Giáo án môn Kỹ năng sống Khối 8 - Tuần 4: Kỹ năng làm việc nhóm
- GV Thực hiện một vài trắc nghiệm nhỏ.
+ Chữ gì: p, q, b, d? (viết trên giấy A4, nhìn tương đương giống nhau chỉ khác chiều).
+ Số mấy: 6, 9 ?
+ 3 hay 4?
+ Cô gái hay bà lão
Thực hiện:
- Đưa ra hình ảnh và gọi học sinh lên hỏi theo em là chữ gì, số gì? (p,d,q,b) (6,9)
- Học sinh nhìn lên slide và trả lời đây là 3 hay 4, là cô gái hay bà già? (ai nghĩ đây là 3 giơ tay, ai nghĩ đây là 4 giơ tay, ai nghĩ đây là bà già giơ tay, ai nghĩ đây là cô gái giơ tay, ai nhìn thấy cả hai giơ tay -> để thây đáp án có sự khác biệt)
GV: Nếu chúng ta đặt như thế này thì là chữ p, nếu đặt như thế này là chữ p, đặt như thế này là chữ d. Ai cũng có đáp án đúng vì quan trọng là chúng ta đứng nhìn ở vị trí nào. Mỗi người đều có những cách nhìn nhận khác nhau về các vấn để, tùy vào vị trí quan sát, hoàn cảnh, tâm trạng, kinh nghiệm sống từ đó dễ dàng tạo ra mâu thuẫn trong giao tiếp với người khác.
Mâu thuẫn: là sự bất đồng, tranh chấp xảy ra khi có sự khác biệt. Trong sinh hoạt hàng ngày không thể nào tránh khỏi mâu thuẫn. Một số mâu thuẫn có thể xuất phát từ chính mình, nhưng cũng có những mâu thuẫn nảy sinh từ các mối quan hệ, nó giúp ta trở nên tốt hơn.
- Mâu thuẫn sẽ tạo nên điều gì?
- GV đặt câu hỏi: Theo các em khi xảy ra mâu thuẫn thì điều gì xảy ra?
+ Tranh cãi
+ Bạo lực
+ Xa cách
.
Mâu thuẫn không phải là không tốt, nhưng cách giải quyết mâu thuẫn sẽ quyết định vấn đề trở nên tốt lên hay xấu đi. Hãy biến mâu thuẫn là cơ hội để hiểu nhau hơn và hợp tác cùng nhau nhìn nhận vấn đề rõ hơn
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM I. Mục tiêu bài giảng. Học xong bài này, học sinh có khả năng: - Về kiến thức: + Giải quyết mâu thuẫn trong nhóm - Về kỹ năng: + HS trình bày các bước để giải quyết mâu thuẫn. Vận dụng được các bước giải quyết mâu thuẫn vào xử lý tình huống.- - Về thái độ + Làm việc nhóm hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong nhóm đúng cách. + Lắng nghe và tôn trọng trong làm việc nhóm. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. Giấy A4, giấy A0, bảng, bút... Phiếu ghi mật thư Một số tình huống mẫu dành cho thảo luận nhóm. Giáo án. Bảng, phấn. Slide, video Máy chiếu/máy tính ..... III. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp: (2 phút) - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Câu 1. ............................... Câu 2. ............................... 3. Nội dung bài học mới: Nội dung hoạt động Hoạt động của GV và HS Kết quả cần đạt HĐ1: Định hướng bài mới - Thời gian: 5 phút - Hình thức: Tổ chức trò chơi - Phương pháp: Hỏi - đáp - Chuẩn bị: clip - Xem clip: Sức mạnh của tập thể https://www.youtube.com/watch?v=YtrISL-f9wg - GV đặt câu hỏi: Nếu như chỉ đơn lẻ một mình chú Chim cánh cụt, chú kiến,có thoát nạn được không?Bài học rút ra là gì? -- > Đó chính là sức mạnh của đội nhóm, tuy nhiên trong quá trình làm việc đội nhóm, vẫn luôn xảy ra những mâu thuẫn, mâu thuẫn không xấu, nó có thể đem tới sự hiệu quả trong công việc, khi một thành viên nhìn nhận ra vấn đề theo một cách khác, và thuyết phục nhóm thấy được sự hợp lý và nhóm lắng nghe và thấy rằng ý kiến đó hoàn toàn đúng và giúp nhóm làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên nếu như chúng ta không biết cách giải quyết mâu thuẫn trong nhóm sẽ dẫn đến nhóm làm việc không hiệu quả, nhóm thiếu sự đoàn kết, và các thành viên sẽ không có sự thoải mái trong khi làm việc nhóm. -- > Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học