Giáo án môn học khối 3 - Tuần học 30

LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “ Bằng gì?”. Dấu hai chấm.

I/ Mục tiêu:

a) Kiến thức:

- Đặt và trả lời câu hỏi “ Bằng gì?”. Trả lời đúng các câu hỏi “ Bằng gì?”.

- Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm.

b) Kỹ năng: Biết cách làm các bài tập đúng trong VBT.

c) Thái độ: Giáo dục Hs rèn chữ, giữ vở.

II/ Chuẩn bị:

 * GV: Bảng lớp viết BT1.

 Bảng phụ viết BT2.

 Ba băng giấy viết 1 câu trong BT3.

 * HS: Xem trước bài học, VBT.

 

doc26 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học khối 3 - Tuần học 30, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chữ số . Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a/b
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết BT2.	 
 II/ Các hoạt động:
Bài cũ: Lời kêu gọitoàn dân tập thể dục.
- Gv mời 2 Hs lên viết có tiếng có vần in/inh.
- Gv nhận xét bài thi của Hs.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa. 
 3 Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động1: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc toàn bài viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại bài viết .
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + Liên hợp quốc thành lập nhằm mục đích gì?
+Có bao nhiêu thành viên tham gia Liên hợp quốc?
+ Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc khi nào?
- Gv mời 2 Hs lên bảng và đọc cho các em viết: 24-10-1945 ; 20-9-1977.
- Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai: 
-Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
-Mục tiêu: Giúp Hs biết viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn tr/ch ; êt/êch. 
+ Bài tập 2: 
- Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv mời 3 bạn lên bảng thi làm bài.
- Gv yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
PP: Phân tích, thực hành.
- Hs lắng nghe.
- 1 – 2 Hs đọc lại bài viết.
- Bảo vệ hòa bình, tăng cường hợp tác và phát triển giữa các nước.
- Có 191 nước và vùng lãnh thổ.
- 20 –9 – 1977.
- Hs viết ra nháp.
- Học sinh viết vào vở.
- Học sinh soát lại bài.
- Hs tự chữa lỗi.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
- Một Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- 2 Hs lên bảng thi làm bài.
- Cả lớp làm vào VBT.
a) Buổi chiều – thuỷ triều – triều đình.
 Chiều chuộng – ngược chiều – chiều cao.
b) Hết giờ – mũi hếch – hỏng hết – lệt bệt – chênh lệch.
Tổng kết – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Chuẩn bị bài: Một mái nhà chung.
Nhận xét tiết học.
Thứ tư, ngày 06 tháng 4 năm 2011
THỂ DỤC:
HOÀN THIỆN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
HỌC TUNG VÀ BẮT BÓNG CÁ NHÂN
1 . MỤC TIÊU :
Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ . Yêu cầu thực hiện đúng động tác ở mức cơ bản đúng.
Học tung và bắt bóng cá nhân .Yêu cầu thực hiện ở mức tương đối đúng.
Chơi trò chơi “Ai kéo khỏe”. Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi được ở mức tương đối chủ động.
II . CHUẨN BỊ: 
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
Phương tiện : Chuẩn bị bóng -kẻ sẵn các vạch, dụng cụ mỗi em một bông hoa hoặc cờ .
III . LÊN LỚP 
ĐL
Nội dung và phương pháp
Đội hình tập luyện
1-2ph 
1phút
2phút
10-12 ph
10 -12 p
5-7ph
2phút
2-3p
1 . Phần mở đầu 
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. 
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập
-đứng thành vòng tròn khởi động các khớp . 
 Chơi Trò chơi “Kết bạn”
2 . Phần cơ bản 
- Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ 
-GV hướng dẫn HS trong lớp xếp thành đội hình đồng diễn. GV cho HS tập bài TD, khi tập xong GV nhắc các em thả lỏng.
- Học tung và bắt bóng bằng hai tay 
+GV tập hợp HS nêu tên động tác, hướng dẫn cách cầm bóng, tư thế đứng chuẩn bị tung bóng và bắt bóng 
lưu ý khi bắt bóng cần di chuyển phù hợp để bắt được bóng .
+ Cách 1:Tự tung và bắt bóng : Đứng, hai tay tung bóng từ dưới thấp lên cao theo phương thẳng đứng, khi bóng rơi xuống, nhanh chóng đưa hai tay ra bắt bóng . Sau khi bắt được bóng, lại tiếp tục tung và bắt bóng .Động tác cứ tiếp tục. Nếu để bóng rơi cần nhanh chóng nhặt bóng lên và tiếp tục tập.
