Giáo án môn học lớp 4, kì II - Tuần 31

Tập đọc

Đ61:Ăng - co Vát

I/Mục tiêu:

 -Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng đọc rõ ràng, chậm rãi, tình cảm kính phục.

 - Hiểu các từ ngữ mới trong bài.

 - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi Ăng – co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam – pu – chia.

II/Đồ dùng dạy học:

 Bảng phụ, phấn màu.

III/Các hoạt động dạy học:

 

doc28 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học lớp 4, kì II - Tuần 31, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức học tập, yêu quý và chăm sóc các loài vật có ích.
2. Chuẩn bị : 
 Bảng nhóm, tranh ảnh một số con vật
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài : Nội dung bài trước.
B. Nội dung chính :
HS nêu nội dung đã học.
* Giới thiệu bài : Từ phần kiểm tra.
 Luyện tập:
GV tổ chức cho HS đọc, xác định yêu cầu của đề, thực hành.
Bài 1 : Đọc đoạn văn: Con ngựa.
Bài 2 : - Đoạn văn trên tả bộ phận nào của con ngựa? Ghi lại những đặc điểm chính của con ngựa.
GV cho HS ghi vào vở, đọc.
Bài 3 : Quan sát các bộ phận con vật mà em yêu thích và tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của các bộ phận đó.
GV cho HS quan sát tranh con mèo, đặt câu hỏi gợi ý như hướng dẫn SGK.
GV cho HS đọc đoạn mẫu trong sách.
GV cho HS nêu miệng, viết vào bảng nhóm, vở viết, chữa bài.
** Chú ý : Lựa chọn những đặc điểm miêu tả điểm hình, nổi bật, sử dụng từ ngữ miêu tả phù hợp, gợi hình ảnh.
HS đọc xác định yêu cầu bài , thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS đọc đoạn văn.
HS thảo luận theo cặp, TLCH.
- Hai tai : to, dựng đứng lên đầu rất đẹp.
- Hai lỗ mũi ươn ướt.
- Hai hàm răng trắng muốt.....
VD : Tả các bộ phận của con mèo.
Mắt mèo : tròn xoe như hòn bi ve; sáng quắc trong đêm; đôi mắt trong veo, long lanh....
Hai tai : dong dỏng, dựng đứng, thính nhạy....
Bộ ria : trắng như cước, vểnh lên oai vệ....
HS nêu các ý kiến khác nhau về các bộ phận của con vật miêu tả.
4. Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật.
Khoa học
Đ61: Trao đổi chất ở thực vật (SGK/tr 122)
1.Mục tiêu: 
 - HS kể được những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống.
 - Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
 - Giáo dục ý thức học tập, biết chăm sóc và bảo vệ cây.
2. Chuẩn bị : 
 Cây như hình minh hoạ SGK/tr 122.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra: Nội dung bài 60.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
B. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV yêu cầu giờ học từ kiểm tra bài cũ.
b, Nội dung chính: 
HS nghe, xác định yêu cầu của tiết học.
 HĐ 1 : Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật.
GV cho HS quan sát, phân tích hình minh hoạ SGK/tr122, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Hình vẽ gì?
- Những yếu tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh?
- Trong quá trình sống, thực vật lấy vào và thải ra những gì?
- Hiểu thế nào là quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường?
-...cây xanh, mặt trời, nước....
-.....ánh sáng, nước, chất khoáng trong đất.
- ...lấy vào chất khoáng, khí các-bon-níc, nước, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí-các-bon-níc, chất khoáng khác....
...quá trình thực vật lấy vào.....thải ra...
* Kết luận : “Cũng như người và động vật.....nuôi cây” (SGK/tr123).
HĐ 2 : Thực hành vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở thực vật.
- GV cho HS gấp SGK. vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường.
