Giáo án môn Khoa học 5 (cả năm)

CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ

I.MỤC TIÊU: Kể tên 1 số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.

- Có kĩ năng nhận biết được các cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.

- Có ý thức bảo vệ cây.

II.CHUẨN BỊ:

- Hình trang 110,111 SGK

- Vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng (sống đời ), củ gừng, hành tỏi

- 1 thùng giấy to đựng đất.

 

doc30 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Khoa học 5 (cả năm), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhóm trình bày lại thí nghiệm
-Theo dõi
SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
I. MỤC TIÊU
-Kiến thức Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lỏng và thể khí.
 -Kĩ năng :Nhận thức được vai trò của nhiệt trong sự chuyển thể của các chất 
 -Giaó dục hs yêu khoa học ,trân trọng thành quả mà các nhà khoa học nghien cứu ra.
II. CHUẨN BỊ: Nến, nước đá, giá đỡ, bật lửa, vở ghi khoa học, phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1.Ổn định tổ chức:
2.Bài mới:
*Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
- GV đưa ra một hòn đá lạnh
H: Đá lạnh này ở thế gì?
H : Đá lạnh ở nhiệt độ cao sẽ chuyển sang thể gì?
H: Nước ở thể lỏng khi đun sôi nó bay hơi , hơi nước đó thuộc thể gì?
-GV: Một chất có thể có sự chuyển thể, để hiểu rõ điều đó hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học “ Sự chuyển thể của chất”
-GV ghi mục bài lên bảng
*Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của HS
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi 
- GV yêu cầu HS đặt câu hỏi để tìm hiểu đặc điểm của chất lỏng, chất rắn, chất khí
*Bước 4:Tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu
-GV phát phiếu học tập, HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành nội dung ở phiếu
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm làm thí nghiệm để tìm hiểu về sự chuyển thể của chất
*Bước 5: Kết luận
GV gợi ý HS ghi bài học rút ra vào vở khoa học
-Các chất có thể tồn tại ở thể gì?
-Khi nhiệt độ thay đỏi, một số chất có thể như thế nào?
- GV theo dõi, gợi ý để HS hoàn thành bài học vào vở khoa học của mình.
3. Củng cố, dặn dò:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Truyền điện”
- GV chia lớp thành 4 đội: Thi kể tên các chất
+ Đội 1: Kể tên các chất ở thể rắn
+ Đội 2: Kể tên các chất ở thể lỏng
+ Đội 3: Kể tên các chất ở thể khí
+ Đội4: Kể tên các chất có thể chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
-GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài “ Hỗn hợp.
-HS quan sát
-HS TL: thể rắn
-HS TL: thể lỏng
-HS TL: thể khí
-HS: bằng sự hiểu biết của mình, HS tự ghi tên một số chất thuộc thể lỏng, thể khí, thể rắn vào vở ghi khoa học
-Chất rắn có đặc điểm gì?
-Chất lỏng có đặc điểm gì?
-Khí các-bô-níc, ô-xi, ni-tơcó đặc điểm gì?
-Ở điều kiện nào thì nước tồn tại ở thể rắn?....
- Nội dung phiếu: Khoanh vào ý đúng
1. Chất rắn có đặc điểm gì?
 a. Không có hình dạng nhất định.
 b. Có hình dạng nhất định.
 c. Có hình dạng của vật chứa nó.
2. Chất lỏng có đặc điểm gì?
 a. Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy được.
 b. Có hình dạng nhất định, nhìn thấy được.
 c. Không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó, nhìnb thấy được.
3. Khí các-bô-níc,ô-xi,ni-tơ có đặc điểm gì?
 a. Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy được.
 b. Có hình dạng nhất định, nhìn thấy được.
 c. Không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó.
-HS quan sát đá lạnh tìm hiểu sự chuyển thể của nước từ thể rắn sang thể lỏng
- HS đốt nến để biết nến từ thể rắn khi đốt cháy sẽ chuyển sang thể lỏng
-HS tự ghi bài học vào vở khoa học
- HS trình bày bài học
-HS tiếp nối nêu, đội nào làm đứt dây điện là đội đó thua
DUNG DỊCH
I. MỤC TIÊU
 - Nêu được một số ví dụ về dung dịch.
 - Biết cách tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất.
 -Giaó dục hs yêu khoa học ,trân trọng thành quả mà các nhà khoa học nghien cứu ra.
II. CHUẨN BỊ: Cốc, thìa, nước lộc, muối, giá đỡ. GV chuẩn bị vật liệu để tạo dung dịch đường, phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1.Ổn định, kiểm tra bài cũ:
- Hỗn hợp là gì? Hãy kể tên một số hỗn hợp mà em biết
