Giáo án môn học khối 3 - Tuần số 12
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Tiếp tục thực hành nhân số có ba chữ số với một số có một chữ số.
- Áp dụng phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số để giải bài toán có liên quan.
- Củng cố bài toán về gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần.
- Củng cố về tìm số bị chia.
II. ĐỒ DÙNG:
* GV: Bảng nhómï, phấn màu.
* HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Bài cũ: Nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
- Gv gọi HS lên bảng làm a, x : 6 = 102 b, x : 7 = 105
- Gv nhận xét, cho điểm.
2. Giới thiệu và nêu vấn đề.
3. Phát triển các hoạt động.
kỹ năng đọc thành tiếng: + Chú ý các từ ngữ dễ phát âm sai : Kì Lừa, quanh quanh, lóng lánh . +Ngắt giọng đúng giữa các dòng thơ lục bát, thơ bảy chữ. + Giọng đọc biểu lộ niềm tự hào về cảnh đẹp của đất nước. - Rèn kỹ năng đọc hiểu : * GDMT: HS cảm nhận được nội dung bài và thấy được ý nghĩa : Mỗi vùng trên đất nước ta đều có những cảnh thiên nhiên tươi đẹp; chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ những cảnh đẹp đó. Từ đó, HS thêm yêu quý môi trường thiên nhiên và có ý thức BVMT. Học thuộc lòng 2-3 câu ca dao trong bài . II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Tranh , ảnh về cảnh đẹp được nói đến trong các câu ca dao. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: A Bài cũ : Gọi học sinh lên kể chuyện “ Nắng phương nam” B Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: a, Giáo viên đọc mẫu b, Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: - Đọc nối tiếp câu- kết hợp luyện từ khó - Đọc nối tiếp đoạn (2-3 lần) - Đọc từng đoạn trong nhóm . - Thi đọc nối tiếp giữa các nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: H: Mỗi câu ca dao nói đến một vùng , đó là những vùng nào ? (Mỗi HS trả lời 1 ý) H: Mỗi vùng có những cảnh gì đẹp? ( HSTB trả lời). H : Theo em , ai đã gìn giữ tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn? * GDMT: Nơi em ở có những cảnh đẹp gì? Em cần làm những việc gì để giữ gìn và tô điểm cho quê hương ngày càng tươi đẹp? 4, Luyện đọc thuộc lòng: Thi đọc thuộc lòng : 8 – 10 em. 5, Củng cố , dặn dò Hỏi: HSG hoặc khá: Bài ca dao giúp em hiểu điều gì? - Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ . 2 HS kể chuyện “ Nắng phương nam” 1 HS nêu nội dung câu chuyện. - Câu 1 : Lạng Sơn ; Câu 2 : Hà Nội ; Câu 3 : Nghệ An , Hà Tĩnh ; Câu 4 : Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng ; Câu 5 : TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai; Câu 6 : Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp - HS trả lời. Cha ông ta - HS lên hệ. Học sinh luyện đọc đồng thanh từng câu - cả bài- - Học sinh đọc nối tiếp , thi đọc thuộc 6 câu ca dao CHÍNH TẢ (Nghe- viết) : CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG I.MỤC TIÊU: - Nghe viết chính xác , trình bày đúng bài : Chiều trên sông Hương - Luyện viết phân biệt những tiếng có vần khó ( oc / ooc). Giải đúng câu đố , viết đúng một số tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn . * GSMT: HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT. II.ĐỒ DÙNG: Viết bài tập 2 lên bảng phụ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: A, Bài cũ : GV cho học sinh viết bảng con các từ : Trời xanh, dòng suối, vấn vương. B, Bài mới : 1, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích , yêu cầu của bài. 2, Hướng dẫn học sinh nghe – viết : - GV đọc đoạn viết H : Tác giả tả những hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương? * GDMT: Thiên nhiên thật là tươi đẹp, đặc biệt là cảnh nông thôn êm đềm, em có auy nghĩ gì về thiên nhiên đất nước ta, làm gì để thiên nhiên ngày càng tươi đẹp? H : Những từ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao ? GV theo dõi và giúp đỡ những HS yếu hơn. Yêu cầu đổi vở nhận xét bài của bạn. Chấm bài , nhận xét. 3, Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài tập 2: GV nêu yêu cầu của bài . Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng: Con sóc, mặc quần soóc, cần cẩu móc hàng, kéo xe rơ- moóc. Hỏi thêm: Rơ- moóc là gì?( xe có moóc để kéo hàng) Bài tập 3 a: Đáp án: trâu, trầu , trấu 4, Củng cố , dặn dò: Nhận xét giờ học. – 2 HS đọc lại đoạn viết. - Khói thả nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước; Tiếng lanh canh của thuyền chài gõ những mẻ cá cuối cùng, khiến mặt sông nghe như rộng hơn - HS nêu suy nghĩ. - .Chữ đầu câu, tên riêng - HS nghe giáo viên đọc bài và chép vào vở. 2 HS lên làm bài thi – Cả lớp làm vào vở bài tập. HS làm bài cá nhân – kết hợp quan sát tranh minh hoạ gợi ý rồi ghi lời giải vào bảng con. Thứ tư, ngày 21 tháng 11 năm 2012. ĐẠO ĐỨC: TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG. I. Mục tiêu: - HS phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường. - Tích cực tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng. Hoàn thành các nhiệm vụ được phân công. * GDMT: Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường, lớp tổ chức. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh tình huống của hoạt động 1. - Các bài hát về chủ đề nhà trường. - Các thẻ đỏ, xanh, trắng III. Phương pháp: - Quan sát, đàm thoại, luyện tập thực hành. IV. Các hoạt động dạy học: A. ổn định tổ chức: B. Bài mới: 1. Khởi động: 2. Hoạt động 1: Phân tích tình huống - Gv treo tranh, yêu cầu hs quan sát và cho biết nội dung tranh. - Gv giới thiệu tình huống. - Gv chốt lại các cách giải quyết đúng. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi - Yêu cầu hs làm vào vở bài tập đạo đức. - Gvkl: Việc làm của các bạn trong tình huống c, d là đúng, việc làm b, c là sai. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến - Gv lần lượt đọc từng ý kiến - Vì sao ý c sai? - Gvkl: Các ý kiến a, b, d là đúng, c là sai. 3. Củng cố dặn dò: - Hướng dẫn thực hành: Tìm hiểu các gương tham gia việc trường việc lớp. Thường xuyên làm tốt việc trường việc lớp. - Hát - Cả lớp hát bài Em yêu trường em. - Hs quan sát tranh và nêu nội dung. - Hs thảo luận nhóm đôi nêu cách giải quyết. - Đại diện các nhóm nêu cách giải quyết - Hs thảo luận cả lớp Vì sao lại chọn cách giải quyết đó? - Hs làm vào vở bài tập đạo đức, ghi chữ Đ vào cách ứng xử đúng, chữ S vào cách ứng xử sai. - Hs đọc chữa bài. - Hs dùng thẻ màu để bày tỏ ý kiến: + Tham gia việc lớp, việc trường đem lại niềm vui cho các em ( thẻ đỏ ) + Chỉ nên làm việc lớp, việc trường đã được phân công ( thẻ xanh ) + Tích cực tham gia việc lớp việc trường phù hợp với khả năng ( thẻ đỏ ) - Hs nêu TOÁN: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp Hs củng cố: - Bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. - Phân biệt giữa so sánh số lớn gấp mấy lần số bé và so sánh số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị. II. ĐỒ DÙNG: * GV: Bảng phụ, phấn màu. * HS: VBT, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Bài cũ: Luyện tập. Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào? - Nhận xét bài cũ. 2. