Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 8

I. MỤC TIÊU

- Thấy được cách ứng xử đúng đắn, kiên định của Bác trong việc yêu cầu viên hạm trưởng thực hiện quy định chung của Quốc tế. Qua đó hiểu được chính nghĩa, lẽ phải là sức mạnh.

- Trình bày được ý nghĩa của việc tôn trọng chính nghiã, lẽ phải.

- Phân biệt được hành vi trôn trọng chính nghĩa, lẽ phải và hành vi không tôn trọng chính nghĩa, lẽ phải trong cuộc sống.

- Thấy được lợi ích của việc tôn trọng chính nghĩa.

- Rút ra bài học về việc ứng xử đúng đắn trong cuộc sống của bản thân.

II. CHUẨN BỊ: Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 8

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

 

doc39 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mừng thầy cô giáo.
+ Văn nghệ chào mừng 20-11.
Hoạt động 2: Chúc mừng thầy cô giáo
+ Đọc tóm tắt lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam.
+ Đọc lời chúc mừng các thầy cô giáo.
+ Tặng hoa cho thầy cô giáo
+ Phát biểu chúc mừng các thầy cô giáo
+ Phát biểu về tâm tư tình cảm của mình đối với nghề nhà giáo, đối với học sinh.
Hoạt động 3: Văn nghệ chào mừng 20-11
+ Biểu diễn các tiết mục văn nghệ, thơ, văn như đã chuẩn bị.
+ Góp vui văn nghệ.
+ Xen với văn nghệ là trình bày tâm tư tình cảm của mình.
V/ Kết thúc
+ Cảm ơn sự hiện diện của thầy cô, của đại diện phụ huynh học sinh. Chúc sức khoẻ thầy cô và đại biểu.
Ngày soạn: 01/12
Ngày dạy: 02/12 
Tuần : CÓ ĂN BỚT PHẦN CƠM CỦA CON KHÔNG?
I. MỤC TIÊU
- Hiểu và làm theo lời dạy của Bác là không tham ô, lãng phí, hãy sống liêm khiết.
- hiểu được thế nào là liêm khiết, ý nghĩa và tác dụng của lối sống liêm khiết.
- Phân biệt tính liêm khiết với không liêm khiết. Biết học tập những tấm gương của những người liêm khiết đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống.
- Biết rút ra bài học về sự liêm khiết trong cuộc sống của mỗi học sinh.
II. CHUẨN BỊ: Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 8 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG 
1. Kiểm tra bài cũ: Không nên đao to búa lớn
 Em đã xử sự như thế nào khi các bạn trong tổ mắc khuyết điểm?
 - HS trả lời - Nhận xét
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp (Có ăn bớt phần cơm của con không? )
b. Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Đọc hiểu
- GV đọc đoạn văn “Có ăn bớt phần cơm của con không?” -( TL Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 8/ tr16)
+ Sau khi nghe ban lãnh đạo nhà trường báo cáo về tệ nạn tham ô lãng phí, Bác đã nói gì?
+ Bác đã so sánh tệ nạn tham ô lãng phí với hình ảnh gì? Tác hại cuả nó ra sao?
+ Mục đích của việc Bác vừa nói vừa làm động tác là gì?
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
+ Qua câu chuyện này, Bác khuyên cán bộ điều gì?
+ Trong xã hội hiện nay, theo em, việc học tập tấm gương đạo đức của Bác về chống tham ô lãng phí có ý nghĩa như thế nào?
Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng
- GV hướng dẫn HS trả lời cá nhân
+ Theo em liêm khiết là gì? Hãy nêu ý nghĩa và tác dụng của lối sống liêm khiết?
+ Trong các biểu hiện sau, đâu là biểu hiện của lối sống liêm khiết?
a. Cố gắng vươn lên để đạt thành tích cao trong học tập
b. Nhặt được của rơi, tìm cách trả lại cho người đã mất.
c. Quay cóp trong kiểm tra thi cử để đạt điểm cao.
d. Nhiệt tình giúp đỡ người khác mà không tính toán, vụ lợi.
e. Cán bộ lợi dụng chức quyền để nhận hối lộ.
f. Buôn lậu, trốn thuế.