Một HS vẽ trên bảng, trình bày quá trình trao đổi chất giữa thực vật với môi trường (SGK/tr123).
C. Củng cố, dặn dò:
 - Liên hệ thực tế.
 - Nhận xét giờ học. 
 - Chuẩn bị bài : Động vật cần gì để sống?
Tiếng Việt ôn
Luyện tập : Câu cảm
I/Mục tiêu: 
 - Củng cố , hệ thống kiến thức đã học về câu cảm .
 - Rèn kĩ năng thực hành nhận biết câu cảm, đặt câu, viết đoạn văn có câu cảm.
 - GD ý thức học tập tự giác, tích cực.
II/Chuẩn bị :
 Bài tập trắc nghiệm TV tham khảo.
III/ Các hoạt động dạy học:
A.Củng cố lý thuyết:
- Thế nào là câu cảm? Cho VD.
B.Luyện tập:
1.GV đưa ra một số bài tập, tổ chức HD cho HS làm bài:
*Bài 1: Gạch dưới các từ ngữ thể hiện
cảm xúc trong mỗi câu sau:
- Ôi, em tôi ngã đau quá!
- ồ, chị ấy đẹp quá!
- Ôi chao, hồ nước này mới rộng làm sao!
*Bài 2: Nói rõ cảm xúc trong mỗi câu cảm sau :
- ối, tôi mất hết tiền rồi!
- Ô, trông cậu ta kìa!
- Khiếp, con chuột ấy gớm chết!
*Bài 3: Đặt câu cảm cho mỗi tình huống sau:
a, Bộc lộ sự ngạc nhiên của em khi nhìn thấy một điều lạ:
b, Bộc lộ niềm vui lớn của em khi nghe tin em đoạt giải trong một cuộc thi lớn do trường tổ chức.
*Bài 4 : Viết một đoạn văn nói về vẻ đẹp của thiên nhiên trong đó có sử dụng câu cảm.
GV cho HS viết vào vở, bảng phụ, chữa bài.
2.Tổ chức cho HS chữa bài, báo cáo kết qủa.
-HS nhắc lại.
-HS khác bổ sung.
-HS làm lần lượt các bài tập theo HD của GV.
-HS khá giúp đỡ HS yếu làm bài.
HS làm trong vở.
- Ôi, em tôi ngã đau quá!
- ồ, chị ấy đẹp quá!
- Ôi chao, hồ nước này mới rộng làm sao!
Một HS đọc câu - một HS nêu cảm xúc trong câu đó, thi đọc đúng và hay nhất.
-..tiếc.
-...ngạc nhiên.
-..ghê sợ.
HS KG có thể nêu thêm tình huống và đặt câu cảm.
- ồ, cái quạt ấy to thật!
- Ôi, thích quá!
VD : Sáng ra thức giấc, mở toang cánh cửa đón nhận khí trời. Thiên nhiên thật trong lành và mát mẻ ! Chợt thấy lòng mình nhẹ nhõm, mênh mang. Chao ôi, một ngày mới tuyệt diệu làm sao! Những tia nắng ấm áp đầu tiên của một ngày chạm vào má bé như một nụ hôn nhẹ, bồng bềnh.
C.Củng cố, dặn dò: 
-Hệ thống nội dung bài
Thể dục
Đ62: Môn thể thao tự chọn 
Trò chơi: Con sâu đo
I. Mục tiêu
 - Thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu theo nhóm 2,3 người.
- Trò chơi: Con sâu đo. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. 
 - Giáo dục ý thức tăng cường luyện tập TDTT.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: còi, cầu, dây dài 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
 Hoạt động của thày
Thời gian
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát
- Cho HS xoay các khớp
- Đi đều theo hành dọc trên địa hình tự nhiên
- Chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập
2. Phần cơ bản
a) Môn thể thao tự chọn
- Ôn tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu
+ Gv gthích động tác để HS nắm đợc.
- Chia nhóm yêu cầu HS tập tâng cầu, chuyền cầu
b) Trò chơi: Con sâu đo.
- Ycầu 3 HS thực hiện trò chơi một lần.
- GV nhận xét 
- GV phổ biến lại quy tắc chơi, sau đó cho HS chơi chính thức.
3. Phần kết thúc
- Đi thờng theo vòng tròn
- thả lỏng và hít thở sâu.
5 phút
25 phút
13 phút
12 phút
5 phút
 (r)
HS thực hiện theo yêu cầu
HS nhắc lại cách tâng cầu, chuyền cầu
HS luyện tập nhóm đôi
HS chơi theo nhóm 3
HS đi thường, thả lỏng
Thứ năm ngày 5 tháng 4 năm 2012
Toán
Đ154: Ôn tập về số tự nhiên (tiếp -SGK/tr 161).
I. Mục tiêu: 
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Rèn kĩ năng thực hành giải các bài toán liên quan đến dấu hiệu chia hết. 
- HS yêu thích môn học, có ý thức học tập tốt.
