Giáo án môn Kể chuyện Lớp 5 - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu :

 - Dựa vào lời kể của GV, hình ảnh minh hoạ và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đủ ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.+ Giáo dục kĩ năng sống :

- Thể hiện sự cảm thông

- Phản hồi / lắng nghe tích cực

II. Các phương tiện dạy học :

 - Các hình ảnh minh hoạ phim trong SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn ngày, tháng, năm xảy ra vụ thảm sát Sơn Mỹ (16-3-1968); tên những người Mĩ trong câu chuyện.

III. Tiến trình dạy học :

 

doc46 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Kể chuyện Lớp 5 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiệu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Hai bạn ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe.
- HS khá, giỏi kể ; lớp nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Chú ý.
- Nhận xét, bình chọn theo hướng dẫn.
Tuần 14
Tiết 14
Pa – xtơ và em bé 
*****
Ngày dạy : 24/11/2013
I/ Mục đích yêu cầu :
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.
	* HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- Biết trao đổi và hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ đã khiến ông cống hiến được cho lồi người một phát minh khoa học lớn lao.
II/ Đồ dùng dạy học :
	Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III/ Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu kể lại một việc làm tốt (hoặc một hành động dũng cảm) bảo vệ môi trường em đã làm hoặc đã chứng kiến. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới :
 a.Khám phá :Câu chuyện Pa-xtơ và em bé giúp các em biết tấm gương lao động quên mình, vì hạnh phúc con người của nhà khoa học Lu-i Pa-xtơ. Ông đã có công tìm ra loại vác-xin cứu lồi người thốt khỏi một căn bệnh nguy hiểm mà rất từ lâu con người bất lực không tìm được cách chữa trị - đó là bệnh dại.
- Ghi bảng tên câu chuyện.
 b.Kết nối :
- Yêu cầu quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm các yêu cầu của bài KC trong SGK.
- Kể với giọng hồi hộp, nhấn giọng những từ ngữ nói về cái chất thê thảm đang đến gần với cậu bé Giô-dép, nỗi xúc động cùa Lu-i Pa-xtơ khi nghĩ đến cái chết của cậu; tâm trạng lo lắng, day dứt, hồi hộp của Pa-xtơ khi quyết định tiêm những giọt vác-xin đầu tiên thử nghiệm trên cơ thể người để cứu sống cậu bé.
 + Kể lần 1 kết hợp với việc viết tên riêng, từ mượn nước ngồi, ngày tháng đáng nhớ lên bảng.
 + Kể lần 2, kết hợp với tranh minh hoạ.
 c.Thực hành :
- Yêu cầu lần lượt đọc từng yêu cầu của bài tập.
- Nhắc HS kết hợp KC với trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
a) Kể chuyện theo nhóm
- Yêu cầu từng cặp kể cho nhau nghe. Mỗi em kể theo 2- 3 tranh.
- Yêu cầu kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
b) Thi KC trước lớp
- Yêu cầu từng nhóm HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Yêu cầu kể toàn bộ câu chuyện và trả lời câu hỏi chất vấn.
- Yêu cầu lớp đặt câu hỏi chất vấn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét, bình chọn HS kể hay, tự nhiên; bạn nêu câu hỏi hay và bạn hiểu chuyện nhất.
4/ Củng cố :
- Yêu cầu nhắc ý nghĩa câu chuyện.
- Với tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người và tài năng Lu-i Pa-xtơ đã tìm ra thuốc trị bệnh dại cứu sống được nhiều người.
5/ Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Tìm và đọc kĩ một câu chuyện nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân để chuẩn bị cho bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
- HS được chỉ định kể theo yêu cầu.
- Nhắc tên câu chuyện.
- Quan sát tranh và tiếp nối nhau đọc.
+ Lắng nghe và chú ý.
+ Nghe, kết hợp quan sát tranh.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Chú ý .
- Hai bạn ngồi cạnh kể. 
- Tiếp nối nhau kể.
- Xung phong kể, lớp chú ý lắng nghe.
- Lớp tiếp nối nhau trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét, bình chọn.
- Tiếp nối nhau nhắc lại.
Tuần 15
Tiết 15