Cách 2:bạn tung ,mình bắt và ngược lại :Hai người đứng đối diện, một em tung bóng em kia bắt bóng. Cả hai em đều tung và bắt bóng bằng 2 tay. Tung bóng sao cho bóng bay vòng cung vừa tầm bắt của bạn, người đón bóng khéo léo bắt bóng sau đó tung bóng lại cho bạn .Thực hiện liên tục như vậy, không để bóng rơi là tốt 
Chơi trò chơi”Ai kéo khỏe ”
+ GV nêu tên trò chơi ,giải thích cách chơi và làm mẫu động tác.Trước khi chơi GV cần cho HS. Cho HS chơi thử 1 lần, sau đó GV hướng dẫn thêm những trường hợp phạm quy để HS nắm được luật chơi.rồi mới chơi chính thức.
- GV nhận xét để HS nắm vững luật chơi 
- Từng cặp HS chơi 3 lần kéo ai được 2 lần là thắng ,sau đó đổi người chơi 
3 . Phần kết thúc 
- Đi vòng theo một vòng tròn, thả lỏng chân tay tích cực hít thở sâu .
- GV cùng hệ thống bài và nhận xét giờ học 
- GV giao về nhà : Ôn bài thể dục phát triển chung 
Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
HS thực hiện 
+ HS khởi động 
 HS chú ý nghe cách chơi để không phạm quy.
- HS chơi chính thức và có thi đua
______________________________________
Tập đọc:
Một mái nhà chung.
I Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài thơ : Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng điều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và gìn giữ nó.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3; thuộc 3 khổ thơ đầu).
* HSKG: trả lời được CH4.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
	 III/ Các hoạt động:
1. Bài cũ: Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua.
- GV gọi 2 học sinh tiếp nối kể đoạn 1 – 2 – 3 của câu chuyện “Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua” và trả lời các câu hỏi:
 + Đế thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ thú vị ?
	- Gv nhận xét.	
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu dòng thơ.
Gv đọc diễm cảm toàn bài.
- Gv cho Hs xem tranh.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời đọc từng dòng thơ. 
- Gv cho Hs giải thích các từ mới: dím, gấc, cầu vòng.
- Gv yêu cầu Hs tiếp nối nhau đọc từng khổ trong bài.
- Gv cho 6 nhóm tiếp nối nhau Hs đọc 6 khổ thơ .
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm bài thơ.
+ Ba khổ thơ đầu nói đến mái nhà riêng của ai ?
- Gv đặt câu hỏi. Và yêu cầu hs thảo luận
 + Mỗi mái nhà riêng có gì đáng yêu?
- Gv chốt lại: 
+ Mái nhà chung của muôn vật là gì?
* SHKG: Em muốn nói gì với người bạn chung một mái nhà?
* Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ.
- Mục tiêu: Giúp các em nhớ và đọc thuộc bài thơ.
- Gv mời một số Hs đọc lại toàn bài thơ bài thơ.
- Gv hướng dẫn Hs học thuộc lòng bài thơ.
- Hs thi đua học thuộc lòng từng khổ thơ của bài thơ.
- Gv mời 4 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ .
- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành.
- Học sinh lắng nghe.
- Hs xem tranh.
- Mỗi Hs tiếp nối đọc 2 dòng thơ.
- HS đọc chú giải.
- Hs đọc từng khổ thơ trước lớp.
- 6 nhóm tiếp nối đọc 6 khổ trong bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
PP: Hỏi đáp, đàm thoại, giảng giải.
- Hs đọc thầm bài thơ:
- Mái nhà của chim, của cá, của dím, của ốc, của bạn nhỏ.
- Hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
 Mái nhà của chim là nghìn lá biếc.
 Mái nhà của cá là sóng xanh rập rình.
 Mái nhà của dím nằm sâu trong vòm đất.
 Mái nhà của ốc là vỏ tròn vo trên mình ốc.
Hs nhận xét.
- Là bầu trời xanh.
- Hs phát biểu cá nhân.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
- Hs đọc lại toàn bài thơ.
- Hs thi đua đọc thuộc lòng từng khổ của bài thơ.
- 4 Hs đọc thuộc lòng bài thơ.
Hs nhận xét.
4.Tổng kết – dặn dò.
Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Chuẩn bị bài: Ngọn lửa Ô-Lim-Pích.
______________________________________________
TOÁN:
LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs củng cố về:
- Biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn.
- Củng cố về thực hiện phép trừ các số có đến năm chữ số và giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
