Giáo án môn học khối 3 - Tuần số 9

Toán.

Tiết 41: Góc vuông, góc không vuông.

I/ Mục tiêu:

-Bước đầu có biểu tượng : góc, góc vuông, góc không vuông.

- Biết dùng êke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ góc vuông.

II/ Chuẩn bị:

 * GV: Eke, thước dài, mô hình đồng hồ.

 * HS: Êke, bảng con.

III/ Các hoạt động:

1. Giới thiệu và nêu vấn đề.

 

doc21 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học khối 3 - Tuần số 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Một hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs lắng nghe - quan sát.
- Hs vẽ góc vuông đỉnh M, cạnh MC; MD vào bảng con.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- HS theo dõi.
- Các nhóm kiểm tra.
- Các nhóm báo cáo.
Hs nhận xét.
Hs chữa bài vào VBT.
- Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Góc đỉnh M, đỉnh N, đỉnh P, đỉnh Q.
- Hs thảo luận theo nhóm đôi.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs nhận xét.
- Hs đọc yêu cầu đề bài..
Cả lớp làm vào VBT. Một em lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò: - Chuẩn bị bài: Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng êke. 
 - Nhận xét tiết học.
Thứ ba, ngày 16 tháng 10 năm 2012.
Toán.
Tiết 42: Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng êke.
I/ Mục tiêu:
- Thực hành dùng êke kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông
- Biết cách dùng êke để vẽ góc vuông.
- Bài tập cần làm: 1,2,3.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Eâ ke, phấn màu, bảng nhóm.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
. Bài cũ: Góc vuông, góc không vuông .
- Yêu cầu HS dùng êke vẽ góc vuông đỉnh A, cạnh AB; AC vào bảng con.
- 1 HS lên bảng vẽ. Nêu cách vẽ.
- Nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân
- Mục tiêu: Giúp Hs biết dùng êke để vẽ góc vuông 
Bài 1: Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài
- Yêu cầu HS nhắc lại cách dùng êke để vẽ góc vuông.
GV nhắc lại kết hợp thao tác.
- Gv mời 3 hs lên bảng vẽ.
Dưới lớp lần lượt vẽ vào bảng con.
GV giúp đỡ HSTB
Gv nhận xét.
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
 Mục tiêu: Giúp HS biết dùng êke để kiểm tra góc vuông.
Bài 2: Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs tự thưc hành hình vẽ trong SGK.
- 1 HS thực hành ở bảng nhóm.(Hình vẽ của giáo viên có đặt tên)
- Gv mời 2 Hs đứng lên đọc kết quả.
** Yêu cầu HS đọc tên các góc vuông đó.
- Gv chốt lại:Hình thứ nhất có 4 góc vuông, hình thứ hai có 2 góc vuông.
* Hoạt động 3: Hoạt động nhóm bàn
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết ghép được chữ có góc vuông.
Bài 3: Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài
- Gv cho Hs thảo luận nhóm bàn.
- Yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả.
Vì sao em chọn được?
- Gv chốt lại:
+ Hình A: 1, 4.
+ Hình B: 2, 3.
Bài 4: HSKG làm thêm
- Gv đi đến từng bàn để chỉ cho các em.
PP: thực hành.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- HS nêu.
Hs thực hành vẽ góc vuông đỉnh 0 theo hướng dẫn và tự vẽ các góc còn lại.
- 3 Hs lên bảng vẽ. Dưới lớp vẽ vào bảng con.
Hs nhận xét.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
Cả lớp thực hành.
- 1 HS lamg bảng nhóm.
- Hai Hs đứng lên đọc kết quả.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thảo luận.
-Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs thảo luận nhóm bàn.
Các nhóm lên trình bày kết quả.
Hs nhận xét.
- Hs thực hành gấp mảnh giấy để có góc vuông.
3. Tổng kết – dặn dò.
Chuẩn bị bài: Đê- ca-mét ; Héc-tô-mét.
Nhận xét tiết học.
Tiếng Việt : Ôn tập (Tiết 3)
I/ Mục tiêu: 
