Giáo án môn học lớp 5 - Tuần 18 năm 2015

Tiết 5: Khoa học

SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:

 - Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lỏng và thể khí.

 - Giáo dục HS ý thức yêu khao học thích tìm tòi và nghiên cứu khoa học.

II. CHUẨN BỊ: Phiếu ghi tên một số chất.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc33 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học lớp 5 - Tuần 18 năm 2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 4)
 I. MỤC TIÊU: 
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2, 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. HS năng khiếu đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
 - Nghe – viết đúng bài chính tả, viết đúng tên riêng phiên âm tiếng nước ngoài và các từ ngữ dễ viết sai, trình bày đúng bài “Chợ Ta-sken”, tốc độ viết khoảng 95 chữ/15 phút.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên; ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: 
3. Ôn tập:
HĐ1: Kiểm tra tập đọc và HTL
- GV đính phiếu bốc thăm ghi sẵn tên các bài tập đọc và HTL
- GV nhận xét .
HĐ2: HD HS nghe viết bài: Chợ Tas-ken
a) Đọc đoạn viết
b) Tìm hiểu nội dung
H : Bài văn tả cảnh gì?
GV: Tas-ken: Thủ đô nước Udơpekistan
c) Luyện viết từ khó
- GV nêu các từ khó
- Hs đọc thầm bài viết – ghi nhận từ khó viết
- Hs viết nháp.
d) Viết chính tả
- GV đọc chính tả
đ) Chữa lỗi – chấm bài
- GV đọc bài chính tả
- GV thu vở – chấm – nhận xét.
4. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học.
- HS lên bốc thăm đọc bài- trả lời câu hỏi 
- 1 HS đọc bài chính tả.
- Cả lớp theo dõi SGK
- Tả cảnh hoạt động nhộn nhịp của chợ Tas-ken
- Tas-ken, nẹp, thêu, xúng xính, chờn vươn, thõng dài, ve vẩy.
- Hs chép chính tả vào vở.
- Hs đổi bài cho nhau để soát lỗi.
- Lắng nghe
Tiết 4: Tập đọc
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 5)
I. MỤC TIÊU: 
 - Viết được lá thư gửi người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của bản thân trong học kì I, đủ 3 phần (phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư), đủ nội dung cần thiết. Bồi dưỡng tình cảm đối với người thân.
 - GDKNS/ Giáo dục HS biết thể hiện sự cảm thông ; biết đặt mục tiêu phấn đấu cho bản thân.
II. CHUẨN BỊ: Thống kê các lỗi trong bài làm của mình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Học sinh đọc thuộc lòng một số đoạn văn, khổ thơ.Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài mới: Ôn tập tiết 5.
* Ôn tập:
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc.
Giáo viên nhận xét .
Hoạt động 2: Thực hành viết thư:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý. 
- GV lưu ý HS: Viết thư cần viết chân thật, kể đúng những thành tích và cố gắng của em trong học kì I, thể hiện được tình cảm với người thân.
- Yêu cầu HS viết thư.
- Giáo dục HS các kĩ năng sống: Thể hiện sự cảm thông; đặt mục tiêu.
5. Tổng kết - dặn dò: Nhận xét tiết học. 
- Hát 
- Học sinh đọc từng đoạn.
- Học sinh tự đọc câu hỏi.
- Học sinh trả lời.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe.
- HS viết thư.
- 3 - 5 HS đọc bài của mình.
- Cả lớp nhận xét. 
Thứ năm ngày 7 tháng 1 năm 2016
Tiết 1: Thể dục (đ/c Nhung)
Tiết 2: Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU: 
 - Kiến thức : Kiểm tra lại kiến thức đã học trong học kì I
 - Kĩ năng : HS vận dụng những kiến thức đã học làm tốt đề bài .
 - Giáo dục học sinh nghiêm túc làm bài .
II. CHUẨN BỊ: : Đề bài phô tô sẵn cho từng em .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức ; 5. Học sinh làm bài .
 2. Giới thiệu tiết kiểm tra ; 6. Thu bài
 3. Dăn dò học sinh khi kiểm tra ; 7. Nhận xét tiết kiểm tra
 4. phát đề kiểm tra 8 . Dăn dò tiết sau .