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài – ghi tựa. 3. Phát triển các hoạt động. *Bài 1, 2 - Mục tiêu: Củng cố cho HS về bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé Bài1 : HSK lên bảng giải - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv yêu cầu Hs nhắc lại cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. - Gv yêu cầu Hs làm vào vở . Một HS lên bảng giải Bài 2: HSTB giải - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài. - Gv yêu cầu Hs tự làm vào vở Hs lên bảng làm. - Gv nhận xét * Bài 3. - Mục tiêu: Giúp cho các em biết giải bài toán có lời văn. Bài 3:Yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài: - Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi để tìm cách giải. - Gv yêu cầu Hs cả lớp vào vở. Số kg thu đựơc ở thửa thứ 2 là: 127 x 3 =381 (kg) Số kg thu được của cả hai thửa ruộng là: 127 +381 = 508(kg) Đáp số: 508 kg Mở rộng cách 2: HSKG Bài giải Nếu ta xem số cà chua thu hoạch ở thửa thứ nhất là một phần thì thửa thứ 2 là 3 phần. Vậy tổng số phần bằng nhau là: 1 + 3 = 4 ( phần) Số cà chua thu hoạch cả2 thửa là: 127 X 4 = 508(kg) Đáp số 508 kg cà chua * Hoạt động 3: Làm bài 4. HSTB làm bài Bài 4: MT: Củng cố cho HS gấp một số lần và hơn một số đơn vị. - Gv mời Hs đọc nội dung của cột đầu tiên của bảng. - Muốn tính số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ta làm như thế nào? - Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào? - Gv chia lớp thành 2 nhóm cho các em thi làm bài. - Gv nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. PP: Luyện tập, thực hành. - Hs đọc yêu cầu đề bài. - Học sinh nhắc lại: Ta lấy số lớn chia cho số bé. - Hs cả lớp làm bài vào vở. 1 HS lên bảng giải. Hs nhận xét. - Hs đọc yêu cầu đề bài - Hs cả lớp làm bài vào vở. - Một Hs lên bảng làm. Hs nhận xét. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận. - Hs đọc yêu cầu đề bài. - Hs thảo luận nhóm đôi. Hs làm vào vở. 1 HS giải vào bảng nhóm. Hs nhận xét. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. - Hs đọc. - Ta lấy số lớn trừ đi số bé. - Ta lấy số lớn chia cho số bé. Hai nhóm thi làm bài. Đại diện 2 nhóm lên điền số vào. Hs nhận xét. 4. Tổng kết – dặn dò. Làm bài 2,3. Chuẩn bị bài: Bảng chia 8. Nhận xét tiết học. Luyện đọc : Luôn nghĩ đến miền Nam I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc đúng giọng văn kể chuyện tự nhiên , cảm động , đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (chị cán bộ miền Nam , Bác Hồ ) 2 . Rèn kĩ năng đọc -hiểu : Hiểu được các từ ngữ trong bài (sợ Bác trăm tuổi , hóm hỉnh) Hiểu tình cảm bao la của Bác Hồ dành cho đồng bào miền Nam cũng như tình cảm kính yêu của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ . II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK , them7 tranh ảnh Bác nói về đồng bào miền Nam . III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A . Kiểm tra bài cũ +Theo em ai đã giữ gìn tô điểm cho non sông ta ngày càng tươi đẹp hơn ? - GV nhận xét – Ghi điểm B .Bài mới : 1.Gv giới thiệu bài - Ghi tựa 2 .Luyện đọc : a.GV đọc diễn cảm toàn bài b . Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ : - Đọc từng câu : - Đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghìa từ Gv cho Hs đọc chú giải - Đọc từng đoạn trong nhóm . GV theo dõi , hướng dẫn HS đọc cho đúng . 3.Hướng dẫn tìm hiểu bài: + Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác điều gì ? + Câu nói đó thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam như thế nào ? + Tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam thể hiện như thế nào ? GV chốt lại nội dung của bài : 4 .Luyện đọc lại : - GV đọc diễn cảm đoạn 2 và đoạn 3 - GV và lớp nhận xét . 