Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Bài 66: Tác động của con người đến môi trường đất

Câu hỏi: Hậu quả của việc phá rừng là:

1/ Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.

2/ Động vật, thực vật ngày càng tăng dần

3/ Đất bị xói mòn trở nên bạc màu

4/ Không khí trong lành.

5/ Động vật, thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng

6/ Đất trồng trở nên phì nhiêu, màu mỡ, tốt cho cây trồng.

Cho HS trả lời

Mời HS khác nhận xét

GV nhận xét, kết luận

Hậu quả của việc phá rừng là:

1/ Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.

3/ Đất bị xói mòn trở nên bạc màu

5/ Động vật, thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng

Mời 1 HS đọc lại kết luận

GV nhận xét việc học bài cũ của HS.

 

docx9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Bài 66: Tác động của con người đến môi trường đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Bài 66: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT
I/ Mục tiêu
Kiến thức
Nêu được nguyên nhân làm cho môi trường đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.
Nêu được nguyên nhân làm cho môi trường đất bị ô nhiễm
Nêu được giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đất
Kĩ năng
 Vận dụng được kiến thức về bảo vệ môi trường đất vào thực tế cuộc sống
Thái độ
Có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường đất
Phê phán các hành vi làm ô nhiêm môi trường đất
II/ Đồ dùng dạy học
Giao viên: Sách khoa học lớp 5, giáo án, bài giảng điện tử, phiếu học tập.
Học sinh: Sách khoa học lớp 5.
III/ Phương pháp dạy học
Phương pháp trực quan
Phương pháp vấn đáp
Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp điều tra, báo cáo
Phương pháp trò chơi
IV/ Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I/ Ổn định tổ chức
Cho lớp phó văn thể mĩ bắt cả lớp hát một bài hát
II/ Kiểm tra bài cũ
Mời HS trả lời câu hỏi:
Nguyên nhân khiến rừng bị tàn phá?
Mời HS khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận
Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: đốt rừng làm nương rẫy; lấy củi, đốt than; lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng;phá rừng lấy đất làm nhà, làm đường;
Mời HS quan sát trên slide, tìm ra những hậu quả của việc phá rừng
Câu hỏi: Hậu quả của việc phá rừng là:
1/ Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
2/ Động vật, thực vật ngày càng tăng dần
3/ Đất bị xói mòn trở nên bạc màu
4/ Không khí trong lành.
5/ Động vật, thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng
6/ Đất trồng trở nên phì nhiêu, màu mỡ, tốt cho cây trồng.
Cho HS trả lời 
Mời HS khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận
Hậu quả của việc phá rừng là:
1/ Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
3/ Đất bị xói mòn trở nên bạc màu
5/ Động vật, thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng
Mời 1 HS đọc lại kết luận	
GV nhận xét việc học bài cũ của HS.
III/ Dạy học bài mới
Gioi thiệu bài mới:
GV giới thiệu bài: Bài học trước chúng ta biết được con người đã gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trường rừng,khiến rừng bị tàn phá. Vậy con người có gây tác động gì đến môi trường đất hay không, hoặc tác động như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học 66 Tác động của con người đến môi trường đất.
GV ghi tên bài học lên bảng, yêu cầu HS ghi tên bài vào vở.
Các hoạt động bài học
Hoạt động 1: Nguyên nhân dẫn đến đất trồng ngày càng bị thu hẹp.
Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân dẫn đến đất trồng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh.
Phương pháp: Phương pháp trực quan, phương pháp thảo luận nhóm.
