Giáo án môn học lớp 4 - Tuần lễ 11

Tiết 4: Tập đọc

ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

 I. MỤC TIÊU:

 -Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.

 -Hiểu nội dung của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó khăn nên đã đỗ Trạng Nguyên khi mới 13 tuổi( trả lời được câu hỏi trong SGK)

 - KNS: Khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 104, SGK.

 -Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc92 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học lớp 4 - Tuần lễ 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hổ công mới vẽ được.
+Thầy cho học trò vẽ trứng để biết cách quan sát mọi sự vật một cách cụ thể tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác.
+ Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành danh hoạ nổi tiếng nhờ:
+Ông ham thích vẽ và có tài bẩm sinh.
+Ông có ý chí quyết tâm học vẽ.
+Ông thành đạt là nhờ sự khổ công rèn luyện.
- Bài văn ca ngợi sự khổ công rèn luyện của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, nhờ đó ông đã trở thành danh hoạ nổi tiếng.
- HS luyện đọc diễn cảm. 
-HS luyện đọc theo cặp.
-2 cặp HS đọc.
+Phải khổ công rèn luyện mới thành tài.
+Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành tài nhờ tài năng và khổ công tập luyện.
+Thầy giáo Vê-rô-ki-ô có những cách dạy học trò rất giỏi.
Tiết 3: Chính tả
NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC 
 I. MỤC TIÊU:
- Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn.
 - Làm đúng bài tập chính tả 2a.
- Rèn kĩ năng viết. Lắng nghe tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bài tập 2a viết trên 3 tờ phiếu khổ to và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3-5’
2’
22’
8-10’
3’
A.Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS nghe- viết
3. HD HS làm bài tập chính tả
Bài 2a
4. Củng cố, dặn dò
 -Gọi 1 HS đọc cho cả lớp viết: chiền chiện, lường trước, ống bương, bươn chải.
-Nhận xét về chữ viết của HS.
Trong tiết học này các em sẽ nghe – viết đoạn văn “Người chiến sĩ giàu nghị lực” và làm bài tập chính tả.
-Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK.
+Đoạn văn viết về ai?
+Câu chuyện về Lê Duy Ứng kể về chuyện gì cảm động?
-Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết.
 - GV đọc chính tả.
- GV đọc chậm lại toàn bài.
- GV chấm bài.
- Nhận xét chung.
– Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng.
-Yêu cầu các tổ lên thi tiếp sức, mỗi HS chỉ điền vào một chỗ trống.
-GV cùng 2 HS làm trọng tài chỉ từng chữ cho HS nhóm khác, nhận xét đúng/ sai.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
( Nếu còn thời gian, GV cho HS làm thêm bài 2a trong vở chính tả)
-Nhận xét chữ viết của HS.
-Dặn HS về nhà kể lại chuyện Ngu công dời nú cho gia đình nghe và chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng viết.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
+Đoạn văn viết về họa sĩ Lê Duy Ứng.
+Lê Duy Ứng đã vẽ bức chân dung Bác Hồ bằng máu chảy từ đôi mắt bị thương của anh.
-Các từ ngữ: Sài Gòn, tháng 4 năm 1975, Lê Duy Ứng, 30 triển lãm, 5 giải thưởng
- HS viết bài vào vở.
- Hai HS ngồi cùng bàn đổi chéo vở, soát lỗi và chữa lỗi cho nhau.
- HS thu bài.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
-Các nhóm lên thi tiếp sức.
-HS chữa bài: các từ cần điền là:
Trung Quốc, chín mươi tuổi, trái núi, chắn ngang, chê cười, chất, cháu chắt, truyền nhau, chẳng thể, trời, trái núi,
* Các từ cần điền là: chạy, chờ, trăng, chỉ, chèo.
Thứ tư ngày 27 tháng 11 năm 2013
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng, một hiệu trong thực hành tính, tính nhanh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3-5’
1’
30’
3’
A.Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
 2.Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1a
Bài 2a 
Bài 4 
3. Củng cố, dặn dò
 -Gọi HS lên bảng chũa bài tập 4 của tiết 57, kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
-Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
 -GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
 -Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
