Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Bài 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hoanh

2. Hình thành kiến thức

* Mục tiêu: Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện.

* Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Các biện pháp phòng tránh bị điện giật.

* Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật.

* Cách tiến hành:

- GV treo tranh số (1)và số (2) như SGK trang 98

- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút với các yêu cầu sau:

+ Nêu nội dung tranh vẽ

+ Làm như vậy có tác hại gì?

- GV gọi đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Bài 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hoanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Năm ngày 28 tháng 02 năm 2019
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Khoa học 5 (Tiết 48)
Bài 48: AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện.
 - Biết cách sử dụng an toàn, tiết kiệm điện. 
 - Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện.
 - Có khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh. Tích cực thảo luận nhóm, hợp tác với bạn bè. Vấn đáp trôi chảy. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống và bài học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Thông tin, tranh ảnh một số đồ vật, phiếu học tập.
HS: SGK
III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY – HỌC
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3 Phút
30 phút
2 phút
1. Hoạt động khởi động:
- Cho học sinh hát tập thể bài “Lớp chúng ta đoàn kết”.
- Bài cũ: 
+ Thế nào là vật dẫn điện, vật cách điện? Cho ví dụ?
+ Gọi 1 HS thực hiện lắp mạch điện có nguồn điện là pin để thắp sáng đèn.
- GV nhận xét
- GV giới thiệu bài: Các em có thể biết điện không phải là nguồn năng lượng điện vô tận và chúng rất nguy hiểm nếu chúng ta sử dụng không đúng nguyên tắc và sai mục đích. Và để biết cách sử dụng điện an toàn và đúng cách thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài “An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện”.
- GV ghi tên bài
2. Hình thành kiến thức
* Mục tiêu: Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Các biện pháp phòng tránh bị điện giật.
* Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật.
* Cách tiến hành:
- GV treo tranh số (1)và số (2) như SGK trang 98
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút với các yêu cầu sau:
+ Nêu nội dung tranh vẽ
+ Làm như vậy có tác hại gì?
- GV gọi đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả
- GV nhận xét
+ Em cần làm gì và không được làm gì để tránh bị điện giật?
- Liên hệ thực tế: Khi ở nhà và ở trường, em cần làm gì để tránh gấy nguy hiểm cho bản thân và cho người khác?
- GV giới thiệu thêm: cầm phích cắm điện bị ướt cắm vào ổ điện cũng có thể bị điện giật, ngoài ra không nên chơi nghịch ổ điện.
* Kết luận:
 - Một số biện pháp phòng tránh bị điện giật như: Không cầm các vật bằng kim loại cắm vào ổ điện; khi nhìn thấy người bị điện giật phải lập tức cắt nguồn điện; tuyệt đối không chạm tay vào chỗ hở của đường dây hoặc các bộ phận kim loại nghi là có điện;
- Gọi HS đọc mục “Bạn cần biết” trang 98 SGK.
Hoạt động 2: Một số biện pháp tránh gây hỏng đồ điện, vai trò của cầu chì và công tơ
*Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện và đề phòng điện quá mạnh gây hỏa hoạn. Nêu được vai trò của công tơ điện.
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 99
- Cho HS quan sát một vài dụng cụ thiết bị điện có ghi số vôn và giải thích một số thuật ngữ dùng trong ngành điện.
+ 12V đọc là 12 vôn. Vôn là đơn vị đo độ mạnh của dòng điện.
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút với yêu cầu:
+ Điều gì có thể xảy ra nếu dùng nguồn điện 12V cho vật dùng điện có số vôn quy định là 6V.
