Giáo án môn Khoa học lớp 4 - Bài 40: Bảo vệ bầu không khí trong sạch

I. Kiểm tra bài cũ.

- Giáo viên hỏi:

+ Giờ khoa học trước chúng ta học bài gì?

+ Không khí bị ô nhiễm là không khí như thế nào?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương, khen ngợi học sinh.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 6692 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học lớp 4 - Bài 40: Bảo vệ bầu không khí trong sạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 20 tháng 1 năm 2015
Môn: Khoa học 4 ( Tiết 40)
Bài 40: Bảo vệ bầu không khí trong sạch
Mục tiêu.
Kiến thức – Kĩ năng;
Nêu những việc học sinh nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch
Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch
Thảo luận, trình bày trước đám đóng
Thái độ:
Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch
Biết áp dụng một số cách bảo vệ môi trường, tuyên truyền mọi người tham gia bảo vệ môi trường
Đồ dùng dạy học.
Chuẩn bị của giáo viên:
+ Chuẩn bị tranh ảnh, video về bầu không khí trong sạch, video “ Những thói quen cần thay đổi”
Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị giấy, bút vẽ tranh.
Hoạt động dạy-học chủ yếu
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
Kiểm tra bài cũ.
Giáo viên hỏi:
+ Giờ khoa học trước chúng ta học bài gì?
+ Không khí bị ô nhiễm là không khí như thế nào?
Giáo viên gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương, khen ngợi học sinh.
Học sinh trả lời:
+ Bài không khí bị ô nhiễm
+ Không khí bị ô nhiễm là không khí chứa nhiều khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn.
Học sinh nhận xét, bổ sung.
Học sinh nghe.
29’
 II. Dạy- học bài mới.
Giáo viên nói:
Bài trước các con đã biết những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm, tác hại của không khí ô nhiễm đối với cuộc sống của chúng ta. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch. Để giúp các con có câu trả lời đó cô và cả lớp cùng đến với bài học ngày hôm nay “ Bảo vệ bầu không khí trong sạch”
Giáo viên ghi tên bài lên bảng
Học sinh lắng nghe
Học sinh ghi tên bài vào vở
 Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch
Giáo viên nói:
Trước tiên cả lớp mình sẽ cùng nhau tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh sgk trang 80,81 thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi trong thời gian 1 phút:
+ Nêu nội dung của từng tranh?
Giáo viên gọi đại diện nhóm trình bày.
Giáo viên gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét.
Giáo viên hỏi:
+ Những hình nào thể hiện những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
+ Vì sao con chọn những hình đó?
Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
Giáo viên hỏi:
+ Những hình nào thể hiện những việc chúng ta không nên làm bảo vệ bầu không khí trong sạch.
+ Vì sao em lại chọn hình thứ 4.
Giáo viên (chiếu lên màn hình) hình ảnh bếp điện, bếp gas, nhà vệ sinh công cộng được xây dựng hiện đại cho học sinh quan sát.
Giáo viên nói:
Trong cuộc sống của chúng ta, con người luôn có cho mình những thói quen và để biết thói quen hàng ngày của chúng ta có ảnh hưởng, tác động gì tới cuộc sống hay không thì cả lớp minh sẽ cùng xem một đoạn video “ Những thói quen cần thay đổi để bảo vệ bầu không khí trong sach”.
Giáo viên hỏi:
+ Qua đoạn video các con thấy những việc nào các con và gia đình cần thay đổi để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Giáo viên gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
 Giáo viên nhận xét.
Giáo viên cho học sinh xem video về bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Giáo viên hỏi:
+ Kể tên những việc các con đã làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
+ Kể tên những ngày trong năm kỉ niệm ngày môi trường mà các con biết