 * 135 x ( 20 + 3)
 = 135 x 20 + 135 x 3
 = 2700 + 405
 = 3105 
 -Nhận xét và cho điểm HS.
 -Bài tập a yêu cầu chúng ta làm gì?
 -Viết biểu thức: 134 x 4 x 5 
 -Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện.( Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân ) 
 -Theo em, cách làm trên thuận tiện hơn cách làm thông thường là thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải ở điểm nào ?
 -Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
 -Chữa bài và yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
 -Phần b yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Viết lên bảng biểu thức:
 145 x 2 + 145 x 98 
-Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức trên theo mẫu.
 -Cách làm trên thuận tiện hơn cách chúng ta thực hiện các phép tính nhân trước, phép tính cộng sau ở điểm nào ?
 -Chúng ta đã áp dụng tính chất nào để tính giá trị của biểu thức ?
 -Yêu cầu HS nêu lại tính chất trên.
 -Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
 -Nhận xét và cho điểm HS.
-Cho HS đọc đề toán 
 -GV cho HS tự làm bài 
- Nhận xét và cho điểm HS 
 -Dặn HS về nhà làm bài tập 1b, dòng 2 của bài 2b và chuẩn bị bài sau. 
-Nhận xét giờ học.
-1 HS lên bàng làm.
(7 - 5) x 3 và 7 x 3 -5 x 3
 = 2 x 3 = 21 - 15
 = 6 = 6
 (7 - 5) x 3 = 7 x 3 – 5 x 3
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
 * 427 x ( 10 + 8) 
 = 427 x 10 + 427 x 8 
 = 4270 + 3416 
 = 7686 
 -Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện.
- 2 em đọc biểu thức.
- 134 x (4 x 5) 
 = 134 x 20
 = 2680
-Vì tính tích 4 x 5 là tích trong bảng, tích thứ hai có thể nhẩm được . 
* 5 x 36 x 2 = (5 x 2) x 36 = 10 x 36 = 360
* 42 x 2 x 7 x 5 = (42 x 7) x (2 x 5) = 294 x 10 = 2940
-Hs: tính theo mẫu.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-Tính theo mẫu.
-1 HS lên bảng tính, HS cả lớp làm vào giấy nháp.
-Chúng ta chỉ việc tính tổng 
( 2 + 98) rồi thực hiện nhân nhẩm.
145 x 2 + 145 x 98 
= 145 x (2 + 98) 
= 145 x 100 
= 14500
-Nhân một số với một tổng.
* 137 x 3 + 137 x 97 
= 137 x (3 + 97) 
= 137 x 100 = 13700
* 428 x 12- 428 x 2
 = 428x (12- 2)
 = 428 x 10 = 4280
-HS đọc đề.
-HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở 
 Bài giải
Chiều rộng của sân vận động là
 180 : 2 = 90 ( m )
Chu vi của sân vận động là
 ( 180 + 90 ) x 2 = 540 ( m )
Diện tích của sân vận động đó là:
 180 x 90 = 16 200 ( m 2)
 Đáp số: 540 m, 
 16 200 m2
-HS.
Tiết 3: Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC
 I. MỤC TIÊU:
 - Biết thêm một số từ ngữ ( kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng chí) theo hai nhóm nghĩa (BT1).
 - Hiểu nghĩa từ nghị lực (bt2); điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3); hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bảng phụ, giấy khổ to và bút dạ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3-5’
1’
30’
3’
A.Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
 2.HD dẫn làm bài tập 
Bài 1
Bài 2 
Bài 3
Bài 4 
3. Củng cố, dặn dò
-Gọi 2 HS lên bảng đặt 2 câu có sử dụng tính từ, gạch chân dưới tính từ. 
+Thế nào là tính từ, cho ví dụ.
 -GV nhận xét.
*Trong tiết học này, các em sẽ được hiểu một số từ, câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người và biết dùng những từ này khi nói, viết.
 -Gọi HS đọc yêu cầu.
-Gọi HS nhận xét, chữa bài.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất):Chí phải, chí lý, chí thân, chí tình, chí công.
+ Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp:ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.
 -Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
-Gọi HS phát biểu và bổ sung.
+Làm việc liên tục, bền bỉ là nghĩa như thế nào?
+Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ là nghĩa của từ gì?
+Có tình cảm rất chân tình sâu sắc là nghĩa của từ gì?
* GV cho HS đặt câu với các từ: nghị lực, kiên trì, kiên cố, chí tình. Để các em hiểu nghĩa và cách sử dụng từng từ.
 -Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS nhận xét, chữa bài cho bạn.
-Kết luận lời giải đúng.
-Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
