Giáo án môn học lớp 5 - Trường TH Hịa Tiến - Tuần 31

PHÉP TRỪ

I. Mục tiêu:

- Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biến của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.

-Ghi chú: Làm bài 1, bài 2, bài 3.

II. Chuẩn bị:

+ GV: Bảng nhóm.

+ HS: Vở, vở nháp.

III. Các hoạt động:

 

doc24 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học lớp 5 - Trường TH Hịa Tiến - Tuần 31, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững tac dụng nào? Cho ví dụ từng tác dụng đó ?
-GV nhận xét, ghi điểm.
3/Bài mới:
a/Giới thiệu: 
Mở rộng vốn từ Nam và Nữ
b/Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: 
-HS đọc yêu cầu và nội dung.
-GV hướng dẫn và yêu cầu HS làm bài.
-Gọi HS nêu kết quả.
-Tìm những từ ngữ chỉ các phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam ?
-GV nhận xét, kết luận.
Bài 2: 
-HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Y/c HS thảo luận theo bàn.
-Gọi HS trình bày.
-GV nhận xét, kết luận: Các câu tục ngữ nói lên:
+Lòng thương con, đức hy sinh nhường nhịn của người mẹ.
+Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình.
+Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.
-GV nhận xét, kết luận.
4/ Củng cố:
-Chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
-3 học sinh tìm ví dụ nói về 3 tác dụng của dấu phẩy.
- Nhận xét
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào VBT.
- Nhiều HS nêu: 
+ Anh hùng: có tài năng
+ Bất khuất: Không chịu khuất phục
+ Trung hậu: Chân thành
+ Đảm đang: Biết gánh vác
- Chăm chỉ, cần cù, nhân hậu, khoan dung, độ lượng, dịu dàng,
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm sgk.
- HS thảo luận theo bàn.
- Nhiều HS nêu:
+Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn: Mẹ bao giờ cũng nhường những gì tốt đẹp nhất cho con.
+Nhà khó cậy vợ hiền, nước lọan nhờ tướng giỏi : Khi cảnh nhà khó khăn phải trông cậy vào vợ hiền. đất nước có lọan phải nhờ vị tướng giỏi.
+Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh: đất nước có giặc, phụ nữ cũng tham gia diệt giặc.
==================
Tiết 2: TOÁN 	
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết vận dụng kỹ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán.
- Ghi chú: làm được bài 1, bài 2. 
II. Chuẩn bị:
+ GV: SGK.
+ HS: Vở , vở nháp.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ổn định:
2/KTBC: .
a/ 7,284 – 5,596
b/ 1 – 3/7
-Giáo viên nhận xét – cho điểm.
3/Bài mới:
a/Giới thiệu: 
Luyện tập.
b/ Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: 
-HS đọc yêu cầu và tự làm
-GV nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 2:
-HS đọc yêu cầu và tự làm bài.
-GV đính bảng chữa bài, nhận xét.
* Bài 3: 
-HS đọc bài toán và tự làm.
-Gv đính bảng chữa bài, nhận xét.
4/ Củng cố:
-Chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét
-HS làm bài vào vở.
-5 HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét
- HS đọc yêu cầu
-Hs làm bài vào vở.4 HS làm bảng phụ.
- Nhận xét
-HS làm bài vào vở.
-1 HS làm bảng nhóm:
Phân số chỉ số phần trăm tiền lương gia đính đó chi tiêu:
3/5 + ¼ = 17/20 (số tiền lương)
a/ Tỉ số phần trăm tiền lương gia đình đ1o để dành:
20/20 – 17/20 = 3/20 (số tiền lương)
3/20 = 15/100 = 15 %
b/ Số tiền mỗi tháng gia đình đó để dành được là:
4 000 000 : 100 x 15 = 600 000 (đồng)
ĐS: 15 % và 600 000 đồng.
===================
Thứ tư, ngày 18 tháng 4 năm 2012
