Giáo án môn Kỹ năng sống Khối 8 - Tuần 7: Kỹ năng phòng tránh bắt nạt học đường (Tiết 1)

- GV tổ chức trò chơi: - Trò chơi: Ô chữ bí ẩn

(Trước khi dạy bài này không nói cho học sinh bài học tiếp theo là gì)

Luật chơi: GV có 1 dãy ô chữ bí ẩn. Mỗi đội đoán có 2 lượt đoán, mỗi lượt chọn 1 chữ cái. Nếu có chữ cái đó trong dãy ô chữ thì đội đó ghi được 100 điểm. (Nếu 1 chữ có nhiều lần trong ô chữ số thì nhân điểm lên số lần).

Đội nào tìm ra từ khóa chính xác sẽ ghi được 500 điểm. (Trả lời bất kì lúc nào muốn trả lời từ khóa). Đội nào trả lời sai từ khóa sẽ dừng cuộc chơi.

Câu hỏi: Có 14 ô chữ, nội dung đây là một trong những vấn nạn trong trường học.

Đáp án: BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

 Bắt nạt học đường là hành vi tiêu cực, thể hiện sức mạnh (sức mạnh về thể chất và tinh thần), được lặp đi lặp lại của một hoặc nhiều học sinh để đe doạ hoặc thực hiện hành vi làm tổn thương người có khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân nhằm mục đích kiểm soát và duy trì quyền lực với người bị bắt nạt.

*Bắt nạt về thể chất: Làm đau về thể chất (đánh, ném đồ vật vào người, bắt trực nhật lớp, bắt đèo về nhà, không cho đi vệ sinh, bắt quỳ gối ). Chiếm đoạt, huỷ hoại tài sản (trấn lột tiền, đồ trang sức, đồ dùng học tập, bắt cống nạp thường xuyên, xì lốp xe ).

* Bắt nạt về tinh thần: Hành vi sai khiến (bắt làm bài tập, bắt cho nhìn bài, giật bài trong giờ kiểm tra ); Hành vi tạo cho người khác có cảm xúc nhục nhã để làm niềm vui (tung tin đồn, làm xấu hổ trước đám đông, đặt biệt danh xấu, bình luận khiếm nhã về ngoại hình ); Hành vi gây cô lập (khai trừ khỏi nhóm, không cho và cấm các bạn chơi cùng một bạn nào đó, không cho bạn tham gia vào các hoạt động của lớp ), Hành vi thể hiện thái độ coi thường, khinh miệt làm cho trẻ bị bắt nạt tự ti, chán nản (khinh thường bạn vì nghèo, vì học kém, vì xấu,.)

GV đặt câu hỏi: Ai đã là người từng bị bạn khác bắt nạt giơ tay?

 Hôm nay chúng ta sẽ học kỹ năng phòng tránh bắt nạt học đường, để gìn giữ môi trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng.

 

