Giáo án môn học lớp 4 - Tuần lễ 19 năm 2016

TOÁN

Tiết 92: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

- Học sinh biết chuyển đổi được các số đo diện tích.

- Biết đọc được thông tin trên biểu đồ cột.

- Học sinh thực hiện thành thạo bài tập 1, 3b, 5/ 101SGK. Học sinh khá, giỏi làm thêm được những bài tập còn lại (nếu còn thời gian)

- Cập nhật thông tin diện tích Thủ đô Hà Nội (năm 2009): 3344,60 km2

 - Giáo dục học sinh chăm học.

 - Giáo dục dân số (Bài 5)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ và bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập

Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

- Hoạt động cá nhân.

- Học sinh đọc yêu cầu và nêu lại các đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé và ngược lại.

- Học sinh lần lượt làm từng bài vào bảng con.

530dm2 = 53 000cm2 84 600cm2 = 846dm2 10km2 = 10 000 000m2

13dm2 29cm2 = 1 329cm2 300dm2 = 3m2 9 000 000m2 = 9km2

- Cả lớp và GV nhận xét rút kết quả đúng.

 

doc18 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học lớp 4 - Tuần lễ 19 năm 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 âm đầu, vần dễ lẫn (bài tập 2).
- Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ viết đẹp.
- Giáo dục môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ và bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe- viết	 
- GV đọc bài chính tả Kim tự tháp Ai Cập
- HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn văn.
 + Trong đoạn văn vừa đọc, em hãy cho biết nói về điều gì? (Kim tự tháp Ai Cập là lăng mộ của các hoàng đế Ai Cập. Đó là những công trình kiến trúc xây dựng toàn bằng đá tảng)
+ GDMT: Công trình kiến trúc đó góp phần vào nền văn hóa của nhân loại như thế nào? (Khẳng định tài năng, trí tuệ của con người. Bằng ý chí và nghị lực con người có thể làm được tất cả)
- GV nhắc học sinh chú ý cách trình bày; chú ý những chữ cần viết hoa, những từ ngữ dễ viết sai cho các em viết vào bảng con và đọc lại tiếng đó: lăng mộ, công trình, kiến trúc, nhằng nhịt, buồng, chuyên chở,
- GV đọc bài cho học sinh viết bài; đọc từng cụm từ. 
- GV đọc lại toàn bài chính tả cho học sinh soát lại.
- HS đổi tập cho nhau để soát lỗi.
- GV chấm điểm một số tập và thống kê lỗi.
- GV nhận xét bài viết và sửa một số lỗi sai phổ biến.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài 2: Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu văn dưới đây: 
- Học sinh đọc yêu cầu của bài - HS lên thi đua tiếp sức
 - GV chốt lại lời giải đúng: sinh vật, biết trồng trọt, biết làm thơ, sáng tác, tuyệt mĩ, xứng đáng. - HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
- GV nhận xét tiết học.
****************************************
TIẾNG VIỆT (LUYỆN TỪ VÀ CÂU)
Tiết 147: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì? xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu; biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ + bảng ép
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Phần nhận xét
Bài 1, 2: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:
- HS đọc đoạn và yêu cầu của bài tập- HS trao đổi thảo luận ghi vào phiếu học tập.
 - HS trình bày kết quả phân tích trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải: 
a/ Các câu kể Ai làm gì là câu 1, 2, 3, 5, 6.
b/ Chủ ngữ: 
+ Câu 1: Một đàn ngỗng
+ Câu 2: Hùng
+ Câu 3: Thắng
+ Câu 4: Em
+ Câu 6: Đàn ngỗng
c/ Chủ ngữ chỉ người, con vật.
d/ Chủ ngữ do danh từ và cụm danh từ tạo thành.
- GV nêu câu hỏi để rút ra phần ghi nhớ - HS đọc lại ghi nhớ.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập	 
Bài 1: Tìm câu kể Ai làm gì trong đoạn văn sau và xác định chủ ngữ của từng câu văn vừa tìm được.
- Hoạt động cá nhân - Học sinh đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân, tìm các câu kể mẫu Ai làm gì? có trong đoạn văn.
- HS trình bày trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- HS lên bảng, gạch dưới 3 câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn.
* Tìm chủ ngữ,vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được ở bài 1
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, trao đổi xác định bộ phận chủ ngữ,vị ngữ trong mỗi câu .