b) Kỹ năng: Biết cách tính toán chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
B/ Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, phấn màu .
HS: VBT, bảng con.
C/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.(1’)
2. Bài cũ: Tiền Việt Nam(3’)
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2 ,3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.(30’)
 *HĐ1: Làm bài 1, 2 (18’)
 -MT: Giúp Hs biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn. Củng cố về thực hiện phép trừ các số có đến năm chữ số.
Bài 1: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài
- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Gv yêu cầu Hs nêu lại cách trừ nhẩm.
- Gv yêu cầu Hs nối tiếp đọc kết quả.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Bài 2:
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại quy tắc thực hiện các phép tính.
- Gv mời 6 Hs lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* HĐ2: Làm bài 3.(12’)
-MT:Củng cố cho Hs giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
Bài 3: Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi:.
+ Bác Hoà thu được bao nhiêu kg cà phê?
+ Lần đầu bán hết bao nhiêu kg càphê ?
+ Lần sau bán hết bao nhiêu kg cà phê?
+ Bài toán hỏi gì? 
- Gv nhận xét, chốt lại.
Cách 2:
Số cà phê cả hai lần bán:
 20000 + 12600 = 32600 (kg cà phê )
Số kg cà phê còn lại là:
 32650 – 32600 = 50 (kg cà phê)
 Đáp số: 50 kg cà phê .
GV nhận xét , tổng kết , tuyên dương .
PP: Luyện tập, thực hành.
HT:Nhóm , lớp.
Hs đọc yêu cầu đề bài..
Hs nêu.
Hs cả lớp làm vào VBT.
Hs nối tiếp nhau đọc kết quả các phép trừ.
80000 – 50000 = 30000 
 70000 – 60000 = 10000
90000 – 70000 = 20000 
100000 – 90000 = 10000
60000 – 40000 = 20000 
100000 – 30000 = 70000
HS nhận xét .
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Cả lớp làm vào VBT. Sáu Hs lên bảng làm và nêu cách thực hiện phép tính.
Hs cả lớp nhận xét.
 62947 41572 70254
 -25819 - 12466 - 63217
 37128 29106 7037
 84630 35791 14600
- 36402 - 8855 - 578
 48228 26936 14022
HS nhận xét .
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Cả lớp thảo luận.
32650 kg cà phê.
20000 kg cà phê.
12600 kg cà phê
Số kg cà phê còn lại sau hai lần bán.
Hs lên bản bài làm. Hs cả lớp làm vào VBT.
Cách 1:
 Số kg cà phê còn lại sau khi bán lần thứ nhất:
 32650 – 20000 = 12650 (kg cà phê )
Số kg cà phê còn lại sau khi bán lần thứ hai:
 12650 – 12600 = 50 (kg cà phê )
 Đáp số : 50 kg cà phê
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò.(1’)
Tập làm lại bài2, 3..
Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
Nhận xét tiết học.
_________________________________________________________
TỰ NHIÊN XÃ HỘI:
TRÁI ĐẤT. QUẢ ĐỊA CẦU.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp hs hiểu
Nhận biết được hình dạng của Trái Đất trong không gian.
Biết cấu tạo của quả địa cầu gồm: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
Kỹ năng: 
 Chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
c) Thái độ: 
 - Biết bảo vệ môi trường sống.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 112, 113.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Mặt trời
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật?
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: Hs nhận biết đựơc hình dạng của Trái Đất trong không gian.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình trang 112, 113 SGK.
+ Quan sát hình 1 em thấy Trái Đất có hình gì ?
+ Trái đất có hình cầu, hơi dẹp ở hai đầu.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv tổ chức cho Hs quan sát quả địa cầu và giới thiệu: Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và phân biệt cho các em các bộ phận: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
- GV chỉ cho Hs vị trí nước Việt Nam trên quả địa cầu.
- Gv nhận xét chốt lại:
=> Trái đất có hình cầu.
* Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: Biết đựơc cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu trên quả địa cầu. Biết tác dụng của quả địa cầu.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : 