II/Các hoạt động dạy học:
1. GT bài
2. Thực hành:: 
GV tổ chức cho HS đọc, xác định nhiệm vụ ôn tập, thực hành, chữa bài, củng cố các kiến thức đã học.
Bài 1: Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
GV viết các số lên bảng, cho HS gạch chân dưới từng số theo dấu hiệu chia hết.
Bài 2: Viết chữ số thích hợp vào ô trống....
GV cho HS làm trong vở, viết lên bảng. HS KG tìm tất cả các chữ số cần điền.
Bài 3 Cách thực hiện như bài tập 2.
Bài 4( HS khá, giỏi) : Với ba chữ số 0, 5, 2, viết tất cả các số có cả ba chữ số đó chia hết cho 5 và 2.
GV cho HS thi lập số.
HS thực hành, chữa bài.
a, Số chia hết cho 2 là : 7362 ; 2640 ; 4136.
b, Số chia hết cho 3 là : 7362 ; 2640 ; 20601.
c, Số chia hết cho 5 là : 605 ; 2640.
d, Số chia hết cho 9 là : 7362 ; 20601.
a, 252 ; 552 ; 852.
b, 108 ; 198 ; c, 920 ; d, 255
Củng cố dấu hiệu chia hết cho cả 3 và5, cả 2 và 5.
x = 25 vì : 23 < x < 31 và x là số lẻ.
- HS viết bảng con, chữa bài
Các số đó là : 520 ; 250.
3) Củng cố-dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài..
- Nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị bài : Ôn tập các phép tính với số tự nhiên.
Chính tả (Nghe – viết)
Đ31: Nghe lời chim nói
1-Mục tiêu: 
- HS nghe - viết đúng, trình bày đẹp bài : Nghe lời chim nói
- Rèn kĩ năng viết đúng, đều, đẹp, phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn 
l/n.
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
2.Chuẩn bị :
 VBT.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : GV đọc cho HS viết các từ chứa tiếng có âm đầu r/d/gi.
 Rộn ràng, duyên dáng, giảng giải
B. Dạy bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ 1 : Hướng dẫn viết chính tả: 
GV cho HS đọc bài viết.
- Bầy chim nói những gì?
GV hướng dẫn HS viết từ khó trên bảng con, bảng lớp ( dựa vào nghĩa của từ, từ loại).
 Từ : lắng nghe, nối mùa, ngỡ ngàng, thanh khiết, thiết tha,...
- Những chữ nào trong bài được viết hoa? 
GV cho HS gấp SKG, nghe, viết bài.
GV đọc, cho HS đổi vở soát lỗi.
GV chấm, chữa một số bài.
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a : GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài, tìm các trường hợp viết theo yêu cầu.
Bài 3 a : Chọn tiếng trong ngoặc đơn hoàn chỉnh đoạn văn.
GV cho HS làm việc cá nhân, chọn chữ, đọc toàn bộ phần thông tin của bài.
HS viết vào bảng con, sửa lỗi chính tả dựa vào nghĩa, phương thức cấu tạo từ.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
1 HS đọc bài chính tả, HS đọc thầm, định hướng nội dung chính tả.
-...những cảnh đẹp, những đổi thay của đất nước....
HS thực hành viết từ khó, dễ mắc lỗi, phân tích cách viết 
VD : thanh khiết : trong sạch.
- Viết hoa những chữ đầu dòng thơ.
HS nghe - viết bài, soát lỗi.
HS đổi vở, chữa lỗi trong bài.
HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành.
Chỉ viết với n
Chỉ viết với l
Này, nãy, nắn, nắn, nậm, nẫng, nấu, néo, nếm...
Là, lạch, lẩm, lẫm, liệng, lỏng, lõng, lượt, lựu....
Thứ tự các từ cần điền là : Núi băng trôi...lớn nhất...Nam Cực...năm 1956...núi băng này.
C. Củng cố, dặn dò:
 - Luyện viết lại những chữ viết chưa đẹp trong bài.
 - Chuẩn bị bài : Vương quốc vắng nụ cười.
Luyện từ và câu
Đ62: Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu (SGK tr/ 129 ).
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu ( trả lời câu hỏi ở đâu? )
- Rèn kĩ năng nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu , bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ . biết thêm một bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước .
- Giáo dục ý thức học tập, biết bày tỏ cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II . Chuẩn bị : 
 Bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Kiểm tra : 
 - Thế nào là trạng ngữ ? Đặt câu có trạng ngữ.
2. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài : (từ KTBC)
b, Nội dung chính :
I - Nhận xét:
- Tìm trạng ngữ trong mỗi câu sau và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
- Đặt câu hỏi cho các trạng ngữ trong câu trên.
II . Ghi nhớ: SGK/tr 129.
III. Luyện tập :
Bài 1 : Tìm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu sau:...
GV cho HS làm trong vở, gạch chân dưới trạng ngữ chỉ nơi chốn.
Bài 2 : Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho những câu sau:.................
GV cho HS viết vào vở, ba HS viết trên bảng, chữa bài.
Đặt câu hỏi giúp đỡ HS yếu.
Bài 3 : Cách thực hiện như bài 2 nhưng thêm nòng cốt câu để hoàn chỉnh câu.
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở tưng bừng.( nơi chốn)
- Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào.... (nơi chốn)
- ở đâu mấy cây hoa giấy nở tưng bừng?
HS đọc, nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
HS đọc, xác định yêu cầu, thực hành.
VD : Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài.
- Trên bờ, tiếng trống thúc càng dữ dội.
VD : ở nhà, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình.
- Trong vườn, hoa đã nở.
- Trong lớp, em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu ý kiến.
VD : Ngoài đường, xe cộ đi lại tấp nập.
3. Củng cố dặn dò :
 - Nhận xét giờ học. 
 - Chuẩn bị bài :Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Đ31: Tìm hiểu về chiến thắng 30 - 4.
I.Mục tiêu hoạt động:
 - HS có hiểu biết về chiến thắng 30 - 4, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nớc.
 - HS biết tự hào về lòng dũng cảm, truyền thống đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam.
II. Quy mô hoạt động:
 Tổ chức theo quy mô lớp
III. Tài liệu và phơng tiện:
 Tranh ảnh , bài báo, tài liệu, về chiến thắng 30 – 4.
 Câu hỏi, đáp án, cây hoa, các bông hoa bằng giấy màu – trên mỗi bông hoa có ghi một câu hỏi, phần thởng
 Bài hát: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.
IV. Các bớc tiến hành:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1.Chuẩn bị
- GV phổ biến cho HS nắm đợc về cuộc thi
 + Nội dung: Tìm hiểu về chiến thắng 
30 - 4, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nớc.
 + Hình thức: Thi hái hoa dân chủ 
* Lớp đợc kê theo hình chữ U, ở giữa đặt 1 cây xanh. Trên các cành cây cài những bông hoa bằng giấy màu – mỗi bông hoa có ghi 1 câu hỏi. 
2. Tiến hành thi 
- GV tổ chức cuộc thi
- Nếu HS không tìm hiểu đợc về chiến dịch Hồ Chí Minh GV có thể đọc cho HS nghe
( Tư liệu tham khảo: 
 * Tư liệu về chiến dịch Hồ Chí Minh.
 * Một số câu hỏi thi tìm hiểu:
 + Chiến dịch giải phóng Sài Gòn đợc mang tên là gì?
 + Vị tớng chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh là ai? 
 + Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu từ ngày nào?
 + Có bao nhiêu quân đoàn của ta đã tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh?
 + Quân đội ta đã tiến vào giải phóng Sài Gòn theo mấy hớng? Là những hớng nào?
+ Chiếc xe tăng húc đổ cổng chính Dinh Độc lập trong ngày 30 – 4 – 1975 mang số hiệu gì? Do ai lái?
 + Ai là ngời đã hạ lá cờ Nguỵ quyền Sài Gòn trên nóc Dinh Độc lập xuống và kéo lá cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng lên?