- HS lên bảng gạch dưới: CN gạch 1 gạch; VN gạch 2 gạch.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt ý đúng.
Bài 2: Đặt câu với các từ ngữ sau làm chủ ngữ.
- Hoạt động cá nhân - Học sinh đọc yêu cầu - suy nghĩ viết vào tập 
- HS tiếp nối nhau đọc bài làm của mình - Cả lớp và GV nhận xét.VD:
 + Các chú công nhân đang khai thác than trong hầm sâu.
 + Mẹ em luôn dậy sớm lo bữa sáng cho cả nhà.
 + Chim sơn ca bay vút lên bầu trời xanh thẳm.
Bài 3: Đặt câu nói về hoạt động của từng nhóm người hoặc vật được miêu tả trong bức tranh.
- Hoạt động cá nhân - Học sinh đọc yêu cầu - Quan sát tranh minh họa bài tập
- HS khá giỏi làm mẫu nói 2- 3 câu về hoạt động của từng nhóm người hoặc vật được miêu tả trong tranh. - Cả lớp suy nghĩ viết vào tập. - HS tiếp nối nhau đọc bài làm của mình
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn HS có đoạn văn hay nhất.
*Hoạt động nối tiếp:
 + Câu kể Ai làm gì gồm mấy bộ phận? Kể ra ? Cho Ví dụ. 
- GV nhận xét tiết học.
**************************************
KHOA HỌC
Tiết 37: TẠI SAO CÓ GIÓ?
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết làm thí nghiệm để nhận biết ra không khí chuyển động tạo thành gió.
- Giải thích được nguyên nhân sinh ra gió.
- Giáo dục học sinh ham mê khám phá những điều mới lạ trong tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Phiếu học tập, chóng chóng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Trò chơi chong chóng: Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió. 
- Hoạt động nhóm - GV cho mỗi tổ đứng thành một hàng trước lớp, đứng yên và có thể chạy một vòng đưa chong chóng ra phía trước mặt.
GV giao nhiệm vụ trong quá trình chơi trả lời các câu hỏi sau:
 + Khi nào chong chóng quay?
 + Khi nào chong chóng không quay?
 + Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
 + Làm thế nào để chong chóng quay?
- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả.
 - HS báo cáo chong chóng của bạn nào quay nhanh nhất.
 + Theo em, tại sao chong chóng lại quay? (Do gió thổi)
 + Tại sao khi bạn chạy nhanh thì chóng chóng của bạn quay nhanh? (Vì khi chạy nhanh tạo ra gió. Gió làm chong chóng quay nhanh)
 + Nếu trời không có gió, để chong chóng quay được em phải làm gì? (Phải chạy)
 + Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm? (Chong chóng quay nhanh khi có gió thổi mạnh, quay chậm khi có gió thổi yếu)
GVKL: Không khí có ở xung quanh chúng ta. Khi ta chạy, không khí xung quanh ta chuyển động tạo ra gió. Gió làm chong chóng quay. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm. Không có gió tác động thì chong chóng không quay.
*Hoạt động 2: Nguyên nhân sinh ra gió
- GV tổ chức cho học sinh hoạt động lớp
- GV giới thiệu các đồ dùng thí nghiệm như SGK
- GV yêu cầu HS đọc thí nghiệm theo hướng dẫn của SGK
- GV làm thí nghiệm trước lớp - HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau:
 + Phần nào của hộp có không khí nóng? Tại sao? (Phần không hộp bên ống A không khí nóng lên là do một ngọn nến đang cháy đặt dưới ống A)
 + Phần nào của hộp có không khí lạnh? (Phần hộp bên ống B có không khí lạnh) 
 + Khói bay qua ống nào? (Khói từ mẩu hương cháy bay vào ống A và bay lên.)
 + Khói bay từ mẩu hương đi ra ống A mà chúng ta nhìn thấy là do có gì tác động? (Do không khí chuyển động từ B sang A)
- GV kết luận: Không khí ở ống A có ngọ nến đang cháy thì nóng lên, nhẹ và bay lên cao. Không khí ở ống B không có nến cháy nên lạnh và nặng nên nén xuống. Khói bay từ mẩu hương đi ra qua ống A là do không khí chuyển động tạo thành gió. 
 + Vì sao có sự chuyển động của không khí? (Sự chênh lệch nhiệt độ trong không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí.)
 + Không khí chuyển động theo chiều như thế nào? (Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng)
 + Sự chuyển động của không khí tạo ra gì? (Sự chuyển động của không khí tạo thành gió)
GVKL: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió.
* Hoạt động 3: Nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên.(HS giải thích được tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.)
- GV yêu cầu các em quan sát, đọc thông tin ở mục bạn cần biết trang 75 SGK và những kiến thức đã thu được để giải thích câu hỏi:
 + Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm đem gió từ đất liền thổi ra biển? (Ban ngày không khí trong đất liền nóng, không khí ngoài biển lạnh. Dó đó mà không khí chuyển động từ biển vào đất liền tạo ra gió thổi từ biển vào đất liền. Ban đêm không khí trong đất liền nguội nhanh hơn ngoài biển. Vì vậy không khí chuyển động từ đất liền ra biển hay gió từ đất liền thổi ra biển.)
- HS trình bày - Cả lớp và GV nhận xét
GVKL: Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm.
*Hoạt động nối tiếp:
+ Tại sao có gió? (Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió.) - HS đọc ghi nhớ SGK.
- GV nhận xét tiết học
****************************************************************************
Thứ tư, ngày 06 tháng 01 năm 2016
TIẾNG VIỆT (TẬP ĐỌC)
Tiết 149: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết đọc với giọng kể chậm rãi. Bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn thơ.
- Hiểu ý nghĩa: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. 
- Học sinh biết yêu mọi người vì mọi người đều sống vì các em.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc
- HS giỏi đọc cả bài - GV chia bài văn thành 7 đoạn; mỗi đoạn là một khổ thơ.
- HS đọc nối tiếp nhau lượt 1, hướng dẫn học sinh phát âm đúng và ngắt nhịp, nhấn giọng những từ ngữ: Trước nhất, sáng lắm, tình yêu, lời ru, biết ngoan, biết nghĩ, kết hợp sửa lỗi cách đọc của học sinh.
- HS đọc nối tiếp nhau lượt 2: rút ra từ cần giải nghĩa: chăm sóc, bể
- HS luyện đọc .- GV hướng dẫn HS đọc với giọng kể chậm rãi và đọc cả bài.
- HS đọc lại cả bài.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 
- HS đọc khổ thơ 1, trả lời các câu hỏi sau.
1/ Trong câu chuyện cổ tích này, ai là người sinh ra đầu tiên? (Trời sinh ra trước nhất với chỉ toàn là trẻ con)
- HS đọc tiếng thầm các khổ thơ còn lại, trả lời lần lượt các câu hỏi sau:
2/ Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời? (Vì mắt trẻ con sáng nhưng chưa nhìn thấy gì nên mặt trời phải nhô cao cho trẻ con nhìn rõ)
3/ Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ? (Vì trẻ cần có tình yêu và lời ru, trẻ cần có người bế bồng chăm sóc.)
4/ Bố và thầy giáo giúp trẻ em những gì? (Bố giúp cho trẻ hiểu biết, bố dạy cho biết ngoan, biết nghĩ. Thầy dạy cho trẻ biết đọc, biết viết, biết về lịch sử về loài người,...)
- HS đọc thầm lại cả bài thơ, thảo luận nhóm 2, nói ý nghĩa của bài thơ này là gì?
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
- HS đọc bài (mỗi em đọc 1 đoạn) - GV hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 2 khổ thơ:
- HS luyện đọc cá nhân.- HS thi đọc diễn cảm - Cả lớp và GV nhận xét. 
- HS nhẩm HTL bài thơ
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ. Trò chơi nhặt lá tìm thơ
- HS lên chọn chiếc có ghi những chữ đầu khổ thơ sau đó đọc thuộc.
*Hoạt động nối tiếp: 
- Gọi một học sinh đọc lại cả bài thơ.
- Học sinh nêu ý nghĩa bài, cả lớp và GV nhận xét chốt lại ý đúng: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất.
- GV nhận xét tiết học.
****************************************
TOÁN
Tiết 93: HÌNH BÌNH HÀNH
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
- HS thực hành tốt bài tập 1,2/102 SGK. Học sinh khá, giỏi làm thêm được bài tập 3 (nếu còn thời gian)
 - Giáo dục học sinh chăm học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ- phấn màu - bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm hình bình hành.
- HĐ cả lớp.- GV cài hình bình hành lên bảng.- HS cùng lấy hình bình hành để trên bàn.
- HS quan sát, nhận xét hình bình hành có phải là hình tứ giác, hình chữ nhật hay hình vuông không? - GV vẽ hình bình hành ABCD trên bảng.
 + Hình bình hành có các đặc điểm gì?
- Cạnh AB song song với cạnh đối diện CD.
- Cạnh AD song song với cạnh đối diện BC.
- Cạnh AB = CD; AD = BC
- Gv giới thiệu tên gọi của hình vẽ là hình bình hành.
- Yêu cầu HS mô tả khái niệm của hình bình hành.
- Yêu cầu học sinh nêu một số ví dụ về các đồ vật trong thực tế có hình dạng là hình bình hành và nhận dạng thêm một số hình vẽ trên bảng phụ.
*Hoaït ñoäng 2: Hướng dẫn học sinh thực hiện luyện tập
Bài 1: Nhận biết hình bình hành.