 - Kiểm tra lấy điểm đọc các bài tập đọc từ tuần1-8 (Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1)
 - Ôn tập đặt câu theo mẫu: Ai là gì?
 - Ôn tập viết đơn.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Phiếu viết tên từng đoạn các bài tập đọc từ tuần1-8
 Bảng nhóm làn bài tập 2.
	* HS: Vở bài tập.
 III/ Các hoạt động:
Giới thiệu và nêu vấn đề:
 2. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc .
- Gv gọi lần lượt khoảng 6-8 em lên bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi trong từng đoạn vừa đọc.
Yêu cầu HS đặt câu hỏi cho đoạn vừa đọc hỏi bạn.
- Gv cho điểm.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bàn.
- Mục tiêu: Củng cố lại cho Hs cách đặt câu theo mẫu Ai là gì?
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn. Đặt câu vào bảng nhóm
- Gv mời các nhóm trình bày.
- Gv nhận xét, chốt lạiVD:
Bố em là công nhân nhà máy điện.
Chúng là những học trò chăm ngoan.
Chúng em là học sinh tiểu học.
* HSKG: Trong mẫu câu Ai là gì? Bộ phận trả lời cho câu hỏi ai là từ chỉ gì? Bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì là từ chỉ gì?
* Hoạt động 3 Hoạt động cá nhân .
- Mục tiêu: Giúp HS biết hoàn chỉnh một lá đơn.
- GV mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv giải thích thêm: Nội dung phần Kính gửi em chỉ cần viết tên phường (hoặc tên xã, quận, huyện .
- Gv yêu cầu Hs tự làm bài cá nhân.
GV theo dõi giúp đỡ HSTB.
- Gv mời 4 – 5 Hs đọc mẫu đơn trước lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại về nội dung điền và hình thức trình bày đơn. Tuyên dương những bạn làm tốt.
PP: Kiểm tra, đánh giá.
- Hs lên bốc thăm bài tập đọc và đọc.
Hs trả lời. 
PP: Luyện tập, thực hành.
-Hs đọc yêu cầu của bài.
- Các nhóm thảo luận. 
- Đại diện nhóm trình bày.
Hs tiếp nối đọc những câu tự mình đặt.
Hs cả lớp nhận xét.
................. đều là từ chỉ sự vật.
PP: Luyện tập, thực hành.
- Hs đọc yêu cầu của bài.
- Hs lắng nghe.
Hs tự suy nghĩ làm bài.
4 – 5 Hs đọc lá đơn của mình trước lớp.
Hs nhận xét.
3. Tổng kềt – dặn dò: Nhận xét bài học.
___________________________________________
Tiếng Việt : Ôn tập(Tiết 4) 
 I/ Mục tiêu: Kiểm tra lấy điểm đọc các bài tập đọc từ tuần1-8(Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1)
Hs trả lời được 1 –2 câu hỏi trong nội dung bài. 
- Biết đặt câu hỏi theo mẫu câu Ai làm gì?
Nghe viết chính xác đoạn văn Gió heo may 
II/ Chuẩn bị:
* GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần1-8
 Bảng phụ viết sẵn câu văn BT2.
 III/ Các hoạt động:
 1.Giới thiệu và nêu vấn đề:
 2. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc . 
- Gv gọi lần lượt khoảng 6-8 em lên bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi trong từng đoạn vừa đọc.
Yêu câu HS đặt câu hỏi cho đoạn vừa đọc hỏi bạn.
- Gv cho điểm.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi 
-Y/C Các nhóm trình bày.
- Gv hỏi: Hai câu này được cấu tạo theo mẫu câu nào?
- Gv nhận xét, chốt lại.
Ơû câu lạc bộ các em làm gì?
Ai thường đến câu lạc bộ vào ngày nghỉ.
* Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
- Mục tiêu: Giúp HS nghe viết chính xác đoạn văn “ Gió heo may.
- GV đọc mẫu đoạn văn viết chính tả.
- Gv yêu cầu Hs tự viết ra nháp những từ dễ viết sai .
- Gv yêu cầu Hs gấp SGK.
- Đọc thong thả từng cụm từ, từng câu cho Hs viết bài.
- Gv chấm, chữa từ 5 – 7 bài. Và nêu nhận xét.
- Gv thu vở của những Hs chưa có điểm về nhà chấm.
- Hs lên bốc thăm bài tập đọc.
- Hs đọc từng đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- Hs trả lời. 
- Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm trình bày