Tiết 1: TẬP ĐỌC: 	
 BẦM ƠI 
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ lục bát. 
- Hiểu nội dung và ý nghĩa: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa, thuộc lòng bài thơ).
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh SGK. Bảng phụ 
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ổn định:
2/KTBC: 
Giáo viên kiểm tra 2 học sinh đọc lại truyện Công việc đầu tiên, trả lời câu hỏi về bài đọc.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3/Bài mới:
a/Giới thiệu: 
 Bầm ơi.
b/Luyện đọc: 
-Gọi HS giỏi đọc toàn bài.
-Mời HS trình bày.
-Cho HS luyện đọc theo khổ thơ +chỉnh sửa phát âm, cách ngắt nghỉ hơi.
-Gọi HS đọc phần chú giải sgk.
-GV đọc mẫu tòan bài.
-Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài: giọng cảm động, trầm lắng – giọng của người con yêu thương mẹ, thầm nói chuyện với mẹ.
c/Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm cả bài thơ, trả lời câu hỏi: Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
- Giáo viên kết luận
-Yêu cầu 1 học sinh đọc câu hỏi 2.
+Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình mẹ con thắm thiết sâu nặng ?
-Cách nói so sánh ấy có tác dụng gì?
Yêu cầu học sinh đọc thầm lại cả bài thơ, trả lời câu hỏi: Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?
Giáo viên yêu cầu học sinh nói nội dung bài thơ.
-Giáo viên kết luận: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ lam lũ, tần tảo, giàu tình yâu thương con nơi quê nhà.
c/ Đọc diễn cảm. 
Giáo viên đọc mẫu 2 khổ thơ.
- Cho HS đọc nhóm
Giáo viên nhận xét.
Giáo viên hướng dẫn thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ.
Nhận xét
4/ Củng cố:
- Chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
-2 HS đọc và TL câu hỏi.
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm và tìm xem bài chia mấy khổ.
- Nhiều HS đọc nối tiếp.
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe
Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét.
-Cả lớp đọc thầm lại bài thơ, tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.
+Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.
+Con đi trăm núi ngàn khe.
+Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
+Con đi đánh giặc mười năm.
+Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi).
Cách nói ấy có tác dụng làm yên lòng mẹ: mẹ đừng lo nhiều cho con, những việc con đang làm không thể sánh với những vất vả, khó nhọc mẹ đã phải chịu.
Người mẹ của anh chiến sĩ là một phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con .
-Bài thơ ca ngợi người mẹ chiến sĩ tần tảo, giàu tình yêu thương con.
- HS nêu
- Lắng nghe
- HS đọc
- Nhận xét
- Học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp.
Cả lớp và giáo viên nhận xét.
==================
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN: 
ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: 
- Liệt kê một số bài văn tả cảnh đã học trong học kì 1; lập dàn vắn tắt cho một trong các bài văn đó.
- Biết phân tích trình tự miêu tả (theo thời gian) và chỉ ra được một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả (BT 2).
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Giấy khổ to 
+ HS: SGK, VBT.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ổn định:
2/KTBC: .
-Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh?
-GV nhận xét.
3/Bài mới:
a/Giới thiệu