- Gv yêu cầu Hs trong nhóm quan sát 2 hình tronng SGK và chỉ trên hình: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
- Gv yêu cầu Hs trong nhóm lần lượt chỉ cho nhau xem: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
- Gv mời vài Hs đặt quả địa cầu trên bàn, chỉ trục của quả địa cầu và nhận xét trục của nó đứng thẳng hay nghiêng so với mặt bàn.
Bước 2: Thực hiện.
- Gv mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt Trái Đất.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi gắn chữ vào sơ đồ câm.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nắm chắc vị trí cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn.
- Gv treo hai hình phóng to như hình 2 trong SGK trang 112.
- Hs chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 5 em. Và phát cho mỗi nhóm 5 tấm bìa.
- Gv hướng dẫn cuộc chơi.
Bước 2: Thực hiện.
- Các nhóm chơi trò chơi.
- Gv nhận xét, đánh giá các đội chơi.
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
Hs quan sát hình trong SGK
Hình tròn, quả bóng, hình cầu.
Hs trao đổi theo nhóm các câu hỏi trên.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
PP: Thảo luận.
Hs cả lớp thảo luận các câu hỏi.
Hs xem xét và trả lời.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
PP: Thực hành, trò chơi.
Hs chơi trò chơi.
Các hs khác quan sát, theo dõi.
5 .Tổng kết – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Sự chuyển động của Trái Đất.
Nhận xét bài học.
__________________________________________________
Thứ năm ngày 7 tháng 4 năm 2011
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
A/ Mục tiêu:
 a)Kiến thức: - Củng cố về cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong 100000.
- Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính .
b) Kỹ năng: Rèn tính toán chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
B/ Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, phấn màu .
HS: VBT, bảng con.
C/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.(1’)
2. Bài cũ: Luyện tập.(3’)
Gọi học sinh lên bảng sửa bài 2, 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.(30’)
* HĐ1: Làm bài 1, 2.(12’)
-MT: Giúp Hs củng cố về cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi100000.
Bài 1: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv mời 2 Hs nhắc lại cách cộng trừ nhẩm .
- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 4 Hs nối tiếp đọc kết quả.
Bài 2: 
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu Hs tự làm vào VBT. Ba Hs lên bảng làm bài làm và nêu cách tính.
Gv nhận xét, chốt lại.
* HĐ2: Làm bài 3, 4.(18’)
-MT: Giúp Hs củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính .
Bài 3:
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu hs thảo luận câu hỏi:
+ Đội Một thu được bao nhiêu kg tôm?
+ Đội Hai thu được bao nhiêu kg tôm?
+ Đội Ba thu được bao nhiêu kg tôm?
+ Bài toán hỏi gì?
- Gv yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT. 1 Hs lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại:
Bài 4:
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét, tổng kết , tuyên dương .
PP: Luyện tập, thực hành.
HT:Lớp , nhóm
Hs đọc yêu cầu đề bài..
Hai Hs nêu.
Hs cả lớp làm vào VBT
Hs nối tiếp đọc kết quả.
a) 50000 + 20000 + 10000 = 80000
 50000 + (20000 + 10000) =
 50000 + 30000 = 80000
b) 80000 – 30000 – 20000 = 30000
 80000 – ( 30000 + 20000)=
 80000 - 50000 = 30000
Hs cả lớp nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Ba Hs lên bảng làm bài.
 49635 84752 60800
 + 31287 - 56282 - 21578
 80922 28470 39222
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
HT:Nhóm , cá nhân .
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs thảo luận.
45600 kg tôm.
Nhiều hơn đội Một 5300 kg tôm.
Ít hơn đội Hai 4600kg tôm.
Cả ba đội thu được bao nhiêu kg tôm?
Cả lớp làm vào VBT. 1 Hs lên bảng làm bài.
Số kg tôm đội Hai thu được là:
 45600 + 5300 = 50900 (kg )
Số kg tôm đội Ba thu được là:
 50900 – 4600 = 46300 (kg)
số kg tôm cả ba đội thu được :
 45600 + 50900 + 46300 = 142800 (kg) 
 Đáp số: 142800 kg tôm.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs cả lớp làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm.