- Ai làm gì?
Hs cả lớp nhận xét.
Hs chữa bài vào vở
PP: Luyện tập, thực hành.
- 2 –3 Hs đọc lại đoạn viết.
- Hs viết ra nháp những từ khó.
Hs nghe và viết bài vào vở.
4. Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Nhận xét bài học.
Thứ tư, ngày 17 tháng 10 năm 2012.
ĐẠO ĐỨC: CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN ( T1).
I . Mục tiêu: Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui buồn. 
Nêu được một vài việc làm cụ thể chi sẻ vui buồn cùng bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập đạo đức.
- Tranh minh hoạ các tình huốnh của hoạt động 1, tiết 1.
- Các câu chuyện, bài thơ, bài hát, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tình bạn về sự cảm thông, chia sẻ vui buồn với bạn.
- Các tấm bìa đỏ, xanh, trắng.
III. Phương pháp:
- Quan sát, đàm thoại, thảo luận , luyện tập thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Trẻ em có quyền như thế nào trong việc được quan tâm chăm sóc?
- Gv nhận xét đánh giá.
C. Bài mới: 
2. Hoạt động 1: Thảo luận phân tích tình huống.
- Yêu cầu hs quan sát tranh trong tình huống và nêu nội dung tranh
- Gv giới thiệu tình huống.
- Gvkl: 
 Hoạt động 2: Đóng vai.
- Gv chia nhóm yêu cầu các nhóm xây dựng kịch bản và đóng vai một trong các tình huống .
- Gvkl:
 Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ.
- Gv lần lượt đọc từng ý kiến.
- Gvkl: Các ý kiến a, c, d, đ, e là đúng, ý kiến b là sai.
- Yêu cầu HSKG nêu lí do vì sao chọn ý đó là đúng hay sai.
3. Củng cố dặn dò:
- Hướng dẫn thực hành: Quan tâm chia sẻ với bạn bè trong lớp, trong trường và ở nhà. Sưu tầm truyện, tấm gương...về tình bạn. 
- Hát
- HS nêu
- Cả lớp hát bài Lớp chúng mình đoàn kết.
- Hs quan sát và cho biết nội dung tranh.
- Hs thảo luận nhóm đôi về các cách cư xử trong tình huống và phân tích kết quả của mỗi cách ứng xử.
- Hs thảo luận nhóm xây dựng kịch bản và đóng vai mỗi nhóm một tình huống.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Hs cả lớp theo dõi nhận xét.
- Hs suy nghĩ bày tỏ thái độ:
- ý kiến a, c, d, đ, e -> thẻ đỏ.
- ý kiến b -> thẻ xanh.
- Hs thảo luận nhóm đôi nêu lí do vì sao tán thành và không tán thành.
Toán.
Tiết 43: Đề - ca - mét . Héc - tô - mét .
I/ Mục tiêu:
- Nắm được tên gọi và kí hiệu của đề – ca – mét (dam), héc – tô – mét (hm).
- Biết được mối quan hệ giữa dam và hm.
- Biết chuyển đổi đơn vị từ dam, hm ra mét.
- Bài tập cần làm: Bài 1 (Dòng 1,2,3.) Bài 2 ( Dòng 1,2,3). Bài 3 (Dòng 1,2).
II/ Chuẩn bị : * GV: Bảng phụ, phấn màu.
	 * HS: bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Bài cũ: Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng êke.
- Vẽ góc vuông đỉnh A; cạnh AD; AC
- Nhận xét ghi điểm.
2. Giới thiệu và nêu vấn đề.
4. Phát triển các hoạt động.
* HĐ1: Giới thiệu đề–ca–mét , héc–to–mét.
- Gv hỏi: Các em đã học các đơn vị đo độ dài nào?
- Đề-ca–mét là một đơn vị đo độ dài. Đề –ca –mét viết tắt là dam.
Yêu cầu HS viết bảng con dam
- Độ dài của 1dam bằng độ dài của 10m.
GV ghi: 1 dam = 10 m
- Héc – tô – mét cũng là đơn vị đo độ dài. Héc – tô – méc viết tắt là hm.
- Yêu cầu HS viết bảng con hm 
- Độ dài của 1 hm bằng độ dài của 100m và bằng độ dài của 10 dam.
GV ghi: 1hm = 100m.
 1hm = 10 dam
* Hoạt động 2: Làm bài tập
- Mục tiêu: Giúp Hs biết đổi các đơn vị từ hm, dam, km ra m và ngược lại.
Bài 1: Thảo luận nhóm đôi
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv viết lên bảng 1 hm = m và hỏi: Một hm bằng bao nhiêu mét?
- Vậy điền số 100 vào chỗ chấm.
- Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi các bài còn lại.
