Giáo án môn học lớp 4 - Tuần số 18

Toán

Tiết 87: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3.

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức& Kĩ năng:

 - Biết dấu hiệu chia hết cho 3 .

- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản .

2. Giáo dục:

 - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .

B. CHUẨN BỊ:

GV - Phấn màu.

HS : - SGK, V3, bảng con.

C. LÊN LỚP:

a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”

b. Bài cũ : Dấu hiệu chia hết cho 9 - Sửa các bài tập về nhà .

c. Bài mới :

Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.

 

doc15 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học lớp 4 - Tuần số 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t dấu hiệu chia hết cho 3 .
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản .
2. Giáo dục: 
 - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
B. CHUẨN BỊ:
GV - Phấn màu.
HS : - SGK, V3, bảng con.
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ : Dấu hiệu chia hết cho 9 - Sửa các bài tập về nhà .
c. Bài mới :
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu bài: Dấu hiệu chia hết cho 3 .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Dấu hiệu chia hết cho 3 .
- Giao nhiệm vụ cho HS : Tự tìm vài số chia hết cho 3 , vài số không chia hết cho 3 .
- Yêu cầu HS chú ý tới cột các số chia hết cho 3 để tìm dấu hiệu .
- Cho HS xét các số không chia hết cho 3 
- Chốt lại : Như SGK
Tiểu kết : HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3 .
Hoạt động 2 : Củng cố giải toán .
- Bài 1 : Tìm số chia hết cho 3 ( HS CHT )
* Yêu cầu tự giải toán.
* Yêu cầu chữa bài
- Bài 2 :Tìm số không chia hết cho 3 ( HS HT )
+ Cho HS giải thích bài làm .
Tiểu kết : HS vận dụng kiến thức vào bài làm.
Hoạt động lớp .
- Chọn các số chia hết cho 3 , không chia hết cho 3 như các tiết trước .
- Nêu : Các số này đều có tổng chia hết cho 3 .
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 3 như SGK , nhắc lại nhiều lần .
- Nêu : Các số này đều có tổng không chia hết cho 3 .
Hoạt động lớp .
- Nêu cách làm , làm bài vào vở .
- Thi đua sửa bài ở bảng .
- Nêu cách làm , làm bài vào vở .
- Thi đua sửa bài ở bảng .
4. Củng cố : (3’) - Nêu lại dấu hiệu chia hết cho 3 .
5. Nhận xét - Dặn dò: (1’)
-Nhận xét lớp. 
- Làm lại bài tập cho nhớ.
	- Chuẩn bị : Luyện tập. 
Chính tả 
Tiết 18: 	ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I.
 Tiết 2
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức&Kĩ năng : 
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1 . 
 - Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học ( BT2 ) ; bước đầu biết dùng đúng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước ( BT3 ). 
2 - Giáo dục: 
	- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
B. CHUẨN BỊ:
GV : 	- Phiếu viết tên từng bài TĐ , HTL như tiết 1 .
	- Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3 .
HS : - SGK, V2
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh”
b. Bài cũ : Tiết 1 .
	- Nhận xét việc kiểm tra tiết trước .
 c. Bài mới :
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Giới thiệu bài Ôn tập tiết 2
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Ôn tập đọc và học thuộc lòng. 
- Yêu cầu HS lên bốc thăm chọn bài .
- Đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc .
- Cho điểm theo hướng dẫn của BGD-ĐT. 
Tiểu kết: Đọc đúng 75 tiếng /1 phút
Hoạt động 2 : Ôn đặt câu
- Yêu cầu đọc nội dung BT 2/174
- Giao việc: cần đặt câu nêu nhận xét.
- Cho HS làm bài, trình bày
- GV chốt
