Giáo án môn học lớp 3 - Tuần học 13 - Trường Tiểu học B Hải Anh
BUỔI HAI
LUYỆN TOÁN
ÔN TẬP ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG GAM
I. Mục tiêu:
Củng cố về đơn vị đo khối lượng gam dưới nhiều dạng toán: Điền kết quả vào ô trống, giải bài toán có lời văn, đọc được kết quả khi cân 1 vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ.
II. Các hoạt động dạy - học:
HS làm bài 1. 2. 3. 4 (trang 51. 52)
Vở luyện toán
Bài 1: HS nêu yêu cầu
HS làm vào vở. Gọi 2 HS trả lời miệng
Gọi HS nhận xét
GV chữa bài và ghi bảng.
Bài 2: GV kẻ sẵn bài tập 2 lên bảng
HS đọc bài và nêu yêu cầu
HS làm bài vào vở, làm xong đổi vở kiểm tra kết quả của nhau
Gọi 2 HS lên bảng làm bài. HS lên bảng nêu cách làm
HS nhận xét. GV chữa bài cho HS
uần 14. GV nhận xét cho HS. 2. Dạy học bài mới: A. Giới thiệu bài: (2 phút) Trong giờ học hôm nay, chúng ta sẽ cùng mở rộng vốn từ về các dân tộc, sau đó tập đặt câu có sử dụng so sánh. GV viết đầu bài lên bảng. B. Mở rộng vốn từ về các dân tộc. Bài 1: (7 phút) Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài. Em hiểu thế nào là dân tộc thiểu số? Người dân tộc thiểu số thường sống ở đâu trên đất nước ta? Chia HS thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to, 1 bút dạ, yêu cầu các em trong nhóm tiếp nối nhau viết tên các dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết vào giấy. Yêu cầu HS viết tên các dân tộc thiểu số vừa tìm được vào vở. Bài 2: (8 phút) Yêu cầu HS đọc đề bài. Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài. Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau, sau đó chữa bài. Yêu cầu HS cả lớp đọc các câu văn sau khi đã điền từ hoàn chỉnh. GV: Những câu văn trong bài nói về cuộc sống, phong tục của 1 số dân tộc thiểu số ở nước ta. (Ruộng bậc thang: Là ruộng nương được làm trên núi đồI. để tránh xói mòn đất, người dân đã bạt đất ở các sườn đồi thành các bậc thang và trồng trọt ở đó. Nhà rông là ngôi nhà to, cao, làm bằng nhiều gỗ quý, chắc. Nhà rông của các dân tộc Tây Nguyên là nơi thờ thần linh, nơi tập trung mọi người trong buôn làng vào những ngày lễ hội. Nếu có tranh ảnh về ruộng bậc thang, nhà rông thì GV cho HS quan sát hình. c,Luyện tập về so sánh: Bài 3: (8 phút) Yêu cầu HS đọc đề bài 3. Yêu cầu HS quan sát cặp hình thứ nhất và hỏi: Cặp hình này vẽ gì? GV: Vậy chúng ta sẽ so sánh mặt trăng với quả bóng hoặc quả bóng với mặt trăng. Muốn so sánh được chúng ta phải tìm được điểm giống nhau giữa mặt trăng và quả bóng. Hãy quan sát hình và tìm điểm giống nhau của mặt trăng và quả bóng. Hãy đặt câu so sánh mặt trăng và quả bóng. Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm các phần còn lạI. sau đó gọi HS tiếp nối đọc câu của mình. Nhận xét bài làm của HS. Bài 4: (7 phút) Gọi 1 HS đọc đề bài. GV: ở câu A. muốn điền đúng các em cần nhớ lại câu ca dao nói về công chA. nghĩa mẹ đã học ở tuần 4. Câu B. em hãy hình dung đến những lúc phải đi trên đường đất vào trời mưa và tìm trong thực tế cuộc sống các chất có thể làm trơn mà em đã gặp (dầu, nhớt, mỡ,...) để viết tiếp câu so sánh cho phù hợp. Với phần c, em có thể dựa vào hình ảnh so sánh mà bạn Páo đã nói trong bài tập đọc Nhà bố ở Yêu cầu HS đọc câu văn của mình sau khi đã điền từ ngữ. Nhận xét cho HS. 3. Củng cố, dặn dò: (3 phút) Nhận xét tiết học. Yêu cầu HS viết lại và ghi nhớ tên của các dân tộc thiểu số ở nước tA. tìm thêm các tên khác ngoài các tên đã tìm được trong bài tập 1. Tập đặt câu có sử dụng so sánh. 1 HS lên bảng làm bàI. cả lớp theo dõi và nhận xét. Nghe GV giới thiệu bài Kể tên 1 số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết. Là các dân tộc có ít người. Người dân tộc thiểu số thường sống ở các vùng cao, vùng núi. Làm việc theo nhóm, sau đó các nhóm dán bài làm của mình lên bảng. Cả lớp cùng GV kiểm tra phần làm bài của các nhóm. Cả lớp đồng thanh đọc tên các dân tộc thiểu số ở nước ta mà lớp vừa tìm được. 