Giáo án môn học lớp 3 - Tuần dạy 14

BẢNG CHIA 9

I.MỤC TIÊU

 Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong giải toán ( có 1 phép chia 9 )

 Ghi chú:bài 1: cột 1;2;3 bài 2 cột 1;2;3 bài 3;4.

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC

 GV: Bảng phụ, phấn màu.

 HS: VBT, bảng con.

III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC

1. Ổn định hát

2. Kiểm tra bài cũ : Luyện tập

- Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 3.

- Một Hs đọc bảng nhân 9.

- Nhận xét ghi điểm.

 

doc30 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học lớp 3 - Tuần dạy 14, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ở nhà ?
+ Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thuỷ ?
+ Em biết được điều gì qua câu chuyện trên ?
+ Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng ?
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Gv Nx chốt : Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó rất cần sự cảm thông, giúp đỡ của những người xung quanh. 
Hoạt động 2 : Đặt tên tranh.
Mục tiêu : Hs hiểu được ý nghĩa của các hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng.
Tiến hành :
- Gv chia nhóm, y/c mỗi nhóm thảo luận về nội dung 1 tranh và đặt tên cho tranh.
- Mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Gv kết luận về nội dung từng bức tranh, các việc làm của những bạn trong tranh 1, 3, 4 là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Còn các bạn đá bóng trong tranh 2 là làm ồn, ảnh hưởng đến hàng xóm láng giềng.
Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến.
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những chuyện vừa sức 
Mục tiêu : Hs biết bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến, quan niệm có liên quan đến việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
Tiến hành :
- Gv chia nhóm y/c các nhóm thảo luận bày tỏ thái độ của các em đối với quan niệm có liên quan đến nội dung bài học. Các nhóm đóng vai theo tình huống đó 
a- Hàng xóm tắt lửa, tối đèn có nhau.
b- Đèn nhà ai, nhà nấy rạng. (Tục ngữ)
c- Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện của tình làng nghĩa xóm.
d- Trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng các việc làm phù hợp với khả năng.
- Mời đại diện nhóm trình bày ý kiến
- Gv nhận xét, kết luận : Các ý a, c, d là đúng ; ý b là sai. Hàng xóm láng giềng cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ tuổi, các em cũng cần biết làm các việc phù hợp sức mình để giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
 4/ Củng cố :
Gv mời 2-3 Hs kể những việc em đã làm thể hiện sự : Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng
Gv Nx đánh giá 
5/ Nx – dặn dò :
Thực hiện quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Nhận xét tiết học.
- Hát 
Thảo luận
2 Hs nêu 
Hs thảo luận theo các câu hỏi :
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Bổ xung các nhóm 
- Hs nghe kể chuyện
- Hs thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm nêu.
Đóng vai, thảo luận,.
- Hs thảo luận nhóm 4.đóng vai theo tình huống.
- Đại diện nhóm trình bày.
Bổ xung của các nhóm 
- 2-3 Hs kể
Tiết 5: Thủ công 
CẮT, DÁN CHỮ H,U
I.MỤC TIÊU
Hs biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U.
Kẻ, cắt, dán được chữ H, U đúng quy trình kĩ thuật.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC
GV: Mẫu chữ H, U.Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U. Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo 
HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC 
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ Cắt, dán chữ I, T.
Gv gọi 2 Hs lên thực hiện cắt, dán chữ I, T.
Gv nhận xét.