Tiểu kết: Củng cố đặt câu nêu nhận xét.
Hoạt động 3: Đọc hiểu thành ngữ, tục ngữ.
- Yêu cầu bài tập.
- Giao việc: Nhắc HS xem lại bài TĐ Có chí thì nên, nhớ lại các câu thành ngữ, tục ngữ đã học, đã biết.
- Phát phiếu cho vài em .
- Cho HS làm bài, trình bày
- GV chốt theo bảng phụ.
Tiểu kết: HS chọn được các thành ngữ , tục ngữ hợp với tình huống đã cho .
Hoạt động lớp .
- HS lên bốc thăm chọn bài .
- Mỗi HS chuẩn bị 2 phút. 
- Tập đọc hay đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
Hoạt động lớp , nhóm .
-Đọc nội dung BT 2/174
- Đọc yêu cầu BT , làm bài vào vở .
- Tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt 
- Cả lớp nhận xét .
Hoạt động lớp , nhóm .
-Đọc yêu cầu bài BT 3/174
- Viết nhanh vào vở những thành ngữ , tục ngữ thích hợp để khuyến khích , khuyên nhủ bạn phù hợp với tình huống .
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , bổ sung , kết luận về lời giải đúng .
4. Củng cố : (3’) - Nêu lại những nội dung vừa ôn luyện .
	- Giáo dục HS có ý thức đọc đúng , hiểu đúng tiếng Việt .
5. Nhận xét - Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học . 
- Dặn HS chưa cĩ điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc .
- Chuẩn bị :Ôn tập tiết 3 
Khoa học 
Tiết 35: 	 KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY.
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức & Kĩ năng:
- Làm thí nghiệm để chứng tỏ : 
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn .
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông . 
- Nêu được ứng dụng thực tế liên quan đến vai trị của không khí đối với sự cháy : thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hỏa hoạn ,..
* Kĩ năng sống :- Bình luận về cách làm và các kết quả quan sát .
	- Phân tích , phán đoán, so sánh, đối chiếu .
	- Quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm
2 - Giáo dục: 
 - Yêu thích tìm hiểu khoa học .
B. CHUẨN BỊ:
GV : - Hình trang 70 , 71 SGK .
	- Chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm theo nhóm :
	+ Hai lọ thủy tinh , 2 cây nến bằng nhau .
	+ Một lọ thủy tinh không đáy , nến , đế kê .	
HS : - SGK
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b.Bài cũ : Kiểm tra học kì I - Nhận xét bài kiểm tra đã làm .
c. Bài mới :
Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: Khơng khí cần cho sự cháy .
Nêu câu hỏi : Không khí gồm những thành phần nào ?
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trị của ô-xi đối với sự cháy .
- Chia nhóm , đề nghị nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm này .
- Lưu ý cẩn thận với lửa. 
- Giúp HS rút ra kết luận chung sau thí nghiệm , giảng về vai trị của khí ni-tơ : giúp cho sự cháy trong khơng khí xảy ra không quá nhanh , quá mạnh .
- Kết luận : Theo SGK
Tiểu kết:HS làm được thí nghiệm chứng minh: càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn .
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống .
- Chia nhóm , đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng để làm thí nghiệm này 
- Kết luận : Để duy trì sự cháy , cần liên tục cung cấp không khí . Nêu cách khác , không khí cần được lưu thông .
Tiểu kết:HS làm được thí nghiệm chứng minh.
- Trả lời.
Hoạt động lớp , nhóm . (Giáo dục KNS )
- Đọc mục Thực hành SGK để biết cách làm.
- Các nhóm làm thí nghiệm như chỉ dẫn SGK và quan sát sự cháy của các ngọn nến .
- Thư kí của nhóm ghi lại kết quả các thí nghiệm .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
Hoạt động lớp , nhóm . (Giáo dục KNS )
- Đọc mục thực hành thí nghiệm SGK để biết cách làm .