5.Củng cố - Dặn dò : - Hỏi lại bài - GV nhận xét tiết học . - 3 HS đọc bài Cảnh đẹp non sông - 3 HS nhắc lại Lớp lắng nghe -HS đọc từng câu nối tiếp - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài - 1 HS đứng đọc các từ ngữ chú giải trong SGK -HS đọc từng đoạn trong nhóm - 3 HS nối tiếp thi nhau đọc 3 đoạn - 1 HS đọc cả bài - HS đọc nối 2 đoạn còn lại . Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 2. Hs nhận xét. Hs trả lời câu hỏi Hs nhắc lại - 2 HS nối tiếp nhau đọc hết bài . - 2 HS thi đọc lời nói của Bác - 1HS đọc cả bài . Lớp theo dõi nhận xét TỰ NHIÊN-XÃ HỘI: PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ. I. MỤC TIÊU: - Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa. Nói được những thiệt hại do cháy gây ra. Biết cách xử lí khi xảy ra cháy: tìm kiếm sự giúp đỡ, xử lí đúng cách( kĩ năng tự bảo vệ) - Nêu được những việc làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà( kĩ năng làm chủ bản thân) II. CHUẨN BỊ: * GV: Hình trong SGK trang 44, 45 SGK. Sưu tầm những mẫu tin trên báo và liệt kê những vật gay cháy cùng với nơi cất giữ chúng. * HS: SGK, vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Bài cũ:Thực hành: phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng. - Gv gọi 2 Hs lên bảng : + Giới thiệu sơ đồ họ hàng của mình? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: 3. Phát triển các hoạt động. HĐ 1: Làm việc với SGK và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gay ra. - Mục tiêu: Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa. Nói được những thiệt hại do cháy gây ra. . Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo cặp - Gv yêu cầu Hs quan sát hình 1, 2 trang 44, 45 SGK và trả lời câu hỏi: + Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì? + Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1? + Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hỏa hoặc đống củi khô bị tắt lửa? + Theo em, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy? Tại sao? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv mời một số cặp Hs lên trả lời trước lớp các câu hỏi trên. - Gv chốt lại => Bếp ở hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy vì mọi đồ dùng được xếp đặt gọn gàng, ngăn nắp ; các chất dễ bắt lửa như củi khô, can dầu hỏa được để xa bếp. ** Liên hệ: Em hãy mô tả bếp gia đình em? GV nhận xét- nhắc nhở thêm. * Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai. - Mục tiêu: Nêu được những việc làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. Biết cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm với của em nhỏ. Các bước tiến hành. Bước 1 : Động não. - Gv đặt câu hỏi: Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn? - Gv yêu cầu lần lượt Hs nêu một vật dễ gây cháy hiện đang có trong nhà mình? Bước 2: Thảo luận. (GV phát phiếu) - Gv yêu cầu Hs thảo luận để giải quyết các tình tuống: + Nhóm 1: Bạn làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt lung tung trong nhà mình? + Nhóm 2: Theo bạn, những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hỏa . Nên được cất giữ ở đâu trong nhà? + Nhóm 3: Khi đun nấu, bạn va ønhững người thân trong gia đình cần chú ý điều gì để phòng cháy? +Nhóm4 : Bếp nhà bạn chưa thật gọn gàng ngăn nắp bạn sẽ làm gì để người lớn dọn dẹp sắp xếp lại? Bước 3: Làm việc cả lớp. - Gv mời các nhóm đại diện lên trình bày kết quả của nhóm mình. - Gv nhận xét, chốt lại: => Cách tốt nhất để phòng cháy khi đun nấu là không để những thứ dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng xong. Liên hệ: Hiện nay các gia đình chủ yếu đun nấu bằng bếp ga vì vậy chúng ta cần lưu ý khi đun nấu xong cần khoá bình ga chống cháy nổ. H. Em