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
*****
Ngày dạy : 01/12/2013
I/ Mục đích yêu cầu :
	- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu,vì hạnh phúc của nhân dân.
	- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
	- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. 
II/ Đồ dùng dạy học :
	Sưu tầm một số sách, truyện, báo viết về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu. 
III/ Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu kể lại 1-2 đoạn của câu chuyện Pa-xtơ và em bé và trả lời về ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới :
 a.Khám phá :Tấm lòng nhân hậu, tinh thần trách nhiệm cao với con người của bác sĩ Pa-xtơ - nhà khoa học đã có công giúp lồi người thốt khỏi bệnh dại mà các em đã được nghe kể tuần trước. Tiết KC hôm nay, các em sẽ kể cho nhau nghe những chuyện đã nghe, đã đọc về những người có công chống lại đói nghèo, lạc hậu.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn HS kể chuyện
a) Hướng dẫn hiểu yêu của đề.
- Ghi bảng đề bài và gạch chân từ ngữ: đã nghe, đã đọc, chống lại đói nghèo, lạc hậu,vì hạnh phúc.
- Yêu cầu giới câu chuyện sẽ kể.
b) Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Yêu cầu kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức thi KC trước lớp:
 + Chỉ định HS có trình độ tương đương thi kể.
 + Yêu cầu nêu câu hỏi chất vấn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 + Viết tên HS tham gia thi kể và tên truyện được kể lên bảng.
- Nhận xét và tính điểm theo tiêu chuẩn:
 + Nội dung câu chuyện. 
 + Cách kể chuyện.
 + Khả năng hiểu chuyện của người kể.
4/ Củng cố :
 Trong cuộc sống chúng ta có những tấm gương chống lại đói nghèo, lạc hậu. Các em học tập và noi theo những tấm gương đó để đất nước chúng ta ngày càng tươi đẹp hơn.
5/ Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị trước bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- Tiếp nối nhau đọc đề bài và chú ý để xác định đúng yêu cầu. 
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Hai bạn ngồi cùng bàn thực hiện theo yêu cầu.
+ HS được chỉ định thực hiện.
+ Lớp nêu câu hỏi, HS kể chuyện trả lời.
- Nhận xét, bình chọn.
Tuần 16
Tiết 16
Kể chuyện 
được chứng kiến hoặc tham gia
*****
Ngày dạy : 08/12/2013
I/ Mục đích yêu cầu :
	Kể được một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình. 
II/ Đồ dùng dạy học :
	- Một số tranh ảnh về cảnh sum họp gia đình.
- Bảng phụ viết tóm tắt nội dung gợi ý 1, 2, 3, 4 trong SGK.
III/ Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu kể câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người đã góp sức mình để chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới :
 a.Khám phá :Các em sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện về một buổi sum họp gia đình , đồng thời nói được suy nghĩ của mình về buổi sum họp đó trong tiết học này.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn HS kể chuyện
a)Hướng dẫn hiểu yêu cầu của đề bài 
- Yêu cầu đọc đề bài và gợi ý trong SGK.
- Yêu cầu giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
- Yêu cầu viết nhanh dàn ý của câu chuyện.
b) Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện trước lớp
- KC theo cặp
 + Yêu cầu kể chuyện theo cặp.
 + Theo dõi, hướng dẫn và uốn nắn.
- Thi KC trước lớp
 + Yêu cầu HS ở các trình độ khác nhau thi KC trước lớp và nói lên suy nghĩ của mình về không khí đầm ấm của gia đình, đồng thời trả lời câu hỏi chất vấn của bạn.
 + Ghi bảng tên HS tham gia KC và tên câu chuyện được kể.
 + Yêu cầu lớp đặt câu hỏi chất vấn.
- Hướng dẫn cách nhận xét:
 + Trình tự của câu chuyện.
 + Cách kể chuyện.
 + Cách dùng từ, đặt câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS kể hay, câu chuyện hay nhất.
4/ Củng cố :
 Qua những câu chuyện vừa được nghe kể, các em cảm thông và giúp đỡ các bạn nhỏ lang thang cơ nhở không cha, không mẹ phải tự kiếm sống mà không bao giờ được biết đến buổi sum họp của gia đình.