	Trong các tiết Tập làm văn trước, các em đã ôn tập về thể loại văn tả con vật. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em ôn tập về văn tả cảnh để các em nắm vững hơn cấu tạo của một bài văn tả cảnh, cách quan sát, chọn lọc chi tiết trong bài văn tả cảnh, tình cảm, thái độ của người miêu tả đối với cảnh được tả.
b/Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-GV hướng dẫn HS: Văn tả cảnh là thể loại các em đã học suốt từ tuấn 1 đến tuần 11 trong sách Tiếng Việt 5 tập 1. Nhiệm vụ của các em là liệt kê những bài văn tả cảnh em đã viết, đã đọc trong các tiết Tập làm văn từ tuần 1 đến tuần 11 của sách. Sau đó, lập dàn ý cho 1 trong các bài văn đó.
-Chia lớp thành 6 nhóm, thực hiện yêu cầu 1.
-Mời HS trình bày.
-GV nhận xét, kết luận và đính bảng phụ liệt kê các bài văn tả cảnh.
-Y/c HS dựa vào bảng liệt kê, chọn và viết lại dàn ý cho một bài.
-Gọi HS trình bày dàn ý của mình.
-GV nhận xét, kết luận.
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
-GV nêu câu hỏi;
+Bài văn miêu tả Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự nào ?
+Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế ?
+Vì sao em cho rằng sự quan sát đó rất tinh tế ?
+Hai câu cuối bài: Thành phố HCM đẹp quá ! Đẹp quá đi thôi ! thuộc kiểu câu gì ?
+Hai câu đó thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với cảnh được miêu tả ?
-GV nhận xét, kết luận.
4/ Củng cố:
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu.
- Nhận xét
-1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
-Các nhóm thực hiện.
-2 HS đọc lại.
-HS viết dàn ý vào VBT.
-Nhiều HS đọc.
-1 HS đọc. lớp đọc thầm.
-Theo trình tự thời gian: Từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ.
-Nhiều HS nêu.
-Vì tác giả quan sát thật kĩ, quan sát bằng nhiều giác quan để chọn lọc những đặc điểm nổi bật nhất.
-Câu cảm.
-Tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quí của tác giả với vẻ đẹp của thành phố.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: ĐỊA LÍ 	
 Ôn tập
I/ Mục tiêu:
- Nêu được một ố đặc điểm của đất.
- Nêu được biện pháp bảo vệ đất
II/ Dồ dùng dạy học:
GV: SGK, bảng phụ
HS: SGK, tập
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC:
- Nêu một số loại đất chính của nước ta
- Nhận xét
2. Bài mới:
GTB:
Hoạt động 1:Các loại đất chính của nước ta
- Cho hs thảo luận bàn 
- Nước ta có những loại đất chính nào?
- Chúng phân bố ở đâu? Nêu đặc điểm của các loại đất đó?
- Nhận xét
Hoạt động 2: Các biện pháp cải tạo bảo vệ đất
- Đất có phải là tài nguyên vô hạn không?
- Nếu chỉ sữ dụng mà không cải tạo bồi bổ thì gây tác hại gì cho đất?
- Nêu một số cách cải tạo bảo vệ đất mà em biết?
- Nhận xét
3. Củng cố
- Chuẩn bị bài tt
- Nhận xét tiết học
- HS trả lời
- Nhận xét
- Đất phe- ra- lít, Đất phù sa
- Đất phe- ra- lít phân bố ở đồi núi có màu đỏ hoặc đỏ vàng. Thường nghèo mùn, nếu hình thành trên đá ba dan thì tơi xốp. Đất phù sa phân bố ở vùng đồng bằng,do sông ngòi bồi đắp, màu mỡ
- Nhận xét
- HS trả lời
- Đất sẽ bị bạc màu, xói mòn, nhiễm phèn....
- Bón phân hữu cơ, phân vi sinh trong trồng trọt.Làm ruộng bậc thang ở miền núi
- Đóng cọc giữ đất không bị xói mòn....
- Nhận xét
=================
Tiết 4: TOÁN
 PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.
- Ghi chú: Làm được bài 1 (cột 1), bài 2, bài 3, bài 4. 
II. Đồ dùng dạy học
+ GV: Bảng nhóm.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ổn định:
2/KTBC: 
a/ 2/3 + 3/5