-Yêu cầu HS trao đổi thảo luận về ý nghĩa của 2 câu tục ngữ.
-Giải nghĩa đen cho HS.
a. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
b. Nước lã mà vã nên hồ.
c. Có vất vả mới thanh nhàn.
-Gọi HS phát biểu ý kiến và bổ sung cho đúng ý nghĩa của từng câu tục ngữ.
Nhận xét, kết luận về ý nghĩa của từng câu tục ngữ.
-Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng đặt câu.
- 2 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
-Nhận xét câu bạn viết trên bảng.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
-2 HS lên bảng làm trên phiếu. HS dưới lớp làm vào vở nháp.
-Nhận xét, bổ sung bài của bạn trên bảng.
-Chữa bài 
- HS đọc yêu cầu, nội dung.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
-Dòng b là đúng nghĩa của từ nghị lực.
+Làm việc liên tục bền bỉ, đó là nghĩa của từ kiên trì.
+Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ đó là nghĩa của từ kiên cố.
+Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc là nghĩa của từ chí tình, chí nghĩa.
*Nguyễn Ngọc Kí là người giàu nghị lực.
*Kiên trì thì làm việc gì cũng thành công.
*Lâu đài xây rất kiên cố.
*Cậu nói thật chí tình.
-1 HS đọc thành tiếng.
-1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới làm bằng bút chì vào vở bài tập.
-Nhận xét và bổ sung bài của bạn trên bảng.
-2 HS đọc thành tiếng.
- HS đọc yêu cầu, nội dung.
 - HS thảo luận cặp đôi với nhau về ý nghĩa của 2 câu tục ngữ.
-Lắng nghe.
 -Tự do phát biểu ý kiến.
a. Khuyên người ta đừng sợ vất vả, gian nan. Gian nan thử thách con người, giúp con người được vững vàng, cứng cỏi hơn.
b . Khuyên người đừng sợ bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Những người từ tay trắng mà làm nên sự nghiệp càng đáng kính trọng, khâm phục.
c. Khuyên người ta phải vất vả mới có lúc thanh nhàn, có ngày thành đạt.
Tiết 4: Kỹ thuật
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI
BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (tiết 3 )
 I. MỤC TIÊU:
 -HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.
 -Gấp được mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình, đúng kỹ thuật. 
 -Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải )
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm.
 +Len (hoặc sợi), khác với màu vải.
 +Kim khâu len, kéo cắt vải, thước, bút chì.. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
2’
25’
7’
-5’
A.Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn thực hành khâu
 3. Đánh giá kết quả học tập của HS. 
4. Củng cố, dặn dò
 Kiểm tra dụng cụ học tập. 
*Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
 -GV gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
 -GV nhận xét, sử dụng tranh quy trình để nêu cách gấp mép vải và cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột qua hai bước:
 +Bước 1: Gấp mép vải.
 +Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
 -GV nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm lưu ý đã nêu ở tiết 1.
 -GV tổ chức cho HS thực hành và nêu thời gian hoàn thành sản phẩm.
 -GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng. 
 -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm:
 +Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kỹ thuật.
 +Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
 +Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm.
 +Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
 -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài sau.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
-HS theo dõi.
-HS thực hành.
-HS trưng bày sản phẩm.
-HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.
-HS cả lớp.
Thứ năm ngày 28 tháng 11 năm 2013
Tiết 1: Toán
NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐÁ
 I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Biết cách nhân với số có hai chữ số. 
 - Biết giải các bài toán có liên quan đến phép nhân số có hai chữ số. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng con, phấn màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
2’
12’
20’
3’
A.Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
 2.Phép nhân