- Trong hỗn hợp, mỗi chất có giữ nguyên tính chất của nó không?
- Nêu một số cách để tách các chất ra khỏi hỗn hợp của nó.
2.Bài mới:
*Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
- GV tạo một dung dịch đường ( từ đường và nước sôi) cho các nhóm nếm thử.
- GV giới thiệu : Hỗn hợp cô vừa tạo ra đó chính là một dung dịch và ta gọi đó là dung dịch đường. Để hiểu rõ hơn về dung dịch thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu qua bài học mới “ Dung dịch”
-GV ghi mục bài lên bảng
- GV hỏi: Dung dịch đường cô vừa tạo có mấy chất?
*Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của HS
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi 
- GV yêu cầu HS đặt câu hỏi để tìm hiểu về dung dịch và cách tách các chất trong dung dịch.
*Bước 4:Tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu
- GV HD HS làm thí nghiệm nhóm 4 theo hình 2 SGK trang 77.
-GV phát phiếu học tập, HS quan sát hình kết hợp đọc thông tin ở SGK trang 77 thảo luận nhóm 4 để hoàn thành nội dung ở phiếu
*Bước 5: Kết luận
GV gợi ý HS ghi bài học rút ra vào vở khoa học
- Dung dịch là gì?
-Ta có thể làmthế nào để tách các chất trong dung dịch?
- GV theo dõi, gợi ý để HS hoàn thành bài học vào vở khoa học của mình.
3. Củng cố, dặn dò:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Đố bạn”
- GV chia lớp thành 2 đội: + Đội 1: Hỏi
+ Đội 2: Trả lời và ngược lại
 Ví dụ: Đội 1 hỏi 
+ Để sản xuất ra nước cất dùng trong y tế người ta sử dụng phương pháp nào?
+ Để sản xuất muối từ nước biển người ta đã làm cách nào ?
 Đội 2 trả lời
+ Để sản xuất ra nước cất dùng trong y tế, người ta sử dụng phương pháp chưng cất.
+ Để sản xuất muối từ nước biển, người ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối. Dưới ánh nắng mặt trời, nước sẽ bay hơi và còn lại muối.
-GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài “Sự biến đổi hóa học”
-HS TL
-HS theo dõi
-HS TL: Có hai chất đó là đường và nước sôi
-HS: bằng sự hiểu biết của mình, HS tự ghi những ví dụ về dung dịch mà em biết vào vở ghi khoa học. Ví dụ: Dung dịch nước và xà phòng, dung dịch giấm và đường,dung dịch giấm và muối,....
 HS tự nêu câu hỏi
-Dung dịch là gì?
-Muốn tạo một dung dịch thì ít nhất phải có mấy chất trở lên,trong đó phải có một chất ở thể gì?và chất kia phải thế nào?
- Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách nào?
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc mục HD thực hành Ở SGK trang 77 thảo luận, đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm theo câu hỏi trong SGK sau đó các nhóm tiến hành làm thí nghiệm
+ Úp đĩa lên một cốc nước muối nóng , sau ít phút nhấc đĩa ra, các thành viên trong nhóm nếm thử những giọt nước đọng trên đĩa để rút ra nhận xét, so sánh với kết quả dự đoán ban đầu, ghi vào vở khoa học.
-HS quan sát hình và đọc mục bạn cần biết ở SGK trang 77 để hoàn thành nội dung ở phiếu BT.
 - Nội dung phiếu
1. Khoanh vào câu trả lời đúng nhất
 Dung dịch là gì?
Là hỗn hợp của chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều.
Là hỗn hợp của chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau.
Cả hai trường hợp trên.
2. Khoanh vào câu trả lời đúng 
 Để sản xuất ra nước cất dùng trong y tế người ta sử dụng phương pháp nào?
Lọc.
 Lắng.
 Chưng cất.
 Phơi nắng.
3. Khoanh vào câu trả lời đúng 
a. Lọc.
 b. Lắng.
 c. Chưng cất.
 d. Phơi nắng.
-HS tự ghi bài học vào vở khoa học
+ Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau được gọi là dung dịch
+ Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất.
- HS trình bày bài học
-HS hai đội tiếp nối nêu câu hỏi và trả lời
Khoa học
SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC(Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
II. Các KNS cơ bản được giáo dục
- Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm
- Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm (của trò chơi)
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Quan sát và trao đổi theo nhóm nhỏ.
- Trò chơi 
IV. Chuẩn bị: 
-Giáo viên: - Hình vẽ trong SGK trang 70, 71.
 - Một ít đường kính trắng, lon sửa bò sạch.
-Học sinh : - SGK. 
V. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5
2
17
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Thế nào là dung dịch, cho ví dụ? 