b/ 578, 69 + 281,78
-GV nhận xét, ghi điểm. 
3/Bài mới:
a/Giới thiệu: 
Ôn tập : Phép nhân
b/Hướng dẫn HS ôn tập:
-GV ghi bảng: a x b = c
+Nêu tên gọi các thành phần trong phép nhân ?
+Nêu các tính chất của phép nhân ?
-GV nhận xét và yêu cầu HS thực hiện các bài tập:
Bài 1: 
-HS đọc yêu cầu và tự làm.
-GV đính bảng chữa bài, nhận xét.
Bài 2: 
-Gọi HS đọc yêu cầu.
+Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ta làm sao ?
+Muốn nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001;.ta làm sao ?
-Y/c HS làm bài vào sgk.
-Gọi HS nêu kết quả
-GV nhận xét.
Bài 3: 
-HS đọc yêu cầu.
-Y/c HS tự làm bài.
-GV đính bảng chữa bài, nhận xét.
Bài 4: 
-HS đọc bài toán và tự giải.
-Gv đính bảng chữa bài, nhận xét.
4/Củng cố:
-Chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
-2 học sinh 
- Nhận xét
-a,b là thừa số.
-c là tích
-Tính chất giao hoán
-Tính chất kết hợp.
-Nhân một tổng với một số.
-Phép nhân có thừa số bằng 1
-Phép nhân có thừa số bằng 0
- Đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở.3 HS làm bảng ép.
- Nhận xét
-Chuyển dấu phẩy về bên phải 1, 2, 3, chữ số.
-Chuyển dấu phẩy về bên trái 1, 2, 3, chữ số.
-Nhiều HS nêu.
- Nhận xét
-HS làm bài vào vở.
-2 HS làm bảng phụ
a/ 2,5 x 7,8 x 4
= 7,8 x 2,5 x 4
= 7,8 x 10 = 78
b/ 8,3 x 7,9 + 7,9 x 1,7
= (8,3 + 1,7) x 7,9
= 10 x 7,9 = 79
-HS làm bài vào vở.
-1 HS làm bảng phụ:
Quãng đường ô tô và xe máy đi được trong một giớ là:
48,5 + 33,5 = 82 (km)
Thời gian ô tô và xe máy đi để gặp nhau là 1,5 giờ
Độ dài quãng đường AB là:
82 x 1,5 = 123 (km)
ĐS: 123 km
-------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ năm, ngày 19 tháng 4 năm 2012
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU 
(Dấu phẩy) 
I. Mục tiêu: 
- Nắm được 3 tác dụng của dấu phẩy (BT1), biết phân tích và sửa những dấu phẩy dùng sai (BT 2, 3). 
II. Chuẩn bị: 
+ GV:	 Bảng phụ, bút dạ.
+ HS: SGK, VBT.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ổn định:
2/KTBC: 
-Gọi HS đặt câu với 1 trong những câu tục ngữ ở SGK trang 129.
-GV nhận xét, cho điểm.
3/Bài mới:
a/Giới thiệu: 
 Ôn tập về dấu câu - Dấu phẩy.
b/Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
-HS đọc yêu cầu của bài tập.
+Dấu phẩy có những tác dụng gì ?
-GV nêu cách làm bài:
+Đọc kĩ từng câu văn.
+Xác định vị trí dấu phẩy trong câu.
+Xác định tác dụng của từng dấu phẩy
-Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm làm bài.
-Mời HS trình bày.
-GV nhận xét, kết luận.
Bài 2:
-HS đọc yêu cầu và mẫu chuyện.
-GV nêu câu hỏi:
+Cán bộ xã phê vào đơn của anh hàng thịt như thế nào ?
+Anh hàng thịt đã thêm dấu câu gì, vào chỗ nào trong lời phê của xã để hiểu là xã đồng ý cho làm thịt con bò ?
+Lời phê trong đơn cần được viết như thế nào để anh hàng thịt không thể chữa một cách dễ dàng ?
+Dùng sai dấu phẩy có tác hại gì ?
-GV nhận xét, kết luận: Việc dùng sai dấu phẩy khi viết văn bản có thể dẫn đến những hiểu lầm rất tai hại như câu chuyện trên.
Bài 3:
-HS đọc yêu cầu của bài tập.
-GV hướng dẫn
+Đọc kĩ đoạn văn.
+Tìm 3 dấu phẩy bị đặt sai vị trí.
+Sửa lại cho đúng.
-GV đính bảng chữa bài, nhận xét.
4/ Củng cố:
- Dấu phẩy có tác dụng gì ?
- Việc dùng sai dấu phẩy có tác hại gì	
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
-2 HS thực hiện.
- Nhận xét
-1 HS đọc. 
-Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
-Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