+ Cầu chì có tác dụng gì?
+ Nêu vai trò của công tơ điện.
-GV nhận xét
Lưu ý: Khi dây chì bị chảy,thay cầu chì khác, không được thay dây chì bằng dây đồng hay dây sắt.
*Kết luận:
- Nếu dùng nguồn điện có công suất lớn hơn cho vật dùng điện có số vôn nhỏ hơn sẽ gây cháy, nổ, chập điện rất nguy hiểm.
- Cầu chì để ngắt mạch khi nguồn điện quá tải hoặc chập mạch điện.
 - Công tơ điện là vật dùng để đo năng lượng điện đã dùng. Căn cứ vào đó ngươi ta tính được số tiền điện phải trả.
Hoạt động 3: Các biện pháp tiết kiệm điện.
- GV cho HS thảo luận theo cặp đôi trong thời gian 2 phút với yêu cầu sau:
+ Tại sao phải tiết kiệm điện?
+ Chúng ta phải làm gì để tránh lãng phí điện?
- GV nhận xét
- Liên hệ việc tiết kiệm điện ở gia đình em: GV giúp HS liên hệ với những gợi ý sau:
+ Gia đình em có những thiết bị, máy móc gì sử dụng điện.
+ Mỗi tháng gia đình em phải trả bao nhiêu tiền điện? Theo em, gia đình mình sử dụng điện như vậy hợp lí chưa? Nếu chưa hợp lí cần phải làm gì để tiết kiệm điện?
* Kết luận:
- Biện pháp tiết kiệm điện:
+ Chỉ dùng điện khi cần thiết, ra khỏi nhà nhớ tắt đèn, quạt, ti vi,
+ Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, là(ủi) quần áo.
- GV gọi HS đọc mục “Bạn cần biết” trang 99 SGK.
3. Củng cố - dặn dò
- GV gọi HS đọc lại mục “Bạn cần biết”.
- Chuẩn bị: “Ôn tập vật chất và năng lượng”
- Nhận xét tết học
- HS cả lớp cùng hát
+ Vật dẫn điện là vật cho dòng điện chạy qua. Ví dụ: các vật bằng kim loại như: đồng, nhôm, sắt, vàng
+ Vật cách điện là vật không cho dòng điện chạy qua. Ví dụ: cao su, sứ, thủy tinh, gỗ khô, nhựa
+ HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS ghi vở
- HS quan sát
- HS nhận nhiệm vụ
- Thảo luận nhóm về các tình huống dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng bị điện giật.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
+ Hình 1: Hai bạn nhỏ đang thả diều nơi có đường dây điện đang chạy qua. Một bạn đang cố kéo khi chiếc diều bị mắc vào đường dây điện.Việc làm như vậy rất nguy hiểm. Vì có thể làm đứt dây điện, dây điện có thể vướng vào người làm chết người.
+ Hình 2: Một bạn nhỏ đang sờ tay vào ổ điện và có người lớn kịp thời ngăn lại. Việc làm của bạn nhỏ rất nguy hiểm đến tính mạng, vì có thể điện truyền qua ổ điện trên phích cắm truyền sang người gây giật điện.
- HSlắng nghe
+ Không thả diều, chơi dưới đường dây điện.
+ Không chạm tay vào chỗ hở của dây điện hoặc các bộ phận của kim loại nghi là có điện.
+ Để ổ điện xa tầm tay trẻ em. + Không để trẻ em sử dụng các đồ điện.
+ Tránh xa chỗ có dây điện bị đứt
+ Báo cho người lớn biết khi có sự cố về điện.
+ Không dùng tay kéo người bị điện giật ra khỏi nguồn điện.
- HS liên hệ
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS đọc
- HS quan sát
- HS nhận nhiệm vụ và thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
+ Nếu dùng nguồn điện 12V cho vật dùng điện có số vôn quy định là 6V sẽ làm hỏng vật dụng đó.
+ Cầu chì có tác dụng là nếu dòng điện quá mạnh, đoạn dây chì sẽ nóng chảy khiến cho mạch điện bị ngắt, tránh được sự cố về điện.
+ Công tơ điện là vật để đo năng lượng điện đã dùng. Căn cứ vào đó người ta tính được số tiền điện phải trả 
 - HS lắng nghe
- HS thảo luận và trình bày kết quả. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
+ Vì điện là tài nguyên quốc gia. Năng lượng điện không phải là vô tận. Nếu chúng ta không tiết kiệm điện thì sẽ không có đủ điện để cung cấp cho những nơi vùng sâu, vùng xa.
+ Không bật loa quá to, chỉ bật điện khi thật cần thiết, khi ra khỏi phòng phải tắt điện, bật lò sưởi máy điều hòa hợp lí khi cần thiết,
- HSlắng nghe
- HS liên hệ
-HS đọc
- HS đọc
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_khoa_hoc_lop_5_bai_48_an_toan_va_tranh_lang_phi.docx