Tiết 3: Tập làm văn
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (tiết 6)
I. MỤC TIÊU: 
 - Đọc trôi chảy, lưu loát, rành mạch bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng / phút, biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi của bài tập 2.
II. CHUẨN BỊ: 
 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV nhận xét. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3. Bài tập 2: 
- Mời một HS đọc bài thơ.
- Mời một HS đọc các yêu cầu.
- GV yêu cấu HS làm bài vào vở bài tập.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng và tuyên dương các nhóm làm tốt.
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV củng cố nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học.
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
- HS đọc bài thơ.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài
 *Lời giải:
a.Từ trong bài đồng nghĩa với biên cương là biên giới.
b. Trong ... từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa chuyển.
c. Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ: em và ta.
d. Miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra, VD: Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang.
Tiết 4: Luyện từ và câu
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 7)
(kiểm tra đọc)
I. MỤC TIÊU: 
 - Kiểm tra (đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKI: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
II. CHUẨN BỊ: 
 - Phiếu viết tên từng bài TĐ, HTL trong SGK từ tuần 11 đến tuần 17 để HS bốc thăm.
 - Giấy A 4 phô-tô đề bài kiểm tra đọc hiểu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới:
- Giới thiệu bài: Các em sẽ được kiểm tra kiến thức về phần đọc trong môn Tiếng Việt từ tuần 11 đến tuần 17 qua tiết Kiểm tra cuối HKI (tiết 7).
- Ghi bảng tựa bài.
* Kiểm tra đọc thành tiếng 
- Yêu cầu 7 HS bốc thăm chọn bài và xem bài đã bốc thăm. 
- Yêu cầu lần lượt từng HS đã bốc thăm lên đọc bài và trả lời câu hỏi sau bài vừa đọc. 
- Yêu cầu HS năng khiếu nêu một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các bài thơ, bài văn đã đọc.
 - Ghi điểm theo quy định. 
* Kiểm tra đọc hiểu 
- Phát giấy kiểm tra cho HS, yêu cầu đọc kĩ đề bài, suy nghĩ và thực hiện.
- Đúng thời gian quy định thu bài.
4/ Củng cố - Dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Hát vui.
- Nhắc tựa bài.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Lần lượt từng HS đã bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận đề và thực hiện.
- Nộp bài.
Tiết 5,6: Tiếng Anh ( đ/c Hạnh)
Tiết 7: Kĩ thuật (đ/c Quân)
Thứ sáu ngày 8 tháng 1 năm 2016
Tiết 1: Toán
HÌNH THANG
I. MỤC TIÊU: 
 - HS có biểu tượng về hình thang.
 - Nhận biết được các đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học.
 - Nhận biết hình thang vuông.
 - Làm được bài tập 1, 2, 4.
II. CHUẨN BỊ: Bộ dạy- học toán. Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1, Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu đặc điểm của hình tam giác, đặc điểm của đường cao trong tam giác.
- Nêu cách tính diện tích tam giác.
- GV nhận xét.
2, Bài mới:
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hình thành biểu tượng hình thang
- GV giới thiệu hình, HS quan sát hình thang trong bộ đồ dùng học toán.
- GV vẽ hình thang ABCD. 
	B C
 A H D
* Nhận biết đặc điểm của hình thang:
+ Hình thang có mấy cạnh?
+ Có hai cạnh nào song song với nhau?
- GV giới thiệu: Hình thang ABCD có 2 cạnh đáy AB, CD đối diện và song song với nhau; AD, BC là hai cạnh bên.
- Cho HS quan sát đường cao AH.
2.3, Hướng dẫn HS làm bài tập. 
Bài 1: Trong các hình dưới đây, hình nào là hình thang.
- Nhận xét – bổ sung.
Bài 2:
- Y/c HS làm bài. Nhận xét – bổ sung.
+ Em hãy nêu tên 4 hình?
Bài 4: Y/c HS trao đổi theo nhóm đôi.
 GV giới thiệu: Hình thang có một cạnh bên vuông góc với 2 đáy gọi là hình thang vuông.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS. 
- 1 em 
- HS quan sát.
- 1 HS đọc tên hình thang.
- Quan sát và trả lời các câu hỏi.
+ Hình thang có 4 cạnh.