docx21 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 4970 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Kỹ năng sống Khối 8 - Tuần 7: Kỹ năng phòng tránh bắt nạt học đường (Tiết 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG (1)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
+ HS nhận biết những người dễ có nguy cơ bị bạo lực học đường.
+ HS biết được hậu quả của Bạo lực học đường.
+ HS tìm ra giải pháp để phòng tránh và biết cách ứng phó tình huống bị bạo lực học đường
- Về kỹ năng:
Học sinh áp dụng các biện pháp phòng tránh bạo lực học đường và ứng phó tình huống bị bạo lực học đường.
- Về thái độ
 + Học sinh ý thức tu dưỡng nhân cách, rèn luyện bản thân.
 + Tích cực tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống bạo lực học đường.
+ Nói không với bạo lực học đừng và không thờ ơ, im lặng trước tình huống bạo lực học đường.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A4, giấy A0, bảng, bút...
Một số tình huống mẫu dành cho thảo luận nhóm.
Giáo án.
Bảng, phấn.
Slide, video
Máy chiếu/máy tính
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1. ...............................
Câu 2. ...............................
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 5 phút
- Hình thức: Tổ chức trò chơi
- Phương pháp: Làm việc nhóm.
- Chuẩn bị: Luật chơi, ô chữ bí ẩn.
- GV tổ chức trò chơi: -	Trò chơi: Ô chữ bí ẩn
(Trước khi dạy bài này không nói cho học sinh bài học tiếp theo là gì)
Luật chơi: GV có 1 dãy ô chữ bí ẩn. Mỗi đội đoán có 2 lượt đoán, mỗi lượt chọn 1 chữ cái. Nếu có chữ cái đó trong dãy ô chữ thì đội đó ghi được 100 điểm. (Nếu 1 chữ có nhiều lần trong ô chữ số thì nhân điểm lên số lần).
Đội nào tìm ra từ khóa chính xác sẽ ghi được 500 điểm. (Trả lời bất kì lúc nào muốn trả lời từ khóa). Đội nào trả lời sai từ khóa sẽ dừng cuộc chơi.
Câu hỏi: Có 14 ô chữ, nội dung đây là một trong những vấn nạn trong trường học.
Đáp án: BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG
à Bắt nạt học đường là hành vi tiêu cực, thể hiện sức mạnh (sức mạnh về thể chất và tinh thần), được lặp đi lặp lại của một hoặc nhiều học sinh để đe doạ hoặc thực hiện hành vi làm tổn thương người có khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân nhằm mục đích kiểm soát và duy trì quyền lực với người bị bắt nạt.
*Bắt nạt về thể chất: Làm đau về thể chất (đánh, ném đồ vật vào người, bắt trực nhật lớp, bắt đèo về nhà, không cho đi vệ sinh, bắt quỳ gối). Chiếm đoạt, huỷ hoại tài sản (trấn lột tiền, đồ trang sức, đồ dùng học tập, bắt cống nạp thường xuyên, xì lốp xe).
* Bắt nạt về tinh thần: Hành vi sai khiến (bắt làm bài tập, bắt cho nhìn bài, giật bài trong giờ kiểm tra); Hành vi tạo cho người khác có cảm xúc nhục nhã để làm niềm vui (tung tin đồn, làm xấu hổ trước đám đông, đặt biệt danh xấu, bình luận khiếm nhã về ngoại hình); Hành vi gây cô lập (khai trừ khỏi nhóm, không cho và cấm các bạn chơi cùng một bạn nào đó, không cho bạn tham gia vào các hoạt động của lớp), Hành vi thể hiện thái độ coi thường, khinh miệt làm cho trẻ bị bắt nạt tự ti, chán nản (khinh thường bạn vì nghèo, vì học kém, vì xấu,..)
GV đặt câu hỏi: Ai đã là người từng bị bạn khác bắt nạt giơ tay? 
 Hôm nay chúng ta sẽ học kỹ năng phòng tránh bắt nạt học đường, để gìn giữ môi trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng.
- HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được tên bài học.
- HS rút được nội dung bài học qua trò chơi
HĐ2: Nguy cơ và hậu quả bắt nạt học đường.