thấy bếp nhà mình đã an toàn chưa? Vì sao? Em pải làm gì để phòng cháy khi đun nấu ở nhà ? * Hoạt động 3: Chơi trò chơi “ Gọi cứu hỏa”. - Mục tiêu: Hs biết phản ứng đúng khi gặp trường hợp cháy. . Cách tiến hành. Bước 1: Gv nêu tình huống cháy cụ thể. Bước 2: Thực hành báo động cháy, theo dõi phản ứng của Hs thế nào. Bước 3: Gv nhận xét và hướng dẫn một số cách thoát hiểm khi gặp cháy ; cách gọi điện 114 để báo cháy. Gv nhận xét PP: Quan sát, hỏi đáp , giảng giải. HT : nhóm - Hs làm việc theo cặp. - Hs quan sát hình trong SGK. Hs thảo luận các câu hỏi.. Hs lắng nghe. Một số Hs lên trình bày kết quả thảo luận. Hs cả lớp nhận xét. - HS nêu PP: thảo luận - HS liệt kê. Hs thảo luận theo nhóm. Các nhóm lên trình bày câu hỏi thảo luận của nhóm mình. Hs nhận xét. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. HT : Lớp, cá nhân, nhóm Hs chơi trò chơi. 4 .Tổng kết– dặn dò. 1’ Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Một số hoạt động ở trường. Nhận xét bài học. Thứ năm, ngày 22 tháng 11 năm 2012. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI, SO SÁNH I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được các từ chỉ hoạt động trạng thái trong khổ thơ( BT1). - Biết them một kiểu so sánh : so sánh hoạt động với hoạt động. - Chọn được những từ nhữ thích hợp để ghép thành câu.(BT3) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Viết sẵn các đoạn thơ, đoạn văn trong bài tập lên bảng hoặc bảng phụ. - HS:VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ. ( 5 phút) - Gọi 2 HS lên bảng và yêu cầu HS làm miệng bài tập 1;4 tiết luyện từ và câu tuần 11 - Nhận xét và cho điểm học sinh. B. Dạy học bài mới. ( 25 phút) 1. Giới thiệu bài - Gv nêu từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh 2. Hướng dẫn làm bài tập . Bài 1 - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Gọi 1 HS lên bảng gạch chân các từ chỉ hoạt động có trong khổ thơ. Lớp làmVBT - Hoạt động chạy của chú gà con được miêu tả bằng cách nào ? Vì sao có thể miêu tả như thế ? -GV nhấn mạnh : Đây là cách so sánh hoạt động với hoạt động. - Em có cảm nhận gì về hoạt động của những chú gà con ? - Nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 Yêu cầu HS đọc đề bài. - Gọi 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh, HS dưới lớp làm bài vào vở. - HSKG: Theo em, vì sao có thể so sánh trâu đen đi như đập đất ? - Hỏi tương tự với các hình ảnh so sánh còn lại. - Nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 - Tổ chức trò chơi “ Xì điện” : Chia lớp thành hai đội, - GV nêu cách chơi -Luật chơi - GV theo dõi - Kết thúc trò chơi y/c HS làm VBT . C Củng cố, dặn dò. ( 5 phút) - Yêu cầu HS nêu các nội dung đã luyện tập trong tiết học. - Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng làm Hs theo dõi. - 1 HS đọc đề bài , cả lớp đọc thầm - Làm bài: - Từ chỉ hoạt động : Chạy, lăn tròn. - Được miêu tả giống như hoạt động lăn tròn của những hòn tơ nhỏ. Đó là miêu tả bằng cách so sánh. Vì những chú gà con lông thường vàng óng như tơ, thân hình lại tròn, nên trông các chú chạy giống như những hòn tơ đang lăn. - Những chú gà con chạy thật ngộ nghĩnh, đáng yêu, dễ thương. - 1 HS đọc toàn bộ đề bài, . - HS gạch chân dưới các câu thơ, câu văn có hoạt động được so sánh với nhau. a) Chân đi như đập đất b) Tàu (cau) vươn như tay vẫy c) Đậu quanh thuyền lớn như nằm quanh bụng mẹ.Húc húc (vào mạn thuyền mẹ) như đòi bú - Vì trâu đen rất to, khoẻ đi rất mạnh,đi đến đâu đất lún đến đấy nên có thể nói đi như đập đất. - 1HS đọc yêu cầu của bài. - Chơi trò chơi “ Xì điện” - HS theo dõi –Chơi thử - HS