+ Có hai cạnh AB và CD song song với nhau.
- HS quan sát và nhận diện đường cao AH: Đường cao AH được kẻ từ đỉnh A và vuông góc với đáy DC.
- HS làm bài theo nhóm đôi.
+ Hình 1, 2, 4, 5, 6 là hình thang.
- HS làm bài cá nhân, một số em trả lời trước lớp.
+ Cả 4 hình đều có 4 cạnh và 4 góc.
+ Hình 1, 2 có hai cặp cạnh đối diện song song.
+ Hình 3 chỉ có một cặp cạnh đối diện song song.
+ Hình 1 có 4 góc vuông.
+ Hình 1: hình chữ nhật; hình 2: hình bình hành; hình 3: hình thang.
+ Hình thang ABCD có góc A, D là góc vuông.
+ Cạnh bên AD vuông góc với hai đáy.
Tiết 2: Tập làm văn
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU: 
 - Kiến thức : Kiểm tra lại kiến thức đã học trong học kì I.
 - Kĩ năng : HS vận dụng những kiến thức đã học làm tốt đề bài.
 - Giáo dục học sinh nghiêm túc làm bài.
II. CHUẨN BỊ: Đề bài phô tô sẵn cho từng em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 * Lên lớp. 1. Ổn định tổ chức; 5. Học sinh làm bài.
 2. Giới thiệu tiết kiểm tra; 6. Thu bài
 3. Dăn dò học sinh khi kiểm tra; 7. Nhận xét tiết kiểm tra
 4. phát đề kiểm tra 8. Dăn dò tiết sau.
Tiết 3: Âm nhạc (đ/c Thảo)
Tiết 4: Đạo đức
THỰC HÀNH CUỐI HKI
I. MỤC TIÊU: 
 - Giúp HS hệ thống về các kiến thức đã học học kì I.
 - Trình bày được một số biểu hiện, việc làm thể hiện trách nhiệm của HS lớp 5; có ý chí trong cuộc sống; nhớ ơn tổ tiên; tình bạn tốt, kính trọng người già tôn trọng phụ nữ, hợp tácvới mọi người xung quanh. Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với mọi người, có trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội.
II. CHUẨN BỊ: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS nêu ghi nhớ bài cũ.
2. Thực hành:
HĐ 1: Hướng dẫn HS thực hành: 
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 6, nội dung: (phiếu học tập)
1. Theo em, học sinh lớp 5 có gì khác so với học sinh các khối lớp khác trong trường ?
2. Em hãy nêu một vài biểu hiện của người sống có trách nhiệm?
3. Vì sao phải có ý chí vươn lên trong cuộc sống?
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại:
- HS nêu.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thảo luận nhóm 6, cử nhóm trưởng, thu kí ghi kết quả thảo luận.
4.Trách nhiệm của con cháu đối với ông bà tổ tiên là gì? Vì sao?
5. Bạn bè cần cư xử với nhau như thế nào? Vì sao lại phải cư xử như thế?
6. Vì sao phải kính già yêu trẻ?
7. Tại sao phải tôn trọng phụ nữ? 
8. Hợp tác với những người xung quanh có ích lợi gì?
1. Học sinh lớp 5 là lớp lớn nhất trường. Chính vì vậy, em phải cố gắng chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng là học sinh lớp 5.
2. Một vài biểu hiện của người sống có trách nhiệm: trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận, đã nhận làm việc gì thì làm việc đó đến nơi đến chốn, không làm theo những việc xấu, 3. Trong cuộc sống, ai cũng có thể gặp khó khăn, nhưng nếu có niềm tin và cố gắng vượt qua thì có thể thành công.
4. Mỗi người cần biết ơn tổ tiên và có trách nhiệm giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
5. Bạn bè cần phải đoàn kết, thương yêu,giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.Có như vậy tình bạn mới thêm thân thiết gắn bó.
6. Người già và trẻ em là những người cần được quan tâm giúp đỡ ở mọi nơi mọi lúc.Kính già yêu trẻ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
7. Người phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội. Họ xứng đáng được mọi người tôn trọng.
8. Hợp tác với những người xung quanh, công việc sẽ thuận lợi và đạt kq tốt hơn.
HĐ 2: Thi đọc ca dao, tục ngữ, đọc thơ, bài hát, tấm gương về các chủ đề nêu trên. 