+ Câu nào sau đây thể hiện tính liêm khiết?
a. Ăn một miếng, tiếng cả đời
b. Của thấy không xin,
Của công giữ gìn
Của rơi không nhặt
c. Tham quyền cố vị
d. Của vào nhà quan như than vào lò
+ Theo em, muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện đức tính gì?
- GV cho HS thảo luận nhóm 2:
+ Tìm tấm gương sống liêm khiết của những người sống xung quanh em?
+ Xây dựng thông điệp về sống liêm khiết 
(hoặc vẽ áp phích để nói về tính liêm khiết)
- HS lắng nghe
- HS trả lời cá nhân
+ Mới có từng này cán bộ mà đã tham ô lãng phí như vậy, thử hỏi nếu cán bộ trong toàn quân, toàn quốc cũng phạm khuyết điểm như các chú ở đây thì thiệt hại cho công quỹ biết bao nhiêu.
+ Ăn bớt phần cơm của con. Con sẽ đói, gầy, ốm yếu.
+ Bác muốn mọi người hiểu được đó là hành động đáng xấu hổ. Là thói xấu, mọi người cần tự nhận thấy.
- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi, ghi vào bảng nhóm
-Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
- HS trả lời cá nhân
- Lớp nhận xét
- HS thảo luận câu hỏi
Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
- Lắng nghe
- HS trả lời
3. Củng cố, dặn dò: Em sẽ làm gì để trở thành người liêm khiết ?
Nhận xét tiết học Ngày soạn: 15/12
Ngày dạy: 16/12 
Tuần : HỘI VUI HỌC TẬP
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp HS:
- Nắm vững kiến hức cơ bản của các môn học.
- Hứng thú, vượt khó, quyết tâm học tập để đạt kết quả cao.
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng khoa học trong tự nhiên và trong xã hội.	
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung: 
- Kiến thức cơ bản của một số môn học.
- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Giải thích một số hiện tượng khoa học trong tự nhiên và xã hội.	
2. Hình thức: Thi hỏi - đáp.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện:
- Một số câu hỏi, bài tập, câu đố vui... của các môn học và đáp án.
- Giấy bút, bảng, dụng cụ làm tín hiệu xin trả lời.
- Một số tiết mục văn nghệ, phần thưởng.
2. Tổ chức:
- Lớp thảo luận, thống nhất chọn các môn học cần tổ chức hội vui (Toán, Văn, Sử, Ngoại ngử, Giáo dục công dân...).
- Giáo viên chủ nhiệm liên hệ với giáo viên bộ môn đã chọn để nhờ họ giúp xây dựng câu hỏi và đáp án.
- Mỗi tổ cử một người dự thi một môn.
- Phân công người điều khiển chương trình, ban giám khảo, thư kí, mời đại biểu, trang trí lớp, chuẩn bị phần thưởng...
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
Người thực hiện
Nội dung
- Dẫn chương trình.
- Tập thể lớp.
- Dẫn chương trình.
- Dẫn chương trình.
- Đại diện các tổ.
- BGK.
- Cả lớp.
- Lớp phó văn thể.
1. Khởi động
a. Ổn định tổ chức lớp: 1ph: Đã đến giờ làm việc, xin kính mời các thày cô giáo cùng toàn thể các bạn ổn định để buổi HĐGDNGLL của lớp ta được bắt đầu.
b. Hát tập thể bài hát: 3ph
c. Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu:1ph
2. Thi hỏi - đáp giữa đại diện các tổ: 28ph
- Nêu thể lệ cuộc thi: Mỗi tổ ba người dự thi. Nội dung thi gồm:
 + Tiếp sức giải toán
 + Ghép từ
 + Lĩnh vực hay môn học ưa thích.
- Chỉ có quyền trả lời khi người điều khiển đã nêu xong câu hỏi, nếu đội nào phất cờ trước khi đọc xong câu hỏi sẽ bị tước quyền thi đấu trong câu trả lời ấy. Mỗi câu được quyền suy nghĩ trong 15 giây. Biểu điểm là 10 tùy theo câu trả lời mà cho điểm. Nếu không có đội nào trả lời được thì dành cho khán giả.