3. Bài mới: 
 a) Phần giới thiệu:
 b) Phát triển các hoạt động 
Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu tìm hiểu chữ H, U.
Gv giới thiệu chữ H, U Hs quan sát rút ra nhận xét.
 Nét chữ rộng 1 ô.
Chữ H, U có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ H và chữ U theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ trùng khít nhau.
=> GV rút ra kết luận.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn Hs làm mẫu.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết các bước để cắt được chữ H, U.
Bước 1: Kẻ chữ H, U.
Lật mặt sau tờ giấy, kẻ, cắt 2 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 1 ô, trên mặt trái tờ giấy thủ công.
Chấm các điểm đánh dấu hình chữ H, U vào 2 hình chữ nhật. Sau đó, kẻ chữ H, U theo các điểm đã đánh dấu như ( H. 2a, 2b). Riêng đối với chữ U, cần vẽ các đường lượn góc như hình 2c.
Bước 2: Cắt chữ H, U.
Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ H, U theo đường dấu giữa (mặt trái ra ngoài). Cắt theo đường kẻ nửa chữ H, U, bỏ phần gạch chéo (H.3a, 3b). mở ra được chữ H, U theo mẫu (H. 1).
Bước 3: Dán chữ U, H.
Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn.
Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô vá dán chữ vào vị trí đã định.
Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng. ( H.4)
4. Củng cố & Dặn dò 
Về tập làm lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Cắt, dán chữ H, U (Tiết 2)
Nhận xét bài học.
HT:lớp, cá nhân
Hs quan sát.
Hs lắng nghe.
PP: Quan sát, thực hành.
HT:lớp
Hs quan sát.
Hs quan sát.
HT thực hành trên nháp
Thứ tư ngày 26 tháng 11 năm 2014
Tiết 1: Tập đọc 
NHỚ VIỆT BẮC
I.MỤC TIÊU
Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát.
Hiểu ND : Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi . ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc 10 dòng thơ đầu .
 II. PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC
GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK..
HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC 
1. Ổn định 	hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 	Người liên lạc nhỏ
Gv gọi 4 học sinh kể 4 đoạn của câu chuyện “ Người liên lạc nhỏ ” và trả lời các câu hỏi trong bài 
Gv hỏi thêm : Anh Kim Đồng nhanh trí và dũng cảm như thế nào?
Gv nhận xét cho điểm 	
3. Bài mới: 
Phần giới thiệu
b) Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu dòng thơ.
Gv đọc diễm cảm toàn bài.
Giọng đọc hồi tưởng, thiết tha tình cảm. Nhấn mạnh ở những từ ngữ gợi tả: đỏ tươi, giăng, lũy sắt, che, vây.
Gv nói về Việt bắc và hoàn cảnh sát tác bài thơ.
Gv cho hs xem tranh.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv mời đọc từng câu thơ và Hd luyện đọc từ khó trong bài
Gv mời Hs đọc từng khổ thơ trước lớp.
Gv hướng dẫn các em đọc đúng: 
 Ta về / mình có nhớ ta /
 Ta về / ta nhớ / những hoa cùng người.//
 Rừng xanh / hoa chuối đỏ tươi /
 Đèo cao nắng ánh / dao gài thắt lưng. //
 Ngày xuân / mơ nở trắng rừng /
 Nhớ người dan nón / chuốt từng sợi dang.//
 Nhớ khi giặc đến / lạnh lùng /
 Rừng cây / núi đá / ta cùng đánh Tây //
Gv cho Hs giải thích từ : Việt bắc, đèo, dang, phách, ân tình, thủy chung.
Gv yêu cầu Hs tiếp nối nhau đọc 2 khổ thơ trong bài.
Gv cho Hs đọc từng khổ thơ trong nhóm.
Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
Gv yêu cầu Hs đọc thầm 2 câu thơ đầu. Và hỏi:
 + Người cán bộ về miền xuôi nhớ những gì ở người Việt Bắc?
Gv nói thêm: ta chỉ người về xuôi, mình chỉ người Việt bắc, thể hiện tình cảm thân thiết.
Gv yêu cầu Hs đọc tiếp từ câu 2 đến hết bài thơ.
Cho Cả lớp trao đổi nhóm đôi : 
+Tìm những câu thơ cho thấy:
Việt Bắc rất đẹp.
Việt Bắc đánh giặc giỏi.
- Gv chốt lại: 