- Thời gian: 15 phút
- Hình thức: Tổ chức thảo luận nhóm.
- Phương pháp: Làm việc nhóm.
- Chuẩn bị: câu hỏi
- GV đặt 2 câu hỏi: Đội nào trả lời câu hỏi có nhiều ý kiến đúng sẽ ghi 300 điểm, đội còn lại ghi 200 điểm.
Câu hỏi 1: Ai là người có nguy cơ dễ bị bắt nạt học đường? 
(Gợi ý: các em có thể để ý về ngoại hình, tính cách, hoàn cảnh, đặc điểm của các bạn hay bị bắt nạt để trả lời câu hỏi.)
Câu hỏi 2: Hậu quả của bắt nạt học đường. 
(Gợi ý: Hậu quả đối với người bị bắt nạt, người bắt nạt, gia đình, nhà trường, xã hội)
- HS có 5 phút thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Đội 1 và đội 2 thảo luận trả lời câu hỏi 1, đội và và đội 4 thảo luận trả lời câu hỏi 2.
- Đại diện đội 1 và đội 2 trình bày câu trả lời cho câu hỏi Ai là người dễ bị người người dễ có nguy cơ bị bắt nạt học đường?
à GV dành điểm 300 cho đội có câu trả lời có nhiều ý kiến đúng, đội còn lại dành 200 điểm. GV chốt những người có nguy cơ dễ bị bắt nạt học đường:
- Bạn nam thường là nạn nhân bị bắt nạt nhiều hơn bạn nữ.
- Bạn có thể chất yếu đuối (gầy ốm, thấp nhỏ,..)
- Bạn thiếu các khả năng về xã hội như có ít bạn bè, rụt rè ít giao tiếp
- Bạn có đặc điểm gì đó nổi trội hoặc khác so với các bạn khác thường trở thành đối tượng của kẻ bắt nạt như học sinh mới chuyển trường đến, bạn học sinh giỏi, học sinh yếu kém, bạn có hoàn cảnh khó khăn (không bố/không mẹ, bố mẹ làm việc vất vả như lao công, mua phế liệu,), bạn có đặc điểm thể chất khác thường lưng gù, đầu to, tóc đỏ, thấp bé, khuyết tật, 
- Hoặc ngay cả trường hợp không có sự khác biệt nào nhưng bị bắt nạt chỉ vì kẻ bắt nạt thấy bạn không vừa ý hay vì những lí do vô lí như: ai bảo mày cứ nhìn tao, tao thích đánh ai tao cũng đánh... Như vậy tất cả các bạn đều có thể có nguy cơ bị bắt nạt học đường. Chính vì vậy chúng ta phải tìm ra cách ứng xử phù hợp và giải pháp để phòng tránh bắt nạt học đường.
- Đại diện đội 3, đội 4 trình bày câu trả lời cho câu hỏi Hậu quả của bắt nạt học đường?
à GV dành điểm 300 cho đội có câu trả lời có nhiều ý kiến đúng, đội còn lại dành 200 điểm. GV chốt hỏi Hậu quả của bắt nạt học đường? 
1, Ảnh hưởng đến người bị hại.
 Họ chịu tổn thương về thể xác, tinh thần và kinh tế. Những người bị bắt nạt có tâm lý sợ hãi, hoang mang, chán nản, lo âu, thậm chí thay đổi tính nết dễ bị mất tập trung dẫn đến kết quả học tập sa sút.Tính cách và thói quen thay đổi (ít nói hơn, hay lo lắng hơn, căng thẳng, hay cáu gắt, ngại tiếp xúc với mọi người, rụt rè, nhút nhát, bất an,...). Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến họ bị stress. Những trường hợp nhẹ là thâm tím người, nặng hơn là xảy ra những thương tích, đau lòng hơn là có thể cướp đi sinh mạng của những người vô tội để lại những tổn thất lớn cho gia đình, bạn bè họ.
Ví dụ: Em Bùi Quang Huy (học sinh lớp 8, trường THCS Âu Lâu, TP Yên Bái) bị phụ huynh của bạn học đánh, sỉ nhục trước đám đông nên đã treo cổ tự vẫn vào ngày 25-9/2006
Mới đây nhất là vụ nữ sinh lớp 8 Trần Thị Ngọc T. (Ninh Thọ, TX Ninh Hòa, Khánh Hòa) vì lỡ chơi trò “câu like” trên facebook theo trào lưu “Đủ like là làm” bị các đối tượng dọa đánh, mua xăng ép phải đốt trường và nữ sinh này đã buộc phải thực hiện hành vi “đốt trường” ở trường THCS Phạm Ngũ Lão (Ninh An, TX Ninh Hòa, Khánh Hòa) vào ngày 9-10/2006.
2,Ảnh hưởng đến gia đình.
 Những gia đình có người bị bắt nạt và gây ra bắt nạt học đường sẽ xáo trộn, cảm thấy bất an, buồn phiền, mất thời gian, mất tiền của để chăm sóc người bị hại, mất danh dự vì bị mọi người chỉ trích, thậm chí bị lên án vì có gây thương tích hay thiệt mạng thậm chí còn hại tới người thân can ngăn cũng bị thương tích, thiệt mạng.