5/ Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị trước bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
- HS được chỉ định kể.
- Nhắc tựa bài.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
+ Hai bạn ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe.
+ Xung phong thi kể và thực hiện theo yêu cầu.
+ Tiếp nối nhau nêu câu hỏi chất vấn.
- Nhận xét, bình chọn theo hướng dẫn.
- Nhận xét, bình chọn.
Tuần 17
Tiết 17
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
*****
Ngày dạy : 15/12/2013
I/ Mục đích yêu cầu :
	- Chọn được một truyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý.
	- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
II/ Đồ dùng dạy học :
	Sưu tầm một số sách, truyện, báo viết về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. 
III/ Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu kể câu chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới :
 a.Khám phá :Tiết KC hôm nay, các em sẽ kể cho nhau nghe những chuyện đã nghe, đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. 
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn HS kể chuyện
a) Hướng dẫn hiểu yêu của đề.
- Ghi bảng đề bài và gạch chân từ ngữ: đã nghe, đã đọc, biết sống đẹp, niềm vui, hạnh phúc.
- Yêu cầu giới câu chuyện sẽ kể.
b) Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Yêu cầu kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức thi KC trước lớp:
 + Chỉ định HS có trình độ tương đương thi kể.
 + Yêu cầu nêu câu hỏi chất vấn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 + Viết tên HS tham gia thi kể và tên truyện được kể lên bảng.
- Hướng dẫn nhận xét và tính điểm theo tiêu chuẩn:
 + Nội dung câu chuyện. 
 + Cách kể chuyện.
 + Khả năng hiểu chuyện của người kể.
- Nhận xét, tuyên dương câu chuyện có nội dung hay nhất, HS kể hay.
4/ Củng cố :
- Yêu cầu chuyền tay nhau những quyển sách, truyện, bài báo viết về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác cho các bạn cùng đọc.
- Trong cuộc sống chúng ta có những tấm gương về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc, các em học tập và noi theo những tấm gương đó để đất nước chúng ta ngày càng tươi đẹp hơn.
5/ Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị Ôn tập cuối học kì I
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- Tiếp nối nhau đọc đề bài và chú ý để xác định đúng yêu cầu. 
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
- Hai bạn ngồi cùng bàn thực hiện theo yêu cầu.
+ HS được chỉ định thực hiện.
+ Lớp nêu câu hỏi, HS kể chuyện trả lời.
- Nhận xét dựa vào hướng dẫn.
- Nhận xét, bình chọn.
Tuần 18
Tiết 18
ÔN TẬP - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
*****
Ngày dạy : 22/12/2013
TUẦN 19
Tiết 19
Chiếc đồng hồ
*****
 Ngày dạy : 02/01/2013
I/ Mục đích yêu cầu :
	- Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ, kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện.
	- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng; do đó, cần làm tốt việc được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ đến việc riêng của mình
II/ Đồ dùng dạy học :
Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III/ Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới :
 a.Khám phá :Câu chuyện các em được nghe hôm nay là truyện Chiếc đồng hồ. Nhân vật chính trong câu chuyện là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Khi biết nhiều cán bộ chưa an tâm với công việc được giao, Bác đã kể câu chuyện Chiếc đồng hồ để giải thích về trách nhiệm của mỗi người trong xã hội. Các em cùng nghe để bết nội dung câu chuyện.
- Ghi bảng tên câu chuyện.
 b.Kết nối :
- Yêu cầu quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm các yêu cầu của bài KC trong SGK.
- Kể với giọng thân mật, vui ở đoạn đối thoại giữa Bác Hồ với cán bộ trong hội nghị. 
 + Kể lần 1 kết hợp với việc giải thích các từ: tiếp quản, đồng hồ quả quýt.
 + Kể lần 2, kết hợp với tranh minh hoạ.
 c.Thực hành :
- Yêu cầu lần lượt đọc từng yêu cầu của bài tập.