Giáo viên gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
Giáo viên chốt kiến thức:Bầu không khí trong lành vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Chống ô nhiễm không khí bằng cách:
+ Thu gom rác và xử lí phân hợp lí.
+ Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu của nhà máy và giảm khói đun.
+ Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh và giữ cho bầu không khí trong lành.
 Hoạt động 2: Hình thức bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Giáo viên nói:
Các con đã biết được những biện pháp giúp bảo vệ bầu không khí trong sạch vậy có những hình thức bảo vệ bầu không khí trong sạch như thế nào thì cả lớp mình cùng nhau chuyển sang hoạt động 2.
Giáo viên hỏi:
+ Lợi ích của việc tuyên truyền vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạc là gì?
+ Ngoài hình thức vẽ tranh các con còn có có hình thức tuyên truyền nào khác
Giáo viên chốt kiến thức đúng: Mỗi người chúng ta cần có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch, bảo vệ bầu không khí chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Giáo viên chia lớp thành 3 đội thi vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường trong thời gian 3 phút.
Giáo viên gọi đại diện mỗi đội lên trình bày bức tranh của đội mình.
Gọi học sinh nhận xét, bình chọn bức tranh đẹp.
Giáo viên tuyên dương, khen ngợi.
Học sinh chú ý nghe.
Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.
Đại diện nhóm trình bày:
+ Hình 1: Các bạn làm vệ sinh lớp để tránh bụi.
+ Hình 2: Vứt rác vào thùng có nắp đậy để tránh mùi hôi thối
+ Hình 3:Nấu ăn bằng bếp cải tiến
để tránh khói, khí thải
+ Hình 4: Nhóm bếp bằng than tổ ong gây ra nhiều khí thải độc hại
+ Hình 5: Trường học có nhà vệ sinh đúng qui cách giúp không gây ô nhiễm môi trường.
+ Hình 6: Cảnh thu gom rác làm đường phố sạch đẹp tránh ô nhiễm.
+ Hình 7: Trồng cây cảnh để giữ cho bầu không khí trong sạch
Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời:
+ Những hình thể hiện những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch là: Hình 1, Hình 2, Hình 3, Hình 5, Hình 6, Hình 7.
+ Vì hình 1 các bạn làm vệ sinh lớp học cho lớp sạch sẽ, gọn gàng không bị bụi bẩn. Hình 2 vứt rác vào thùng có nắp đậy tránh được mùi hôi thối bốc lên. Hình 3 dùng bếp cải tiến giúp tiết kiệm nguyên liệu tránh ô nhiễm không khí. Hình 5 nhà vệ sinh xây dựng đảm bảo đúng quy cách. Hình 6 thu gom rác thải làm đường phố sạch, đẹp. Hình 7 trồng nhiều cây xanh cho không khí trong lành.
Học sinh nhận xét, bổ sung.
Học sinh trả lời:
+ Hình 4.
+ Vì con thấy luồng khói đen độc hại đang bay lên ạ. Nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiều khí độc hại.
Học sinh chú ý theo dõi.
Học sinh theo dõi.
Học sinh trả lời:
+ Cần tiết kiệm điện, nước, khi dừng xe phải tắt máy, không khai thác rừng cây cối bừa bãi,..
Học sinh nhận xét.
Học sinh chú ý nghe.
- Học sinh xem video.
Học sinh trả lời:
+ Kể tên những việc đã làm: Thu gom rác, dọn vệ sinh trường lớp, trồng và chăm sóc cây xanh,
+ Ngày 31/3 giờ trái đất, Ngày 22/4 ngày trái đất, ngày 5/6 ngày môi trường thế giới, ngày 13/10 ngày quốc tế giảm nhẹ thiên tai.
Học sinh nhận xét, bổ sung.
Học sinh chú ý nghe.
Học sinh chú ý nghe.
Học sinh trả lời:
+ Để tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ giữ gìn bầu không khí trong sạch của chúng ta.
+ Tích cực tham gia các hội thi bảo vệ môi trường tuyên truyền xung kích các chiến dịch mùa hè xanh.
Học sinh chú ý nghe.
- Học sinh vẽ tranh.
Đại diện nhóm trình bày.
Học sinh bình chọn.
Học sinh chú ý nghe.
3’
 III. Củng cố - Dặn dò.
• Củng cố
Giáo viên cho học sinh nhắc lại kết luận SGK.
• Dặn dò
Chuẩn bị bài 41: Âm thanh
Học sinh nhắc lại.
Học sinh nhận nhiệm vụ.

File đính kèm:

  • docBai_40_Bao_ve_bau_khong_khi_trong_sach.doc