Giáo án môn học lớp 4 - Tuần 4 năm 2014
Toán
Tiết 17 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Viết và so sánh được các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5; 2 < x < 5 (với x là số tự nhiên)
ii. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
- GV: Giáo án, SGK, vẽ hình bài tập 4 lên bảng phụ.
- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.
ọng Thuỷ sang . - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - Vài HS trả lời. - HS khác nhận xét và bổ sung. Thứ tư, ngày 16 tháng 9 năm 2015 Tập đọc Tiết 8 TRE VIỆT NAM I. MỤC TIÊU - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm. - Cảm và hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng chính trực. Trả lời được CH 1,2; thuộc được khoảng 8 dòng thơ. - HTL những câu thơ em thích. GD BVMT - Thông qua câu hỏi 2 GV nhấn mạnh: Những hình ảnh đó vừa cho thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa trong cuộc sống II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc - HS: Sách vở môn học III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Cho hát, nhắc nhở HS 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài: “Một người chính trực” và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét. 3. Dạy bài mới: a. GT bài: b. Hướng dẫn: - Giới thiệu bài - Ghi bảng. HĐ 1: Luyện đọc - Gọi 1 HS đọc bài. - GV chia đoạn: Bài chia làm 4 đoạn. - Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn - GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS. - GV HD cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài. HĐ 2: Tìm hiểu bài: Đoạn 1: - Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với con người Việt Nam? GV: Tre có tự bao giờ không ai biết. Tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người tự ngàn xưa, tre là bầu bạn của người Việt Nam. - Đoạn 1 cho ta thấy điều gì? Đoạn 2+3: - Chi tiết nào cho thấy tre như con người? - Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại? GD BVMT * Nhường: Dành hết cho con - Những hình ảnh nào tượng trưng cho tính cần cù? - Những hình ảnh nào gợi lên tinh thần đoàn kết của người Việt Nam? - Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính ngay thẳng? - Đoạn 2, 3 nói lên điều gì? Đoạn 4: - Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì? GV: Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ: Mai sau, xanh để thể hiện sự tài tình, sự kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già măng mọc. - Qua bài thơ trên tác giả muốn ca ngợi điều gì? - GV ghi nội dung lên bảng. HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm: - Gọi 4 HS đọc nối tiếp cả bài. - GV HD HS luyện đọc một đoạn thơ trong bài. - Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng bài thơ. - GV nhận xét chung. c. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học - Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “Những hạt thóc giống” - Lớp hát. - HS thực hiện yêu cầu. - HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - HS đánh dấu từng đoạn - HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - Đọc lần 2 kết hợp đọc chú giải. - Đọc lần 3 nối tiếp. - HS lắng nghe GV đọc mẫu. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. + Câu thơ: Tre xanh + Xanh tự bao giờ? + Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh - HS lắng nghe. - Sự gắn bó lâu đời của tre đối với người Việt Nam. - HS đọc - cả lớp thảo luận và trả lời câu hỏi. + Chi tiết: Không đứng khuất mình bóng râm. + Hình ảnh: Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở riêng Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con + Hình ảnh: Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu Rễ siêng không chịu đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù + Hình ảnh: Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người + Tre già thân gãy cành rơi mà tre vẫn truyền cái gốc cho con. Tre luôn mọc thẳng không chịu mọc cong * Phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam. + HS đọc, thảo luận và trả lời câu hỏi * Nói lên sức sống lâu bền, mãnh liệt của cây tre. + Lắng nghe. - Nội dung: Bài