Giáo án môn học khối 3 - Tuần 5

Tự nhiên xã hội:

HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU.

 I/ Mục tiêu:

a) Kiến thức:

- Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng.

b) Kỹ năng: Giải thích tại sao hằng ngày mỗi người đều cần uống đủ nước.

c) Thái độ: Có ý thức bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.

II/ Chuẩn bị:

* GV: Tranh cơ quan bài tiết nước tiểu.

 Hình trong SGK trang 22, 23.

 * HS: SGK, vở.

III/ Các hoạt động:

1. Bài cũ: Phòng bệnh tim mạnh.

+ Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào?

 + Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim?

 - Gv nhận xét.

 

doc7 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học khối 3 - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG: TUẦN 5
 Thứ ngày
Tiết
 Môn học
 Tên bài dạy
5
19/9/2012
1
2
3
4
Thể dục
L Tiếng Việt.
TN&XH
An toàn giao thông
Bài 10
Luyện tập
Hoạt động bài tiết nước tiểu
Bài 5
6
20/9/2012
1
2
3
4
Luyện toán
Luyện TN&XH
HĐNGLL
Sinh hoạt lớp.
Luyện tập
Luyện tập.
Hoạt động Đội
Nhận xét tuần 5
Thứ năm, ngày 19 tháng 9 năm 2012
Thể dục:
Bài 10:
 I, MỤC TIÊU : - Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
Ôn đi vượt chướng ngại vật (thấp). Yêu càu biết cách thực hiện và thực hiẹn được động tác ở mức tương đối đúng.
Trò chơi “Mèo đuổi chuột”. Biết cách chơi và tham giavào trò chơi.
II. Địa điểm
1)Địa điểm :sân trường, vệ sinh sạch, thoáng mát ,bảo đảm an toàn .
2)Phương tiện :còi , kẻ sân trò chơi.
III . NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP 
Nội dung và phương pháp 
Đội hình tập luyện
1)Phần mở đầu : 5 phút
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu 
Cả lớp Khởi động các khớp 
Chơi trò chơi:Qua đường lội.
2) Phần cơ bản : 25-28 phút
* Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số .
- Chia tổ luyện tập
- 1 Tổ thực hiện cả lớp nhận xét.
*Lưu ý đánh giá khâu dóng hàng ngang sao cho thẳng.
* Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Cả lớp tập theo đội hình hàng dọc.Cách tập theo dòng nước chảy.
 Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột” 
* GV nêu tên trò chơi .
Giải thích cách chơi.
Cho HS học thuộc vần điệu trước.
Chơi thử 1-2 lần
Cho lớp cùng chơi.
* Lưu ý đảm bảo an toàn trong chơi.
3)Phần kết thúc :3 phút
 Đứng tại chỗ thả lỏng, -Cả lớp vỗ taytheo nhịp và hát .
-GV nhận xét, khen ngợi những HS thực hiện tốt các động tác.
GV hô “giải tán”,HS hô: “khoẻ”.
ŸŸŸŸŸŸ
ŸŸŸŸŸŸ
 ŸŸŸŸŸŸ t
ŸŸŸŸŸŸ
Ÿ Ÿ Ÿ
Ÿ Ÿ Ÿ
 Ÿ Ÿ Ÿ t
Ÿ Ÿ Ÿ
ŸŸŸŸŸŸ
ŸŸŸŸŸŸ
 ŸŸŸŸŸŸ t
ŸŸŸŸŸŸ
_______________________________
LUYỆN TIẾNG VIỆT: SO SÁNH
I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh về biện pháp so sánh.
 - Vận dụng vào để làm bài tập. 
 - Ôn tập dấu chấm
II. Bài tập:
Bài tập cần làm
Hoạt động của cô - Trò
Bài 1. - Gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật được so sánh với nhau
a. Hồn tôi là một vườn hoa lá.
Rất đậm hượng và rộn tiếng chim
b. Dưới gốc phượng già, những cánh hoa phượng rụng phủ kín mặt đất như tấm thảm đỏ.
c. Ngọn đèn sáng tựa trăng rằm.
- Ghi lại từ chỉ sự so sánh được sử dụng trong từng câu trên.
Bài 2. Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn sau:
a. Lời thật như lửa
Sưởi ấm đêm đông 
Lời thật như sông
Mênh mông sóng vỗ
b. Bình thích thú ngồi ngắm chú gà lông vàng mịn như tơ. Cái mỏ vàng như hai mảnh vỏ trấu luôn miệng kêu “chiếp, chiếp”
c. Sáng nay trời đẹp. Chuồn Chuồn Kim bay về đậu trên ngọn mùng tơi. Người nó dài như chiếc kim khâu của bà. Hai mắt nó bé như hai hạt vừng đen. Cánh mỏng và trong như giấy bóng kính.
* KG: So sánh sự khác nhau giữ bài tập 1 và bài tập 2
Bài 3. Khoanh tròn những dấu chấm dùng sai dưới đây. Điền lại dấu câu cho đúng và chép lại đoạn văn cho đúng chính tả.
Nhà bạn Nam có bốn người: bố mẹ nam. Nam và bé Hồng Hà 5 tuổi. Bố nam là bộ đội, còn mẹ Nam. Là công nhân xí nghiệp bánh kẹo Tràng An. Bố mẹ Nam. Rất hiền và quan tâm đến việc học hành của Nam. Gia đình bạn Nam. Lúc nào cũng vui vẻ. 
* KG: Khi nào thì ta dùng dấu chấm trong câu?
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS lên bảng làm – Dưới lớp làm vào vở.
- Chữa bài.
Các sự vật được so sánh là:
a. Hồn tôi – vườn hoa lá
b. Những cánh hoa phượng – tấm thảm đỏ.
c. Ngọn đèn – trăng rằm
- Các từ so sánh là:
a. là; b. Như; c. Tựa.
Bài 2. Yêu cầu HSTB lên bảng làm. Dưới lớp làm vào vở
- HSKG nhận xét
các hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn
a. Lời thật như lửa
 Lời thật như sông
b. chú gà lông vàng mịn như tơ
 Cái mỏ vàng như hai mảnh vỏ trấu
c. Người nó (Chuồn Chuồn Kim) dài như chiếc kim khâu của bà.
Hai mắt nó bé như hai hạt vừng đen
Cánh mỏng và trong như giấy bóng kính.
- HS nêu.
Bài 3. Gọi HSG lên bảng làm. Dưới lớp làm vào vở.
Đoạn văn chép lại đoạn văn cho đúng chính tả
Nhà bạn Nam có bốn người: bố mẹ nam, Nam và bé Hồng Hà 5 tuổi. Bố Nam là bộ đội, còn mẹ Nam là công nhân xí nghiệp bánh kẹo Tràng An. Bố mẹ Nam rất hiền và quan tâm đến việc học hành của Nam. Gia đình bạn Nam lúc nào cũng vui vẻ. 
- HS nêu.
Tự nhiên xã hội:
HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU.
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng.
Kỹ năng: Giải thích tại sao hằng ngày mỗi người đều cần uống đủ nước.
c) Thái độ: Có ý thức bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh cơ quan bài tiết nước tiểu.
 Hình trong SGK trang 22, 23.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Bài cũ: Phòng bệnh tim mạnh.
+ Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào?
 + Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim? 
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:	
 3. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Quan sát, thảo luận.
- Mục tiêu: Kể tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên sô đồ và nêu chức năng của chúng.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu 2 Hs quan sát hình 1 trang 22 SGK và chỉ ra đâu là thận, đâu là ống dẫn nước tiểu.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv treo tranh cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to lên bảng và yêu cầu một vài Hs lên chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Gv chốt lại: Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
- Mục tiêu: Hs hiểu cấu tạo, nhiệm vụ của cơ quan bài tiết nước tiểu.
Các bước tiến hành.