- Nhắc HS kết hợp KC với trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
a) Kể chuyện theo nhóm
- Yêu cầu từng cặp kể cho nhau nghe. Mỗi em kể theo 2 tranh.
- Yêu cầu kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
b) Thi KC trước lớp
- Yêu cầu từng nhóm HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Yêu cầu kể toàn bộ câu chuyện.
- Yêu cầu lớp đặt câu hỏi chất vấn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét, bình chọn HS kể hay, tự nhiên; bạn nêu câu hỏi hay và bạn hiểu chuyện nhất.
4/ Củng cố :
- Yêu cầu nhắc ý nghĩa câu chuyện.
- Trong xã hội, mỗi người lao động đều gắn với một công việc. Công việc nào cũng đáng quý, đáng trọng.
5/ Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Tìm và đọc kĩ một câu chuyện nói về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. 
- HS được chỉ định kể theo yêu cầu.
- Nhắc tên câu chuyện.
- Quan sát tranh và tiếp nối nhau đọc.
+ Lắng nghe và chú ý.
+ Nghe, kết hợp quan sát tranh.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Chú ý.
- Hai bạn ngồi cạnh kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Tiếp nối nhau kể.
- Xung phong kể, lớp chú ý lắng nghe.
- Lớp tiếp nối nhau trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét, bình chọn.
- Tiếp nối nhau nhắc lại.
Tuần 20
Tiết 20
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
*****
Ngày dạy :09/01/2013
I/ Mục đích yêu cầu :
	- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
	- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học :
	Sưu tầm một số sách, truyện, báo viết về các tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. 
III/ Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu kể lại 1-2 đoạn của câu chuyện Chiếc đồng hồ và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới :
 a.Khám phá :Câu chuyện Chiếc đồng hồ ở tiết trước khuyên mỗi người làm gì cũng nên nghĩ đến lợi ích chung và làm tốt việc của mình. Trong tiết học này, các em tự kể những câu chuyện mình đã được nghe, được đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. 
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn HS kể chuyện
a) Hướng dẫn hiểu yêu của đề
- Ghi bảng đề bài và gạch chân từ ngữ: tấm gương, pháp luật, nếp sống văn minh.
- Yêu cầu lần lượt đọc các gợi ý 1, 2, 3.
- Yêu cầu đọc gợi ý 1 và nhắc HS: Việc nêu tên nhân vật trong các bài đã học nhằm giúp các em hiểu yêu cầu của đề bài, nên kể những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ngồi chương trình.
- Yêu cầu giới câu chuyện sẽ kể và cho biết đó là câu chuyện về ai.
b) Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Yêu cầu đọc lại gợi ý 2.
- Yêu cầu lập nhanh dàn ý câu chuyện mình kể.
- Yêu cầu kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức thi KC trước lớp:
 + Chỉ định HS có trình độ tương đương thi kể.
 + Yêu cầu nêu câu hỏi chất vấn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 + Viết tên HS tham gia thi kể và tên truyện được kể lên bảng.
- Nhận xét và tính điểm theo tiêu chuẩn:
 + Nội dung câu chuyện. 
 + Cách kể chuyện.
 + Khả năng hiểu chuyện của người kể.
- Tuyên dương HS có câu chuyện hay nhất, kể chuyện tự nhiên nhất, bạn đặt câu hỏi thú vị nhất.
4/ Củng cố :
 Trong cuộc sống chúng ta có những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. Các em học tập và noi theo những tấm gương đó để đất nước chúng ta ngày càng tươi đẹp hơn.
5/ Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- Tiếp nối nhau đọc đề bài và chú ý để xác định đúng yêu cầu. 
- Tiếp nối nhau đọc.
- Chú ý.
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
- Đọc lại gợi ý 2.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Hai bạn ngồi cùng bàn thực hiện theo yêu cầu.
+ HS được chỉ định thực hiện.
+ Lớp nêu câu hỏi, HS kể chuyện trả lời.
- Nhận xét, bình chọn.
Tuần 21
Tiết 21
Kể chuyện 
được chứng kiến hoặc tham gia
*****
Ngày dạy : 16/01/2013
I/ Mục đích yêu cầu :
