Giáo án môn Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 2: Kỹ năng giao tiếp

- Trò chơi: Phép lịch sự

+ GV phổ biến luật chơi: GV sẽ đưa ra 1 yêu cầu. Yêu cầu nào bắt đầu bằng từ “xin mời.” thì HS mới làm theo. Khi yêu cầu không có từ “xin mời” thì HS không làm theo. Ai phạm luật sẽ được mời lên thể hiện 1 tiết mục văn nghệ hoặc được tham gia một trò chơi khác.

+ GV cho HS làm nháp một lần rồi làm thật.

+ Các yêu cầu của GV đưa ra nhanh dần đều. Ví dụ: Xin mời các bạn giơ tay lên; xin mời các bạn bỏ tay xuống; đứng lên đi; xin mời đứng lên; ngồi xuống; . GV có thể “đặt bẫy vui” với HS bằng câu nói: Các bạn làm đúng thế, thôi được rồi, ngồi xuống đi (vừa nói vừa vẫy tay ra hiệu ngồi xuống) để HS phạm luật sẽ tạo được sự bất ngờ, lớp vui vẻ.

Kết thúc trò chơi GV nói “Xin mời các bạn kết thúc trò chơi để chúng ta vào buổi học mới.”

GV mời một số HS phạm luật chơi trò chơi mới hoặc hát/múa tập thể.

--> GV dẫn nhập vào bài: Vừa rồi chúng ta chơi trò phép lịch sự. Qua trò chơi thầy/cô muốn nhắn tới các em là dù làm gì chúng ta cũng phải lịch sự, nó được thể hiện trong tất cả lời nói, hành động và thái độ. Đặc biệt, lịch sự trong giao tiếp ở nơi linh thiêng, lịch sự khi trao và nhận quà là vô cùng cần thiết, đó là nội dung của buổi học ngày hôm nay