Số tiền mua một quyển sổ là:
 10000: 2 = 5000 (đồng)
Số tiền mua ba quyển sổ là:
 5000 x 3 = 15000 (đồng)
 Đáp số: 15000 đồng.
Hs nhận xét.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
	5.Tổng kết – dặn dò.(1’)
Tập làm lại bài2 ,3.
Chuẩn bị bài: Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số . 
Nhận xét tiết học.
_______________________________________________
Tập làm văn
Viết thư. 
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs
- Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
b) Kỹ năng: 
- Bài viết lá thư trình bày đúng thể thức ; đủ ý ; dùng từ đặt câu đúng ; thể hiện tình cảm với người nhận thư. Tư duy sáng tạo và thể hiện sự tự tin khi đóng vai.
c) Thái độ: 
- Giáo dục Hs biết ứng xử lịch sự trong giao tiếp .
 II/ Chuẩn bị:	
 * GV: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. 
 Tranh ảnh minh họa.
 * HS: VBT, bút.
 III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Viết về một trận thi đấu thể thao.
- Gv gọi 2 Hs đọc lại bài viết của mình.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài.
Mục tiêu: Giúp các em biết viết một lá thư gửi cho một người bạn.
. Bài 1.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv mời 1 Hs giải thích yêu cầu của bài tập theo gợi ý.
- Gv chốt lại:
+ Có thể viết thư cho một bạn nhỏ ở nước ngoài mà các em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh. Người bạn này cũng có thể là người bạn tưởng tượng của các em. Cần nói rõ bạn đó là người nước nào. Nói được tên của bạn đó thì càng tốt.
- Nội dung bức thư phải thể hiện:
+ Mong muốn làm quen với bạn (để làm quen, cần phải tự giới thiệu em là ai, người nước nào ; thăm hỏi bạn).
+ Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng nhau chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: trái đất.
- Gv mời mở bảng phụ viết hình thức trình bày lá thư cho Hs đọc:
+ Dòng đầu thư (ghi rõ nơi viết, ngày, tháng, năm).
+ Lời xưng hô (Bạn .. thân mến). Sau lời xưng hô này, có thể đặt dấu phẩy, dấu chấm than hoặc không có dấu gì.
+ Nội dung thư: Làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái. Lời chúc, hứa hẹn.
+ Cuối thư: Lời chào, chữ kí và tên.
*Hoạt động 2: Hs thực hành .
- Mục tiêu: Giúp Hs biết viết bài
- Hs viết bài vào vở.
- Gv mời vài Hs đứng đọc bài viết của mình.
- Gv nhận xét, tuyên dương các bạn viết tốt. 
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
Hs đọc yêu cầu của bài .
Hs trả lời.
Hs lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs viết bài vào vở.
Hs đọc bài viết của mình.
Hs nhận xét.
 5 Tổng kết – dặn dò.
Về nhà tập kể lại chuyện.
Chuẩn bị bài: Thảo luận về bảo vệ môi trường.
Nhận xét tiết học.
CHÍNH TẢ: (Nhớ- viết)
MỘT MÁI NHÀ CHUNG.
I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: Hs Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng 3 khổ đầu của bài “ Một mái nhà chung”.
 b) Kỹ năng: Làm đúng các bài tập có các âm đầu dễ lẫn tr/ch
c) Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Ba, bốn băng giấy viết BT2.
 * HS: VBT, bút.
III/ Các hoạt động:
1) Khởi động: Hát.
 2) Bài cũ: “ Liên hợp quốc”.
Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ bắt đầu bằng chữ n/l.
Gv và cả lớp nhận xét.
3) Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
4) Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Mục tiêu: Giúp Hs nhớù và viết đúng bài vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc 1 lần 3 khổ đầu .
Gv mời 2 HS đọc lại bài .
 Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Những từ nào trong đoạn viết cần viết hoa?
- Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai: ngìn, lá biếc, sóng xanh, rập rình, lòng đất, nghiêng, lợp. 
Hs nhớ và viết bài vào vở.
 - Gv chấm chữa bài.
 - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
 - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
 - Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT.
+ Bài tập 2: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài cá nhân vào VBT.
- Gv dán 3 băng giấy mời 3 Hs thi điền nhanh Hs
- Gv nhận xét, chốt lời

File đính kèm:

  • docTUAN 30.doc
Giáo án liên quan