- Các đội cử người lên tham gia.
Câu hỏi 1: Đố bạn khi kim giờ quay được một vòng thì kim phút và kim giây quay được bao nhiêu vòng?
-> TL: Kim phút sẽ quay được 12 vòng. Kim giây quay được 720 vòng.
Câu hỏi 2: Ai là nhà Toán học lỗi lạc thời cổ Hi Lạp, sống vào thế kỉ III trước Công nguyên, có câu nói: “Trong hình học không có con đường dành cho vua chúa”?
-> TL: Nhà Toán học Ơ-clit
Câu hỏi 3: Nguyễn Văn Trỗi đặt mìn giết tên Mac-na-ma-ra tại cầu có tên là gì?
-> TL: Cầu Công Lý.
Câu hỏi 4: Phương châm của giáo dục từ xưa đến nay là gì?
-> TL: Tiên học lễ, hậu học văn.
Câu hỏi 5: Làm thế nào để phòng chống bệnh tật, dịch bệnh và HIV/ AIDS?
Câu hỏi 6: Hiện tượng hóa học khác với hiện tượng vật lý ở điểm nào?
-> TL: Hiện tượng vật lí là hiện tượng xảy ra khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. Còn hiện tượng hóa học là hiện tượng xảy ra khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
Câu hỏi 7, 8, 9, 10: Hãy hát một bài hát bằng tiếng Anh...
- Tổng kết điểm và phát thưởng.
3. Văn nghệ: 10ph: Giới thiệu các tiết mục văn nghệ của các các nhân và tập thể
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: 2ph
- Mời thày cô giáo TPT hoặc GVCN đánh giá hoạt động.
- Phân công nhiệm vụ hoạt động tuần tiếp theo.
Ngày soạn: 05/1/2020
Ngày dạy: 06/1/2020 
TUẦN : CHÚ LÀM CHỦ TỊCH ĐỂ BÁC LÀM THỨ TRƯỞNG
1. Tài liệu: Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 8”, tr.20.
2. Thời gian: 45 phút
3.Địa điểm: Lớp học .
a.Chuẩn bị: Bút mực, bút dạ, giấy A0, giấy A4, bài hát “Vâng theo lời Bác” (Sáng tác: Lê Vinh Phúc).
b.Các bước tiến hành
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
Trò chơi: Cao – thấp – dài – ngắn
Cách chơi: Quản trò quy ước các động tác:
“Cao – thấp”: Người chơi giang rộng hai cánh tay/ thu hẹp lại theo chiều cao.
“Dài – ngắn”: Người chơi giang rộng hai cánh tay/ thu hẹp lại theo chiều ngang.
Quản trò yêu cầu người chơi chỉ làm theo những gì mình nói, không làm theo động tác của quản trò. Quản trò hô và thay đổi cử điệu và ngược lại với lời hô để dụ người chơi. Quản trò nên cho người chơi nháp một vài lần rồi mới bắt đầu.
GV giới thiệu bài học “Chú làm Chủ tịch để Bác làm Thứ trưởng”.
Hoạt động 2: Đọc hiểu (17 phút)
GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.21).
HS đọc thầm, đọc cá nhân trước lớp bài “Chú làm Chủ tịch để Bác làm Thứ trưởng”.
Hoạt động cá nhân:
GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 (tr.21, 22).
GV gọi HS chia sẻ phần trả lời trước lớp.
Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.
Gợi ý trả lời:
Cách mạng chưa thành công hoàn toàn. Mới chỉ là thắng lợi một bước quan trọng, để chuyển sang giai đoạn mới cao hơn, phức tạp hơn. Giành được chính quyền đã quan trọng, nhưng bảo vệ được chính quyền còn khó khăn hơn, xây dựng đất nước phồn vinh còn quan trọng, khó khăn gấp bội, ta cần cố gắng, hi sinh nhiều hơn.
Đồng chí Vũ là người thẳng thắn. Đồng chí Vũ đã so sánh mình với mấy anh tiểu tư sản, trí thức, quan lại cũ.
-Đồng chí Vũ không đồng ý với chức vụ mới được phân công.