 - GV ghi tên bài lên bảng; HS mở vở ghi bài.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 2: Kỹ năng giao tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG GIAO TIẾP (2)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
+ Trình bày được các hoạt động nên và không nên khi đến những nơi linh thiêng
+ Hiểu ý nghĩa của việc tặng và nhận quà.
+ Phân tích được cách trao và nhận quà.
- Về kỹ năng:
+ Vận dụng được kĩ năng giao tiếp, ứng xử khi: Đi đến nơi linh thiêng; tặng quà, nhận quà...
- Về thái độ
 	+ Học sinh có thái độ tôn trọng văn hóa những nơi linh thiêng; tôn trọng người khác khi tặng và nhận quà.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Trò chơi “Phép lịch sự”.
Thẻ màu xanh + đỏ, băng dính giấy, bút dạ...
Hộp quà và các thẻ ghi món quà + các món quà ghi trong thẻ.
Tranh ảnh, hình vẽ (trong giáo án).
Phim https://www.youtube.com/watch?v=ExPGl1gM3s8 
Giáo án.
Máy chiếu/máy tính
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Khi gặp tình huống căng thẳng trong giao tiếp thì em sẽ làm gì?
- Hãy trình bày những hành động tích cực khi tham gia bữa tiệc!
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 15 phút
- Hình thức: Cả lớp
- Phương pháp: Hỏi đáp
- Chuẩn bị: Bức tranh vui số 6 hay số 9?
- Trò chơi: Phép lịch sự
+ GV phổ biến luật chơi: GV sẽ đưa ra 1 yêu cầu. Yêu cầu nào bắt đầu bằng từ “xin mời...” thì HS mới làm theo. Khi yêu cầu không có từ “xin mời” thì HS không làm theo. Ai phạm luật sẽ được mời lên thể hiện 1 tiết mục văn nghệ hoặc được tham gia một trò chơi khác.
+ GV cho HS làm nháp một lần rồi làm thật.
+ Các yêu cầu của GV đưa ra nhanh dần đều. Ví dụ: Xin mời các bạn giơ tay lên; xin mời các bạn bỏ tay xuống; đứng lên đi; xin mời đứng lên; ngồi xuống; .... GV có thể “đặt bẫy vui” với HS bằng câu nói: Các bạn làm đúng thế, thôi được rồi, ngồi xuống đi (vừa nói vừa vẫy tay ra hiệu ngồi xuống) để HS phạm luật sẽ tạo được sự bất ngờ, lớp vui vẻ.
Kết thúc trò chơi GV nói “Xin mời các bạn kết thúc trò chơi để chúng ta vào buổi học mới...”
GV mời một số HS phạm luật chơi trò chơi mới hoặc hát/múa tập thể....
--> GV dẫn nhập vào bài: Vừa rồi chúng ta chơi trò phép lịch sự. Qua trò chơi thầy/cô muốn nhắn tới các em là dù làm gì chúng ta cũng phải lịch sự, nó được thể hiện trong tất cả lời nói, hành động và thái độ. Đặc biệt, lịch sự trong giao tiếp ở nơi linh thiêng, lịch sự khi trao và nhận quà là vô cùng cần thiết, đó là nội dung của buổi học ngày hôm nay
 - GV ghi tên bài lên bảng; HS mở vở ghi bài.
- HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được tên bài học.
HĐ2: Giao tiếp nơi linh thiêng
- Thời gian: 30 phút
- Nội dung trọng tâm: 
+ Trình bày được các hoạt động nên và không nên khi đến những nơi linh thiêng
- Hình thức tổ chức: Xem phim, thảo luận nhóm, lấy ý kiến bằng phiếu màu.
- Chuẩn bị: Thẻ màu xanh và thẻ màu đỏ; băng dính.
- GV chiếu phim cho HS xem: 
https://www.youtube.com/watch?v=ExPGl1gM3s8 
sau đó đặt các câu hỏi:
+ Bạn có suy nghĩ gì khi xem đoạn clip vừa rồi?
+ Hãy liệt kê những hành động chưa phù hợp của người đi lễ chùa trong đoạn phim trên!
+ Bạn hãy kể tên các nơi linh thiêng mà bạn biết! (Đình, chùa, miếu, đền, lễ hội tôn nghiêm, nhà thờ, khu di tích lịch sử...)
- GV chia lớp thành các nhóm 5 đến 7 người, phát các thẻ màu cho từng nhóm (nhóm 1, 3, 5 thẻ xanh; nhóm 2, 4, 6 thẻ đỏ) và yêu cầu thảo luận: 
+ Hãy liệt kê những điều nên làm và không nên làm khi đến những nơi linh thiêng! 
+ Yêu cầu HS ghi mỗi thẻ màu 1 phương án trả lời theo nguyên tắc: Thẻ màu xanh ghi điều nên làm; thẻ màu đỏ ghi điều không nên làm.
- GV chia cột lên bảng: Nên và Không nên. Sau 5 phút, GV mời HS dán lên bảng theo cột tương ứng.
- GV mời mỗi HS đọc to phần nên/không nên và chốt kiến thức bằng slides:
+ Nên: Ăn vận lịch sự (quần áo kín đáo, dài quá gối), đi nhẹ nói khẽ, không bẻ cành hái hoa, giữ vệ sinh chung, tôn trọng văn hóa tín ngưỡng, có ý thức phòng chống cháy nổ, không đánh cờ bạc, không thực hành mê tín dị đoan, tôn trọng nội quy của cơ sở tôn nghiêm...
+ Không nên: Ném tiền xuống giếng/ao của chùa, gây ồn ào, văng tục chửi bậy, leo trèo lên tượng, bẻ cành hái hoa và ngược lại các ý “nên”.
(Lưu ý: GV chụp ảnh bảng dán thẻ màu để lưu tư liệu) 
HS trình bày được những điều nên và không nên khi giao tiếp ở nơi linh thiêng.
HĐ3: Món quà bí mật
- Thời gian: 35 phút
- Nội dung trọng tâm: Kỹ năng giao tiếp trong trao/nhận quà tặng.
- Hình thức tổ chức: Trò chơi, hỏi đáp.
- Chuẩn bị: Hộp quà và các thẻ ghi món quà + các món quà ghi trong thẻ.
- GV đưa ra một hộp quà, trong đó có các thẻ, mỗi thẻ ghi một món quà. Ví dụ:
+ Bạn được nhận một tràng pháo tay.
+ Quà của bạn là một lời chúc tốt đẹp nhất.
+ Món quà dành cho bạn là một chiếc bút.
+ Món quà của bạn là một quyển sách.
+ Món quà của bạn là 10.000 VNĐ.
+ Món quà bất ngờ bạn nhận được là: Bạn được quyền hát một bài tặng cả lớp.
+ Món quà dành cho bạn là: Bạn được phép đến bắt tay GV.
+ ...
(Tùy vào điều kiện thực tế, GV dạy sẽ chuẩn bị món quà và thẻ ghi quà, bỏ thẻ vào trong chiếc hộp kíp để HS gắp thăm)
- GV mời một vài HS lên bốc lần lượt phần quà bằng hình thức gắp thăm thẻ trong hộp kín. Sau khi bốc thăm, HS đọc to nội dung trong thẻ. GV trao quà một cách trang trọng cho HS.
- Sau khoảng 3 đến 5 HS lên bốc thăm thì GV dừng lại, phỏng vấn các bạn đã được bốc thăm:
+ Em cảm thấy thế nào khi nhận quà?
+ Khi bạn nhận quà, thầy/cô đã trao quà như thế nào?
- Thảo luận: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 5 đến 7 người theo các câu hỏi:
1. Hãy liệt kê các trường hợp trao/nhận quà.
2. Thực hành đóng vai thể hiện các trường hợp trao/nhận quà đó.
- Sau 10 phút, GV mời các nhóm trả lời câu hỏi 1; và đóng vai thể hiện câu hỏi 2. 
- Sau đó, GV chốt:
+ Các trường hợp trao/nhận quà: Sinh nhật, mừng nhà mới, trao thưởng HS giỏi, mừng tuổi năm mới....
+ Các hoạt động trao: Trang trọng, trao bằng 2 tay, mặt niềm nở vui tươi, mắt nhìn thẳng vào mặt người đối diện, khẽ mỉm cười, nói lời chúc mừng/cảm ơn, trao tặng trước tập thể thì phải đứng trao/nhận trang trọng...
+ Lưu ý: Không đánh giá, phán xét hay chê cười, làm việc riêng khi trao/tặng quà để đảm bảo thái độ tôn trọng. 
Hiểu ý nghĩa của việc tặng và nhận quà 
4. Tổng kết buổi học (3 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Tiết này các con đã được học về giao tiếp nơi linh thiêng và giao tiếp khi trao/tặng quà.
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là kĩ năng cảm thông chia sẻ với người có hoàn cảnh đặc biệt.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ...........................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 ThS. Nguyễn Văn Vệ

File đính kèm:

  • docGiao an ky nang song lop 9 tuan 2_12861882.doc
Giáo án liên quan