- Hoạt động cá nhân. - Học sinh đọc yêu cầu và quan sát các hình.
- Học sinh lần lượt nêu các hình bình hành: Hình 1; hình 2; hình 5
- Cả lớp và GV nhận xét ý đúng.
Bài 2: Tìm hình có cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. 
- Học sinh đọc yêu cầu, quan sát các hình.
- HS thảo luận ghi vào bảng ép tìm các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. 
- HS trình bày trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét rút ý đúng: Hình MNPQ có cặp cạnh đối diện, song song và bằng nhau.
Bài 3: ( Nếu còn thời gian) Vẽ thêm hai đoạn thẳng để được một hình bình hành.
- Hoạt động cá nhân. - 1học sinh đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn học sinh cách vẽ
- HS vẽ vào tập tập, sau đó học sinh lên bảng vẽ.- Cả lớp và GV nhận xét.
*Hoạt động nối tiếp:
- Học sinh nêu cách nhận biết hình bình hành
 GV nhận xét tiết học.
******************************************
TIẾNG VIỆT (KỂ CHUYỆN)
Tiết 148: BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh dựa theo lời kể của giáo viên, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh họa SGK, bước đầu kể lại từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý.
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ + Tranh TB
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện
- GV KC lần 1; kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện: ngày tận số, hung thần, vĩnh viễn.
- GV kể chuyện lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa trên bảng.
- HS quan sát tranh và tìm lời ứng dưới mỗi tranh.
 + Tranh 1: Bác đánh cá kéo lưới cả ngày, cuối cùng được mẻ lưới có một chiếc bình to.
 + Tranh 2: Bác mừng lắm vì cái bình đem ra chợ bán cũng được khối tiền.
 + Tranh 3: Từ trong bình một làn khối đen tuôn ra, rồi hiện thành một con quỷ...
 + Tranh 4: Con quỷ đòi giết bác đánh cá để thực hiện lời nguyền của nó.
 + Tranh 5: Bác đánh cá lừa con quỷ chui vào bình, nhanh tay đậy nắp, vứt cái bình trở lại biển sâu.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp. Mỗi học sinh kể chuyện xong, cùng các bạn trao đổi, đối thoại về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa truyện.
 + VD: Nhờ đâu bác đánh cá nghĩ ra mưu kế khôn ngoan để lừa con quỷ? Vì sao con quỷ lại chui trở lại bình? Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Cả lớp và GV nhận xét, giáo dục học sinh và bình chọn bạn chọn được câu chuyện hay, bạn kể chuyện hấp dẫn, bạn đặt được câu hỏi hay.
- GV nhận xét tiết học.
*********************************
TIẾNG VIỆT (TẬP LÀM VĂN)
Tiết 150: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI 
 TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm vững hai cách mở bài: trực tiếp và gián tiếp trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học.
- Giáo dục học sinh biết sáng tạo, tìm được các chi tiết nổi bật và sử dụng các biện pháp tu từ vào bài viết trong viết văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ, ảnh cái cặp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập
 Bài 1: Tìm hiểu điểm giống và khác nhau trong đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái cặp.
- HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu - HS đọc thầm lại từng đoạn mở bài, trao đổi cùng bạn, so sánh, tìm điểm giống nhau và khác nhau của các đoạn mở bài.
- HS phát biểu ý kiến. - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận
* Điểm giống nhau: mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.
* Điểm khác nhau: 
 + Đoạn a, b mở bài trực tiếp giới thiệu ngay đồ vật cần tả.
 + Đoạn c mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
Bài 2: Viết một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em.Theo hai cách trực tiếp và gián tiếp.
- Hoạt động cá nhân - Học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- HS suy nghĩ, chọn đề bài miêu tả (là cái thước kẻ, hay cái bàn học, cái trống trường)
- HS làm vào tập. - HS tiếp nối nhau đọc bài viết. 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những bạn viết được đoạn mở bài hay nhất.
- HS nêu hai cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật. 
- GV nhận xét tiết học.
*************************************************************************
Thứ năm, ngày 07 tháng 01 năm 2016