- GV giao nhiệmvụ cho các nhóm HS: 
* Tìm các câu các câu ca dao, tục ngữ, đọc thơ,bài hát, tấm gương về các chủ đề:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận 5 phút.
 GV nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố - Dặn dò: Nhận xét tiết học
- Các nhóm nhận nhiệm vụ.
+ Bạn bè, 
+ Nhớ ơn tổ tiên
+ Kính già yêu trẻ. Tôn trọng phụ nữ.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Thư kí tổng kết nhóm nào tìm được nhiều và đúng sẽ thắng. 
Tiết 5: Khoa học
HỖN HỢP
I. MỤC TIÊU: 
 - Sau bài học, HS: Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp.
 - Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng,..), Giáo dục HS ý thức yêu khoa học...
GDKNS: Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề (tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp). Kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp.
 + Kĩ năng bình luận đánh giá về các phương án đã thực hiện.
II. CHUẨN BỊ: Muối tinh, mì chính, chén nhỏ, thìa. 
 - Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước. Hỗn hợp chứa chất lỏng không bị hoà tan trong nước. Định hướng về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Thực hành, hỏi đáp, gợi mở; nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng thể khí? 
- GV nhận xét .
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng
2. Vào bài:
 a. Hoạt động 1: 
Thực hành. “Tạo ra một hỗn hợp gia vị”
*Cách tiến hành: GV cho HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung: Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào? Hỗn hợp là gì?
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Muốn tạo thành hỗn hợp phải có ít nhất hai chất chộn lẫn với nhau
- 2 HS trả lời câu hỏi
- HS thực hành theo nhóm 4.
+ Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính, hạt tiêu. 
+ Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp.
- Hỗn hợp là hai hay nhiều chất chộn lẫn với nhau.
b.Hoạt động 2: Thảo luận. 
*Cách tiến hành: HS thảo luận theo cặp:
 Theo bạn không khí là một chất hay là một hỗn hợp? 
Kể tên một số hỗn hợp khác?
- GV nhận xét, kết luận: 
c. Hoạt động 3: Tách các chất ra khỏi hỗn hợp *Cách tiến hành: GV tổ chức và hướng dẫn học sinh theo tổ.
- GV đọc câu hỏi, các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng ,sau đó giơ tay để trả lời.
 - GV kết luận.
- Đáp án: H.1: Làm lắng; H.2: Sảy; H.3: Lọc 
d. Hoạt động 4: Thực hành 
*Cách tiến hành: 
- Bước 1: Làm việc nhóm 4 theo mục thực hành trong SGK.
- Bước 2: thảo luận cả lớp. Mời đại diện một số nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- Không khí là một hỗn hợp.
- VD : gạo lẫn chấu, cát lẫn đường 
- HS thực hành như yêu cầu trong SGK.
- HS trình bày.
- Nhận xét.
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hành 
Tiết 6: Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN (T1)
I. MỤC TIÊU:
- Làm và hiểu được nội dung bài tập 1, 2, 
- Rèn cho học sinh có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn.
 - Giáo dục cho học sinh có ý thức giải quyết mâu thuẫn với thái độ tích cực, không dùng bạo lực.
II. CHUẨN BỊ: Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Kiểm tra bài cũ 
 2. Bài mới 
 2.1 Hoạt động 1: Trò chơi
 Bài tập 1
- Chuẩn bị:
- GV phổ biến cách chơi.
 - HS chơi trò chơi.
- Em rút ra bài học gì qua trò chơi này. 
*Giáo viên chốt kiến: Trong cuộc sống đôi khi sẽ xảy ra cá mâu thuẫn.
2.2 Hoạt động 2: Xử lí tình huống
 Bài tập 2:
 *Tình huống 1
 - Gọi một học sinh đọc tình huống 1 của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời.
*Giáo viên chốt kiến thức: Mâu thuẫn trong cuộc sống hết sức đa dạng và thường bắt nguồn từ sự khác nhau về quan điểm.
 *Tình huống 2
 - Gọi một học sinh đọc tình huống 2 của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
*Giáo viên chốt kiến thức:Mâu thuẫn trong cuộc sống hết sức đa dạng và thường bắt nguồn từ sự khác nhau về quan điểm
3. Củng cố- dặn dò
 ? Chúng ta vừa học kĩ năng gì ?