- Các nhóm làm thí nghiệm như mục I SGK, nhận xét kết quả .
- Tiếp tục làm thí nghiệm như mục II SGK và thảo luận , giải thích nguyện nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thủy tinh không đáy được kê lên đế không kín .
- Liên hệ đến việc làm thế nào để dập tắt ngọn lửa .
- Đại diện các nhĩm trình bày kết quả lam việc của nhóm mình .
4. Củng cố : (3’) - Nêu ghi nhớ SGK . 
	- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học .
5. Nhận xét - Dặn dò: (1’)
-Nhận xét lớp. 
- Dặn HS xem kĩ mục bạn cần biết. 
 - Chuẩn bị :Không khí cần cho sự sống .
Đạo đức 
Tiết 18: 	 ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ I.
	Thứ tư, ngày 06 tháng 01 năm 2016 .
Toán 
Tiết 88: 	LUYỆN TẬP.
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức&Kĩ năng: 
 - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 , dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
2. Giáo dục: 
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
B. CHUẨN BỊ:
GV : - Phấn màu .
HS : - SGK, V3, bảng con.
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh”
b. Bài cũ : Dấu hiệu chia hết cho 3 .
- Yêu cầu HS nêu các dấu hiệu chia hết cho 2 , 3 , 5, 9 ; nêu ví dụ rồi giải thích .
	- Gợi ý để HS ghi nhớ :
	+ Căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải : Dấu hiệu chia hết cho 2 , 5 .
	+ Căn cứ vào tổng các chữ số : Dấu hiệu chia hết cho 3 , 9 .
c. Bài mới :
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu bài: Luyện tập .
2.Các hoạt động: Củng cố kiến thức .
- Bài 1 :Tìm số chia hết cho 3 và cho 9( HS CHT )
* Yêu cầu tự giải toán.
* Yêu cầu chữa bài
- Bài 2 : Tìm chữ số thích hợp viết vào ơ trống.
+ Cho HS giải thích bài làm . ( HS HT )
- Bài 3 : Phân tích phương án đúng , sai. ( HS HT )
* Yêu cầu tự giải toán.
* Yêu cầu chữa bài
Tiểu kết : HS vận dụng kiến thức vào bài làm.
Hoạt động lớp .
- Nêu cách làm , làm bài vào vở .
- Thi đua sửa bài ở bảng .
- Nêu cách làm , làm bài vào vở .
- Thi đua sửa bài ở bảng .
- Tự làm bài và nêu kết quả .
- Cả lớp nhận xét , bổ sung .
4. Củng cố : (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua xác định số chia hết cho 2 , 3 , 5 , 9 ở bảng .
	- Nêu lại các dấu hiệu chia hết đã học .
5. Nhận xét - Dặn dò: (1’)
- Nhận xét lớp.
- Làm lại bài tập cho nhớ .
	-Chuẩn bị Luyện tập chung.
Tập đọc 
Tiết 36: 	 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I.
 Tiết 3
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức&Kĩ năng:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1 . 
 - Nắm được các kiểu mở bài , kết bài trong văn kể chuyện ; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền ( BT2 ) .
2. Giáo dục : 
 - Giáo dục HS có ý thức viết đúng câu tiếng Việt .
B. CHUẨN BỊ:
 GV : - Phiếu viết tên từng bài TĐ , HTL như tiết 1 .
	- Bảng phụ viết sẵn ghi nhớ về 2 cách mở bài , 2 cách kết bài .
 HS : - Từ điển
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh”
 	b. Bài cũ : Tiết 2 - Nhận xét việc kiểm tra tiết học trước .
c. Bài mới :
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại	 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Giới thiệu bài: Ôn tập tiết 3.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Ôn tập đọc và học thuộc lòng 
- Yêu cầu HS lên bốc thăm chọn bài .
- Đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc .
- Cho điểm theo hướng dẫn của BGD-ĐT. 
Tiểu kết: Đọc đúng 75 tiếng /1 phút.
Hoạt động 2 : Ôn tập làm văn.
Bài tập 2
-Giao việc: Đọc bài tập đọc Ông Trạng thả diều SGK . Viết mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng của truyện về ông Nguyễn Hiền .