- Gv mời các nhóm trình bày.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Bài 2: Hoạt động cá nhân
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv viết lên bảng: 4 dam =  m
- Yêu cầu Hs tự suy nghĩ tìm số thích hợp điền vào chỗ trống và giải thích.
- Gv hướng dẫn:
+ 1dam = ? m.
+ 4dam gấp mấy lần 1 dam
+ Vậy muốn biết 4dam dài bằng bao nhiêu mét ta lấy 
10m x 4 = 40m.
- Gv yêu cầu Hs làm các bài còn lại của dòng 1 và dòng 2 vào bảng con. 4 HS lên bảng.
- Gv yêu cầu Hs nêu cách tính.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Bài 3: Hoạt động cá nhân.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết tính theo mẫu.
 - Gv mời Hs đọc đề bài.
- Yêu cầu HS đọc bài mẫu. 
- Yêu cầu HS làm các dòng 1;2 của 2 cột vào vở.
- Chấm chữa bài.
PP: quan sát, gợi mở, hỏi đáp.
m, cm, dm, m, km.
- Hs đọc: đề – ca –mét.
- HS viết bảng con.
- HS đọc. 1 dam = 10m
- hs đọc : hét – tô –mét.
- HS viết bảng con.
HS đọc 1 hm = 100m
 1 hm = 10 dam
PP: Luyện tập, thực hành.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- 1hm = 100 mét.
- Hs thảo luận nhóm đôi.
- 3 nhóm trình bày.
Hs nhận xét.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs tìm số thích hợp điền vào chỗ trống và giải thích.
- 1dam = 10m.
- 4dam gấp 4 lần.
 -Làm các bài còn lại vào bảng con.
- 3 học sinh lên bảng làm bài.
- HS nêu cách tính.
PP: Kiểm tra, đánh giá.
Hs đọc đề bài.
- HS đọc bài mẫu.
- HS làm bài vào vở.
4. Tổng kết – dặn dò.
Chuẩn bị bài: Bảng đơn vị đo độ dài.
Nhận xét tiết học.
Luyện Tiếng Việt: Ôn Luyện từ và câu.
I .Mục tiêu: - Hiểu và phân loại được một số từ ngữ về cộng đồng.
 - Biết tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)-làm gì?
 - Biết đặt câu hỏi cho bộ phận câu đã xác định. 
 II .Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A Bài cũ: Gv cho Hs chữa bài tiết trước.
B. Bài mới:
1. Gv nêu yêu cầu nhiệm vụ của tiết học
2. Hướng dẫn Hs làm bài tập.
Bài tập 1: Ghép từ ngữ bên trái với nghĩa thích hợp ở cột bên phải.
Đồng hành 
vui sướng cùng hưởng, cực khổ cùng chịu
Đồng cam cộng khổ
cùng đi đường với nhau.
Đồng nghiệp
cùng làm một nghề.
Bài tập 2: Em hãy khoanh vào chữ cái trước những câu tục ngữ nói về thái độ ứng xử trong cộng đồng nên có.
Thương người như thể thương thân.
Chuông làng nào làng ấy đánh thánh làng nào làng ấy thờ.
Đèn nhà ai nấy rạng.
Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.
Thấy người hoạn nạn thì thương.
Bài tập 3: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) và bộ phận câu trả lời chocâu hỏi ( làm gì?).
a. Bà con nông dân ra đồng gặt lúa.
b. Những chú chim gáy đang nhặt thóc rơi ở ruộng vừa gặt.
c. Mọi người cười nói vui vẻ.
d. Bọn trẻ chạy đuổi nhau trên bờ ruộng.
Gv chấm bài và nhận xét.
Bài tập 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:
 a.Bạn Vân đang giúp mẹ xếp ngô lên gác bếp.
 b.Chị Mai đang nấu cơm chiều.
 c.Tối nay, cả nhà em đi xem phim.
 Gv nhận xét và chốt kết quả đúng.
C . Củng cố dặn dò:
Gv nhận xét tiết học và ra bài về nhà.
Hs chữa bài
Hs khác nhận xét.
Cho1 Hs nối trên bảng, cảlớp làm vào vở.
Hs đọc kĩ từng câu
Khoanh vào chữ trước câu thái độ ứng xử tốt trong cộng đồng
Hs làm vào vở.
1 Hs lên chữa bài.
- Hs đọc yêu cầu bài tập rồi gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi ai? Gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì?
Hs làm bài vào vở
- Hs đọc kĩ yêu cầu đề bài hỏi đáp nhóm đôi.
- Hs 1 bạn hỏi một bạn trảlời sau đó làm ngược lại.
Tự nhiên xã hội:
Ôn tập : Con người và sức khỏe (2 Tiết).
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs củng cố và hệ thống hóa các kiến thức về :
