Giáo án môn Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 17: Kỹ năng phòng tránh tác hại các chất kích thích (Tiết 3)

- GV cho hs xem video về sự thay đổi kì diệu của người đàn ông sau nhiều lần tái nghiện.

Để có sự thay đổi này, bên cạnh sự nỗ lực không mệt mỏi của cá nhân, thì sự trợ giúp của cộng đồng rất quan trọng.

- HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm lựa chọn một hình thức tuyên truyền khác nhau: Video, đóng kịch, vẽ poster, sáng tác ca khúc về chủ đề “Hãy cảm thông hơn với cuộc sống khó khăn của người nghiện chất”.

- HS chia sẻ ý tưởng dự án của nhóm mình

GV nhận xét và góp ý, bổ sung để dự án có thể thực hiện được trong cộng đồng dân cư.

 

docx11 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 17: Kỹ năng phòng tránh tác hại các chất kích thích (Tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 9
KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TÁC HẠI CÁC CHẤT KÍCH THÍCH (3)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
+ HS tuyên truyền được về những khó khăn của người nghiện chất 
+ Lên kế hoạch hành động cho bản thân để chia sẻ thông điệp với cộng đồng
- Về kỹ năng:	
Kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm
Kỹ năng thuyết phục người khác
- Về thái độ:	
Học sinh tôn trọng suy nghĩ của người khác
Học sinh biết đồng cảm và sẻ chia
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A0, giấy A3, A4, bảng, bút...
Giáo án.
Bảng, phấn.
Máy chiếu/máy tính
Video 
Phụ lục
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1. Liệt kê nguyên nhân và biểu hiện của sự kì thị đối với người nghiện chất?
Câu 2. Hệ quả của sự kì thị đối với người nghiện chất?
3. Nội dung bài học mới:	
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Chia sẻ dự án cá nhân
- Thời gian: 10 phút
- Hình thức: Chia sẻ
- Chuẩn bị: Video
https://www.youtube.com/watch?v=tSr4j5poh6M
- GV mời hs chia sẻ về dự án cá nhân mà hs chuẩn bị trong tuần học trước.
Ý tưởng của em là gì?
Mục tiêu của em trong dự án?
Em lên kế hoạch hành động như thế nào?
Em dự kiến kết quả ra sao?
Em có khó khăn gì trong quá trình tiến hành dự án? Cần hỗ trợ từ phía gia đình, thầy cô là gì?
- HS chia sẻ, GV nhận xét, góp ý.
GV cho hs xem video về việc cuộc sống nhiều khó khăn của người nghiện chất.
https://www.youtube.com/watch?v=tSr4j5poh6M
- GV chốt: Thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc với người nghiện chất không phải là việc làm của một cá nhân mà cần có sự chung tay của toàn xã hội.
HS chia sẻ được dự án cá nhân
(HS biết ứng dụng KN xác định mục tiêu để triển khai dự án)
HĐ2: Cộng đồng đang làm gì để hỗ trợ người nghiện chất?
- Thời gian: 40 phút
- Phương pháp và KTDH: Thuyết trình, hỏi đáp.
- Chuẩn bị:
Video, câu chuyện thực tế về người nghiện chất đã hoàn lương nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng
- GV chia sẻ Phụ lục với hs:
GV kể tấm gương của anh Tống Duy Thanh, Nguyễn Anh Tuấn, Lê Trung Tuấn
- GV có thể cho hs xem video trải lòng của Lê Trung Tuấn
https://www.youtube.com/watch?v=KSsqp4pTTVo
Nhờ sự hỗ trợ của những người thân yêu, Lê Trung Tuấn không chỉ cai nghiện mà giờ đây còn là giám đốc trung tâm cai nghiện Lê Trung Tuấn.
HS thấy được những việc làm mà mọi người xung quanh đang làm để hỗ trợ người nghiện chất
HĐ3: Làm việc nhóm để tuyên truyền về cuộc sống khó khăn của người nghiện chất
- Thời gian: 30 phút
- Phương pháp và KTDH: làm việc nhóm, cả lớp
- Chuẩn bị: giấy A0 cho làm việc nhóm
Video:
https://www.youtube.com/watch?v=0_BmlqCqNFg
Sự thay đổi diệu kì của người đàn ông nhiều lần tái nghiện
- GV cho hs xem video về sự thay đổi kì diệu của người đàn ông sau nhiều lần tái nghiện.
https://www.youtube.com/watch?v=0_BmlqCqNFg
Để có sự thay đổi này, bên cạnh sự nỗ lực không mệt mỏi của cá nhân, thì sự trợ giúp của cộng đồng rất quan trọng.
- HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm lựa chọn một hình thức tuyên truyền khác nhau: Video, đóng kịch, vẽ poster, sáng tác ca khúc về chủ đề “Hãy cảm thông hơn với cuộc sống khó khăn của người nghiện chất”.
- HS chia sẻ ý tưởng dự án của nhóm mình
GV nhận xét và góp ý, bổ sung để dự án có thể thực hiện được trong cộng đồng dân cư.
4. Tổng kết buổi học (3 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Tiết này các em đã cùng nhau lên ý tưởng để chia sẻ về những cách giúp đỡ người nghiện chất. Thầy/ cô hy vọng các em sẽ tiếp tục duy trì cái nhìn bao dung, cảm thông này với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. 
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
- Tuần sau là buổi ôn tập, tổng kết và khảo sát cuối năm học.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 ThS. Trần Thị Thảo
PHỤ LỤC
Cộng đồng đang làm gì để giúp người nghiện chất hoàn lương?
“Nghiện ma túy hoàn toàn có thể cai được, từ bỏ được ma túy, những người nghiện hoàn toàn có thể trở thành người có ích cho gia đình và cho cộng đồng. Do đó xã hội, gia đình, người thân hãy là động lực quan trọng, thiết thực nhất để giúp người nghiện từ bỏ ma túy”. Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, tại Hội nghị Nhân rộng các điển hình cai nghiện thành công do Bộ LĐ-TBXH tổ chức chiều 22/6 tại Hà Nội.
Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo Sở, ban ngành địa phương, đại diện các doanh nghiệp xã hội hóa có đóng góp trong phong trào đấu tranh phòng, chống ma túy, các cơ quan thông tấn báo chí cùng gần 200 tấm gương người cai nghiện thành công từ 63 tỉnh/thành phố.
Cần thay đổi cách tiếp cận, nhận thức của gia đình, cộng đồng
Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Nguyễn Trọng Đàm cho biết, tính đến tháng 5/2017, cả nước đã tổ chức điều trị, cai nghiện và quản lý sau cai cho hơn 100 nghìn người nghiện, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội tại các địa phương. Tuy nhiên công tác cai nghiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Tình hình tệ nạn ma túy diễn biến phức tạp, tỷ lệ người sau cai tái nghiện cao, nhiều địa phương sau 2 năm tỷ lệ tái nghiện còn cao.
Người nghiện ma túy đã có ở 100% các tỉnh, thành phố với gần 90% quận, huyện và khoảng 70% xã, phường, thị trấn. Người nghiện cũng đã xuất hiện ở mọi thành phần trong xã hội: học sinh, sinh viên, cán bộ công chức, viên chức, người lao động
Đa số người nghiện ma túy có trình độ văn hóa thấp với khoảng 10% không biết chữ và 59% có trình độ văn hóa từ tiểu học tới trung học cơ sở. Khoảng 2/3 số người nghiện chưa từng được đào tạo nghề; gần 20% đã được học nghề nhưng không được cấp chứng nhận, chứng chỉ và khoảng 12% là được đào tạo nghề một cách chính quy, được cấp bằng, chứng chỉ tốt nghiệp. Hầu hết người nghiện ma túy không có nghề nghiệp ổn định, chi tiêu chủ yếu từ nguồn hỗ trợ của gia đình, thu nhập hợp pháp chỉ bằng 1/3 số tiền chi cho sử dụng ma túy. Khoảng 50% người nghiện đã gặp những vấn đề sức khỏe tâm thần và các vấn đề sức khỏe thể chất.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tái nghiện cao là do nhận thức của người nghiện, gia đình người nghiện và cộng đồng xã hội về điều trị, cai nghiện ma túy chưa đầy đủ. Người nghiện luôn mặc cảm, tự ti, buông xuôi, phó mặc, thiếu ý chí và quyết tâm cai nghiện. Cộng đồng xã hội còn phân biệt đối xử, xa lánh với người nghiện. Tuy nhiên, dù việc điều trị cai nghiện rất khó khăn, phức tạp nhưng nếu bản thân người nghiện quyết tâm cùng sự giúp đỡ của gia đình, chính quyền, cộng đồng thì hoàn toàn có thể cai nghiện thành công.
Thời gian qua, ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã có hàng nghìn người sau cai nghiện 3-5 năm chưa tái nghiện. Nhiều người từng nghiện nặng, nghiện có thâm niên nhưng đã quyết tâm cai nghiện, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, được cộng đồng ghi nhận, bầu làm công an viên, tổ trưởng Tổ tự quản, được kết nạp vào Đảng. Một số người hiện đang là chủ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, chủ nhiệm câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng và tích cực tham gia các hoạt động giúp đỡ người cùng cảnh ngộ.