thơ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người VN: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực thông qua hình tượng cây tre. - HS ghi vào vở - nhắc lại nội dung. - HS đọc nối tiếp toàn bài, cả lớp theo dõi cách đọc. - HS theo dõi tìm cách đọc hay. - 3, 4 HS đọc diễn cảm, thi đọc diễn cảm và đọc thuộc bài thơ, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. Toán Tiết: 18 YẾN, TẠ, TẤN I. MỤC TIÊU - Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn; mối quan hệ của yến, tạ, tấn với ki-lô-gam. - Biến chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và ki-lô-gam - Biết thực hiện phép tính với các số đo: tạ, tấn - Cần làm các bài tập 1, 2(cột 2: làm 5 trong 10 ý), 3 (chọn 2 trong 4 phép tính) II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.KTBC: - Kiểm tra VBT của HS. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài: - Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với các đơn vị đo khối lượng lớn hơn ki-lô-gam. b.Giới thiệu yến, tạ, tấn: HĐ 1: Giới thiệu yến: - GV: Các em đã được học các đơn vị đo khối lượng nào? - GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng đến hàng chục ki-lô-gam người ta còn dùng đơn vị là yến. - 10 kg tạo thành 1 yến, 1 yến bằng 10 kg. - GV ghi bảng 1 yến = 10 kg. - Một người mua 10 kg gạo tức là mua mấy yến gạo? - Mẹ mua 1 yến cám gà, vậy mẹ mua bao nhiêu ki-lô-gam cám? - Bác Lan mua 20 kg rau, tức là bác Lan đã mua bao nhiêu yến rau? - Chị Quy hái được 5 yến cam, hỏi chị Quy đã hái bao nhiêu ki-lô-gam cam? HĐ 2: Giới thiệu tạ: - Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục yến, người ta còn dùng đơn vị đo là tạ. - 10 yến tạo thành 1 tạ, 1 tạ bằng 10 yến. - 10 yến tạo thành 1 tạ, biết 1 yến bằng 10 kg, vậy 1 tạ bằng bao nhiêu ki-lô-gam ? - Bao nhiêu ki-lô-gam thì bằng 1 tạ ? - GV ghi bảng 1 tạ = 10 yến = 100 kg. - 1 con bê nặng 1 tạ, nghĩa là con bê nặng bao nhiêu yến, bao nhiêu ki-lô-gam ? - 1 bao xi măng nặng 10 yến, tức là nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu ki-lô-gam ? - Một con trâu nặng 200 kg, tức là con trâu nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu yến? HĐ 3: Giới thiệu tấn: - Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục tạ người ta còn dùng đơn vị là tấn. - 10 tạ thì tạo thành 1 tấn, 1 tấn bằng 10 tạ. (Ghi bảng 10 tạ = 1 tấn) - Biết 1 tạ bằng 10 yến, vậy 1 tấn bằng bao nhiêu yến? - 1 tấn bằng bao nhiêu ki-lô-gam? - GV ghi bảng: 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg - Một con voi nặng 2000kg, hỏi con voi nặng bao nhiêu tấn, bao nhiêu tạ? - Một xe chở hàng chở được 3 tấn hàng, vậy xe đó chở được bao nhiêu ki-lô-gam hàng? HĐ 4: Luyện tập, thực hành: Bài 1: - GV cho HS làm bài, sau đó gọi 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài. GV gợi ý HS hình dung về 3 con vật xem con nào nhỏ nhất, con nào lớn nhất. - Con bò cân nặng 2 tạ, tức là bao nhiêu ki-lô-gam? - Con voi nặng 2 tấn tức là bao nhiêu tạ ? Bài 2: (Cột 2 làm 5 trong 10 ý) - GV viết lên bảng câu a, yêu cầu cả lớp suy nghĩ để làm bài. - Giải thích vì sao 5 yến = 50 kg? - Em thực hiện thế nào để tìm được 1 yến 7 kg = 17 kg? - GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. - GV sửa chữa. Bài 3: - GV viết lên bảng: 18 yến + 26 yến, 135tạ x 4 sau đó yêu cầu HS tính. - GV yêu cầu HS giải thích cách tính của mình. *Bài tập trên chuẩn: - Nêu yêu cầu bài -Hướng dân học sinh làm bài -Học sinh lam bài - Giáo viên nhận xét c. Củng cố- Dặn dò: - GV hỏi lại HS. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau: Bảng đơn vị đo khối lượng. - HS nghe giới thiệu. - Gam, ki-lô-gam. - HS nghe giảng và nhắc lại. - Tức là mua 1 yến gạo. - Mẹ mua 10 kg cám. - Bác Lan đã mua 2 yến rau. - Đã hái được 50 kg cam. - HS nghe và ghi nhớ: 10 yến = 1 tạ - 1tạ = 10 kg x 10 = 100 kg. - 100 kg = 1 tạ. - 10 yến hay 100kg. - 1 tạ hay 100 kg. - 20 yến hay 2 tạ. - HS nghe và nhớ. - 1 tấn = 100 yến. - 1 tấn = 1000 kg. - 2 tấn hay nặng 20 tạ. - Xe đó chở được 3000 kg hàng. Bài 1: - HS đọc: a) Con bò nặng 2 tạ - Là 200 kg. b) Con gà nặng 2 kg c) Con voi nặng 2 tấn - là 20 tạ. Bài 2. - HS làm. - Vì 1 yến = 10 kg nên 5 yến = 10 x 5 = 50 kg. - Có 1 yến = 10 kg, vậy 1 yến 7 kg = 10 + 7 = 17kg. - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. Bài 3: - 1HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. 