- Cho HS làm bài theo bảng mẫu.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV chốt lại
Tiểu kết: Ôn viết mở bài , kết bài
Hoạt động lớp 
- HS bốc thăm chọn bài .
- Mỗi HS chuẩn bị 2 phút. 
- Đọc bài.
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp đọc thầm truyện Ông Trạng thả diều SGK .
- 1 em đọc lại ghi nhớ về 2 cách mở bài , kết bài đã học ở bảng phụ .
- Làm việc cá nhân : viết mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng của truyện về ông Nguyễn Hiền .
- Từng em tiếp nối nhau đọc mở bài, kết bài .
- Cả lớp nhận xét 
4. Củng cố : (3’) - Nêu lại những nội dung vừa ôn tập .
	- Giáo dục HS có ý thức đọc đúng , hiểu đúng tiếng Việt .
5. Nhận xét - Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh phần mở bài, kết bài viết lại vào vở .
-Chuẩn bị :Ôn tiết 4 
Kể chuyện 
Tiết 18: 	ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I.
Tiết 4
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức &Kĩ năng: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1 . 
- Nghe - viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 80 / chữ /15 phút ), Không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng bài thơ 4 chữ ( Đôi que đan ).
	* HS khá giỏi : viết đúng và tương đối đẹp bài CT ( tốc độ viết trên 80 / chữ /15 phút ) ; hiểu nội dung bài .
2 - Giáo dục: 
- Có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
B.CHUẨN BỊ:
 GV: - Tranh minh họa truyện SGK phĩng to .
HS : - SGK.
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b.Bài cũ : Tiết 3 - Nhận xét việc kiểm tra tiết trước .
c. Bài mới :
Phương pháp : Trực quan , đàm thoại , giảng giải, động não , thực hành .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Giới thiệu bài Ơn tập 
Nghe – viết chính tả, tìm hiểu nội dung văn bản , ôn lại qui tắc viết tên riêng.
 2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Ôn tập đọc và học thuộc lòng 
- Yêu cầu HS lên bốc thăm chọn bài .
- Đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc .
- Cho điểm theo hướng dẫn của BGD-ĐT. 
Tiểu kết: Đọc đúng 75 tiếng /1 phút.
Hoạt động 2 Ôn kĩ năng nghe - viết
- Đọc bài Đôi que đan .
- Hướng dẫn HS viết từ khó dễ sai.
- Nhắc HS cách trình bày.
- Đọc từng câu, từng dịng cho HS viết.
- Cho HS chữa bài. Chấm 10 vở.
Tiểu kết: Viết 75 chữ / 15 phút, khơng mắc quá 5 lỗi.
Hoạt động lớp 
- HS bốc thăm chọn bài .
- Mỗi HS chuẩn bị 2 phút. 
- Đọc bài.
Hoạt động lớp , nhóm .
- Theo dõi .
- Đọc thầm bài thơ , chú ý những từ ngữ dễ viết sai .
- Hai chị em bạn nhỏ tập đan . Từ hai bàn tay của chị , của em , những mũ , khăn, áo của bà, của bé , của mẹ cha dần dần hiện ra .
- Viết bài vào vở .
- Soát lại bài .
4. Củng cố:(3’) - Nêu lại những nội dung vừa luyện tập .
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
5. Nhận xét - Dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học . 
- Dặn HS chưa có điểm kiểm tra về nhà tiếp tục luyện đọc ; học thuộc bài thơ Đôi que đan 
	- Chuẩn bị: Ôn tập tiết 5. 
Địa lí 
Tiết 18: 	 KIỂM TRA HỌC KÌ I.
 ( Theo đề thống nhất chung )
	Thứ năm, ngày 07 tháng 01 năm 2016 .
Toán 
Tiết 89: 	 LUYỆN TẬP CHUNG.
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức & Kĩ năng: 
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 , 3 , 5 , 9 trong một số tình huống đơn giản .
2 - Giáo dục: 
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
B. CHUẨN BỊ:
GV 	- Phấn màu .
HS : - SGK, bảng con
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ : Luyện tập - Nêu lại các dấu hiệu chia hết cho 2 , 3, 5, 9 ; cho ví dụ minh họa .
c. Bài mới :