	Kể được một câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ tuổi thẻ hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sử-văn hố, hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
III/ Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc.
 - Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới :
 a.Khám phá :Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể cho bạn nghe những câu chuyện đã chứng kiến hoặc việc các em đã làm thể hiện ý thức của người công dân. 
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn HS kể chuyện
a) Hướng dẫn hiểu yêu cầu của đề bài 
- Yêu cầu đọc 3 đề bài trong SGK.
- Ghi bảng đề bài và gạch chân các từ ngữ quan trọng:
1) Kể một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử- văn hố.
2) Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ.
3) Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
- Yêu cầu đọc 3 gợi ý trong SGK.
- Yêu cầu đọc kĩ gợi ý cho đề đã chọn.
- Yêu cầu giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
- Yêu cầu viết nhanh dàn ý của câu chuyện.
b) Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện trước lớp
- KC theo nhóm đôi.
 + Yêu cầu dựa vào dàn ý kể chuyện theo cặp.
 + Theo dõi, hướng dẫn và uốn nắn.
- Thi KC trước lớp
 + Yêu cầu HS ở các trình độ khác nhau thi KC trước lớp và trả lời câu hỏi chất vấn của bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 + Ghi bảng tên HS tham gia KC và tên câu chuyện được kể.
- Hướng dẫn cách nhận xét:
 + Trình tự của câu chuyện.
 + Cách kể chuyện.
 + Cách dùng từ, đặt câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS kể hay, câu chuyện hay nhất.
4/ Củng cố :
 Qua những câu chuyện vừa được nghe kể, các em học tập và thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử - văn hố; ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ; hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
5/ Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Xem trước bài Ông Nguyễn Khoa Đăng.
- HS được chỉ định kể.
- Nhắc tựa bài.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Tiếp nối nhau đọc đề bài và chú ý.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Đọc thầm.
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Hai bạn ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe.
+ Xung phong thi kể và trả lời câu hỏi chất vấn của lớp.
- Chú ý.
- Nhận xét, bình chọn theo hướng dẫn.
Tuần 22
Tiết 22
Ông Nguyễn Khoa Đăng
*****
Ngày dạy : 23/01/2013
I/ Mục đích yêu cầu :
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, nhớ và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân.
II/ Đồ dùng dạy học :
	Tranh minh hoạ truyện kèm lời gợi ý trong SGK 
III/ Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu kể một câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sư û- văn hố; ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ; hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới :
 a.Khám phá :Câu chuyện các em được nghe hôm nay kể về ông Nguyễn Khoa Đăng (1691-1725) - một vị quan thời chúa Nguyễn, văn võ toàn tài, rất có tài xét xử các vụ án, đem lại sự công bằng cho người lương thiện.Ông cũng là người có công lớn trừng trị bọn cướp, tiêu diệt chúng đến tận sào huyệt.
- Ghi bảng tên câu chuyện.
 b.Kết nối :
- Yêu cầu quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm các gợi ý của bài KC trong SGK.
 + Kể lần 1 kết hợp với việc giải thích các từ: truông, sào huyệt, phục binh.
 + Kể lần 2, kết hợp với tranh minh hoạ.
 c.Thực hành :
- Yêu cầu lần lượt đọc từng yêu cầu của bài tập.
- Nhắc HS kết hợp KC với trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
a) Kể chuyện theo nhóm
- Yêu cầu từng cặp kể cho nhau nghe. Mỗi em kể theo 2 tranh.
- Yêu cầu kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
b) Thi KC trước lớp
- Treo tranh lên bảng, yêu cầu từng nhóm HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Yêu cầu kể toàn bộ câu chu

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ke_chuyen_lop_5_nam_hoc_2013_2014.doc