+ Núi rừng Việt Bắc đẹp: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi; Ngày xuân hoa nở trắng rừng ; Ve kêu rừng phách đổ vàng ; Rừng thu trăng rọi hoà bình.
+ Việt Bắc đánh giặc giỏi: Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây ; Núi giăng thành lũy sắt dày ; Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
- Hs đọc thầm lại bài thơ.Và trả lời câu hỏi: 
+ Vẻ đẹp của người Việt Bắc được thể hiện qua câu thơ nào?
- Gv Nx chốt lại
Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơla
Mục tiêu: Giúp các em nhớ và đọc thuộc bài thơ.
Gv mời 1 Hs đọc lại toàn bài thơ bài thơ.
Gv hướng dẫn Hs học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.
Hs thi đua học thuộc lòng bài thơ.
Gv mời 3 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ .
Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
Củng cố : 
Gv cho cả lớp gấp SGK đọc đồng thanh bài thơ
Nx – dặn dò :
Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Chuẩn bị bài: Hũ bạc của người cha
Nhận xét bài cũ.
Học sinh lắng nghe.
Hs xem tranh.
Hs đọc từng câu.
Hs đọc từng khổ thơ trước lớp
Hs đọc lại các câu thơ trên.
Hs giải thích từ.
Mỗi Hs đọc tiếp nối 2 khổ thơ.
Hs đọc từng câu thơ trong nhóm.
Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
Hs đọc thầm 2 câu thơ đầu:
+ Nhớ hoa, nhớ người
Hs đọc phần còn lại.
Hs thảo luận nhóm 2 
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs nhận xét.
Hs đọc thầm bài thơ.
+ Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang Nhớ cô em gái hái măng một mình Tiếng hát ân tình thủy chung.
Hs đọc lại toàn bài thơ.
Hs thi đua đọc thuộc lòng bài thơ.
3 Hs đọc thuộc lòng bài thơ.
1 Hs đọc lại toàn bài thơ bài thơ.
Hs học thuộc lòng 10 dòng 
Hs thi đua học thuộc lòng bài thơ
3 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ .
Tiết 2: Toán 
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
Thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán , giải toán ( có 1 phép chia 9 ) .
Ghi chú;bài 1;2;3;4
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC
GV : Bảng phụ, phấn màu 
HS : VBT, bảng con.
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC 
1. Ổn định 	
2. Kiểm tra bài cũ : 	Bảng chia 9.
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 3.
Ba em đọc bảng chia 9.
 Nhận xét bài cũ và cho điểm
3. Bài mới: 
 a) Phần giới thiệu:
 b) Hướng dẫn hs làm bài tập 
Bài tập 1: 
Mục tiêu Giúp Hs làm các phép chia trong bảng chia 9 đúng
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
+ Phần a).Yêu cầu Hs suy nghĩ và tự làm phần a)
- Gv hỏi: Khi đã biết 9 x 6 = 54, có thể ghi ngay kết quả của 54 : 9 được không? Vì sao?
- Yêu cầu 4 Hs lên bảng làm
 - Yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
+ Phần b).Yêu cầu 8 Hs tiếp nối đọc kết quả phần 1b).
- Gv Nx Sau đó yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
Bài tập 2:
Mục tiêu Giúp Hs làm các phép chia trong bảng chia 9 đúng
Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
Gv yêu cầu Hs nêu cách tìm số bị chia, số chia, thương.
Yêu cầu Hs tự làm. Hai Hs lên bảng làm.
Gv chốt lại:
Bài tập 3:
Mục tiêu: Củng cố cách giải toán có lời văn 
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
+ Bài toán cho ta biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán giải bằng mấy phép tính?
+ Phép tính thứ nhất đi tìm gì?
+ Phép tính thứ hai đi tìm gì?
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. 
- Mời 1 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Bài tập 4:
Mục tiêu: Củng cố cách giải toán tìm 1/9 của một số.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài:
+ Hình a) có tất cả bao nhiêu ô vuông ?