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. 1 HS lên bảng điền từ, cả lớp làm bài vào vở. A. Bậc thang B. Nhà rông c, Nhà sàn d, Chăm Cả lớp đọc Nghe giảng Quan sát hình minh hoạ HS đọc. HS quan sát và trả lời: Cặp hình này vẽ mặt trăng và quả bóng. Trăng tròn như quả bóng + Bé xinh như hoa/Bé đẹp như hoa/Bé cười tươi như hoa/Bé tươi như hoa. + Đèn sáng như sao. + Đất nước ta cong cong hình chữ S. 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. Nghe GV hướng dẫn sau đó tự làm bài vào vở bài tập. A. Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn như nước trong nguồn. B. Trời mưA. đường đất sét trơn như bôi mỡ (như được thoa một lớp dầu nhờn). c, ở thành phố có nhiều toà nhà cao như núi. __________________________________ Tự nhiên và xã hội Các hoạt động thông tin liên lạc I. Mục tiêu: Giúp HS. - Hiểu về lợi ích của các hoạt động thông tin liên lạc như: Bưu điện, đài phát thanh, truyền hình. - Nêu được 1 số hoạt động ở bưu điện. - Có ý thức tiếp thu thông tin, bảo vệ giữ gìn các phương tiện thông tin liên lạc. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: (Dựa theo giáo án cũ) Bổ sung: Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động ở bưu điện. GV: ở bưu điện còn có dịch vụ chuyển phát nhanh thư và bưu phẩm ngoài ra còn có cả gửi tiền, gửi hàng hoá, điện hoa qua bưu điện. Luyện chữ Bài 23. 24 I. Mục tiêu: Viết đúng, đẹp chữ viết hoa G, H, J. Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng, câu ứng dụng trong vở luyện viết chữ đẹp trang 25, 26. II. Các hoạt động dạy - học: Gọi HS nhắc lại quy trình viết chữ G, H, J. GV viết lại mẫu cho HS quan sát vừa viết vừa nhắc lại quy trình. Gọi HS đọc từ, câu ứng dụng. Trong từ, câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào? Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? Yêu cầu HS viết từ, câu ứng dụng ra giấy nháp. GV hướng dẫn viết vào vở luyện viết chữ đẹp. GV cho HS quan sát bài mẫu trong vở luyện viết chữ đẹp và yêu cầu HS viết bài. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS. GV thu và chấm bài. III.Củng cố: ____________________________________________________________ Thứ năm ngày 4 tháng 12 năm 2015 Buổi một Toán Giới thiệu bảng chia I. Mục tiêu: Giúp HS. - Biết cách sử dụng bảng chia. - Củng cố về tìm thành phần chưa biết trong phép chia. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: (Dựa theo giáo án cũ) Bổ sung: Bài 4: HS đọc bài và nêu yêu cầu GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS cắt 8 hình tam giác và xếp thành hình chữ nhật. GV tổ chức cho HS thi xếp hình nhanh giữa các nhóm. Tập viết Ôn chữ hoa L I. Mục tiêu: - Củng cố cách viết chữ viết hoa L. - Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng và câu ứng dụng. - Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: (Dựa theo giáo án cũ) Bổ sung: 4,Hướng dẫn viết câu ứng dụng. GV: Câu tục ngữ khuyên chúng ta khi nói năng với mọi người phải biết lựa chọn lời nóI. làm cho người nói chuyện với mình thấy dễ chịu và hài lòng. âm nhạc Giáo viên Âm nhạc dạy Tập làm văn Giới thiệu về tổ em I. Mục tiêu: Dựa vào bài tập làm văn tuần 14, viết 1 đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ của em. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: (Dựa theo giáo án cũ) Theo yêu cầu giảm tải HS không phải làm bài tập 1 Bổ sung: 3. Viết 1 đoạn văn kể về tổ của em. Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về tổ của mình. Gọi nhiều HS kể trước lớp. Gọi HS nhận xét. GV nhận xét cho HS. __________________________ Buổi hai Tin (GV Tin dạy) Luyện từ và câu ôn tập các dân tộc Luyện đặt câu hỏi có hình ảnh so sánh I. Yêu cầu: Ôn tập củng cố mở rộng vốn từ về các dân tộc. II. Lên lớp: HS mở vở TV thực hành Làm bài 1. 2. 3 (trang 62) Bài 1: Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 1: Chọn tên các dân tộc thiểu số (ghi trong ngoặc đơn) điền vào từng miền, nơi dân tộc đó sinh sống cho thích hợp (Mường, Ê đê, Gia RaI. Hmông, Nùng, TháI. Chăm, Khơ me...) Yêu cầu HS đọc và tìm các từ chỉ các dân tộc ở Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam HS làm bài. Đổi vở kiểm tra bài lẫn nhau Gọi HS nối tiếp trả lời miệng HS nhận xét, GV chữa bài Bài 2: Gọi HS đọc đề bài. Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Nối các nhạc cụ với tên của dân tộc sử dụng nhạc cụ đó. HS thảo luận nhóm đôI. gọi 4 HS lên bảng nối HS nhận xét, GV chữa bài Cả lớp làm vở thực hành TV Bài 3: HS đọc đề bài Nêu yêu cầu bài tập 3: Chọn các hình ảnh cho sẵn (trong ngoặc đơn) điền vào chỗ trống để hoàn thành các phép so sánh: Gọi 1 HS đọc các hình ảnh trong ngoặc đơn HS làm bài vào vở thực hành TV Gọi 3 HS lên bảng làm bài (mỗi HS làm 1 câu). HS nhận xét. GV chữa bài cho HS III. Củng cố: GV nhận xét tiết học Sinh hoạt tập thể Trò chơi: Tênh tênh I. Mục tiêu: Thư giãn, giải trí, HS được vận động. II. Các hoạt động dạy - học: GV hướng dẫn cách chơi Số em chơi là ba em, nhiều nhóm cùng chơi một lúc, mỗi nhóm ba em đứng quay lưng vào nhau thành hình ba góc. Mỗi em co một chân đứng lên, đứng theo tư thế lò cò, ba chân của ba em gác lên nhau và đan vào nhau. Đan chắc chắn rồi cả ba em cùng nhảy. Vừa vỗ tay vừa nhảy lò cò tại chỗ, hoặc nhảy lò cò quanh vòng tròn theo cùng một hướng. Khi nhảy giữ sao cho ba chân đan nhau không rời ra. Chân ai rời ra trước là thua. Vừa nhảy vừa vỗ tay và đọc câu thơ. Tênh tênh cùng nhảy lò cò. Đan chân cho chắc, khỏi ngã bò ngã quay. HS cứ chơi như vậy cho đến hết giờ. GV theo dõi HS chơi và nhắc nhở HS chơi nghiêm túc không được nô đùa trong khi chơi Cuối giờ GV tuyên dương nhóm chơi tốt, có ý thức, nhắc nhở nhóm chưa có ý thức trong khi chơi lần sau cố gắng. ______________________________________ Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2015 Buổi một Tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên I. Mục tiêu: 1. Đọc trơn: - Đọc đúng: Lim, rông chiêng, lập làng, nông cụ, thần làng. - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Đọc trôi chảy được toàn bàI. biết nhấn giọng ở các từ gợi tả. 2. Đọc hiểu: - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: Múa rông chiêng, nông cụ. - Hiểu được nội dung bài: II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: (Dựa theo giáo án cũ) Bổ sung: c. Thực hành: HS đọc mẫu một đoạn của bài. Chú ý nhấn giọng các từ ngữ: Bền chắc, cao, không đụng sàn, không vướng máI. trung tâm, việc lớn, tiếp khách, tập trung, bảo vệ. GV chia lớp thành nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4 HS) yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm, sau đó gọi HS lên bảng thi đọc diễn cảm. Chính tả Nhà rông ở Tây Nguyên I. Mục tiêu: - Nghe viết chính xác đoạn từ Gian đầu nhà Rông ..dùng khi cúng tế trong bài Nhà rông ở Tây Nguyên. - Làm đúng các bài tập chính tả: Phân biệt ui/ươI. tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng có âm đầu s/x hoặc ât/âc. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: (Dựa theo giáo án cũ) Bổ sung: Bài 3: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận nhóm sau đó mỗi nhóm cử 4 bạn lên bảng thi tiếp sức, nhóm nào viết được nhiều từ nhóm đó thắng cuộc. Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Kỹ năng thực hiện tính nhân, chia số có 3 chữ số với số có 1 chữ số. - Giải bài toán về gấp 1 số lên 1 số lần, tìm 1 trong các phần bằng nhau của đơn vị, giải bài toán bằng 2 phép tính. - Tính độ dài đường gấp khúc. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: (Dựa theo giáo án cũ) Bổ sung: Bài 3: HS đọc bài. GV vẽ sơ đồ lên bảng Sau khi cho HS xác định quãng đường AB. BC, AC trên sơ đồ GV có thể yêu cầu HS so sánh độ dài quãng đường AC với độ dài quãng đường AB để thấy độ dài quãng đường AC gấp 5 lần AB. HS vẽ sơ đồ và làm bài vào vở. HS làm xong đổi vở kiểm tra bài của nhau Gọi 1 HS lên bảng chữa bài. HS nhận xét. GV chữa bài Tự nhiên và xã hội Hoạt động nông nghiệp I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết 1 số hoạt động nông nghiệp và ích lợi của 1 số hoạt động nông nghiệp. - Kể tên 1 số hoạt động nông nghiệp ở địa phương. - Có ý thức tham gia vào hoạt động nông nghiệp và trân trọng sản phẩm nông nghiệp. - Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài + KN tìm kiếm và xử lý thông tin: quan sát tìm kiếm thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống + Tổng hợp sắp xếp các thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình sống. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: (Dựa theo giáo án cũ) Bổ sung: Hoạt động 1: Hoạt động nhóm. GV nhận xét và giới thiệu thêm 1 số hoạt động khác ở các vùng miền khác nhau như: Trồng ngô, khoaI. sắn, chè, chăn nuôi trâu, bò, dê. Thủ công Cắt dán chữ V I. Mục tiêu: - Biết cách kẻ, cắt, dán chữ V. - Kẻ, cắt, dán được chữ V đúng quy trình kỹ thuật. - HS hứng thú cắt chữ. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: (Dựa theo giáo án cũ) Bổ sung: Hoạt động 3: HS thực hành cắt, dán chữ V. Trong quá trình HS thực hành, GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. ____________________________________________________________ Buổi hai tin (GV tin dạy) ____________________________________ Mĩ thuật (GV Mĩ thuật dạy) ____________________________________ Thể dục (GV Thể dục dạy) __________________________________________________________ Ký duyệt ...... ..... Buổi một Thứ hai ngày 8 tháng 12 năm 2015 Tuần 16 Chào cờ ___________________________________ Tập đọc - Kể chuyện Đôi bạn I. Mục tiêu: A. Tập đọc: 1. Đọc trơn: - Đọc đúng: Lấp lánh, lăn tăn, nườm nượp, lướt thướt, kêu la. - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật. 2. Đọc hiểu: - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: Sơ tán, sao sa - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. 3. Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài: - Tự nhận thức bản thân. - Xác định giá trị - Lắng nghe tích cực B. Kể chuyện. - Dựa vào gợi ý kể lại được toàn bộ câu chuyện. - Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: (Dựa theo giáo án cũ) Bổ sung: d, áp dụng: Em có suy nghĩ gì về người thành phố (người nông thôn)? ______________________________ Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về. - Kỹ năng thực hiện tính nhân, chia số có 3 chữ số với số có 1 chữ số. - Tìm thừa số chưa biết trong phép nhân. - Giải bài toán có 2 phép tính liên quan đến tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số - Gấp, giảm 1 số đi 1 số lần. Thêm bớt 1 số đi 1 số đơn vị. - Góc vuông và góc không vuông. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: (Dựa theo giáo án cũ) Bổ sung: Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài HS làm bài vào vở. Gọi 2 HS lên bảng làm bài HS lên bảng nêu cách làm. HS nhận xét. GV chữa bài cho HS Nhận xét 2 phép chia A. b Lưu ý phần c: So sánh điểm c, d có điểm nào khác nhau. Nhận xét cách làm của 2 bạn. __________________________________________________________________ Buổi hai Thể dục (GV Thể dục dạy) __________________________________ Tiếng anh Giáo viên chuyên dạy __________________________________ Toán Ôn tập nhân, chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số I. Mục tiêu: Củng cố cách nhân, chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số, tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số, phân biệt sự khác nhau giữa thêm, gấp và bớt, giảm. II. Các hoạt động dạy - học HS làm bài 1. 2. 3 (trang 60, 61) Vở luyện toán Bài 1: GV kẻ sẵn bài tập 1 lên bảng. Yêu cầu HS đọc bài và nêu yêu cầu của bài Yêu cầu HS làm bài vào vở. Gọi HS trả lời nối tiếp kết quả. HS, GV nhận xét. GV chữa bài và ghi kết quả lên bảng. Bài 2: Gọi HS đọc bài HS làm bài vào vở. HS làm xong đổi vở kiểm tra bài của nhau Gọi 1 HS lên bảng chữa bài HS dưới lớp đọc bài làm của mình Gọi HS nhận xét. GV nhận xét chữa bài cho HS Bài 3: GV kẻ sẵn bài tập 3 lên bảng. Gọi HS nêu yêu cầu của bài. Yêu cầu HS làm bài vào vở. Gọi 2 HS lên bảng chữa bài HS lên bảng nêu cách làm HS, GV nhận xét. GV chữa bài cho HS Lưu ý HS khi làm bài này? (Phân biệt thêm, gấp và bớt, giảm) III.Củng cố: __________________________________________________________________ Buổi một Thứ ba ngày 9 tháng 12 năm 2015 Tiếng anh Giáo viên chuyên dạy __________________________________ Tiếng anh Giáo viên chuyên dạy __________________________________ Tập đọc Về quê ngoại (Chi tiết) I. Mục tiêu: 1.Đọc trơn: - Đọc trơn từng đoạn, cả bài. Đọc đúng: Sen nở, những lờI. lá thuyền, lòng em, làm. - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát. - Đọc trôi chảy được toàn bài thơ với giọng tha thiết, tình cảm. 2.Đọc hiểu: - Nghĩa của một số từ mới: Hương trờI. chân đất. - Hiểu được nội dung của bài thơ: Bạn nhỏ về thăm quê ngoạI. thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân làm ra lúa gạo. 3.Học thuộc lòng bài thơ. 4,Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Tìm kiếm và xử lí thông tin - Giao tiếp - Thể hiện sự tự tin II.Đồ dùng dạy - học - Tranh minh họa bài tập đọc - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ: (5’) Yêu cầu 3 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Đôi bạn GV nhận xét cho HS 2.Dạy học bài mới a) Khám phá: (2’) Quê em ở đâu? Em có thích được về quê chơi không? Vì sao? GV: Trong giờ tập đọc này, chúng ta sẽ cùng đọc và tìm hiểu bài thơ về quê ngoại của nhà thơ Hà Sơn. Qua bài thơ các em sẽ được biết những cảnh đẹp của quê hương bạn nhỏ trong bài và tình cảm của bạn đối với con người và cảnh vật quê mình. GV ghi tên bài lên bảng b) Kết nối: b.1.Luyện đọc trơn: *Đọc mẫu: (2’) GV đọc mẫu toàn bài một lượt, với giọng tha thiết, tình cảm, chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm: sen nở, mê, trăng, gió, ríu rít, rực màu rơm phơI. êm đềm, chân đất thật thà. * Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: (12’) GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài. Chú ý theo dõi HS đọc bài để chỉnh lỗi phát âm Yêu cầu 2 HS đọc tiếp nối nhau đọc kết hợp giải nghĩa từ. Đọc SGK: Hương trời chân đất Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trong bàI. sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS. Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm Tổ chức thi đọc giữa các nhóm b.2.Luyện đọc - hiểu: (10’) GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Nhờ đâu em biết điều đó? Quê ngoại bạn nhỏ ở đâu? Bạn nhỏ thấy quê có những gì lạ? *GV: Mỗi làng quê ở nông thôn Việt Nam thường có đầm sen. Mùa hè, gió đưa sen nở bay đi thơm khắp làng, ngày mùa. những người nông dân gặt lúA. họ tuốt lấy hạt thóc vàng rồi mang rơm ra phơi ngay trên đường làng, những sợi rơm vàng thơm làm cho đường làng trở lên rực rỡ, sáng tươi. Ban đêm ở làng quê, điện không sáng như ở thành phố nên chúng ta có thể nhìn thấy và cảm nhận được ánh trăng sáng trong. GV: Về quê bạn nhỏ không những được thưởng thức vẻ đẹp của làng quê mà còn được tiếp xúc với những người dân quê. Bạn nhỏ nghĩ gì về họ? c, Thực hành: (8’) c.1.Đọc lại: 2 HS đọc nối tiếp nhau cả bàI. nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm: sen nở, mê, trăng, gió, ríu rít, rực màu rơm phơI. êm đềm, chân đất thật thà. Gọi 1 HS đọc lại bài 1 lượt. Sau đó cho HS cả lớp đọc đồng thanh bài rồi yêu cầu HS tự học thuộc lòng bài. c.2.Trao đổi nhóm: Em thích khổ thơ nào nhất? Vì sao? Yêu cầu 2 HS đọc cho nhau nghe khổ thơ mình thích. Tổ chức HS thi đọc thuộc lòng. Yêu cầu HS đọc thuộc lòng cả bài. GV nhận xét tuyên dương những HS đã học thuộc lòng bài d,áp dụng: ( 3’) Bạn nhỏ cảm thấy điều gì sau lần về quê chơi? Quê ngoại của em ở đâu? Em nói một vài câu về quê ngoại của em. Nhận xét tiết học và dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau. 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. 2 đến 3 HS trả lời. Nghe GV giới thiệu bài Theo dõi GV đọc. 2 HS tiếp nối nhau đọc bàI. mỗi HS đọc 1 khổ Những HS mắc lỗi luyện phát âm. 2 HS tiếp nối đọc bài Hương trời: ý nói mùi thơm của sen tỏa ngát trong không gian Chân đất: ý nói người nông dân. Đọc từng khổ thơ trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng nhịp thơ: Em về quê ngoại / nghỉ hè / Gặp đầm sen nở / mà mê hương trời // Gặp bà / tuổi đã tám mươi / Quên quên / nhớ nhớ / những lời ngày xưa.// Mỗi nhóm 2 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. 2 nhóm thi đọc tiếp nối. 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê Nhờ sự ngạc nhiên của bạn nhỏ khi bắt gặp những điều lạ ở quê và bạn nói “ ở trong phố chẳng bao giờ có đâu” mà ta biết điều đó Quê bạn nhỏ ở nông thôn HS tiếp nối nhau trả lời: (Mỗi HS nêu 1 ý) +Bạn nhỏ thấy đầm sen nở ngát hương mà vô cùng thích thú, bạn được gặp trăng, gặp gió bất ngờ, điều mà ở trong phố của bạn chẳng bao giờ có. Rồi bạn lại được đi trên con đường rực màu rơm phơI. có bóng tre xanh mát. Tối đêm, vầng trăng trôi như lá thuyền trôi êm đềm. HS đọc khổ thơ cuối và trả lời: Bạn nhỏ ăn hạt gạo đã lâu nhưng bây giờ mới gặp những người làm ra hạt gạo. Bạn nhỏ thấy họ rất thật thà và thương yêu họ như thương yêu bà ngoại của mình. 2 HS đọc theo yêu cầu của GV Tự học thuộc lòng HS trả lời theo ý thích của mình HS đọc nhóm đôi theo yêu cầu Mỗi HS chọn đọc 1 khổ thơ em thích trong bài 1 đến 2 HS đọc thuộc lòng cả bài Bạn nhỏ thấy thêm yêu cuộc sống, yêu con người. HSTL Toán Làm quen với biểu thức I. Mục tiêu: Giúp HS. - Làm quen với biểu thức và giá trị
File đính kèm:
- Chia_so_co_ba_chu_so_cho_so_co_mot_chu_so_tiep_theo.doc