18 yến + 26 yến = 44 yến 648 tạ - 75 tạ = 573 tạ 135 tạ x 4 = 540 tạ 512 tấn : 8 = 64 tấn - Lấy 18 + 26 = 44, sau đó viết tên đơn vị vào kết quả. Bài 4: Chọn tên con vật thích hợp: .... = 2 tấn ....= 2 yến .... = 2 tạ ...= 2 kg ( gà, voi, chó, bò) - 10 kg = 1 yến, 100 kg = 1 tạ, 1000 kg = 1 tấn. Tập làm văn Tiết 7 CỐT TRUYỆN I. MỤC TIÊU - Hiểu được thế nào là một cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc; (ND ghi nhớ). - Bước đầu biết sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó (BT mục III). II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - Một số tờ phiếu khổ to ghi yêu cầu của bài tập 1 (phần nhận xét) - Hai bộ băng giấy, mỗi bộ gồm 6 băng giấy viết 6 sự việc chính của truyện cổ tích cây khế (Bài tập 1 - phần luyện tập). III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Một bức thư thường gồm những phần nào? - Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì? - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài : b. Hướng dẫn: HĐ 1: Nhận xét: 1. Ghi lại những sự việc chính trong chuyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. - Theo em thế nào là sự việc chính? - Yêu cầu HS chỉ ghi một sự việc bằng một câu. - Nhận xét, đánh giá. 2. Chuỗi sự việc trên được gọi là cốt truyện. Vậy theo em cốt truyện là gì? - Nhận xét, bổ sung. 3. Cốt truyện gồm những phần nào? Nêu tác dụng của từng phần. - Nhận xét, bổ sung. Kết luận: - Sự việc khơi nguồn cho các sự việc khác (là phần mở đầu của truyện). - Các sự việc chính kế tiếp theo nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện (là phần diễn biến của truyện). - Kết quả của các sự việc ở phần mở đầu và phần chính (là phần kết thúc của truyện). HĐ 2: Ghi nhớ: HĐ 3: Luyện tập: Bài 1: - Hãy sắp xếp các sự việc thành cốt truyện. - Nhận xét đánh giá, tuyên dương HS. Bài 2: - Nêu yêu cầu của bài tập. - Tổ chức cho HS thi kể theo thứ tự đã sắp xếp. - Nhận xét đánh giá c. Củng cố -dặn dò: - Câu chuyện “Cây khế” khuyên chúng ta điều gì? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: “Luyện tập XD cốt truyện” - Trả lời câu hỏi. - HS tìm hiểu ví dụ. - Đọc yêu cầu của đề bài. - Đọc lại và làm theo yêu cầu của đề bài. + Sự việc chính là những sự việc quan trọng, quyết định diễn biến các câu chuyện mà khi thiếu nó câu chuyện không còn đúng ND và hấp dẫn nữa. *Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá. *Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn Nhện ức hiếp và đòi ăn thịt. *Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện. *Sự việc 4: Gặp bọn nhện, Dế Mèn ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng phá vòng vây hãm hại Nhà Trò. *Sự việc 5: Bọn nhện sợ hãi phải nghe theo. Nhà Trò được tự do. - Nhận xét - bổ sung. + Cốt truyện là chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. + Cốt truyện gồm có ba phần: Mở đầu, diễn biến và kết thúc. - HS đọc ghi nhớ SGK. Bài 1 - HS lên bảng sắp xếp băng giấy, lớp đánh dấu bằng chì vào vở bài tập. b) Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế. d) Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng. a) Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giầu có. c) Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, người em bằng lòng. e) Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng ngươi anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng. g) Người anh bị rơi xuống biển và chết. - Nhân xét bổ sung. Bài 2: - HS đọc yêu cầu và nội dung. - Tập kể trong nhóm 4. - Thi kể trước lớp. - HS khác nhận xét bổ sung. - HS phát biểu. - Về học thuộc phần ghi nhớ. Địa lí Tiết: 4 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN I. Mục tiêu: - Nêu được một số hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn + Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả,... trên nương rẫy, ruộng bậc thang. + Làm nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn đúc,... + Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,... - Sử dụng tranh ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản. - Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: Đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa. - HS trên chuẩn: Xác lập được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và HĐ xản xuất của con người; do địa hình dốc, người dân phải xẻ sườn núi thành những bậc phẳng tạo nên ruộng bậc thang; miền núi có nhiều khoáng sản nên ở Hoàng Liên Sơn phát triển nghề khai tác khóng sản. GD BVMT: - Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi và trung du + Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ + Trồng trọt trên đất dốc + Khai thác khoáng sản, rừng, sức nước + Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan - Một số dặc điểm chính của môi trường và TNTN và việc khai thác TNTN ở miền núi và trung du (rừng, khoáng sản, đất đỏ ba zan, sức nước..) II. Đồ dùng dạy- học: - Tranh ảnh một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản.. - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. III. Hoạt động dạy- học: 1 KTBC: Một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn + Kể tên một số dân tộc ít người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn? + Mô tả nhà sàn & giải thích tại sao người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở? - GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giới thiệu: Hướng dẫn: HĐ1: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK - Người đân ở HLS thường trồng những cây gì? Ở đâu? - GV yêu cầu HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu? - Tại sao phải làm ruộng bậc thang? - Người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang? 1. Trồng trọt trên đất dốc HĐ2: Thảo luận nhóm GDBVMT- Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn? - Nhận xét về hoa văn & màu sắc của hàng thổ cẩm? Hàng thổ cẩm được dùng để làm gì? GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 2. Nghề thủ công truyền thống. HĐ 3: Hoạt động cá nhân - Kể tên một số khoáng sản có ở vùng núi Hoàng Liên Sơn? - Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất? - Cho HS dựa vào hình 3 mô tả lại quy trình sản xuất phân lân GDBVMT - Tại sao chúng ta phải bảo vệ, gìn giữ & khai thác khoáng sản hợp lí? - Ngoài khai thác khoáng sản, người dân còn khai thác gì? - GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - Ở địa phương có nghề thủ công nào? c. Củng cố - Dặn dò: - Người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là nghề chính? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Trung du Bắc Bộ. - HS đọc - Trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả,... trên nương rẫy, ruộng bậc thang. - HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ tự nhiên của Việt Nam - Làm ở sườn núi - Giúp cho việc giữ nước, chống xói mòn. - Trồng lúa - HS dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết thảo luận trong nhóm theo các gợi ý: - dệt vải, may thêu, đan lát, rèn, đúc,... - Màu sắc sặc sỡ, hoa văn độc đáo.. - Khăn, mũ, túi, thảm... - Đại diện nhóm báo cáo - HS bổ sung, nhận xét - HS quan sát hình 3, đọc mục 3, trả lời các câu hỏi - a-pa-tít, đồng, chì, kẽm... - Nguyên liệu để sản xuất phân lân - Quặng a-pa-tit được khai thác ở mỏ, sau đó được chuyển đến nhà máy a-pa-tit để làm giàu quặng (loại bỏ bớt đất đá), quặng được làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy sản xuất phân lân để sản xuất ra phân lân phục vụ nông nghiệp - Vì khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. - Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,.. để làm nhà, đồ dùng. Măng, mộc nhĩ, nấm hương để làm thức ăn, Quế, sa nhân để làm thuốc chữa bệnh. - Đan sọt, lồng chim, ... - HS trả lời Thứ năm, ngày 17 tháng 9 năm 2015 Luyện từ và câu Tiết: 8 LUYỆN TẬP TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY I. MỤC TIÊU - Qua luyện tập, bước đầu nắm được hai loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại) BT1, BT2. - Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm lẫn vần) BT3. Giảm tải: BT 2 chỉ yêu cầu tìm 3 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 3 từ ghép có nghĩa phân loại. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - Từ điển Tiếng Việt III. HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS trả lời câu hỏi: + Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ? + Thế nào là từ láy? Cho ví dụ? - GV nhận xét, đánh giá. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu bài: HĐ 1: Nhận xét: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3: + Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp (bao quát chung)? + Từ ghép nào có nghĩa phân loại (chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất)? - GV nhận xét câu trả lời của HS. Bài 2: - Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung. Gợi ý: Muốn làm được BT này phải biết từ ghép có 2 loại: + Từ ghép có nghĩa tổng hợp. + Từ ghép có nghĩa phân loại. - GV phát phiếu cho từng nhóm, trao đổi và làm bài. - Nhóm nào xong trước dám phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - GV có thể hỏi thêm: + Tại sao em lại xếp “tàu hoả” vào từ ghép phân loại? + Tại sao “núi non” lại là từ ghép tổng hợp? - GV nhận xét, tuyên dương các em giải thích đúng, hiểu bài. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. Giáo viên gợi ý cho học sinh. - Muốn làm đúng bài tập này, cần xác định các từ láy lặp lại bộ phận nào? (lặp âm đầu, lặp phần vần hay cả âm đầu và vần). - Phát phiếu, bút dạ và yêu cầu HS làm việc trong nhóm. - Các nhóm làm xong lên trình bày trên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Yêu cầu HS phân tích mô hình cấu tạo của một vài từ láy. - GV nhận xét, tuyên dương HS. c. Củng cố - dặn dò: - Từ ghép có những loại nào? Cho ví dụ? - Từ láy có những loại nào? Cho ví dụ? - Nhận xét giờ học. - Dặn về nhà học bài, làm lại bài 2, 3. - Chuẩn bị bài sau: MRVT: Trung thực- Tự trọng. + Từ ghép gồm 2 tiếng có nghĩa trở nên ghép lại. Ví dụ: xe đạp, học sinh, ô tô... + Từ láy gồm 2 tiếng trở nên phối hợp theo cách lặp lại âm hay vần, hoặc lặp lại hoàn toàn cả phần âm lẫn phần vần. VD: xinh xinh, xấu xa.... Bài 1: - HS đọc to, cả lớp theo dõi. - HS thảo luận, phát biểu ý kiến. + Từ “bánh trái” có nghĩa tổng hợp. + Từ “bánh rán” có nghĩa phân loại. Bài 2: HS tìm 3 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 3 từ ghép có nghĩa phân loại. - HS đọc to, cả lớp theo dõi. - HS lắng nghe. - Các nhóm trao đổi và làm bài. - Dán phiếu, nhận xét, bổ sung. Từ ghép tổng hợp Từ ghép phân loại - Ruộng đất, làng xóm, núi non (hoặc gò đống, bờ bãi, màu sắc, hình dạng) - xe đạp, tàu hoả, xe điện, (hoặc: máy bay) - Vì “tàu hoả” chỉ phương tiện GT đường sắt, có nhiều toa, chở được nhiều hàng, phân biệt với tàu thuỷ, tàu bay. - Vì núi non chỉ chung lọai địa hình nổi lên cao hơn so với mặt đất. Bài 3: - HS đọc to, cả lớp theo dõi. - HS lắng nghe. - HS trao đổi, thảo luận trong nhóm. - Trình bày, nhận xét, bổ sung. + Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu: Nhút nhát + Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần: Lạt xạt, lao xao. + Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần: Rào rào. Ví dụ: + Nhút nhát: lặp lại âm đầu nh. + Rào rào: lăp lại cả âm đầu và vần r và ao. - HS nêu lại. Toán Tiết: 19 BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG I. MỤC TIÊU Giúp HS: - Nhận biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề- ca -gam, héc- tô- gam, quan hệ của đề- ca- gam, héc- tô- gam và gam với nhau. - Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng. - Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng. II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC - Một bảng có kẻ sẵn các dòng, các cột như trong SGK nhưng chưa viết chữ và số. III. HOẠT ĐỘNG DẠY–HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập - Điền số thích hợp vào chỗ chấm. 7 yến = kg 200 kg = tạ 4 tạ = .kg - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài - Ghi bảng. b. Hướng dẫn: HĐ 1: Giới thiệu Đề-ca-gam: - Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học. - Giới thiệu Đề-ca-gam và ghi lên bảng: Đề-ca-gam viết tắt là: dag 1 dag =
File đính kèm:
- TUAN_4_LOP_4.doc