+ Muốn tìm một phần chín số ô vuông có trong hình a) ta phải làm thế nào?
- Hướng dẫn Hs tô màu (đánh dấu) vào 2 ô vuông trong hình a).
- Gv yêu cầu Hs làm phần b) vào VBT.
- Gv chốt lại.
Một phần chín số ô vuông trong hình a) là:
 18 : 9 = 2 (ô vuông)
Một phần chính số ô vuông trong hình b) là:
 18 : 9 = 2 (ô vuông). 
4 . Củng cố : 
- Gv nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh bảng chi 9
5. Nx – dặn dò :
Tập làm lại bài trong VBT 
Chuẩn bị bài: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. 
Nhận xét tiết học.
- 1 Hs đọc yêu cầu đề bài..
+ Có thể ghi ngay được vì lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
Bốn hs lên làm phần a).
Cả lớp làm bài.
- Hs nối tiếp đọc kết quả phần b).
Hs nhận xét.
2 Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs nêu
2 Hs lên bảng làm. Hs cả lớp làm vào VBT.
Hs nhận xét.
- 2 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs thảo luận nhóm đôi.
+Số nhà phải xây là 36 ngôi nhà.
+Bài toán hỏi số nhà còn phải xây.
+Giải bằng hai phép tính.
+Tìm số ngôi nhà xây được.
+Tìm số ngôi nhà còn phải xây.
- Hs cả lớp làm vào VBT.
- Một Hs lên bảng làm.
- Hs nhận xét.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
+ Có tất cả 18 ô vuông.
+ Ta lấy 18 : 9 = 2 . 
- Hs đánh dấu và tô màu vào hình.
- Hs làm phần b).
- Hs nhận xét.
- Từng nhóm thi đua làm bài tr6n bảng
- Hs nhận xét.
Tiết 4: Tự nhiên xã hội
TỈNH THÀNH PHỐ NƠI BẠN ĐANG SỐNG
I.MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chính
Kể được tên một số cơ quan hành chính , văn hoá , giáo dục , y tế , ..... ở địa phương . 
2.Mục tiêu tích hợp 
 a.KNS:
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 
Sưu tầm tổng hợp, sắp xếp các thong tin nơi mình đang sống 
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
 a) Phương pháp 
Quan sát thực tế
Đóng vai 
 b) Kĩ thuật dạy học 
GV: Hình ảnh phóng to trong SGK .
HS: sgk, tranh ảnh sưu tầm 
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC 
1. Ổn định 	hát 
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu một số trò chơi nguy hiểm ?.
Gv nhận xét tuyên dương chung 
3. Bài mới: 
µPhần giới thiệu
Em hãy cho biết mình đang sống ở tình nào ? Tỉnh của em đang sống có cảnh gì đẹp ? 
Nhận xét – ghi tựa bài 
HS nhắc lại bài học 
b) Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1 : Làm việc với SGK .
Mục tiêu : Nhận biết một số cơ quan hành chính của tỉnh .
Cách tiến hành :
Bước 1 : Gv chia nhóm 
Gv đến các nhóm hướng dẫn và gợi ý : Kể tên một số cơ quan hành chính , văn hoá , giáo dục , y tế cấp tỉnh trong các hình .
Bước 2 : Trình bày nhóm
Gv mời các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
Bước 3 : Gv tổng kết .
Ở mổi tỉnh , thành phố đều có các cơ quan : hành chính , văn hoá , y tế , giáo dục ,. . . . 
 Hoạt động 2 : nói về tỉnh thành nơi bạn sinh sống .
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 
Mục tiêu : Hs hiểu biết về các cơ quan hành chính , văn hoá , giáo dục , . . . .ở tỉnh nơi đang sống .
Cách tiến hành :
Bước 1: Gv giao việc và bìa cứng .
Giới thiệu tranh ảnh đã sưu tầm .
Bước 2 : Gv quan sát và chỉ dẫn .
Bước 3 : Gv cho Hs đóng vai .
- Gv Nx và bổ sung 
4 – Củng cố : 
Gv củng cố lại nội dung bài học và Hd Hs chuẩn bị cho tiết sau thực hành vẽ tranh.
5 – Dặn dò : 
Nx chung giờ học
- Nhắc Hs chuẩn bị tiết sau
6 nhóm HS quan sát hình trong SGK .
-Hs các nhóm trình bày và bổ sung 
Nhận xét 
Quan sát thực tế
Nhóm trưởng nhận việc Hs các nhóm làm việc 
Hs tậâp trung tranh ảnh , bài báo , và xếp đặt theo nhóm .
Cử đại diện lên giới thiệu trước lớp :
+ Hs chọn 1 bạn nhanh nhẹn làm hướng dẫn viên du lịch .
+ Nói về các cơ quan ở tỉnh , thành .
- Hs cùng Gv củng cố bài