Điển hình như anh Tống Duy Thanh, tổ dân phố - Xóm Chợ II, Thị trấn Mường Khương, tỉnh Lào Cai từng là người nghiện và buôn bán ma túy đã hoàn lương, hòa nhập cộng đồng, phát triển kinh tế xã hội, đồng thời là tình nguyện viên trong Đội tình nguyện tích cực tham gia các hoạt động giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện, ổn định cuộc sống. 
Anh Nguyễn Anh Tuấn ở phường Hùng Vương, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã cai nghiện ma túy được 10 năm, ổn định cuộc sống, được chính quyền và nhân dân tín nhiệm bầu làm tổ trưởng tổ bảo vệ dân phố Tân Trung và là tình nguyện viên.
Tại Hội nghị, anh Lê Trung Tuấn (Hà Nội), người từng nghiện 6 năm, bỏ ma túy gần 15 năm, hiện là Chủ tịch Hội đồng sáng lập Viện Nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy (PSD) đề xuất xây dựng mạng lưới những người cai nghiện thành công để chính những người này sẽ là tuyên truyền viên tích cực trong việc hỗ trợ người nghiện ma túy tham gia tích cực điều trị cai nghiện, giảm tỷ lệ người nghiện mới và tái nghiện góp phần đẩy lùi tệ nạn ma túy, đảm bảo an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội.
Cần nhân rộng các mô hình cai nghiện điển hình thành công
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung đánh giá cao sự nỗ lực, và chúc mừng thành công của người cai nghiện tham dự Hội nghị, sự tham gia hỗ trợ của gia đình, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp trong công tác cai nghiện ma túy. Thông qua Hội nghị này, có thể khẳng định được một điều là nghiện ma túy hoàn toàn có thể cai được. Từ bỏ ma túy, người nghiện hoàn toàn có thể trở thành người có ích cho xã hội – Bộ trưởng nhấn mạnh.
“Tôi tin rằng, sau Hội nghị này, những hướng nhìn về việc cai nghiện ma túy theo chiều tối sẽ giảm đi. Những chia sẻ của người cai nghiện thành công cũng sẽ giúp nhà quản lý có cái nhìn khác về công tác này” – Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cho biết, để cai nghiện thành công ngoài sự quyết tâm của người nghiện cần có sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng về mọi mặt như y tế, tâm lý và xã hội phù hợp với nhu cầu của từng người. Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, thay đổi cách tiếp cận về cai nghiện và hỗ trợ sau cai nghiện, tuyên truyền giảm kỳ thị với người nghiện ma túy.
Hội nghị là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và cũng là tiếng nói trong xã hội để những bạn trẻ đang cai nghiện hãy vững tin. Từ bỏ được ma túy, không những mình sẽ thành người có ích cho chính mình, mà còn có ích cho gia đình và cộng đồng xã hội. Những điển hình hôm nay là những tấm gương vượt qua những khó khăn để có lại cuộc sống tốt đẹp hơn.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh cần có 1 chiến dịch, chiến lược về công tác truyền thông để thay đổi cách nhìn, cách tiếp cận đối với vấn đề này..., sự cần thiết của những hỗ trợ  từ người thân và sự không kỳ thị của xã hội... Chủ đề năm nay là cộng đồng chung sức cùng với người nghiện tránh đi sự kì thị...Một hướng đi nữa cần quan tâm là nâng cao chất lượng đào tạo nghề  dạy nghề cho người sau cai. Về việc xây dựng mạng lưới người cai nghiện thành công, Bộ trưởng cho rằng đây là một đề xuất hay, là nơi những người cai nghiện chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau, là cơ sở để hỗ trợ công ăn việc làm cũng như tấm gương để những bạn trẻ nghiện ma túy vững tin vượt lên chính mình. Tuy nhiên mạng lưới cần hoạt động trong sạch, đúng hướng đúng mục tiêu, nhằm tuyên truyền giúp nhiều người từ bỏ ma túy.

File đính kèm:

  • docxKNS lop 9 2020 Tuan 17_12761444.docx
Giáo án liên quan