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu bài: Luyện tập chung .
2.Các hoạt động: Củng cố kiến thức .
- Bài 1 : Tìm số chia hết cho 2, 5, 3 và cho 9 ( HS CHT)
* Yêu cầu tự giải toán.
* Yêu cầu chữa bài
- Bài 2 : Tìm số chia hết cho cả 2, 5; 3, 2 và cho cả 2, 5, 3,9 ( HS HT )
+ Cho HS giải thích bài làm .
- Bài 3 : Tìm chữ số thích hợp viết vào ô trống. ( HS HT )
+ Cho HS giải thích bài làm .
* Yêu cầu chữa bài
Tiểu kết : HS vận dụng kiến thức vào bài làm.
Hoạt động lớp .
- Tự làm vào vở , sau đó chữa bài .
 Nêu cách làm , sau đó tự làm vào vở .
- Tổ chức thi đua chữa bài ở bảng .
- Tự làm vào vở rồi kiểm tra chéo lẫn nhau .
- Tính giá trị của từng biểu thức , sau đó xem xét kết quả là số chia hết cho những số nào trong 2 , 5 
a) Chia hết cho 5 .
b) Chia hết cho 2 .
c) Chia hết cho 2 và 5 .
d) Chia hết cho 5 .
4. Củng cố : (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua xác định các số chia hết cho 2 , 5 , 9 , 3 ở bảng 
	- Nêu lại các dấu hiệu chia hết đã học .
5. Nhận xét - Dặn dò: (1’)
- Nhận xét lớp.	
- Làm lại bài tập cho nhớ
	-Chuẩn bị:Kiểm tra HKI 
Luyện từ và câu 
Tiết 35: 	ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I.
Tiết 5
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức&Kĩ năng :
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1 . 
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát ; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng ( BT2 ) . 
2 - Giáo dục : 
 - Giáo dục HS cĩ ý thức dùng đúng từ tiếng Việt .
B. CHUẨN BỊ:
GV : - Phiếu ghi tên từng bài Tập đọc , HTL trong 17 tuần HK I .
	- Một số tờ phiếu khổ to kẻ 2 bảng để HS làm BT2 .
 HS : - SGK
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ: Tiết 5- Nhận xét việc kiểm tra tiết học trước .
c. Bài mới :
Phương pháp : Làm mẫu , giảng giải , thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Giới thiệu bài Ôn tập 
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Ôn tập đọc và học thuộc lòng 
- Yêu cầu HS lên bốc thăm chọn bài .
- Đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc .
- Cho điểm theo hướng dẫn của BGD-ĐT. 
Tiểu kết: Đọc đúng 75 tiếng /1 phút.
Hoạt động 2 Ôn luyện tập làm văn
- Đọc bài BT 2 /176
- Xác định yêu cầu đề : Đây là bài văn miêu tả đồ vật rất cụ thể của em .
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Nhắc HS cách trình bày.
- Cho HS chữa bài. Chấm 10 vở.
Tiểu kết: HS chuyển kết quả quan sát thành dàn ý
Hoạt động lớp 
- HS bốc thăm chọn bài .
- Mỗi HS chuẩn bị 2 phút. 
- Đọc bài.
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc yêu cầu BT .
- 1 em đọc lại nội dung về văn miêu tả đồ vật.
- Chọn 1 đồ dùng học tập để quan sát .
- Mỗi em ghi lại kết quả quan sát vào nháp, sau đĩ chuyển thành dàn ý .
- Một số em trình bày dàn ý của mình .
- Cả lớp nhận xét , giữ lại dàn ý tốt nhất làm mẫu .
- Viết mở bài , kết bài theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau đọc các mở bài , kết bài .
- Lớp nhận xét .
4. Củng cố : (3’) - Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS yêu thích việc viết văn .
5. Nhận xét - Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS ghi nhớ những nội dung vừa học ; về nhà sửa lại dàn ý, hoàn chỉnh mở bài, kết bài viết lại vào vở .
- Chuẩn bị: Kiểm tra - Viết.
Tập làm văn 
Tiết 35: 	ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I.
Tiết 6
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức& Kĩ năng :
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1 . 
- Nhận biết được danh từ , động từ , tính từ trong đoạn văn ; biết đặt câu hỏi xác định các bộ phận câu đã học : Làm gì ?Thế nào ? Ai ? ( BT2 ) .