Tiết 5: Luyện từ và câu 
ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO ?
I.MỤC TIÊU
Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ ( BT1 ) . 
Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào ( BT2 ) .
Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi ai ( con gì , cái gì ) ? Thế nào ? ( BT3 ) . 
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY_HỌC	
GV:. Bảng phụ viết BT1 . Bảng lớp viết BT2.
HS: Xem trước bài học, VBT.
III. TIẾN TRÌNH DẠY_HỌC 
1. Ổn định 	hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 	Từ địa phương. Dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
Gv 1 Hs làm bài tập 2. Và 1 Hs làm bài 3.
Gv nhận xét bài cũ.
3. Bài mới: 
Phần giới thiệu
b) Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn các em làm bài tập.
Mục tiêu: Giúp cho các em biết làm bài đúng.
Bài tập 1: 
Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài.
Gv gọi một Hs đọc lại vài thơ “ Vẽ quê hương”.
Gv hỏi:
+ Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì?
Gv gạch dưới các từ xanh.
Gv hỏi: Sóng máng ở dòng thơ 3 và 4 có đặc điểm gì?
Gv gạch dưới từ: xanh mát.
Cho lớp làm vào VBT.
Gv mời 2 Hs lên bảng thi làm bài nhanh.
Gv mời 1 Hs đúng lên nhắc lại từ chi đặc điểm từng sự vật.
Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
Các từ : xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt là từ chỉ đặc điểm của tre, lúa, sông máng, trời mây, mùa thu.
. Bài tập 2:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv hướng dẫn Hs cách làm bài: Phải đọc lần lượt từng dòng, từng câu thơ, tìm xem trong mỗi dòng, mẫi câu thơ, tác giả muốn so sánh các sự vật với nhau về những đặc điểm gì?
- Gv mời 1 Hs đọc câu a: 
- Gv hỏi: Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau?
+ Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm gì?
- Tương tự Gv yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- Gv mời 2 Hs lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại:
Hoạt động 2 : Thảo luận.
Mục tiêu: Giúp cho các em biết đặt dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong đoạn văn.
. Bài tập 3: 
- Gv mời hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm.
- Gv yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng.
- Gv nhận xét chốt lới giải đúng.
 Ai (cái gì, con gì) thế nào?
 Anh Kim Đồng nhanh trí và dũng cảm.
Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê.
 4. Củng cố & dặn dò:
Gv mời 2 Hs nhắc lại các từ so sánh ở BT 1 và 2
Gv Nx củng cố bài.
Về tập làm lại bài trong VBT 
Chuẩn bị : Ôn từ về các dân tộc. Luyện tập về so sánh
Hs ñoïc yeâu caàu cuûa ñeà baøi.
1 Hs ñoïc baøi thô Veõ queâ höông.
Hs laéng nghe.
+ Coù ñaëc ñieåm chung laø: xanh.
+ xanh mát 
Caû lôùp laøm vaøo VBT.
2 Hs leân baûng thi laøm baøi.
Hs ñöùng leân phaùt bieåu.
Hs chöõa baøi ñuùng vaøo VBT.
Hs ñoïc yeâu caàu ñeà baøi.
Hs laéng nghe.
Hs ñoïc caâu a).
+So saùnh tieáng suoái vôùi tieáng haùt.
+Ñaëc ñieåm : Tieáng suoái trong nhö tieáng haùt xa.
Hs laøm baøi vaøo VBT.
Hai Hs leân baûng laøm baøi.
Hs ñoïc yeâu caàu ñeà baøi.
Hs thaûo luaän theo nhoùm.
Ñaïi dieän caùc nhoùm leân baûng daùn keát quaû cuûa nhoùm mình.
Hs nhaän xeùt.
Hs söûa baøi vaøo VBT.
Thứ năm ngày 27 tháng 11 năm 2014
Tiết 1: Chính tả 
NHỚ VIỆT BẮC
I.MỤC TIÊU
Nghe , viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức thơ lục bát .
Làm đúng bài tập điền tiếng có vần au / âu ( BT2 ) . 
Làm đúng BT3 a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn . 
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY_HỌC
GV: Bảng lớpï viết BT2. Bảng phụ viết BT3.
HS: VBT, bút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY_HỌC 