 + Ai là ngời đã áp tải Tổng thống Dơng Văn Minh và Thủ tớng Vũ Văn Mẫu đến đài phát thanh Sài Gòn để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện?
 + Chiến dịch Hồ Chí Minh đã giành toàn thắng vào thời điểm nào?
3. Tổng kết – Đánh giá :
- GV công bố điểm của từng nhóm và trao giải thởng.
- GV nxét chung, nhắc nhở HS học tập gơng chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ trong chiến thắng 30 – 4.
- HS chuẩn bị đọc các tài liệu có liên quan đến chủ đề cuộc thi.
- Chia lớp thành 3 đội chơi.
- Đại diện HS từng nhóm lên hái hoa, trả lời câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng đợc 10 điểm. 
+ Chiến dịch Hồ Chí Minh
+ 
+ ngày 26 tháng 4
+ 5 quân đoàn
+ 5 hớng tấn công:
- Hớng Bắc- quân đoàn 1
- Hớng Tây Bắc- quân đoàn 3
- Hớng Tây và Tây Nam - Đoàn 232
- Hớng Đông - quân đoàn 4
- Hớng Đông Nam – q.đoàn 2
+ 390 – Bùi Quang Thận
+ Bùi Quang Thận
+Đại uý Phạm Xuân Thệ 
+ 30 – 4 - 1975
- HS hát bài: Nh có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.
Khoa học
Đ62: Động vật cần gì để sống? (SGK/tr 124)
1.Mục tiêu:
 - Học sinh nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của động như : nước , thức ăn , không khí ánh sáng...
 - Giáo dục ý thức học tập, ham hiểu biết khoa học, vận dụng kiến thức khoa học trong cộc sống.
2. Chuẩn bị :
 Hình minh hoạ SGK. 
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra: Nội dung bài 61.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
B. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính: 
HS nghe, xác định yêu cầu của tiết học.
HĐ : Trình bày cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống?
GV cho HS quan sát hình minh hoạ SGK , đọc thông tin, liên hệ thực tế, thảo luận, trả lời câu hỏi
- Mỗi con chuột trong hình sống trong điều kiện nào?
- Nêu nguyên tắc đảm bảo thí nghiệm thành công.
- Kể ra những yếu tố đã có hoặc thiếu cần cho sự sống của con chuột trong mỗi hình.
-Dự đoán kết quả : Con chuột trong hình nào sẽ chết trước? Vì sao?
- Nêu điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường?
Hình
ĐK được cung cấp
ĐK thiếu
1
ánh sáng, nước, không khí
Thức ăn
2
ánh sáng, không khí, thức ăn
Nước
3
ánh sáng, nước, không khí, thức ăn
4
ánh sáng, nước, thức ăn
Không khí
5
Nước, không khí, thức ăn
ánh sáng
- Con chuột ở hình 4 sẽ chết trước tiên, - con chuột hình 2, - con chuột hình 4.
-..đủ không khí, thức ăn, nước uống, ánh sáng....
** GV kết luận : (thông tin bạn cần biết / tr125).
C. Củng cố, dặn dò:
 - Liên hệ thực tế. 
 - Nhận xét giờ học. 
 - Chuẩn bị bài : Động vật ăn gì để sống ?
Thứ sáu ngày 6 tháng 4 năm 2012
Toán
Đ155: Ôn tập các phép tính với số tự nhiên (SGK/tr 162)
I .Mục tiêu: 
 - Củng cố các kiến thức đã học về các phép tính với số tự nhiên 
 - Biết đặt tính và thực hiện cộng trừ các số tự nhiên .
 - vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện .
 - Giải được bài toán liên quan đến phép cộng phép trừ.
 - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. 
II. Chuẩn bị : 
 Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1,GT bài: GV nêu yêu cầu giờ học 
2, Ôn tập:
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
GV tổ chức cho học sinh thực hành theo yêu cầu của các bài tập trong SGK, chữa bài, củng cố về cộng, trừ số tự nhiên.
Bài 1 : Đặt tính rồi tính:
GV cho HS làm trong vở, từng cặp HS lên bảng chữa bài, củng cố cách đặt tính, cách tính cộng, trừ số tự nhiên.
Bài 2 : Tìm x:
a, x + 126 = 480 b, x – 209 = 435
- Nêu tên thành phần, kết quả của phép tính, cách tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ.