- GV nhận xét 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Vào bài:
a. Hoạt động 1: Thí nghiệm
1 - 2 HS trả lời 
*Cách tiến hành:
*Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
- Gv nêu: làm thế nào để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
- Gv cho hs quan sát: 
+ T/no 1: Đốt một tờ giấy.
+ T/no 2: Chưng đường trên ngọn lửa
- GV đặt vấn đề : làm thế nào để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác. Thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài “sự biến đổi hoá học”.
*Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của HS
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi 
- GV yêu cầu HS đặt câu hỏi: Hiện tượng chất này biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm trên gọi là gì? Sự biến đổi hoá học là gì?, .
*Bước 4:Tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu
-GV yêu cầu các nhóm để dụng cụ, vật liệu thí nghiệm lên trên bàn để tiến hành làm thí nghiệm.
Bước 5: Kết luận
GV gợi ý HS ghi bài học rút ra vào vở khoa học.
- GV kết luận 
- Hs quan sát và nêu: đường kính trắng, lon sửa bò sạch.
+ T/no 1: Đốt một tờ giấy.
+ T/no 2: Chưng đường trên ngọn lửa
-HS: bằng sự hiểu biết của mình, HS tự ghi tên những vật liệu có trong thí nghiệm. Ví dụ: 
+ T/no 1: Đốt một tờ giấy.
+ T/no 2: Chưng đường trên ngọn lửa 
- Hs nêu: Sự biến đổi hoá học là gì?
- Làm thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
+ T/no 1: Đốt một tờ giấy.
+ T/no 2: Chưng đường trên ngọn lửa
- Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học: Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm trên gọi là sự biến đổi hoá học
- HS nhắc lại.
15
3
b. Hoạt động 2: Thảo luận.
*Cách tiến hành: 
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trong sách giáo khoa và thảo luận các câu hỏi:
+ Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
+ Trường hợp nào có sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
+ Mời đại diện các nhóm trả lời, mỗi nhóm trả lời một câu hỏi.
- Lưu ý HS không đến gần các hố vôi đang tôi
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần Bạn cần biết. 
- GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài sau.
- Hình :2, 5, 6 là sự biến đổi hoá học vì nó có sự biến đổi từ chất này thành chất khác
- Hình: 3, 4, 7 là sự biến đổi lí học
SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
 - HS thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong sự biến đổi hóa học.
 - Nêu được một số ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hóa học.
 II. CHUẨN BỊ: Giấm hoặc chanh, giấy A4, nến, bật lửa, tăm, vải nhuộm phẩm màu đã chuẩn bị trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1.Ổn định, kiểm tra bài cũ:
- Thế nào gọi là sự biến đổi hóa học?
- Nêu ví dụ về sự biến đổi hóa học.
2.Bài mới:
*Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
- GV: Chúng ta đã được tìm hiểu về sự biến đổi hóa học, hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về vai trò của nhiệt và ánh sáng trong sự biến đổi hóa học qua trò chơi và thực hành xử lý thông tin.
 GV ghi mục bài lên bảng.
*Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của HS
- GV cho HS đọc phần giới thiệu trò chơi trang 80.
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi 
- GV yêu cầu HS đặt câu hỏi để tìm hiểu về sự biến đổi hóa học dưới tác dụng của ánh sáng và nhiệt.
*Bước 4:Tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu
- GV yêu cầu HS đọc phần giới thiệu trò chơi ở SGK trang 80, sau đó GV phát dụng cụ thí nghiệm và phiếu học tập cho các nhóm
-GV yêu cầu HS quan sát mảnh vải nhuộm phẩm màu đã chuẩn bị trước và đọc thông tin ở SGK trang 81 để trả lời
-GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả 
*Bước 5: Kết luận
GV gợi ý HS ghi bài học rút ra vào vở khoa học
3. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau “Năng lượng”: Nến, diêm, đồ chơi ô tô chạy pin có đèn và còi hoặc đèn pin.
-HS TL	
-HS theo dõi
-HS tự ghi những ví dụ về sự biến đổi hóa học dưới tác dụng của ánh sáng và nhiệt vào vở ghi khoa học.ví dụ: a.Dưới tác dụng của ánh sáng như: phơi vải nhuộm phẩm màu ngoài nắng lâu ngày, phơi tranh vẽ bằng màu nước ngoài nắng lâu ngày,....