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ : 	“ Người liên lạc nhỏ”.
Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ : thứ bảy, giày dép, dạy học, kiếm tìm, niên học.
Gv và cả lớp nhận xét.
3. Bài mới: 
 a) Phần giới thiệu:
 b) Phát triển các hoạt động 
Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Mục tiêu : Giúp Hs nghe và viết đúng bài vào vở.
* Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc một lần đoạn thơ viết của bài Nhớ Việt Bắc.
Gv mời 1 Hs đọc thuộc lòng lại hai khổ thơ.
Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Bài chính tả có mấy câu thơ?
+ Đây là thơ gì?
+ Cách trình bày các câu thơ?
+ Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa?
Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai: 
Gv đọc cho viết bài vào vở.
Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài.
Gv đọc từng câu , cụm từ, từ. 
 * Gv chấm chữa bài.
Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
Gv nhận xét bài viết của Hs.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT
+ Bài tập 2: 
Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
Gv mời 2 Hs lên bảng làm.
Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
Hoa mẫu đơn – mưa mau hạt.
Lá trầu – đàn trâu.
Sáu điểm – quả sấu. 
+ Bài tập 3:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Gv yêu cầu Hs suy nghĩ tự làm vào vở.
Gv chia bảng lớp làm 2 phần , cho 2 nhóm chơi trò tiếp sức.
Gv nhận xét, chốt lại:
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
Chim có tổ, người có tông.
Tiên học lễ, hậu học văn.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
4. Củng cố :
Cho Hs luyện viết bảng con các từ sai nhiều trong bài chính tả.
Gv Nx sửa sai lỗi chính tả
5. Nx – dặn dò :
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
- Nhận xét tiết học.
Hs lắng nghe.
Một Hs đọc lại.
+ Có 5 câu – 10 dòng thơ..
+ Thơ 6 – 8 còn gọi là thơ lục bát..
+Câu 6 viết cách lề vở 2 ô, câu 8 viết cách lề vở 1 ô.
+ Các chữ đầu dòng, danh từ riêng Việt Bắc.
Hs viết ra nháp.
Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài và tự chữa bài.
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào VBT.
Hai Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Hs đọc lại kết quả theo lời giải đúng.
Cả lớp chữa bài vào VBT.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs suy nghĩ làm bài vào vở.
2 nhóm Hs chơi trò chơi.
Hs nhận xét.
5 Hs đọc lại các câu hoàn chỉnh.
Hs sửa bài vào VBT.
Tiết 2: Toán 
CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I.MỤC TIÊU
Biết đặt tính và tính chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số ( chia hết và chia có dư ) . 
Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán có liên quan đến phép chia
Ghi chú:bài 1 cột 1;2;3 bài 2,3.
Hskg: BT1: Cột 4
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY_HỌC
GV: Bảng phụ, phấn màu.
HS: VBT, bảng con.
III. TIẾN TRÌNH DẠY_HỌC 
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ : 	Luyện tập
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 3.
Ba Hs đọc bảng chia 9.
Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: 
 a) Phần giới thiệu:
 b) Phát triển các hoạt động 
Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
Mục tiêu: Giúp Hs nắm đựơc các bước thực hiện một phép toán chia hết, chia có dư.
a) Phép chia 72 : 3.
- Gv viết lên bảng: 72 : 3 = ? . Yêu cầu Hs đặt theo cột dọc.
- Gv yêu cầu cả lớp suy nghĩ và thực hiện phép tính trên.
- Gv hướng dẫn cho Hs tính tưng ø bước:
- Gv hỏi: Chúng ta bắt đầu chia từ đâu?
+ 7 chia 3 bằng mấy?
+ Viết 2 vào đâu?
- Gv : Sau khí tìm được thương lần 1, ta tìm số dư của lần 1 bằng cách lấy thương của lần 1

File đính kèm:

  • doc14.doc
Giáo án liên quan