Bài 3 ( HS khá, giỏi): Viết chữ thích hợp vào chỗ chấm: 
a + b = b +...
(a + b) + c = ...+ (b + c)....
Củng cố các tính chất của phép cộng, phép trừ)
Bài 4 : Tính bằng cách thuận tiện nhất:
GV cho HS thi giải toán, nêu cách tính nhanh.
Bài 5 : GV cho HS đọc, phân tích đề, giải toán.
- Cả hai trường quyên góp được bao nhiêu quyển vở?
HS đọc, xác định yêu cầu đề bài, thực hành. 
- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho hàng thẳng hàng, cột thẳng cộ, cộng từ phải sang trái.....
VD :
a, x + 126 = 480 
 x = 480 – 126
 x = 354
- Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng, tổng không thay đổi.
- Khi cộng tổng hai số hạng với số hạng thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
VD : 1268 + 99 + 501
 = 1268 + ( 99 + 501 )
 = 1268 + 600
 = 1868
Trường Tiểu học Thắng Lợi : 1291 quyển
Cả hai trường : 2766 quyển
3. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị bài : Ôn tập (tiếp).
Địa lí
Đ31: Thành phố Đà Nẵng(SGK / tr147)
1. Mục tiêu:
 * HS nêu được một số đặc điểm chủ yếu của TP Đà Nẵng :
- Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Đà Nẵng là TP cảng lớn , đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông.
- Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp , điểm du lịch.
 * Chỉ được TP Đà Nẵng trên bản đồ.
 * Tự hào về thành phố Đà Nẵng, yêu vẻ đẹp của mọi miền đất nớc.
2. Chuẩn bị:
 Bản đồ địa lí Việt Nam, tranh ảnh về thành phố Đà Nẵng.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
a. Bài mới : 
*GT bài: GV nêu yêu cầu giờ học 
* Nội dung chính : 
HĐ 1 : Tìm hiểu : Đà Nẵng – Thành phố cảng.
GV cho HS làm việc cá nhân thông tin trong SGK, cùng quan sát tranh, lợc đồ, xác định vị trí thành phố Đà Nẵng...phân tích nội dung bài học theo yêu cầu.
+ Cho biết vị trí của thành phố Đà Nẵng.
+ Có thể đến Đà Nẵng bằng các phơng tiện giao thông nào?
- Đà Nẵng nằm ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà.
-...tàu, ô tô, tàu thuỷ, máy bay.
*Kết luận : SGK/tr147.
HĐ 2 : Tìm hiểu : Đà Nẵng – Trung tâm công nghiệp.
GV cho HS đọc thông tin, bảng số liệu SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK/tr 148.
+ Kể tên một số loại hàng hoá đợc đưa đến Đà Nẵng và từ Đà Nẵng đưa đến các thành phố khác.
- Một số hàng đưa đến : Ô tô, máy móc, thiết bị....
- Vật liệu xây dựng, đá mĩ nghệ...
HĐ 3 : Tìm hiểu : Đà Nẵng - Địa điểm du lịch.
GV cho HS thảo luận và TLCH.
+ Những nơi nào của Đà Nẵng thu hút nhiều khách du lịch?
+ Vì sao Đà Nẵng lại thu hút đợc nhiều khách du lịch?
- núi Non Nớc, bảo tàng Chăm...
-...Đà Nẵng nằm trên bờ biển có cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi, giao thông thuận tiện....
* GV kết luận : “ Đà Nẵng là thành phố cảng...khách du lịch” (SGK/tr 148).
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị bài Biển, đảo và quần đảo.
Tập làm văn
Đ62: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
1. Mục tiêu: 
 - Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước ( BT1) , biết sắp xếp các câu cho trước thành một đoạn văn ( BT2)
bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn.(BT3)
 - Rèn kĩ năng thực hành, biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận con vật, sử dụng các từ ngữ miêu tả đề viết đoạn văn.
 - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích các loài vật có ích.
2. Chuẩn bị : 
 Bảng phụ
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu của giờ học.
B, Luyện tập
Bài 1 : GV cho HS đọc, phâ

File đính kèm:

  • docTuan 31.doc