gợi ý: NickVujic, Nguyễn Ngọc Ký)
+ Miêu tả lại những khó khăn mà họ có thể gặp phải?
+ Em và mọi người xung quanh có thể làm gì để giúp đỡ họ?
+ Những hành động nào của mọi người xung quanh có thể khiến họ bị tổn thương?
- Thời gian thảo luận: 10 phút.
- Sau đó, GV mời đại diện các nhóm dán tờ giấy A3 lên bảng và trình bày cho cả lớp nghe.
- GV mời 1 HS làm thư ký ghi vắn tắt lại nội dung những hành động nên và không nên làm với những người có hoàn cảnh đặc biệt.
Một số gợi ý:
Nên
Không nên
Lời nói
Động viên, khích lệ, thể hiện sự yêu thương. 
Phán xét, chỉ trích, nêu ra hoàn cảnh đặc biệt của họ.
Hành động
giúp đỡ bằng những việc cụ thể, biết góp ý với người khác khi họ xúc phạm
Đánh, mắng làm tổn thương họ
Suy nghĩ
Thân mật, quan tâm
Sợ, dè bỉu, xa lánh
--> GV chốt: Một số người có hoàn cảnh đặc biệt (nghèo, khuyết tật mắt/chân tay/tai/dị hình..., mồ côi, cao tuổi, bị xâm hại) và những khó khăn mà họ phải đối mặt (thiếu ăn/mặc, ngoại hình xấu, khó đi lại, không tự phục vụ được bản thân, tâm lý tự ti...). Chúng ta hãy sử dụng lời nói, hành động và suy nghĩ làm sao để giúp họ vượt qua được khó khăn của bản thân chứ không nên làm họ bị tổn thương.
HS nhận biết được những tình người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt trong cuộc sống.
HĐ3: Câu chuyện bà bán rau và tinh thần trách nhiệm
- Thời gian: 10 phút
- Nội dung trọng tâm: Thái độ và hành động tích cực khi gặp những người có hoàn cảnh đặc biệt
- Hình thức tổ chức: Trải nghiệm
- Chuẩn bị: Video
- GV cho học sinh xem video: Bà cụ bán rau
https://www.youtube.com/watch?v=DEAdP0aKq3w
- GV yêu cầu học snh chia sẻ cảm xúc sau khi xem xong video.
- GV chốt: Khi gặp những người có hoàn cảnh đặc biệt. Chúng ta nên tự có ý thức trong suy nghĩ, lời nói và hành động của bản thân. Có trách nhiệm với những lời nói mà mình sẽ hứa hoặc dự định làm
HS tự ý thức hành vì, lời nói và suy nghĩ của bản thân khi gặp những người có hoàn cảnh đặc biệt
HĐ4: Ý tưởng trong em
- Thời gian: 30 phút
- Nội dung trọng tâm: Học sinh đưa ra một số việc làm mà mình có thể dự kiến làm
- Phương pháp và KTDH: Thảo luận
- Hình thức tổ chức: Cả lớp.
- GV yêu cầu học sinh chia thành các nhóm
- GV yêu cầu mỗi nhóm hãy lên một ý tưởng về việc trong tuần các em có thể giúp đỡ một ai đó có hoàn cảnh đặc biệt ở xung quanh các em. Có thể kêu gọi mọi người xung quanh cùng thực hiện.
- GV yêu cầu các nhóm hoặc cả lớp cùng lên kế hoạch thực hiện trên thực tế.
- GV gợi ý những việc đơn giản và thiết thực mà các em có thể làm.
- Trong trường hợp trong lớp học sinh không có em nào biết những người có hoàn cảnh đặc biệt thì cả lớp tìm ra ý tưởng giúp đỡ những em bé tại các trại mồ côi như quyên góp sách, truyện, nuôi lợn yêu thương để tổ chức buổi đi từ thiện, làm việc cộng đồng..
GV chốt: Những việc đơn giản nhưng có thể giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biết cảm thấy ấm lòng sẽ khiến chúng ta cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. 
HS cảm nhận niềm vui khi được trực tiếp giúp đỡ một ai đó có hoàn cảnh đặc biệt trong cuộc sống.
4. Tổng kết buổi học (3 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: GV nhắc học sinh thực hiện kế hoạch trên thực tế. Thể hiện trách nhiệm của bản thân.
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Hôm sau sẽ lên lớp chia sẻ về những việc mà con / các bạn trong lớp làm được
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ...........................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 ThS. Nguyễn Phương Hảo

File đính kèm:

  • docGiao an ky nang song lop 9 tuan 3_12861883.doc