cách giải quyết mâu thuẫn và xung đột nhóm HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được tên bài học. -HS rút được ý nghĩa của sự hợp tác đoàn kết trong làm việc nhóm. HĐ2: Mâu thuẫn - Thời gian: 15 phút - Nội dung trọng tâm: HS trả lời câu hỏi và rút ra nội dung bài học từ chính trò chơi vừa tham gia. - GV Thực hiện một vài trắc nghiệm nhỏ. + Chữ gì: p, q, b, d? (viết trên giấy A4, nhìn tương đương giống nhau chỉ khác chiều). + Số mấy: 6, 9 ? + 3 hay 4? + Cô gái hay bà lão Thực hiện: - Đưa ra hình ảnh và gọi học sinh lên hỏi theo em là chữ gì, số gì? (p,d,q,b) (6,9) - Học sinh nhìn lên slide và trả lời đây là 3 hay 4, là cô gái hay bà già? (ai nghĩ đây là 3 giơ tay, ai nghĩ đây là 4 giơ tay, ai nghĩ đây là bà già giơ tay, ai nghĩ đây là cô gái giơ tay, ai nhìn thấy cả hai giơ tay -> để thây đáp án có sự khác biệt) àGV: Nếu chúng ta đặt như thế này thì là chữ p, nếu đặt như thế này là chữ p, đặt như thế này là chữ d. Ai cũng có đáp án đúng vì quan trọng là chúng ta đứng nhìn ở vị trí nào. Mỗi người đều có những cách nhìn nhận khác nhau về các vấn để, tùy vào vị trí quan sát, hoàn cảnh, tâm trạng, kinh nghiệm sống từ đó dễ dàng tạo ra mâu thuẫn trong giao tiếp với người khác. Mâu thuẫn: là sự bất đồng, tranh chấp xảy ra khi có sự khác biệt. Trong sinh hoạt hàng ngày không thể nào tránh khỏi mâu thuẫn. Một số mâu thuẫn có thể xuất phát từ chính mình, nhưng cũng có những mâu thuẫn nảy sinh từ các mối quan hệ, nó giúp ta trở nên tốt hơn. Mâu thuẫn sẽ tạo nên điều gì? GV đặt câu hỏi: Theo các em khi xảy ra mâu thuẫn thì điều gì xảy ra? + Tranh cãi + Bạo lực + Xa cách .. àMâu thuẫn không phải là không tốt, nhưng cách giải quyết mâu thuẫn sẽ quyết định vấn đề trở nên tốt lên hay xấu đi. Hãy biến mâu thuẫn là cơ hội để hiểu nhau hơn và hợp tác cùng nhau nhìn nhận vấn đề rõ hơn - HS hiểu được mâu thuẫn là gì. Mâu thuẫn là tốt hay xấu. HĐ3: Cách giải quyết mâu thuẫn - Thời gian: 10 phút - Nội dung trọng tâm: - Phương pháp và KTDH: Hỏi -đáp. - Hình thức tổ chức: Theo nhóm - Chuẩn bị: Ví dụ minh họa - GV đặt câu hỏi: + Khi em tức giận khó chịu, không hài lòng với bạn hay với một ai đó em sẽ làm gì? + Nếu được lặp lại thì em có cách giải quyết khác lúc đó không? -> Như vậy là mỗi người chọn cho mình những cách giải quyết khác nhau, và những cách này cách nào sẽ là cách giải quyết mâu thuẫn tốt nhất. - Chúng ta thường chọn cách giải quyết mâu thuẫn như thế nào? Cách 1: Rút lui (Con Rùa) Họ sẵn sàng hy sinh mục đích và mối quan hệ của mình để sống yên thân. Họ tránh né xung đột. → Giải quyết theo cách này sẽ như thế nào? Cách 2: Áp đảo (Cá Mập) Họ tìm mọi cách để đạt mục đích với bất cứ giá nào (đe dọa, trấn áp, đè bẹp), họ không quan tâm đến nhu cầu người khác. → Giải quyết theo cách này sẽ như thế nào? Trắc nghiệm: Hãy nắm 2 tay lại thành nắm đấm và thúc vào nhau, hỏi các em cảm giác thế nào? (đau).Sau đó 1 tay nắm một tay mở vỗ vào nhau (đỡ đau hơn). Cuối cùng 2 tay mở vỗ vào nhau (không đau nhưng tạo ra âm thanh chung). (Ví dụ minh họa: Hai người kéo căng dây chun, hai bạn ngồi bằng mũi chân và đẩy nhau ra) Cách 3: Thỏa hiệp (Con Mèo) Họ hy sinh một phần lợi ích để tìm giải pháp trung hòa nhằm đạt đến mục đích chung. Họ cũng vận động đối phương cũng làm như họ → Giải quyết theo cách này sẽ như thế nào? Cách 4: Hợp tác (Con Ong) Họ coi mâu thuẫn là một vấn đề phải giải quyết, họ tìm giải pháp làm giảm căng thẳng, họ không thỏa mãn cho đến khi đạt đến mục đích chung và giải