 b. Dưới tác dụng của nhiệt như: Chưng đường trên ngọn lửa, đốt một tờ giấy,....
-HS đọc 
 HS tự nêu câu hỏi
-Khi nhúng tăm vào giấm viết lên giấy và để khô ta có nhìn thấy chữ không?
-Muốn đọc được chữ trên giấy đó, ta phải làm thế nào?
- Tại sao miếng vải nhuộm phẩm màu có kết quả như hình 9b trang 80 SGK?......
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi được giới thiệu ở SGK trang 80 và hoàn thành phiếu học tập sau:
Nhúng đầu tăm vào giấm rồi viết lên giấy và để khô.
Ta có nhìn thấy chữ không?
..............................................................
Muốn đọc “ Bức tư bí mật” ta phải làm thế nào?
...............................................................
Điều kiện gì làm giấy đã khô trên giấy biến đổi hóa học?
.................................................................
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện.
-Đại diện các nhóm trình bày
+Mảnh vải có kết quả như vậy là do sự biến đổi hóa học dưới tác dụng của ánh sáng.
 + Ảnh trong phim h10 trang 81 SGK in trên tờ giấy trắng là do sự biến đổi hóa học dưới tác dụng của ánh sáng.
-HS tự ghi bài học vào vở khoa học
+ Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt hoặc ánh sáng.
ví dụ: a.Dưới tác dụng của ánh sáng như: phơi vải nhuộm phẩm màu ngoài nắng lâu ngày, phơi tranh vẽ bằng màu nước ngoài nắng lâu ngày,....
 b. Dưới tác dụng của nhiệt như: Chưng đường trên ngọn lửa, đốt một tờ giấy,....
 - HS trình bày bài học
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN(Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn
- Một số đặc điểm chính của MT và tài nguyên thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: - Chuẩn bị theo nhóm: một cục pin, dây đồng hồ có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt,) và một số vật khác bằng nhựa, cao su, sứ, - Chuẩn bị chung: bóng đèn điện hỏng có tháo đui (có thể nhìn thấy rõ 2 đầu dây).
- Học sinh : - SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5
1
1. KT bài cũ :
H : Kể một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng ?
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
-Hs trả lởi
18
8
3
1
Hoạt động 1 : Thực hành lắp mạch điện
* Cách tiến hành :
*Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
- Gv nêu: Tạo ra một dòng điện có nguồn điện là pin trong mạch kín làm sáng bóng đèn pin.
- Gv cho hs quan sát: Một cục pin, một số đoạn dây, một bóng đèn pin.
- GV đặt vấn đề : Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng, Thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài “Lắp mạch điện đơn giản”.
*Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của HS
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi 
- GV yêu cầu HS đặt câu hỏi Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng, .
*Bước 4:Tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu
-GV yêu cầu các nhóm để dụng cụ, vật liệu thí nghiệm lên trên bàn để tiến hành làm thí nghiệm.
Bước 5: Kết luận
GV gợi ý HS ghi bài học rút ra vào vở khoa học.
- Cho HS chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua (hình 4 trang 95 SGK) và nêu được :
+ Pin đã tạo ra trong mạch điện kín một dòng điện.
+ Dòng điện này chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc nóng tới mức phát ra ánh sáng. 
- Cho hs quan sát hình 5 trang 95 và dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng. Giải thích tại sao?
*Lưu ý: Khi dùng dây dẫn nối hai cực của pin với nhau (đoản mạch) (như trường hợp hình 5c) thì sẽ làm hỏng pin. Khi kiểm tra trường hợp này cần làm nhanh để tránh làm hỏng pin.
Hoạt động 2 : Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện.
* Cách tiến hành:
- Cho các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn mục Thực hành trang 96.
- GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp:
+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
+ Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua.
+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
+ Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua.
3. Củng cố 
-GV hệ thống bài.
4. Dặn dò.
- Chuẩn bị tiết sau tiếp theo tiết 1.
- Hs quan sát và nêu: Một cục pin, một số đoạn dây, một bóng đèn pin.