Cách tiến hành: 
GV yêu cầu HS quan sát 2 tranh ( tranh 1: trước kia, tranh 2 hiện nay) trên slide.
Mời HS đọc câu hỏi: 
 Quan sát tranh 1, 2 cho biết:
 + Đất trồng được sử dụng vào những việc gì?
 + Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó?
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, trong vòng phút , trả lời câu hỏi và điền vào phiếu học tập.
Hình
Đất trồng được sử dụng để làm gì?
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó?
Tranh 1
( trước kia)
Tranh 2
( hiện nay)
GV mời nhóm 1 trả lời cho câu: Quan sát tranh 1 cho biết trước kia, đất trồng đươc sử dụng để làm gì?
GV mời nhóm 2 nhận xét.
GV nhận xét, kết luận
Trước kia con người sử dụng đất trồng để làm ruộng, trồng lúa, 
GV mời nhóm 3 trả lời cho câu: hiện nay đất trồng được sử dụng để làm gì?
GV mời nhóm 4 nhận xét.
GV nhận xét, kết luận:
Hiện nay, đất trồng được sử dụng để làm nhà, làm cầu bắc qua song, khu dân cư, đô thị, 
GV mời nhóm 2 trả lời cho câu : Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó?
GV mời nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó là do dân số tăng nhanh, con người cần có chỗ ở nên cần phải mở rộng đất để ở. Do đó đất bị thu hẹp.
Hình
Đất trồng được sử dụng để làm gì?
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó?
Tranh 1
( trước kia)
Con người sử dụng đất trồng để làm ruộng, trồng lúa
Do dân số ngày một tăng nhanh, nhu cầu chỗ ở tăng, cần phải mở rộng đất để ở nên đất bị thu hẹp.
Tranh 2
( hiện nay)
Hiện nay đất trồng được sử dụng để làm nhà, làm cầu, khu dân cư đô thị, siêu thị, nhà máy
GV hỏi HS:
Bạn nào có thể cho cô biết nguyên nhân làm cho môi trường đất ngày càng bị thu hẹp?
Mời HS trả lời
Mời HS khác nhận xét
GV kết luận:
 Dân số tăng nhanh, nhu cầu chỗ ở tăng, con người cần nhiều đất để ở hơn, Do đó, làm cho môi trường đất ngày càng bị thu hẹp.
GV mời HS đọc kết luận
Hoạt động 2: Nguyên nhân dẫn đến đất trồng ngày càng bị suy thoái.
Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân dẫn đến đất trồng bị suy thoái là do sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học.
Phương pháp: phương pháp trực quan, phương pháp vấn đáp.
Cách tiến hành
GV yêu cầu HS quan sát hình trên slide, trả lời câu hỏi: 
 + Đây là cái gì?
GV mời HS trả lời.
Mời HS khác nhận xét
GV kết luận: Đây chính là phân bón và thuốc trừ sâu.
GV yêu cầu HS trả lời cho câu hỏi
 + Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu đối với môi trường đất.
 + Vì sao con người lại sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu cho cây trồng?
GV mời HS trả lời câu hỏi
Mời HS khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận:
Việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ  làm cho môi trường đất bị ô nhiễm nặng.
Vì dân số tăng nhanh, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy, người ta phải bón phân hóa học, phun thuốc trừ sâu cho cây trồng để tăng năng suất cho cây. Việc làm đó làm cho môi trường đất bị ô nhiễm.
GV mời HS đọc kết luận
GV hỏi HS:
Bạn nào có thể cho cô biết nguyên nhân làm cho môi trường đất bị ô nhiễm?
Mời HS trả lời
Mời HS khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận:
Môi trường đất bị ô nhiễm là do:
Việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ ,,, để tăng năng suất cây trồng của con người.
Vứt rác bừa bãi, xử lí rác thải không hợp vệ sinh.
GV mời HS đọc kết luận
GV kết luận toàn bài:
Có nhiều nguyên nhân làm cho môi trường đất bị thu hẹp và suy thoái:
Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. vì vậy người ta phải tìm cách tăng năng suất cây trồng, trong đó có biện pháp bón phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ Những việc đó làm môi trường đất bị ô nhiễm.
Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.
Mời HS đọc kết luận toàn bài trong ghi nhớ sgk
Hoạt động 3: Giao dục HS bảo vệ môi trường đất
Mục tiêu: HS nêu được giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đất
HS vận dụng kiến thức về giải pháp hạn chế ô nhiễm vào thực tế cuộc sống
Có ý thức bảo vệ môi trường đất
Phương pháp: Phương pháp điều tra, báo cáo.
Cách tiến hành: 
GV nhắc lại nhiệm vụ của HS đã được giao về ở tiết trước ( tiết trước HS được giao nhiệm vụ là điều tra về thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở địa phương )
GV mời đại diện các nhóm báo cáo trước lớp kết quả điều tra của nhóm mình theo mẫu đã dự kiến 
Lớp:
Nhóm:
PHIẾU BÁO CÁO
 Bài: Tác động của con người 
 đến môi trường đất
Sau khi thực hiện xong việc điều tra thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở địa phương, nhóm báo cáo với thầy/cô và các bạn kết quả như sau:
Địa bàn điều tra:
Thời gian thực hiện:
Kết quả điều tra ( nơi ô nhiễm, loại rác thải, nguyên nhân)
Giải pháp kiến nghị:
 Nhóm trưởng kí tên
GV tổ chức cho lớp thảo luận, nhận xét về những vấn đề báo cáo.
Sau khi các nhóm báo cáo kết quả điều tra về thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở địa phương , GV tổ chức cho các em thảo luận về giải pháp để bảo vệ môi trường đất không bị ô nhiễm. 
GV giáo dục HS qua câu hỏi:
Để bảo vệ môi trường đất, ta nên làm gì và không nên làm gì?
HS sẽ đưa ra giải pháp dựa trên kết quả báo cáo của nhóm.
GV kết luận cho HS
Để bảo vệ môi trường đất
Nên
Không nên
Bỏ rác đúng nơi quy đinh: thùng rác
Quét dọn nhà cửa, giữ gìn vệ sinh sân trường, lớp học
Phê phán, khuyên ngăn các hành vi làm ô nhiễm môi trường đất
Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, hợp lí
Sử dụng phân chuồng để bón phân cho cây trồng
Xả rác bừa bãi
Có hành vi xúi dục người khác xả rác bừa bãi.
Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học  quá mức.
Rác thải vứt bừa bãi làm ô nhiễm môi trường đất, làm mất vệ sinh, mất đi cảnh quan đẹp và gây hại đến sức khỏe con người.
 GV thu phiếu điều tra, báo cáo của các nhóm
GV nhận xét, đánh giá chung kết quả điều tra của HS
VI/ Củng cố, dặn dò
Củng cố:
Trước khi cho HS chơi trò chơi, GV yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ trong sách giáo khoa.
GV tổ chức cho HS chơi trò “ Tấm bảng thông minh”
GV phổ biến cho HS luật chơi: Có các việc làm trên bảng. Em hãy nhận định, nếu là việc nên làm thì giơ bảng màu xanh, nếu việc không nên làm thì giơ bảng màu đỏ.
Tổ chức cho HS chơi
Việc làm
Nên
Không nên
Tăng cường bón phân cho cây trồng
Hạn chế phun thuốc trừ sâu diệt cỏ
Bón phân chuồng cho cây
Thu gom và xử lí rác thải hợp lí
Tuyên truyền để mọi người có ý thức bảo vệ môi trường
Vứt rac ra ngoài nếu không thấy thùng rác
GV nhận xét, tuyên dương lớp
Dặn dò:
Học bài cũ và xem bài mới, bài 67 Tác động của con người đến môi trường nước và không khí
Hát
Trả lời
Nhận xét
Lắng nghe
Quan sát
Tra lời
Nhận xét
Lắng nghe
Đọc
Lắng nghe
Lắng nghe
HS ghi tên bài vào vở
Quan sát
Thảo luận nhóm 4
Trả lời
Nhận xét
Lắng nghe
Trả lời
Nhận xét
Lắng nghe
Trả lời
Nhận xét
Lắng nghe
Trả lời
Nhận xét
Lắng nghe
Đọc 
Quan sát
Trả lời
Nhận xét
Lắng nghe
Trả lời
Trả lời
Nhận xét
Lắng nghe
Đọc
Trả lời
Bổ sung ý kiến
Lắng nghe
Đọc
Lắng nghe
Đọc trong sgk
Lắng nghe
Đại diện nhóm báo cáo
Các nhóm khác nhận xét
Lắng nghe
Đưa ra giải pháp khắc phục
Lắng nghe
Nộp phiếu điều tra
Đọc ghi nhớ SGK
Lắng nghe
Chơi 
Lắng nghe
Lắng nghe

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_khoa_hoc_lop_5_bai_66_tac_dong_cua_con_nguoi_den.docx