-Về chuẩn bị bài tập còn lại.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- Đại diện các nhóm lên chơi.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe.
 - Học sinh thảo luận theo nhóm.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS trình bày.
Tiết 5: Toán
ÔN TẬP: DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố cách tính hình tam giác. Rèn kĩ năng trình bày bài.
 - Giúp HS có ý thức học tốt.
II. CHUẨN BỊ: Hệ thống bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động học
1. Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới: 
Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Hoạt động 1: Ôn cách tính diện tích hình tam giác. Cho HS nêu cách tính diện tích hình tam giác. Cho HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình tam giác.
Hoạt động 2 : Thực hành.
Bài 1: Tam giác ABC có diện tích là 27cm2, chiều cao AH bằng 4,5cm. Tính cạnh đáy của hình tam giác.
Bài tập2: Hình tam giác có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 12cm. Tính cạnh đáy hình tam giác biết chiều cao 16cm.
Bài tập3: Hình chữ nhật ABCD có: AB = 36cm; AD = 20cm	
BM = MC; DN = NC . Tính diện tích tam giác AMN?
	 36 m
 A 36	 	B 	
20cm 
 C D 
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS nêu cách tính diện tích hình tam giác.
- HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình tam giác.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập. HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải: Cạnh đáy của hình tam giác.
 27 x 2 : 4,5 = 12 (cm)
 Đáp số: 12 cm.
Lời giải: Diện tích hình vuông hay diện tích hình tam giác là:
 12 x 12 = 144 (cm2)
 Cạnh đáy hình tam giác là:
 144 x 2 : 16 = 18 (cm)
 Đáp số: 18 cm.
Lời giải: Diện tích hcn ABCD là:
 36 x 20 = 720 (cm2).
 Cạnh BM hay cạnh MC là:
 20 : 2 = 10 (cm)
Cạnh ND hay cạnh NC là:
 36 : 2 = 18 (cm)
Diện tích hình tam giác ABM là:
 36 x 10 : 2 = 180 (cm2)
Diện tích hình tam giác MNC là:
 18 x 10 : 2 = 90 (cm2)
Diện tích hình tam giác ADN là:
 20 x 18 : 2 = 180 (cm2)
Diện tích hình tam giác AMNlà:
 720 – ( 180 + 90 + 180) = 270 (cm2)
 Đáp số: 270 cm2
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 6: Tiếng việt 
THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU: 
I. Mục tiêu. 
 -Củng cố cho học sinh những kiến thức về danh từ, động từ, tính từ mà các em đã được học; củng cố về âm đầu r/d/gi. Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. CHUẨN BỊ: Nội dung ôn tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Điền vào chỗ trống d/r/gi trong đoạn thơ sau:
 òng sông qua trước cửa
 Nước ì ầm ngày đêm
 ó từ òng sông lên
 Qua vườn em ..ào ạt.
Bài tập 2: Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau:
 Buổi sáng, biển rất đẹp. Nắng sớm tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.
Bài tập 3:Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: a) Cô nắng xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng.
b) Những lẵng hoa hồng tươi tắn được đặt trên bàn. 
Bài tập 4:Hình ảnh “Cô nắng xinh tươi” là hình ảnh so sánh, ẩn dụ haynhân hóa? Hãy đặt 1 câu có dạng bài 3 phần a?
4. Củng cố dặn dò. GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
Dòng sông qua trước cửa
 Nước rì rầm ngày đêm
 Gió từ dòng sông lên
 Qua vườn em dào dạt.
Lời giải: Buổi sáng, biển rất đẹp. Nắng sớm
 DT DT TT DT TT tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như 
 ĐT DT DT TT tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những
 DT TT DT 
cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm 
 DT TT DT ĐT DT TT chiếu vào sáng rực lên như đàn bướm trắng 
 ĐT TT DT TT lượn giữa trời xanh.
 ĐT DT TT
Lời giải:
a) Cô nắng xinh tươi / đang lướt nhẹ trên cánh đồng.
b) Những lẵng hoa hồng tươi tắn / được đặt trên bàn. 
Lời giải:
Hình

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_181516.doc
Giáo án liên quan