-Ngăn cách các vế trong câu ghép.
-HS thực hiện vào VBT.
-Đại diện HS nêu
-1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
-Bò cày không được thịt.
-Bò cày không được, thịt.
-Bò cày, không được thịt.
-Làm người khác hiểu lầm, có khi lại làm ngược lại với yêu cầu.
-HS làm bài vào VBT.
-1 HS làm bảng phụ.
-HS nêu.
-------------------------------------------------------------
Tiết 2: TOÁN:
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán.
- Làm được bài 1, bài 2, bài 3. 
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng phụ, 
+ HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ổn định:
2/KTBC: 
a/4 802 x 324
b/21,76 x 2,05
-GV nhận xét, ghi điểm.
3/Bài mới:
a/Giới thiệu
 Luyện tập.
b/Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
-HS đọc yêu cầu và làm bài.
-GV đính bảng chữa bài, nhận xét.
Bài 2:
-HS đọc bài toán và tự làm.
-Gọi HS nêu kết quả.
-GV nhận xét, kết luận.
Bài 3:
-HS đọc bài tóan và tự làm.
-GV đính bảng chữa bài, nhận xét.
Bài 4:
-HS đọc bài tóan và tự làm.
-GV giúp HS yếu.
-GV đính bảng chữa bài.
4/ Củng cố:
-Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
-2 HS thực hiện.
- Nhận xét
-Học sinh thực hành làm vở.
2 HS làm bảng nhóm.
a/	6,75 kg + 6,75 kg + 6,75 kg
	= 	6,75 kg ´ 3 
	= 20,25 kg
b/7,14 m2 + 7,14 m2 + 7,14 m2 ´ 3
	= 7,14 m2 ´ (2 + 3)
	= 7,14 m2 ´ 5
	= 20,70 m2
Học sinh đọc đề.
Học sinh nêu lại quy tắc.
Thực hành làm vở.
Nhận xét
Học sinh đọc đề.
HS làm bài vào vở.
1 HS làm bảng phụ:
Số dân của nước ta tăng thêm 2001:
77 515 000 : 100 x 1,3 = 1 007 965 (người )
Số dân của nước ta tính đến cuối năm 2001 là:
77515000 :+1 007 695 = 78 522 695 (người )
ĐS: 78 522 695 người.
-HS làm bài.
Giải
Vận tốc thuyền máy đi xuôi dòng:
	22,6 + 2,2 = 24,8 (km/g)
Quãng sông AB dài:
	1 giờ 15 phút = 1,25 giờ
	24,8 ´ 1,25 = 31 (km)
======================
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC: 
 BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 2) 
 Mục tiêu: 
1. Mục tiêu chung
Kể được một vài tài nguyên thiên nhiện ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Học sinh có thái độ bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên.
2. Mục tiêu riêng
a)GDBVMT: toàn phần: 
b) KNS: - kĩ năng tìm kiếm xử lý thông tin
- Kĩ năng ra quyết định
- Kĩ năng trình bày ý tường về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
II. Chuẩn bị: 
Phương tiện: SGK, 
Phương pháp: Động não, xử lý tình huống, thảo luận nhóm
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ổn định:
2/KTBC: 
-Tài nguyên thiên nhiên mang lại ích lợi gì cho em và mọi người ?
Em cần làm gì góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
-GV nhận xét.
 3/Bài mới:
a/Giới thiệu: 
	Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tiết 2).
b/Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Giới thiệu về tài ngưyên thiên nhiên
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2 sgk.
-Y/c HS giới thiệu về một số tài nguyên thiên nhiên mà mình biết.
- Nhận xét, bổ sung và có thể giới thiệu thêm một số tài nguyên thiên nhiên chính của Việt Nam như:
+Mỏ than Quảng Ninh.
+Dầu khí Vũng Tàu.
+Mỏ A-pa-tít Lào Cai.
-GV kết luận: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó, chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
*Hoạt động 2: Làm bài tập 4 sgk.
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4.
-Chia lớp thành nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm thảo luận.