 36 x 23
3. Thực hành
Bài 1a,b
Bài 2
Bài 3
4. Củng cố, dặn dò
 -Nêu tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân? 
-GV nhận xét và cho điểm HS.
 -Giờ học toán hôm nay các em biết cách thực hiện phép nhân với số có hai chữ số.
 * Đi tìm kết quả:
 -GV viết lên bảng phép tính 36 x 23, sau đó yêu cầu HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính.
 -Vậy 36 x 23 bằng bao nhiêu ?
 * Hướng dẫn đặt tính và tính:
 -GV nêu vần đề: Để tránh phải thực hiện nhiều bước tính như trên, người ta tiến hành đặt tính và thực hiện tính nhân theo cột dọc. Dựa vào cách đặt tính nhân với số có một chữ số, bạn nào có thể đặt tính 36 x 23 ?
 -GV nêu cách đặt tính đúng: Viết 36 rồi viết số 23 xuống dưới sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, viết dấu nhân rồi kẻ vạch ngang.
 -GV hướng dẫn HS thực hiện phép nhân
 -GV giới thiệu:
 * 108 gọi là tích riêng thứ nhất.
 * 72 gọi là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột vì nó là 72 chục, nếu viết đầy đủ phải là 720.
 -GV yêu cầu HS nêu lại từng bước nhân.
 +Bài tập yêu cầu ta làm gì ?
 -Các phép tính trong bài đều là phép tính nhân với số có hai chữ số, các em thực hiện tương tự như với phép nhân 36 x 23.
 -GV chữa bài, khi chữa bài yêu cầu 2 HS lần lượt nêu cách tính của từng phép tính nhân.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 +Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Chúng ta phải tính giá trị của biểu thức 45 x a với những giá trị nào của a ?
 -Muốn tính giá trị của biểu thức 45 x a với a = 13 chúng ta làm như thế nào ?
 -GV yêu cầu HS làm bài, nhắc HS đặt tính ra giấy nháp.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
-GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV chữa bài trước lớp.
 -GV nhận xét tiết học.
-4 HS lên nêu. 
-HS lắng nghe.
-HS tính:
36 x 23 = 36 x (20 +3)
 = 36 x 20 + 36 x 3
 = 720 + 108
 = 828
- 36 x 23 = 828
-1 HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp đặt tính vào giấy nháp.
-HS theo dõi và thực hiện nhân 
 36
 x 23 
 108
 72
 828
 +Vậy 36 x 23 = 828
-HS nêu như SGK.
-Đặt tính rồi tính.
-HS nghe giảng, sau đó 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào bảng con.
-HS nêu. 
a) 86 b) 33
 x 53 x 44
 258 132
 430 132
 4558 1452
-Tính giá trị của biểu thức 45 x a.
-Với a = 13, a = 26, a = 39.
-Thay chữ a bằng 13, sau đó thực hiện phép nhân 45 x 13.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 a = 13 thì 45 x a = 45 x 13 = 585
 a = 26 thì 45 x a = 45 x 26 = 1170
 a = 39 thì 45 x a = 45 x 39 = 1755
-HS đọc.
-HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài giải
Số trang của 25 quyển vở cùng loại là:
48 x 25 = 1200 (trang)
Đáp số: 1200 trang
Tiết 2: Kể chuyện 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
 I. MỤC TIÊU:
 - Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
 - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
- KNS: Lắng nghe tích cực; giao tiếp; xác định giá trị.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV và HS sưu tầm các truyện có nội dung nói về một người có nghị lực.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3-5’
2’
10’
20’
3’
A.Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2.HD HS kể chuyện
a.HD HS hiểu yêu cầu của đề bài
b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện
4. Củng cố, dặn dò
-Gọi 2 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn truyện “Bàn chân kì diệu” và trả lời câu hỏi: Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Kí?
-Gọi 1 HS kể toàn truyện.
-Nhận xét và cho điểm HS.
 -Kiểm tra việc HS chuẩn bị truyện ở nhà.
-Tiết kể chuyện hôm nay lớp mình sẽ thi xem bạn nào có câu chuyện hay nhất, bạn nào kể chuyện hấp dẫn nhất.
-Gọi HS đọc đề bài.
-GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch các từ: được nghe, được đọc, có nghị lực.
-Gọi HS đọc gợi ý.
-Gọi HS giới thiệu những chuyện em đã được đọc, được nghe về người có nghị lực và nhận xét, tránh HS lạc đề về người có ước mơ đẹp. Khuyến khích HS kể chuyện ngoài SGK .
-Gọi HS giới thiệu về câu chuyện mình định kể. 