-HS: bằng sự hiểu biết của mình, HS tự ghi tên cục pin, một số đoạn dây, một bóng đèn pin mà em biết vào vở ghi khoa học. Ví dụ: Tạo ra một dòng điện có nguồn điện là pin trong mạch kín làm sáng bóng đèn pin
- Hs nêu: + Mạch điện đơn giản là gì?
- Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành trang 94 SGK.
- HS lắp mạch để đèn sáng và vẽ lại cách mắc vào giấy.
- Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình.
- Lắp dây điện (đỏ) từ cực dương của pin qua bóng đèn, nối 1 dây (xanh) từ bóng đèn đến cực âm của pin tạo thành một dòng điện kín
- HS đọc mục Bạn cần biết trang 94, 95 SGK và chỉ cho bạn xem cực dương (+), cực âm (-) của pin ; chỉ 2 đầu của dây tóc bóng đèn và nơi 2 đầu này được đưa ra ngoài.
- Tạo ra dòng điện kín : Lắp dây điện (đỏ) từ cực dương của pin qua bóng đèn, nối 1 dây (xanh) từ bóng đèn đến cực âm của pin tạo thành một dòng điện kín
Bước 1 : Làm việc theo nhóm :
- Lắp mạch điện thắp sáng đèn. Sau đó tách một đầu dây đồng ra khỏi bóng đèn hoặc một đầu của pin để tạo ra một chỗ hở trong mạch.
 - Chèn một số vật bằng kim loại, bằng nhựa, bằng cao su, sứ,... vào chỗ hở của mạch và quan sát xem đèn có sáng không và nêu kết luận.
- Kết quả và kết luận: đèn không sáng, vậy không có dòng điện chạy qua bóng đèn khi mạch bị hở.
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
- Từng nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi là vật dẫn điện.
+ Đồng, nhôm, sắt 
+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là vật cách điện
+ Cao su, sứ, thủy tinh, gỗ khô, bìa
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
 - HS thực hành lắp mạch điện đơn giản;
 - Làm được thí nghiện đơn giản trên mach điện có nguồn điện là pin phát hiện vật dẫn và vật cách điện.
II. CHUẨN BỊ
 Pin, bóng đèn, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định, kiểm tra bài cũ:
- tiết trước ta học bài gì?
2.Bài mới:
*Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
- GV: Để lắp mạch điện đơn giản ta cần những vật liệu gì?
- GV đưa mạch điện lăp sẵn và chèn một mảnh nhựa vào, yêu cầu HS quan sát nhận xét
- Gv đó là vật cách điện, để hiểu rõ hơn trong quá trình lắp mạch điện đơn giản hôm nay chúng ta tiếp tục khám phá.
 GV ghi mục bài lên bảng.
*Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của HS
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi 
*Bước 4:Tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu
*Bước 5: Kết luận
GV gợi ý HS ghi bài học rút ra vào vở khoa học
-Yêu cầu HS trình bày bài học
3. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
-HS TL	
-HS theo dõi
- Bóng đèn không sáng
-HS tự ghi những điều em nghĩ
VD: - Nhựa không cho dòng điện chạy qua.
Cao su không cho dòng điện chạy qua.
 -.......................
 - Sắt cho dòng điện chạy qua.
 - Đồng cho dòng điện chạy qua.
* HS tự nêu câu hỏi
- Tại sao khi chèn mảnh nhựa vào mạch điện thì bóng đèn không sáng ?
- Tại sao khi chèn mảnh bìa vào mạch điện thì bóng đèn không sáng ?
- Nếu dùng dây cao su nối hai cực của pin thì bóng đền có sáng không?
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình lắp mạch điện có nguồn điện làpin để thắp sáng đèn sau đó ngắt một chỗ nối trong mạch điện để tạo ra cho mạch hở ghi kết quả vào phiếu học tập
Vật liệu
Kết quả
Kết luận
Đèn sáng
Đèn không sáng
Nhựa
x
K cho dòng điện chạy qua
Đồng
x
cho dòng điện chạy qua
Cao su
Thủy tinh
Bìa
Sứ
-Các vật liệu bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên mạch đang hở thành mạch kín vì vậy đèn sáng
- các vật bằng cao su, sứ, nhựa... không cho dòng điện chạy qua nên mạch vẫn bị hở vì vậy đèn không sáng. 
 - HS trình bày bài học
Tiết 51:CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết:
	+Chỉ đâu là nhị, nhuỵ. Nói tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ
	+Phân biệt được hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	+Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh về hoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
T/g
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
4’
25’
 2’
1.Ổn định:
2.KTBC: Không kiểm tra( tiết trước ơn tập )
3.Bài mới:
a.Giới thiệu : Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
b.Các hoạt động:
+HĐ1: Quan sát .
*

File đính kèm:

  • docBai_31_Chat_deo.doc
Giáo án liên quan