Bước 1: Làm việc cá nhân.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình, đọc các câu hỏi và trả lời của các bạn trong hình 2 trang 23 SGK.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận theo các câu hỏi:
+ Nước tiểu tạo thành ở đâu? Trong nước tiểu có chất gì?
+ Nước tiểu đưa xuống bằng đường nào? Trước khi thảy ra ngoài, nước tiểu được chứa ở đâu?
+ Nước tiểu thảy ra ngoài bằng đường nào? Mỗi ngày trung bình1 người thảy ra bao nhiêu lít nước tiểu?
Bước 3: Thảo luận cả lớp.
- Gv yêu cầu mỗi nhóm lên trình bày.
- Gv chốt lại:
+ Thận có chức năng lọc máu, lấy các chất thải độc hại ra ngoài tạo thành nước tiểu.
+ Oáng dẫn nước tiểu cho nước tiểu đi từ thận xuống bọng đái.
+ Bóng đái có chức năng chứa nước tiểu.
+ Oáng đái có chức năng dẫn nước tiểu ra ngoài.
PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận.
- Hs quan sát hình và chỉ ra.
- Hs lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận cơ quan bài tiết nước tiểu.
PP: Thảo luận.
-Hs quan sát hình- đọc các câu thảo luận của các bạn trong hình 2 SGK.
- Hs thảo luận nhóm.
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày.
Hs lắng nghe.
 4 .Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
Nhận xét bài học.
AN TOÀN GIAO THÔNG: BÀI 5
 ( Soạn riêng)
Thứ sáu, ngày 20 tháng 9 năm 2012
Toán: 
 Ôn tập nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
Mục tiêu:- Hs củng cố cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số( có nhớ 1 lần).
Vận dụng giải toán có lời văn.Ôn về xem đồng hồ.
HSY chỉ cần làm cột 1,2 bài 1 và bài 2 . HSTB làm cả bài 3
Hoạt động dạy học:
1.Gv nêu mục tiêu nhiệm vụ của tiết học.
2.Hướng dẫn Hs làm bài tập.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs.
a, Gv chép đề lên bảng.
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
45 x 2 23 x 4 15 x 6.
28 x 4 26 x 3 25 x 4.
- Yêu cầu HSY lên bảng làm.
Gv nhận xét và chốt kết quả dúng.
 Bài tập 2: Đội đồng diễn thể dục xếp 6 hàng, mỗi hàng có15 người. Hỏi đội đồng diễn thể duc đó có tất cả bao nhiêu người?
- Gv cho Hs lên bảng chưã bài nhận xét và chốt kết quả đúng.
Bài tập 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 
a, Mỗi ngày có 24 giờ, 4 ngày có.giờ.
b, Mỗi tuần có 7 ngày, 4 tuần có.ngày.
- Yêu cầu HSTB trình bày
- HSK nhận xét
Bài tập 4 KG: khoanh vào đáp án em cho là đúng nhất:
a, Khoảng thời gian từ 7 giơ økém10 phút đến 7 giờ 15 phút là: 
A. 10 phút B. 15 Phút
C. 20 phút D.25 phút
b,khoảng thời gian từ 10 giờ 25 phút đến 11 giờ kém 20 phút là:
A. 15 phút B. 20 phút
 C. 25 phút D. 25 phút.
 - Yêu cầu học sinh nêu cách tính.
Hs đọc và phân tích yêu cầu đề bài.
Hs làm bài vào bảng con
3 Hs lên bảng làm bài.
Hs đọc đề bái phân tích và tóm tắt bài 
Hs giải vào vở bài tập.
 Hs đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
Hs trả lời.
Hs khác nhận xét.
Hs tính thời gian và khoanh vào đáp án đúng
3. Củng cố dặn dò: Nhắc Hs về nhà xem lại bài,
LUYỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: LUYỆN TẬP.
I/ Mục tiêu: Củng cố.
- Kể được một số cách đề phòng bệnh thấp tim.
- Có ý thức phòng bệnh thấp tim.
- Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng.
- Giải thích tại sao hằng ngày mỗi người đều cần uống đủ nước.