(Những người bị khuyết tật mà em đã biết qua ti vi, đài, báo vẫn đỗ đại học và trở thành những người lao động giỏi)
-2 HS đọc thành tiếng.
+ Chuyện Bô-bin-sơn ở đảo hoang mà tôi đã được đọc trong truyện trinh thám.
+ Chuyện về anh Sơn người bị tàn tật mà vẫn học 2 trường đại học. Tấm gương về anh tôi đã được xem trong chương trình Người đương thời.
+ Chuyện về nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí
 -HS thực hành kể trong nhóm.
GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn.
Gợi ý:
+Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể.
+Kể những chi tiết làm nổi rõ ý nghĩa, nghị lực của nhân vật.
 -Tổ chức cho HS thi kể.
-GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện.
-Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
-Cho điểm HS kể tốt.
 -Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe. Nhắc HS luôn ham đọc sách.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các tổ viên.
- Nghe và ghi đầu bài.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Lắng nghe.
-4 HS nối tiếp nhau đọc từng gợi ý.
-Lần lượt HS giới thiệu truyện.
+Bác Hồ trong truyện Hai bàn tay.
+Bạch Thái Bưởi trong câu chuyện vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi.
+Lê Duy Ứng trong truyện Người chiến sĩ giàu nghị lực.
+Đặng Văn Ngữ trong truyện Người trí thức yêu nước.
+Ngu Cong trong truyện Ngu Công dời núi.
+Nguyễn Ngọc Kí trong truyện Bàn chân kì diệu.
- Lần lượt 3 HS giới thiệu về nhân vật mà mình định kể.
-2 HS đọc thành tiếng.
-2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện với nhau.
- 6 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện.
Tiết 4: Tập làm văn 
KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
 I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết được hai cách kết bài ( kết bài mở rông, kết bài không mở rộng) trong bài văn kể chuyện (mục I và GT1, BT2 mục III)
 - Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng (BT3, mục III)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết sẵn kết bài “Ông trạng thả diều” theo hướng mở rộng và không mở rộng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3-5’
1’
12’
3-4’
15’
3’
A.Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2.Phần nhận xét
Bài 1,2:
Bài 3:
 Bài 4:
3. Ghi nhớ
4. Luyện tập
 Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
5. Củng cố, dặn dò
-Gọi HS đọc mở bài gián tiếp “Hai bàn tay” 
-Gọi 2 HS đọc mở bài gián tiếp truyện “Bàn chân kì diệu” (đã chuẩn bị tiết trước)
-Nhận xét về câu văn, cách dùng từ của HS và cho điểm.
+Có những cách mở bài nào?
-Khi mở bài hay, câu chuyện sẽ lôi cuốn người nghe, người đọc, kết bài hay, hấp dẫn sẽ để lại trong lòng người đọc ấn tưựơng khó quên về câu chuyện. Trong tiết tập làm văn hôm nay, cô hướng dẫn các em cách viết đoạn kết bài theo các hướng khác nhau.
 -Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện “Ông trạng thả diều”. Cả lớp đọc thầm, trao đổi và tìm đoạn kết chuyện.
-Gọi HS phát biểu.
 +Bạn nào có ý kiến khác?
-Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 -Yêu cầu HS làm việc trong nhóm.
-Gọi HS phát biểu, GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS.
-GV treo bảng phụ viết sẵn đoạn kết bài để cho HS so sánh.
 - GV nêu kết luận: 
+ Thế nào là kết bài mở rộng, không mở rộng?
 -Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
+Đó là những kết bài theo cách nào? Vì sao em biết?
-Nhận xét chung kết luận về lời giải đúng.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 -Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
-Gọi HS đọc bài. GV sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS. Cho điểm những HS viết tốt.
-Dặn HS về nhà chuẩn bị bài kiểm tra 1 tiết. 
-Nhật xét tiết học.
-4 HS trả lời.
-Lắng nghe.
-Có 2 cách mở bài:
+Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
+Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
-Lắng nghe.
-2 HS nối tiếp nhau đọc chuyện.
-HS đọc thầm, dùng bút chì gạch chân đoạn kết bài trong truyện.
-Kết bài: thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Đó là Trạng nguyên trẻ nhấ

File đính kèm:

  • docGiao_an_tuan_11_13.doc