Các bộ phận và Cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
Kỹ năng: 
- Biết được những điều nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
c) Thái độ: 
 - Giaó dục Hs biết vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như: thuốc lá, rượu, ma túy.
II/ Chuẩn bị:
* GV:4 tranh Các cơ quan đã học. Các câu hỏi ôn tập.
	* HS: 4 đội chuẩn bị 4 hệ thống câu hỏi về các cơ quan đã học trong phần con người và sức khoẻ GV dặn chuẩ bị tiết trước.
III/ Các hoạt động:
Bài cũ: Vệ sinh thần kinh (tiết 2).
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Nêu vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe?
 + Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu? Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì? 
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
 3. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”.(Tiết 1)
- Mục tiêu: Giúp Hs củng cố các kiến thức của các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. Những việc nên làm và không nên làm để bảo và giữ vệ sinh các cơ quan đó.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Tổ chức.
- Gv hướng dẫn Hs :
+ Chia lớp thành 4 nhóm và sắp xếp bàn ghế trong lớp cho phù hợp với hoạt động trò chơi.
+ Cử 3 – 5 Hs làm giám khảo với giáo viên cùng theo dõi, ghi lại các câu trả lời của các đội.
Bước 2: Phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Mỗi đội được nêu 5 câu hỏi để hỏi các đội bạn một cơ quan về các nội dung như: tên các bộ phận, chức năng; các bệnh thường gặp; cách đề phòng.........
- Các đội nghe câu hỏi. Đội nào trả lời sẽ lắc chuông- nếu không trả lời được đội bạn có quyền lắc chuông trả lời và được ghi điểm ở câu hỏi đó.
- Đội nào lắc chuông trước sẽ trả lời trước. 
Bước 3: Chuẩn bị.
- Gv cho các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi, các thành viên trao đổi thông tin đã học từ những bài trước
- Yêu cầu các nhóm xem lại nội dung câu hỏi của nhóm mình.
Bước 4: Tiến hành.
- GV tổ chức cho HS chơi.
Bước 5: Đánh giá, tổng kết.
- Ban giám khảo hội ý thống nhất điểm và tuyên bố với các đội.
- Gv nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
* Hoạt động 2: Vẽ tranh. (Tiết 2)
- Các bước tiến hành.
Bước 1 : Chia lớp làm 4 nhóm. Tổ chức và hướng dẫn.
- Gv yêu cầu mỗi nhóm chọn một nội dung để vẽ tranh vận động. Ví dụ: đề tài về thuốc lá, ma tuý, 
Bước 2: Thực hành.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng thảo luận để đưa ra các ý tưởng vẽ như thế nào và ai đảm nhiệm.
- Gv đi đến các nhóm để kiểm tra, giúp đỡ.
Bước 3: Trình bày và đánh giá.
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình và cử đại diện nêu ý tưởng của bức tranh vận động do nhóm vẽ.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
PP: Ôn tập, trò chơi.
-Hs lắng nghe.
Lớp cử 3- 5 Hs làm giám khảo.
- Hs lắng nghe.
- Hs hội ý với nhau.
- Các nhóm đọc lại câu hỏi.
- Các nhóm tổ chức chơi.
- Ban giám khảo cộng điểm và thống nhất.
- Đọc điểm.
PP: thực hành.; thảo luận.
Hs chọn đề tài vẽ tranh.
Hs thảo luận để vẽ tranh.
Các nhóm trình bày sản phẩm của mình.
Các nhóm khác nhận xét.
 4 .Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Nhận xét bài học.
Thứ năm, ngày 18 tháng 10 năm 2012.
Tiếng Việt : Ôn tập (Tiết 6)
 I/ Mục tiêu: - Kiểm tra lấy điểm đọc các bài tập đọc từ tuần1-8 cho những HS còn lại (Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1)
- Luyện tập củng cố vốn từ: Lựa chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ - chỉ sự vật. Ôn luyện về dấu phẩy.
II/ Chuẩn bị:
* GV: - Phiếu viết tên từng đoạn các bài tập đọc từ tuần1-8 
 - Bảng phụ viết bài tập 2.
	* HS: Vở bài tập.