3, Ảnh hưởng đến tương lai của người gây ra bắt nạt học đường.
 Họ cũng chịu ảnh hưởng về sức khỏe, tâm lý, những đứa trẻ này nếu tiếp tục hành vi bắt nạt học đường sẽ phát triển sự hung tính, hiếu thắng, bạo lực, không tập trung vào việc học tập, thậm chí có thể nhận kỷ luật đuổi học, tù tội, Và tương lai sẽ khó trở thành một người thành công hay một người có ích cho xã hội. 
(Theo điều 12 Bộ luật hình sự, người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiệm trọng. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.)
4, Ảnh hưởng đến nhà trường.
 Hành vi bắt nạt học đường không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, bất an, ảnh hưởng đến thành tích, danh dự của trường cũng như các thầy cô giáo.
5, Ảnh hưởng đến xã hội.
 Bắt nạt học đường hay nói rộng hơn đó là tình trạng bạo lực học đường đã càng làm xấu đi những nét văn hóa truyền thống của xã hội, một phần không nhỏ làm mất trật tự xã hội.
HĐ3: Biện pháp phòng tránh bắt nạt học đường.
- Thời gian: 15 phút
- Hình thức tổ chức: Hỏi - đáp
- Chuẩn bị: 
Ví dụ minh họa cho từng biện pháp.
- GV đặt câu hỏi: Biện pháp phòng tránh bắt nạt học đường là gì?
HS trả lời câu hỏi, sau khi học sinh đưa ý kiến trả lời câu hỏi, GV chốt biện pháp để phòng tránh bắt nạn học đường: 
- Về phía gia đình: Cần quan tâm, quản lý, giáo dục con em, tạo không khí gia đình yêu thương hòa thuậnĐối với các học sinh có nghịch cảnh gia đình cần được tư vấn để vượt qua khó khăn tâm lý.
- Về phía nhà trường: Cần tăng cường giáo dục pháp luật, đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Bản thân học sinh, giáo viên, phụ huynh học sinh cần nâng cao hiểu biết pháp luật để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Duy trì và phát triển tủ sách pháo luật trong nhà trường.
- Về phía xã hội: Tạo thêm những nơi vui chơi giải trí lành mạnh như các nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, sân khấu cộng đồng,.. dể phát triển cả thể chất lẫn tư duy.
 Các cơ quan pháp luật cần có quy định cụ thể về xử lý bạo lực học đường, tăng cường công tác truyền thông chống bạo lực học đường.
 Để phòng chống bắt nạt học đường cần sự phối hợp của gia đình- nhà trường- xã hội. Mỗi học sinh cần có trách nhiệm tu dưỡng rèn luyện bản thân, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống bạo lực học đường. hãy lên tiếng bảo vệ mình và mọi người góp phần xây dựng “trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng”
- Tại Điều 6 của Nghị định quy định rõ về phòng, chống bạo lực học đường như sau:
Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường:
– Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;
– Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;
– Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;
– Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;
– Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.
Bạo lực học đường: đã có biện pháp phòng ngừa và can thiệp khi xảy ra
 Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường:
– Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường;
– Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể;
– Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.
 Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường:
– Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học, đưa ra nhận định về tình trạng hiện thời của người học;
– Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người học bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực;
– Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lý; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật. (Nghị định 80/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/9/2017).
- HS tư duy trả lời câu hỏi xuất phát từ nhu cầu bảo vệ sự an toàn cho bản thân.
- HS lắng nghe, ghi nhớ các biện pháp phòng tránh bắt nạt học đường.
HĐ4: Ứng phó khi bị bắt nạt học đường
- Thời gian: 15 phút
- Hình thức tổ chức: Hỏi - đáp
- Chuẩn bị: 
+ Ví dụ minh họa tình huống
- GV đặt câu hỏi: Khi các em bị bắt nạt các em thường làm gì? 
- HS đưa ra những câu trả lời, đưa ra những cách các em đang làm để ứng phó khi bị bắt nạt.
- GV đưa chốt cách ứng phó khi bị bắt nạt học đường.
Xử lý tình huống bị bạn học trêu ghẹo.
Khi bị bạn trêu ghẹo, nếu cảm thấy khó chịu, muốn chấm dứt tình trạng này, các bạn cần phải bình tĩnh, lảng tránh đi ra nơi khác, không nên phản ứng gay gắt càng kích thích đối tượng trêu ghẹo. Dùng lời lẽ nhẹ nhàng yêu cầu không trêu ghẹo. Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn cần phản ảnh đến giáo viên chủ nhiệm, với cha mẹ
Tránh xử lý tiêu cực như nhờ bạn bè ngoài xã hội can thiệp hoặc trêu ghẹo lại sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn.
2. Xử lý tình huống khi bị đe dọa dùng vũ lực
Đe dọa dùng vũ lực cũng là một trong những hành vi bạo lực học đường phổ biến, hành vi này thường do bạn học, người ngoài xã hội thực hiện nhằm ép buộc học sinh làm theo ý muốn của mình chẳng hạn như cung cấp tiền bạc, không được quan hệ giao tiếp với người khác hoặc phải “đốt trường”
Khi bị đe dọa dùng vũ lực, bạn phải bình tĩnh tỏ thái độ phối hợp. Sau khi tạm thời thoát ra khỏi sự đe dọa của đối tượng cần phải báo ngay những người có trách nhiệm để ngăn chặn, chấm dứt đe dọa dùng vũ lực của các đối tượng.
Báo cáo với nhà trường để cùng gia đình phối hợp giải quyết. Nếu đối tượng là người ngoài xã hội, cần báo sự việc cho cảnh sát khu vực hoặc công an nơi gần nhất để ghi nhận sự việc và răn đe đối tượng.
3. Xử lý tình huống khi bị đánh đập.
 Đây là hình thức bạo lực khá phổ biến trong thời gian gần đây, có thể do đối tượng là nam hoặc nữ thực hiện với các phương thức đặc trưng khác nhau nhưng đều có điểm chung là đánh “hội đồng” hoặc “solo” nhưng có các đối tượng đứng ngoài đe dọa, hỗ trợ. 
 Các đối tượng nam khi thực hiện hành vi này thường sử dụng hung khí hoặc tay, chân đánh “hội đồng” gây thương tích nặng nề cho nạn nhân rồi mới có hình thức sỉ nhục nạn nhân. Các đối tượng nữ thường có hành vi đánh đập, xé quần áo, qĐối tượng sử dụng vũ lực bao giờ cũng có thời gian đôi co, đe dọa vì vậy các bạn phải bình tĩnh quan sát tìm vị trí thích hợp để có thể chạy thoát như hướng ra đường lớn, hướng ra cửa hoặc có thể thủ thế tránh bị đánh từ 4 phía, nên tìm vị trí tựa lưng vào tường, vào gốc cây hoặc một vật che chắn phía sau.
 Nếu đối tượng sử dụng hung khí, cần phải tỏ thái độ lo sợ, năn nỉ đối tượng rồi bất ngờ bỏ chạy, cố gắng chạy thật nhanh đến vị trí có người lớn cứu giúp. Trường hợp đối tượng không sử dụng hung khí thì tìm cơ hội bỏ chạy.
 Nếu xét thấy khó có khả năng chạy thoát, khi bị đánh cần cuộn tròn người, dùng tay, cánh tay, co 1 chân lên bụng để che chắn và vùng chạy thoát khi có cơ hội. Nếu thấy có người lớn có thể trợ giúp cần kêu cứu. Khi kêu cứu cần hướng về một người cụ thể, có khả năng giúp mình không nên trông chờ vào đám đông.