TOÁN
Tiết 94: DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết cách tính diện tích hình bình hành.
- Rèn cho học sinh kĩ năng tính chính xác cẩn thận.
- Học sinh thực hành thành thạo bài tập 1,3a/104. Học sinh khá, giỏi làm thêm được những bài còn lại (nếu còn thời gian)
 - Giáo dục học sinh chăm học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng nỉ + Hình bình hành
- Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành
- Hoạt động cả lớp - GV tổ chức trò chơi ghép hình.
+ Mỗi học sinh suy nghĩ để tự ghép miếng bìa hình bình hành đã chuẩn bị thành hai mảnh sao cho khi ghép lại với nhau thì được một hình bình hành.
- GV và HS cùng thao tác đặt 2 hình bình hành chồng khít lên nhau( hình nguyên đặt trước, hình rời đặt chồng lên hình nguyên), giới thiệu đáy và chiều cao của hình bình hành.
- GV và HS làm động tác cắt 1 hình bình hành theo đường cao và ghép thành hình chữ nhật như SGK, đặt cạnh hình bình hành còn lại để liên hệ và so sánh diện tích 2 hình.
 + Diện tích hình chữ nhật ghép được như thế nào so với hình bình hành ban đầu?
- Từ công thức tính diện tích diện tích của hình chữ nhật suy ra công thức tính diện tích hình bình hành
- GV tổ chức cho học sinh nhận biết cắt hình bình hành ghép thành hình chữ nhật như được mô tả bằng hình vẽ trong SGK, từ đó tìm công thức tính diện tích hình bình hành.
- HS rút ra quy tắc và công thức tính diện tích hình bình hành. - HS đọc lại.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập	 
Bài 1: Tính diện tích của mỗi hình bình hành sau: 
- Hoạt động cá nhân - Học sinh đọc yêu cầu và quan sát các hình vẽ.
- Học sinh nêu cách tính diện tích hình bình hành
- Học sinh lần lượt tính vào tập nháp; 3 học sinh nêu kết quả
- Cả lớp và GV nhận xét gút kết quả đúng
a/ 45 cm 2; b/ 52 cm2 ; c/ 63cm 2
Bài 2: Tính diện tích của hình chữ nhật và diện tích của hình bình hành 
- Hoạt động cá nhân - Học sinh đọc yêu cầu bài và quan sát hình vẽ.
- Học sinh nêu cách tính diện tích của hình chữ nhật và diện tích của hình bình hành.
- Cả lớp suy nghĩ và kết quả - Cả lớp và GV nhận xét kết quả đúng 
a/ Hình chữ nhật 50cm2
b/ Hình bình hành 50cm2 
Bài 3: Tính diện tích của hình bình hành với độ dài đơn vị khác nhau
- Học sinh đọc yêu cầu và xác định độ dài đơn vị đo cần phải đổi về cùng một đơn vị đo.
- HS thảo luận và giải - HS lên bảng thực hiện.- Sửa bài rút kết quả đúng.
- Học sinh nêu cách tính diện tích hình bình hành – Trò chơi trắc nghiệm: Chọn A-B-C
- GV nhận xét tiết học.
******************************************
TIẾNG VIỆT (LUYỆN TỪ VÀ CÂU)
Tiết 151: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TÀI NĂNG
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người; biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một số từ đã xếp ở bài tập 1, 2.
- Hiểu ý nghĩa câu tục ca ngợi tài trí con người ở bài tập 3,4/11 SGK.
- Giáo dục học sinh chăm học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ + Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1: Phân loại các từ sau đây theo nghĩa của tiếng tài.
- HS đọc yêu cầu bài - Cả lớp đọc thầm các từ, trao đổi với nhau 
- GV phát phiếu học tập- HS làm và trình bày kết quả.- GV chốt lại lời giải đúng: 
a/ Tài có nghĩa có khả năng hơn người bình thường: tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài năng.
b/ Tài có nghĩa là tiền của là: tài nguyên, tài trợ, tài sản
Bài 2: Đặt câu với một trong các từ nói trên
- Hoạt động cá nhân - Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Mỗi học sinh tự đặt 1 câu với một trong các từ trong bài tập 1 vào vở
- HS tiếp nối nhau đọc câu vừa đặt. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, chấm điểm.
Bài 3: Tìm trong các câu tục ngữ dưới đây những câu ca ngợi tài trí của con người.
- Hoạt động cá nhân - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, tiếp nối nhau phát biểu.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận ý kiến đúng.
* Các câu tục ngữ ca ngợi tài trí của con người là: câu a và câu c.
Bài 4: Em thích những câu tục ngữ nào ở bài tập 3? Vì sao?
- HS tiếp nối nhau nói các câu tục ngữ các em thích và giải thích l

File đính kèm:

  • docGiao_an_tuan_19.doc