Sau khi nói chuyện với Bác xong, thái độ của đồng chí Vũ im lặng ra về.
4.Thái độ của Bác thông cảm, bao dung, nhẹ nhàng giải thích cho những cán bộ có tư tưởng hưởng lạc, cầu an.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 5, 6 (tr.22).
Tổ chức thảo luận:
-GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS). Thời gian thảo luận 25 phút.
+ Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và trình bày trước lớp.
+ Các nhóm thảo luận và viết lại đoạn hội thoại giữa Bác với đồng chí Vũ; phân vai và tập lời thoại, diễn tả hành động, thái độ của Bác và đồng chí Vũ. Sau đó các nhóm biểu diễn trước lớp.
Đánh giá và nhận xét của các nhóm khác và của GV.
Gợi ý trả lời:
4.Trong cuộc sống không nên ghen tị, so bì với người khác.
5.HS viết đoạn hội thoại giữa Bác với đồng chí Vũ; HS đóng vai, trình bày trước lớp.
-GV cho cả lớp nghe bài hát “Vâng theo lời Bác” trước khi chuyển sang Hoạt động 3.
Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng (10 phút)
Hoạt động cá nhân:
-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 (tr.22).
-GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
-Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.
Gợi ý trả lời:
1.Biểu hiện của hành vi so bì, ghen tị:
-Khó chịu khi thấy ai đó hơn mình.
-Luôn soi mói và so sánh với người khác.
-Ghen ghét, nói xấu người khác.
-Tập trung vào những mặt không tốt của người khác.
Không công nhận thành quả của người khác.
Ví dụ:
Trong lớp có một HS có thành tích học tập giỏi, người có tính đố kị sẽ nói bóng nói gió là bạn ấy khéo làm quen với các thầy, các cô.
Thấy bạn có đồ mới hợp thời trang, người đố kị sẽ nói: “Cũng bình thường thôi mà.”
Mỗi HS tự nêu cách cư xử.
1.Đó là những người luôn tin vào bản thân và kiên trì, biết quản lí tốt những cảm xúc của mình; biết dẹp bỏ những suy nghĩ tiêu cực và tập trung vào những điều tốt đẹp; biết yêu thương và chăm sóc bản thân. Họ là những người có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 3 (tr.23) vào giấy A0.
Tổ chức thảo luận:
-GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), mỗi nhóm có nhóm trưởng và thư kí, thời gian thảo luận trong 15 phút.
-Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm đưa ra những ý tưởng về cách giải quyết, thư kí tổng kết, ghi lại kết quả thảo luận vào giấy A0.
-Hết thời gian thảo luận các nhóm dán sản phẩm của nhóm lên tường xung quanh lớp học như triển lãm tranh.
-HS cả lớp đi xem “triển lãm” và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.
-GV và HS đánh giá, nhận xét.
Gợi ý trả lời:
1.Ghen tị là một đức tính xấu của con người. Những người có thói ghen tị thường tỏ ra khó chịu khi thấy người khác được hơn mình.
-Tác hại của thói ghen tị:
+ Ít có thời gian để nhận ra và hưởng thụ những điều tốt đẹp trong cuộc sống của chính mình. Con người đố kị sống không thoải mái.
+ Cản trở con người phát triển tài năng, năng lực.
+ Ghen tị không những không ích lợi gì cho bản thân mình mà còn gây hại cho cuộc sống của mình.
-Bài học:
+ Những điều tốt đẹp hay quyền lợi mà người kia đang có không phải là điều gì đó quá to tát giữa thế giới rộng lớn này; thay vào đó, hãy tập trung nghĩ về những điều tích cực và thực trong tầm quản lí của chính mình (một kỉ niệm đẹp, những công việc thú vị bạn sắp hoàn thành,) hoặc chuyển qua hoạt động khác.
+ Tự nhắc nhở bản thân về những ưu điểm và lợi thế của chính mình.
Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá (8 phút)
-GV đặt câu hỏi củng cố và tổng kết:
+ Qua câu chuyện “Chú làm Chủ tịch, để Bác làm Thứ trưởng”, em học được điều gì ở Bác?