 III/ Các hoạt động:
Giới thiệu và nêu vấn đề: 
 2. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc .
- Gv gọi lần lượt các em ch ưa ki ểm tra lên bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi trong từng đoạn vừa đọc.
Yêu câu HS đặt câu hỏi cho đoạn vừa đọc hỏi bạn.
- Gv cho điểm.
* Hoạt động 2: Hoạt động nhóm bàn
- Mục tiêu: Giúp Hs luyện tập và củng cố vốn từ: lựa chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật.
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài.
* Gv mở bảng phụ đã chép đoạn văn. Và giải thích: Bài tập này hơi giống BT2 ở tiết 5. Các em phải lựa chọn các từ để điền đúng vào chỗ trống.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm.
- Gv mời 5 nhóm lần lượt nêu 5 từ các em chọn điền. Và giải thích tại sao mình lựa chọn từ này.
- Gv nhận xét, chốt lại.
 Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh non. Trăm hoa đua nhau khoe sắc. Nào chị hoa huệ trắng tinh, chị hoa cúc vàng tươi, chị hoa hồng đỏ thắm, bên cạnh cô em vi – ô – lét tím nhạt, mảnh mai.
 Tất cả đã tạo nên một vườn xuân rực rỡ.
* Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân.
-Mục tiêu: Giúp HS đặt dấu chấm hỏi vào đúng trong câu.
- GV mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm việc cá nhân. - Gv theo dõi, giúp đỡ những Hs yếu kém.
- Gv mời 3 em lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét.
** HSKG: Các dấu phẩy trong câu a có tác dụng gì?
 (Hỏi tương tự với các câu còn lại)
PP: Kiểm tra, đánh giá.
- Hs lên bốc thăm bài tập đọc và đọc từng đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- Hs trả lời.
PP: Luyện tập, thực hành.
- Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs lắng nghe.
Hs quan sát.
- Các nhóm thảo luận.
- 5 nhóm trình bày. Giải thích.
- Hs cả lớp nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn
2 – 3 Hs đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
PP: Luyện tập, thực hành.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs làm bài cá nhân.
Hs nghe và viết bài vào vở.
Ba Hs lên bảng làm bài.
Hs nhận xét bài của bạn.
Hs chữa bài vào VBT.
.... ngăn cách các cụm từ chỉ thời gian được đặt liên tiép trong câu.
4. Tổng kềt – dặn dò. Nhận xét bài học.
________________________________________
Toán:
Tiết 44: Bảng đơn vị đo độ dài.
I/ Mục tiêu:
- Làm quen với bảng đơn vị đo độ dài.
- Bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
- Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng (km và m; m và mm)
- Thực hiện các phép tính với các số đo độ dài.
II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ kẻ đơn vị đo độ dài; phấn màu.
	* HS: bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Bài cũ: Đề – ca – mét . Héc – tô – mét .
2. Giới thiệu và nêu vấn đề.
3. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài.
- Mục tiêu : Giúp Hs làm quen với các đơn vị đo độ dài.
- Gv treo bản phụ đã kẻ bảng đo độ dài như SGK lên bảng- mới chỉ điền đơn vị đo là m
- Yêu cầu Hs nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học.
- Gv nêu: Trong các đơn vị đo độ dài thì mét được coi là đơn vị cơ bản.
- Gv hỏi: Lớn hơn mét thì có những đơn vị đo nào?
 Nhỏ hơn mét có những đơn vị nào?
-Ta sẽ viết đơn vị dam vào phía bên nào của cột mét.
- Trong các đơn vị đo độ dài lớn hơn mét, đơn vị nào gấp mét 10 lần?
GVghi 1dam = 10 m vào bảng.
- Đơn vị nào gấp mét 100 lần?
- Viết hét – tô – mét và kí hiệu hm vào bảng.
- 1 hm bằng bao nhiêu dam?
 (Các đơn vị nhỏ hơn mét làm tương tư)
- Gv yêu cầu Hs đọc các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.

File đính kèm:

  • docTUAN 9.doc