Sau khi thoát được nhóm đối tượng có hành vi bạo lực cần phải báo ngay cho phụ huynh và người có trách nhiệm để xử lý, tường trình lại toàn bộ sự việc để cơ quan chức năng đánh giá tính chất vụ việc và có hình thức xử lý. Tuyệt đối không nên tìm cách trả thù hoặc nhờ người ngoài xã hội giúp đỡ, thanh toán sẽ để lại hậu quả kéo dài, nghiêm trọng.
Sau khi vượt qua các tình huống này, cho dù tính chất, mức độ nghiêm trọng đến đâu (bị sỉ nhục bắt quỳ, bị xé quần áo, bị quay clip đưa lên mạng), tuyệt đối không được suy nghĩ tiêu cực hoặc có cách làm tiêu cực như trả thù, bỏ học, tự vẫn mà phải đối mặt với vấn đề của mình, nhờ sự trợ giúp của phụ huynh, thầy cô, cơ quan chức năng. 
- HS trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe, ghi nhớ nội dung cách ứng phó.
HĐ 5: Xử lý tình huống khi bị bắt nạt học đường
- Thời gian: 30 phút
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm
- Chuẩn bị: 
+ In tình huống cho mỗi đội
- Các đội có 5 phút thảo luận sau đó có 5 phút đóng lại tình huống và xử lý tình huống bị bắt nạt học đường theo cách ứng phó đã được học.
Đội 1: Bạn A bị một nhóm trêu chọc vì bạn A có ngoại hình xấu và vì nhà A nghèo không có điều kiện như các bạn khác trong lớp, nhóm bạn này thường bắt A phải làm trực nhật thay các bạn đó? Bạn A sẽ phải làm gì?
Đội 2: Bạn B nhà có điều kiện chính vì vậy có một nhóm bạn bắt nạt chặn lấy đồ, đòi nộp tiền, đe dọa và tung tin đồn B yêu đương lăng nhăng để làm B xấu hổ và những bạn nữ khác không thích B nữa. Bạn B sẽ phải làm gì?
Đội 3: Bạn C là lớp trưởng của lớp, khi cô giáo yêu cầu nói cho cô biết ai là người đã làm gãy ghế và vỡ lọ hoa trong lớp học. C đã khai ra nhóm bạn cá biệt đùa nghịch trong lớp. Sau giờ học nhóm bạn này có chặn đường C khi đi học về và mắng chửi, đe dọa và đánh C. Bạn C sẽ phải làm gì?
Đội 4: Bạn D là học sinh giỏi của lớp, nhưng bị nhóm bạn cá biệt trong lớp ép buộc, đe dọa bắt làm bài tập về nhà thay, bắt cho nhìn bài, trong khi làm bài kiểm tra thì giật bài của bạn D để chép bài, đe dọa và nghiêm cấm D nói với thầy cô, nếu nói sẽ bị đánh. Bạn D sẽ phải làm gì?
- Các đội đóng tình huống và xử lý tình huống.
- GV nhận xét và cho điểm cho các đội.
 Chúng ta sẽ hãy áp dụng kỹ năng phòng tránh bắt nạt học đường, để gìn giữ môi trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng. Không im lặng khi nhìn thấy bắt nạt học đường và không im lặng khi mình là nạn nhân bị bắt nạt học đường
- HS thảo luận nhóm, đóng tình huống và xử lý tình huống theo cách ứng phó được học.
4. Tổng kết buổi học (3 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Tiết này các em đã được học về Kỹ năng phòng tránh bắt nạt học đường. Thầy/cô hy vọng các em sẽ không sử dụng việc bắt nạt các bạn khác để thể thể hiện uy thế của mình, và các em hãy áp dụng kỹ năng đã được học để phòng tránh bắt nạt học được, tránh để lại hậu quả xấu không mong muốn cho bản thân, gia đình, thầy cô và xã hội.
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Hãy chia sẻ với bố mẹ về việc em bị bắt nạt học đường nếu em bị bắt nạt.
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà em ấn tượng nhất trong buổi học.
- Họp nhóm trao đổi và ôn tập lại kiến thức đã học về Kỹ năng phòng chống bắt nạt học đường, tiết sau chúng ta sẽ thực hiện công tác tuyên truyền phòng chống bắt nạt học đường.
- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là.......................
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 ThS. Phạm Thị Phương
.

File đính kèm:

  • docxKNS lop 8 2020 T7_12746375.docx