quyết được căng thẳng giữa đôi bên. Giải quyết theo cách này sẽ như thế nào? (Ví dụ: Một người A chung vốn với một người B mở cửa hàng bán Bánh, chung vốn và chia lợi nhuận 50:50, nhưng thấy mình bỏ công nhiều hơn nên A đòi chia lợi nhuận là 70:30 -> Mâu thuẫn xảy ra, nếu giải quyết theo các cách thì kết quả thế nào?) àGV chốt: Như vậy chúng ta thấy rằng, cách giải quyết Hợp tác như những chú Ong là cách giải quyết mâu thuẫn tốt nhất, mâu thuẫn được giải quyết, không ai bị tổn thương, hiểu nhau hơn, và đưa ra giải pháp tốt, duy trì được mối quan hệ. Cách giải quyết mâu thuẫn tốt nhất là coi mâu thuẫn là một vấn đề phải giải quyết, tìm giải pháp làm giảm căng thẳng, không thỏa mãn cho đến khi đạt đến mục đích chung và giải quyết được căng thẳng giữa đôi bên: Cách giải quyết mâu thuẫn kiểu chú ong Các bước giải quyết mâu thuẫn Hãy bình tĩnh và thực hiện những bước sau: Bước 1: phân tích 1. Mô tả mâu thuẫn như là một vấn đề chung cần giải quyết, không như là một cuộc đấu tranh có kẻ thắng người thua. 2. Xác định nguyên nhân gây ra mâu thuẫn càng cụ thể càng tốt. Bước 2: Trao đổi, thấu hiểu Lắng nghe, làm sáng tỏ, đánh giá ý kiến của nhau. Liệt kê các nhiều càng tốt các cách giải quyết từ đó tìm ra hướng giải quyết tốt nhất có lợi cho cả 2 bên. Bước 3: Thực hiện cách giải quyết mâu thuẫn, và điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế. Thực hiện cách giải quyết mâu thuẫn đã lựa chọn, trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh sao cho phù hợp để đạt được hiệu quả cao trong giải quyết mâu thuẫn. - GV đặt câu hỏi: Các em hãy chia sẻ những mâu thuẫn các em đã thường gặp và dẫn đến kết quả không được hài lòng, Nếu bây giờ lựa chọn cách giải quyết em sẽ chọn cách giải quyết nào? à Ba bước trong kỹ năng giải quyết mấu thuẫn: phân tích, trao đổi – thấu cảm và giải quyết. - HS biết được cách giải quyết tình huống tốt nhất. Để gìn giữ mối quan hệ và làm việc nhóm hiệu quả. Phân tích tình huống để tìm cách giải quyết mâu thuẫn. -Thời gian: 15 phút. - Nội dung trọng tâm: Phân tích tình huống và đưa ra cách giải quyết áp dụng các bước đã được học. - Phương pháp và KTDH: Thảo luận nhóm, hỏi đáp. - Hình thức tổ chức: Theo nhóm - Chuẩn bị: + In tình huống cho mỗi đội Câu chuyện: Nhóm bạn có 3 người Hùng, Cường, Long Hùng, Cường, Long là ba bạn chơi thân, để chuẩn bị cho chuyến đi du lịch của lớp, ba bạn được giao nhiệm vụ đi mua đồ chuẩn bị cho chuyến đi. Các bạn phân chia nhiệm vụ, Long có nhiệm vụ đi mua nước uống, Hùng và Cường có nhiệm vụ đi mua hoa quả, tiền được giao cho Cường cầm. Ngày hôm sau các bạn ra chợ mua, Long đã mua xong nhanh chóng vì dễ mua hơn, không phải chọn lựa lâu như hai bạn. Hùng và Cường cuối cùng đã lựa chọn cân hoa quả xong, đến lúc thanh toán tiền thì Cường không tìm thấy tiền và nói không biết đánh mất lúc nào. Hùng bực mình nói: Tiền của lớp đấy, sao mà mất được, lúc sáng đi có cầm đi không? Cường trả lời: Tao có cầm đi mà. Hùng: Thế bây giờ đâu, tự dựng nó biến mất à mới đi đến chợ này chọn hoa quả mà đã đi đâu đâu, lấy tiền đâu mà trả đây, hay là mày lấy để tiêu rồi, hôm qua tao thấy mày mới mua bộ truyện mới, bình thường làm gì có tiền mua đâu. Cường: Tiền đó tao xin bố tao cho để mua mà, mày nghĩ tao thế nào mà lấy tiền hả. Hùng: Chả biết được, lần trước mày có lấy trộm tiền của mẹ để đi mua đồ chơi mà. Cường: Lần đó, tao xin lỗi mẹ và hứa không làm thế rồi, mày phải tin tao chứ. Mày nghĩ sao mà nghi ngờ tao hả. Hùng: Tao không tin được, Hai bạn đang to