2 - Giáo dục : 
 - Giáo dục HS có ý thức dùng đúng từ tiếng Việt .
B. CHUẨN BỊ:
GV : - Phiếu ghi tên từng bài Tập đọc , HTL trong 17 tuần HK I .
	- Một số tờ phiếu khổ to kẻ 2 bảng để HS làm BT2 .
 HS : - SGK
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ: Tiết 4 - Nhận xét việc kiểm tra tiết học trước .
c. Bài mới :
Phương pháp : Làm mẫu , giảng giải , thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Giới thiệu bài Ôn tập 
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Ôn tập đọc và học thuộc lòng 
- Yêu cầu HS lên bốc thăm chọn bài .
- Đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc .
- Cho điểm theo hướng dẫn của BGD-ĐT. 
Tiểu kết: Đọc đúng 75 tiếng /1 phút.
Hoạt động 2 Ơn luyện từ và câu
- Đọc bài BT 2 /176
- Hướng dẫn HS viết từ khó dễ sai.
- Nhắc HS cách trình bày.
- Đọc từng câu, từng dịng cho HS viết.
- Cho HS chữa bài. Chấm 10 vở.
Tiểu kết: HS tìm được các danh từ , tính từ , động từ trong các câu ; đặt được câu hỏi cho các bộ phận .
Hoạt động lớp 
- HS bốc thăm chọn bài .
- Mỗi HS chuẩn bị 2 phút. 
- Đọc bài.
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc yêu cầu BT , làm bài vào vở .
- Phát biểu ý kiến .
- Cả lớp nhận xét .
- Những em làm bài trên phiếu có lời giải đúng trình bày kết quả , chốt lại lời giải .
4. Củng cố:(3’) - Nêu lại những nội dung vừa luyện tập .
	- Giáo dục HS cĩ ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
5. Nhận xét - Dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học . 
- Dặn HS chưa cĩ điểm kiểm tra về nhà tiếp tục luyện đọc .
	- Chuẩn bị: Ơn tập tiết 6. 
Khoa học 
Tiết 36: 	 KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG.
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức & Kĩ năng:
- Nêu được con người , động vật , thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được . 
* GDBVMT : Không khí cần cho sự sống vì vậy ta cần bảo vệ mơi trường xung quanh sạch sẽ để bảo vệ bầu không khí trong lành .
2 - Giáo dục: 
- Yêu thích tìm hiểu khoa học .
B. CHUẨN BỊ:
GV : - Hình trang 72 , 73 SGK .
	- Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi .
	- Hình ảnh hoặc dụng cụ thật để bơm không khí vào bể cá .	
HS : - SGK
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b.Bài cũ : Không khí cần cho sự cháy - Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
c. Bài mới :
Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , động não , đàm thoại.	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: Không khí cần cho sự sống .
Nêu câu hỏi : Không khí gồm những thành phần nào ?
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 :Tìm hiểu vai trị của không khí đối với con người .
- Chia nhĩm , đề nghị nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị Thực hành SGK , phát biểu , nhận xét .
- Cho điểm toàn nhóm 
- Giúp HS rút ra kết luận chung .
- Kết luận : Theo SGK
Tiểu kết: HS nêu dẫn chứng, chứng minh con người cần không khí để thở . 
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trị của không khí đối với thực vật , động vật .
- Tiếp tục giảng : Không nên để hoa tươi , cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa . Vì cây hô hấp thải ra khí các-bơ-níc , hút khí ô-xi làm ảnh hưởng đến hô hấp của con người .
 - Chia nhóm , đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng để làm thí nghiệm này 
- Kết luận : HS nêu được dẫn chứng để chứng minh động vật , thực vật đều cần không khí để thở 
Tiểu kết:HS làm đượ

File đính kèm:

  • docGiao_an_4_tuan_18.doc
Giáo án liên quan