chơi Kết quả : - Những ruộng lúa cấy sớm – đã trổ bông - Những chú voi thắng cuộc – huơ vòi chào khán giả.. - Nêu lại. - Lắng nghe. TOÁN: BẢNG CHIA 8 I Mục tiêu: Kiến thức: - Lập bảng chia 8 dựa vào bảng nhân 8,thực hành chia cho 8. - Áp dụng bảng chia 8 để giải bài toán. b) Kỹ năng: Rèn Hs tính các phép tính nhân chính xác, thành thạo. c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ, phấn màu.10 Tấm nhựa có 8 chấm tròn * HS: Mỗi HS 10 tấm nhựa co ù8 chấm tròn, bảng con. III/ Các hoạt động: 1. Bài cũ: Luyện tập Một Hs đọc bảng nhân 8. - Nhận xét ghi điểm. 2. Giới thiệu và nêu vấn đề. 3. Phát triển các hoạt động * HĐ 1: Hướng dẫn Hs thành lập bảng chia 8. - Mục tiêu: Giúp cho các em bước đầu lập được bảng chia 8 dựa trên bảng nhân 8. (Hướng dẫn tương tự cách lập bảng chia 6) - Gv yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc bảng chia 8. Hs tự học thuộc bảng chia 8 - Tổ chức cho Hs thi học thuộc lòng. * Hoạt động 2: Luyện tập. Bài 1: Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv yêu cầu HS tính nhẩm nối tiếp. - Gv nhận xét. Bài 2: Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài - Gv yêu cầu Hs tự làm bài. Bốn bạn lên bảng giải. - Gv hỏi HSKG: Khi đã biết 8 x 5 = 40, có thể ghi ngay kết quả của 40 : 8 và 40 : 5 không? Vì sao? - Gv nhận xét, chốt lại. * Bài 3: HSTB giải - Mục tiêu: Giúp cho các em biết giải toán có lời văn. - Yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài: - Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi nội dung bài tập. - Gv chốt lại: Bài giải Mỗi mảnh vải có số mét dài là: 32: 8 = 4 (mét vải) Đáp số : 4 mét vải. Bài 4: - Gv yêu cầu Hs đọc đề bài - Yêu cầu Hs tự làm bài. Một em lên bảng giải. - Gv chốt lại: Bài giải Số mét vải cắt đựơc là: 32: 8 = 4 (mảnh) Đáp số : 4 mảnh. HSKG: Nêu sự khác nhau giữa 2 bài toán? * Hoạt động 3: Bài toán mở rộng HSG-K - Gv chia HS 2 nhóm. Cho các em chơi trò “ Ai tính nhanh” Bài toán: Tính: 8 x 2 x 3 2 x 8 x 5 4 x 2 x 8 - Gv nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc. Nêu cách tính nhanh của em? PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải. - HS thực hành. - Hs đọc bảng chia 8 và học thuộc lòng. - Hs thi đua học thuộc lòng. - Hs đọc yêu cầu đề bài. - 12 Hs nối tiếp nhau đọc từng phép tính trước lớp. Hs nhận xét. - Hs đọc yêu cầu đề bài. - 4 Hs lên bảng làm. - Chúng ta có thể ghi ngay, vì lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia. PP: Luyện tập. - Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs thảo luận nhóm đôi. - Hs tự làm bài. Một Hs lên bảng làm. - Hs nhận xét. - Hs đọc đề bài. - Hs tự giải. Một em lên bảng làm. - Hs nhận xét. - Hai bài toán khác nhau về đơn vị PP: trò chơi. - Đại diện hai bạn lên tham gia. - Hs nhận xét. Đổi chỗ các số hạng để được các phép tính nhân chia trong bảng. 4. Tổng kết – dặn dò. Học thuộc bảng chia 8. Nhận xét tiết học. TOÁN: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh ơn tập củng cố kĩ năng nhân số cĩ ba chữ số với số cĩ một chữ số và giải tốn về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm một số bài tập: Bài 1: Số ? Thừa số 245 143 104 120 Thừa số 3 4 7 8 Tích Bài 2:Tìm x, biết: a, x : 7 = 102 b, x : 8 = 111 x = 102 x 7 x = 111 x 8 x = 714 x = 888 Bài 3: Xe thứ nhất chở 103 quả dừa, xe thứ hai chở gấp 8 lần xe thứ nhất. Hỏi cả hai xe chở tất cả bao nhiêu quả dừa? Bài 4: HSK-G: Hiền có 14 viên bi. Dũng có gấp 3 lần số bi của Hiền, Cường có số bi gấp 4 lần số bi của Hiền. Hỏi Cường có nhiều hơn Dũng bao nhiêu viên bi? 3. Củng cố- dặn dò: Nhận xét giờ học. HS nêu y/c bài
File đính kèm:
- TUAN 12.doc