+ Mỗi HS cần làm gì để loại bỏ thói ghen tị?
-GV gọi HS trả lời.
-GV nhận xét quá trình làm việc của HS, nhóm dựa trên phần đánh giá sau mỗi hoạt động.
6. Gợi ý cho người sử dụng
Câu 3, phần Thực hành
Ngày soạn: 19/1/2020
Ngày dạy: 20/1/2020 
Tuần : THI VIẾT, VẼ CA NGỢI CÔNG ƠN ĐẢNG VÀ VẺ ĐẸP CỦA QUÊ HƯƠNG
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp HS:
- Củng cố và khắc sâu công ơn của Đảng đối với quê hương, đất nước.
- Tự hào về Đảng, thêm yêu quê hương, đất nước. 
- Rèn luyện óc tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú, rèn luyện các kĩ năng như viết, vẽ.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung: 
- Những bài thơ, bài văn, tiểu phẩm, tranh vẽ... ca ngợi công ơn của Đảng và về vẻ đẹp của quê hương, đất nước.	
2. Hình thức: 
- Thi viết, vẽ theo chủ điểm trên.
- Trưng bày, giới thiệu những sáng tác của cá nhân, nhóm, tổ theo chủ đề hoạt động.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện:
- Sản phẩm viết, vẽ và địa điểm trưng bày cho các tổ.
- Giấy bút, mực.
- Một số tiết mục văn nghệ, phần thưởng.
2. Tổ chức:
- Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề và yêu cầu cuộc thi viết, vẽ theo chủ đề trên và những qui định khác.
- Thống nhất thời gian và kế hoạch tiến hành hoạt động.
- Các tổ hội ý, bàn bạc chuẩn bị cho tác phẩm và người dự thi.
- Phân công người điều khiển chương trình, ban giám khảo, thư kí, mời đại biểu, trang trí lớp, chuẩn bị phần thưởng...
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
Người thực hiện
Nội dung
- Dẫn chương trình.
- Tập thể lớp.
- Dẫn chương trình.
- Dẫn chương trình.
- Các tổ.
- BGK.
- BGK.
- Dẫn chương trình.
- HS các tổ.
- BGK.
- BGK và GVCN.
- Cả lớp.
- Lớp phó văn thể.
1. Khởi động
a. Ổn định tổ chức lớp: 1ph: Đã đến giờ làm việc, xin kính mời các vị đại biểu, các thày cô giáo cùng toàn thể các bạn ổn định để buổi HĐGDNGLL của lớp ta được bắt đầu.
b. Hát tập thể: 3ph: 
c. Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu: 1ph
2. Cuộc thi: 30ph
a. Thi trưng bày sản phẩm dự thi:
- Các tổ về vị trí được phân công.
- Các tổ trưng bày sản phẩm của mình.
- BGK lần lượt chấm trưng bày của các tổ theo thang điểm.
- Công bố điểm.
b. Thể hiện tác phẩm dự thi:
- Lần lượt các tổ trình bày ý tưởng của mình qua các sản phẩm dự thi.
- BGK lần lượt chấm phần trình bày của các tổ theo thang điểm.
- Công bố kết quả và trao thưởng.
3. Văn nghệ: 8ph: giới thiệu các tiết mục văn nghệ của các các nhân và tập thể
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: 2ph
- Mời thày cô giáo TPT hoặc GVCN đánh giá hoạt động.
- Phân công nhiệm vụ tuần tiếp theo,
Ngày soạn: 2/2/2020
Ngày dạy: 3/2/2020 
TUẦN : CHÚ ĂN NO MỚI CÀY ĐƯỢC, SAO ĐỂ TRÂU GÀY ĐÓI THẾ?
1.Tài liệu: Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 8”, 
2.Thời gian: 45 phút
3.Địa điểm: Lớp học (Hội trường).