- Có ý thức bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.
	3. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Phòng bệnh tim mạch.
- Mục tiêu: Kể được một số cách đề phòng bệnh thấp tim. Có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.
Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu HS thảo luận về nội dung, ý nghĩa của phòng bệnh thấp tim.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số cặp lên trình bày.
- Gv chốt lại: Đề phòng bệnh thấp tim cần phải giữ ấm khi trời lạnh, ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh cá nhân tốt, luyện tập thể dục hằng ngày.
** Liên hệ: Trời cũng sắp đến mùa đông. Em cần làm gì để phòng bệnh tim mạch?
* Hoạt động 1: Thảo luận.
- GV treo tranh cơ quan bài tiết nước tiểu
- Yêu cầu học sinh chỉ và nêu các cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Nêu chức năng của từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Vì sao hàng ngày cần phải uống nhiều nước?
Liên hệ HS về uống đủ nước.
PP: Đóng vai.
- các cặp thảo luận.
- Một số nhóm trình bày.
- HS nêu những việc cần làm.
- HS lên bảng chỉ và nêu.
- HSKG nêu.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT ĐỘI
SINH HOẠT LỚP : Nhận xét tuần 5 – Kế hoạch tuần 6.
I. MỤC TIÊU:
 - Đánh giá các hoạt động tuần 5 phổ biến các hoạt động tuần 6.
- Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy.
- Nhắc nhở lịch họp phụ huynh.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1: Sơ kết lớp tuần 5:
*Đánh giá hoạt động tuần qua.
- Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt.
Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ
- Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
*Học tập: Tiếp thu bài tốt, phát biểu xây dựng bài tích cực, học bài và làm bài đầy đủ. Đem đầy đủ tập vở học trong ngày theo thời khoá biểu: Hà Trang, Cao Trang.
*Nề nếp:
+Xếp hàng nhanh, ngay ngắn.
*Vệ sinh:
+Vệ sinh cá nhân chưa thật tốt: Nga, Hùng, Tiến.
+Lớp, khu vực chung sạch sẽ, gọn gàng.
-GV nhận xét, tuyên dương HS có nhiều cố gắng trong học tập: Việt, Công Minh, Thuỳ An, Quốc.
* Tồn tại:
- Chữ viết còn cẩu thả: Nam, Nga, Tiến, Hùng, Việt.
- Một số em còn quên sách, vở (Giang, Tĩnh, Nga, Quỳnh).
Đồng phục chưa đúng quy định: Nga,
* Phổ biến kế hoạch tuần tới .
- Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động :
+Về học tập: 
Thực hiện tốt theo thời khoá biêu thuần 5.
Học bài, làm bài đầy đủ, chu đáo trước khi đến lớp. 
* Giao cho Bạn Hà Trang, Ly Giúp bạn Tiến về chữ viết và môn Toán..
* Giang, Mai Phương giúp bạn Nga.
+ Về lao động:
- Vệ sinh sạch sẽ theo đúng khu vực lớp mình phụ trách.
 + Về nề nếp: Thực hiện tốt nề nếp cờ đỏ đưa ra, của lớp học. Mặc đồng phục theo quy định
* Thảo luận ý kiến.
- Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo các hoạt động của tổ mình.
- Các lớp phó: phụ trách học tập, phụ trách lao động, chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua.
- Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Lắng nghe giáo viên nhận xét chung.
Các tổ trưởng trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
- HS phát biểu.

File đính kèm:

  • docTuan 5.doc
Giáo án liên quan