-Mời HS trình bày.
-GV nhận xét, kết luận:
+Các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: a, đ, e.
+Không phải là việc làm bảo vệ tài nguyên: b, c ,d
+Con người cần biết sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên.
*Hoạt động 3: Làm bài tập 5 sgk
-Nêu những biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
-Mời HS trình bày.
-Gv nhận xét, kết luận: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình.
4/ Củng cố:
-Gọi HS đọc bài học sgk.
-Chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
-2 HS nêu.
- Nhận xét
-1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
-Học sinh giới thiệu, có kèm theo tranh ảnh minh hoạ.
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
-Các nhóm thảo luận.
-HS trình bày.
-HS thảo luận theo nhóm đôi.
- HS trình bày
-2 HS đọc.
==================
Tiết 4: HĐGDNGLL
Văn nghệ chào mừng ngày 39 -4
I- Yêu cầu giáo dục:
Ý thức được ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước.
Có lòng tự hào dân tộc, thái độ trân trọng và biết ơn cha anh đã hi sinh xương máu vì sự nghiệp thống nhất đất nước.
Luyện tập các kỹ năng tham gia các hoạt dộng văn nghệ tập thể.
II- Chuẩn bị hoạt động:
 một số bài hát, bài thơ.
III- Tiến hành hoạt động:
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
Hát tập thể: 
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
Giới thiệu nội dung buổi sinh hoạt.
2.Bài mới: 
Sưu tầm bài hát, bài thơ, dán tranh ảnh về cuộc chiến đấu giải phóng Miền Nam.
 chia làm 3 đội, mỗi đội có 5 phút hội ý để thực hiện nội dung thi.
BGK đánh giá (BGK cần nêu ưu, khuyết của hai đội tham gia)
 Thi văn nghệ: 
Hát mừng 30 – 04 (đơn ca)
Hát tốp ca.
Đánh giá cho điểm
Ban giám khảo công bố kết quả điểm cho hai đội
3. Củng cố:
Mời GVCN phát biểu ý kiến và dặn dò cho tuần sau.
Hát bài hát tập thể: 
Người điều khiển chương trình giới thiệu thể lệ thi
Đại diện 2 đội
Đại diện đội 1
Đại diện đội 2
=======================
 Thứ sáu, ngày 20 tháng 4 năm 2012
Tiết 1: TẬP LÀM VĂN: 
ÔN TẬP VỀ VĂN TẢ CẢNH.
(Lập dàn ý, làm văn miệng)
I. Mục tiêu: 
-Lập được dàn ý một bài văn miêu tả.
-Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bút dạ + giấy khổ to 
+ HS:SGK, VBT.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/Ổn định:
2/KTBC:
-Gọi HS trình bày dàn ý của bài văn tả cảnh.
-GV nhận xét, ghi điểm.
3/Bài mới:
a/Giớithiệu
	Trong tiết học hôm nay, các em tiếp tục ôn tập về văn tả cảnh – thể loại các em đã học từ học kì 1. Tiết học trước đã giúp các em đã nắm được cấu tạo của một bài văn tả cảnh, trình tự miêu tả, nghệ thuật quan sát và miêu tả. Trong tiết học này, các em sẽ thực hành lập dàn ý một bài văn tả cảnh. Sau đó, dựa trên dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn.
b/Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
-HS đọc yêu cầu.
-Gọi HS đọc gợi ý 1.
+Em chọn cảnh nào để lập dàn ý ?
-GV hướng dẫn HS cách làm:
+Nên chọn cảnh mình đã có dịp quan sát hoặc cảnh quen thuộc với mình
+Bám sát vào gợi ý sgk để lập dàn ý.
+Lập dàn ý ngắn gọn bằng các cụm từ, gạch đầu dòng.
+Kết hợp tả cảnh có: con người, thiên nhiên xung quanh.
+Quan sát bằng nhiều giác quan.
-Gọi HS trình bày dàn ý của mình
-GV nhận xét, bổ sung.
Bài 2:
-HS đọc yêu cầu
-Y/c HS tự trình bày dàn ý trong nhóm.
-GV nêu các tiêu chí đánh giá 
+Bài văn có đủ bố cục không ?

File đính kèm:

  • doctuan 31.doc