tiếng thì Long đi lại, Hùng nói lại cho Long nghe Vậy bây giờ các bạn ấy phải giải quyết tình huống này thế nào? -Vì sao Hùng và Cường có mâu thuẫn? -Vì sao Hùng nghi ngờ Cường? - Cường cảm thấy thế nào khi người bạn của mình nghi ngờ mình? -Hùng, Cường cần có cách giải quyết như thế nào? -Long là người ở giữa có thể đưa ra lời khuyên hay có cách nào giúp Hùng và Cường giải quyết mâu thuẫn? - > Các nhóm thảo luận và đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi trên qua tình huống của Hùng, Cường và Long. àGV chốt: Như vậy là chúng ta đã áp dụng cách giải quyết tình huống rất tốt và giữa bạn Hùng và bạn Cường không xảy ra xô xát, các bạn hiểu nhau hơn và nhóm ba bạn vẫn chơi thân và tiếp tục làm việc nhóm hiệu quả. Vậy chúng ta sẽ cùng nhau làm việc nhóm, và nếu trong quá trình làm việc có những mâu thuẫn xảy ra thì chúng ta sẽ áp dụng các bước giải quyết mâu thuẫn đã được học. -HS phân tích được tình huống. -HS thảo luận nhóm và đưa ra cách giải quyết tốt nhất. -HS hiểu được nếu như không áp dụng cách giải quyết hiệu quả thì tình bạn giữa 3 bạn sẽ khó tiếp tục phát triển và có thể xảy ra xô xát. Thực hành làm việc nhóm: Xây Tháp - Thời gian: 30 phút - Nội dung trọng tâm: - Phương pháp và KTDH: Thảo luận nhóm, hỏi đáp. - Hình thức tổ chức: Theo nhóm - Chuẩn bị: Kéo, băng dính, báo, giấy A4. -GV tổ chức Trò chơi: Xây tháp Chuẩn bị: kéo, băng dính, giấy báo, giấy A4. Luật chơi: Các đội được phát 1 kéo, 2 băng dính, 5 tờ báo, 2 tờ giấy A4. Nhiệm vụ của các đội trong thời gian 10 phút, thảo luận làm thế nào để xây được một chiếc tháp với 2 tiêu chí: Cao và vững. - Chiếc tháp cao nhất ghi 100 điểm - Chiếc tự đứng được ghi 100 điểm - Cộng điểm cho chiếc tháp nào có sự sáng tạo 50 điểm -Cộng 100 điểm cho đội nào làm việc nhóm hiệu quả, giải quyết tối những mâu thuẫn những ý kiến trái chiều, và đoàn kết thống nhất làm việc tốt. à Để tháp đứng được và vươn cao cần 1 cái đế vững chắc cũng giống như trong 1 tập thể muốn phát triển tốt cần phải có sự đoàn kết tốt của các cá nhân àTrong quá trình làm việc nhóm, đa phần các nhóm ban đầu sẽ có nhiều ý kiến, người thích xây tháp kiểu này, người thích xây tháp kiểu kia, có những bạn vẫn không hài lòng về ý tưởng đa số các bạn khác đồng ý, tuy nhiên nhờ đề cao vai trò của làm việc nhóm, và chúng ta biết cách giải quyết hợp lý các mâu thuẫn nên công việc nhóm cũng có kết quả xứng đáng với công sức chúng ta bỏ ra. - HS tham gia làm việc nhóm tích cực. - HS áp dụng các bước giải quyết mâu thuẫn để hợp tác làm việc hiệu quả. 4. Tổng kết buổi học (3 phút) - Giáo viên giải đáp thắc của học sinh. - Tổng kết: Tiết này các con đã được học về Kỹ năng làm việc nhóm, và đã tìm được cách giải quyết khi trong nhóm có mâu thuẫn. Thầy/cô hy vọng các con sẽ áp dụng đúng cách giải quyết mâu thuẫn hiệu quả nhất để xây dựng được tinh thần làm việc nhóm, tinh thần hợp tác, lắng nghe, tôn trọng những ý kiến của mỗi thành viên và cùng nhau tìm được tiếng nói chung trong nhóm. 5. Bài tập về nhà (2 phút) - Hãy viết về một tình huống mâu thuẫn mà em đã từng gặp phải (của em, hoặc em chứng kiến). Nếu được giải quyết tình huống mâu thuẫn đó, em sẽ giải quyết như thế nào theo các bước giải quyết mâu thuẫn được học. - Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học. - Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là....................... RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. GIÁO VIÊN ThS. Phạm Thị Phương .
File đính kèm:
- KNS lop 8 2020 T4_12745833.docx