A.Chuẩn bị: Bút mực, bút chì, giấy A3, giấy A4, băng dính hai mặt, bài hát “Em được nghe chuyện Bác Hồ” (Sáng tác: Phạm Tuyên).
b.Các bước tiến hành
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút): Trò chơi: Bắt cá
-Cách chơi: Người chơi đứng thành vòng tròn. Quản trò chọn ra 3 – 5 cặp làm “lưới bắt cá” (tuỳ theo số lượng người chơi nhiều hay ít). Các cặp này đứng cách đều nhau. Từng cặp đối mặt, nắm tay nhau, hai cánh tay giơ cao ngang đầu. Giữa hai người chừa một khoảng trống cho một người chui lọt. Những người còn lại nắm tay thành vòng tròn, không được rời tay nhau, di chuyển liên tục dưới các “lưới bắt cá” vừa đi vừa hát những bài hát về Bác Hồ (Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng, Em mơ gặp Bác Hồ, Bác Hồ người cho em tất cả,...). Khi nghe người quản trò thổi còi hoặc hô sập, các “lưới bắt cá” chụp xuống để bắt những con cá đang di chuyển bên dưới.
-GV giới thiệu bài học “Chú ăn no mới cày được, sao để trâu gày đói thế?”.
Hoạt động 2: Đọc hiểu (10 phút)
-GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.25).
-HS đọc thầm, đọc cá nhân trước lớp bài “Chú ăn no mới cày được, sao để trâu gày đói thế?”
Hoạt động cá nhân:
-GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 (tr.25, 26).
-GV gọi HS chia sẻ phần trả lời trước lớp.
-Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.
Gợi ý trả lời:
1.Khi đến nơi xã viên đang gặt lúa, Bác nhìn thấy ông Nguyễn Hữu Uy và Nguyễn Đức Lân đang cày dưới ruộng, ông Uy cày một con trâu trông rất gày.
2.Khi Bác đến chỗ hai người nông dân đang cày ruộng, Bác hỏi họ: “Chú đã ăn cơm chưa?”.
-Bác hỏi như vậy vì Bác trông thấy con trâu rất gày.
-Thái độ của ông Uy lúng túng, ngượng ngùng.
-Bác khuyên hai người nông dân cần phải chăm sóc tốt con trâu thì mới có đủ sức cày sâu bừa kĩ, mới sản xuất được ra nhiều lúa gạo cho dân ta ấm no, nước ta giàu mạnh.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 5, 6 (tr.26) vào giấy A4.
Tổ chức thảo luận:
-GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), mỗi nhóm có nhóm trưởng và thư kí, thời gian thảo luận trong 5 phút.
Nhóm trưởng điều hành thảo luận trong nhóm, tất cả các thành viên đều nắm được nội dung thảo luận và nêu ý kiến. (Trong khi HS thảo luận, GV đi đến các nhóm lắng nghe, hỗ trợ, đặt câu hỏi gợi ý...).
-Thống nhất ý kiến trong nhóm, thư kí ghi kết quả thảo luận vào giấy A4.
-GV gọi các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
-GV và HS nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận.
Gợi ý trả lời: 1.Đối với người nông dân, con trâu là phương tiện gần gũi và quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp nên nó được coi là yếu tố tiên quyết tạo nên sự giàu có cho mỗi gia đình.
2.Ý nghĩa câu chuyện: Học tập lối sống biết yêu thương, quan tâm đến mọi người, mọi vật xung quanh.
* GV cho cả lớp nghe bài hát “Em được nghe chuyện Bác Hồ” trước khi chuyển sang Hoạt động 3.
Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng (15 phút)
Hoạt động cá nhân:
-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 (tr.26).
-GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
-Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.
Gợi ý trả lời:
1.Thờ ơ là tỏ ra lạnh nhạt, không hề quan tâm, để ý tới ai, không hề có chút tình cảm gì.
-Tác hại của sự thờ ơ: sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình học tập và làm việc của mỗi cá nhân. Một HS nếu hằng ngày đến lớp chỉ biết chỗ ngồi của mình mà thờ ơ với bạn bè, trường lớp thì cũng khó mà học tốt vì không được sưởi ấm bởi niềm vui và tình cảm chân thành của thầy cô, bè bạn.
-Mỗi HS cần phải học tập và tu dưỡng đạo đức. Hãy biết đồng cảm với mọi người, biết trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái! Hãy yêu thương những người xung quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân mình! Chúng ta hãy sống có lí tưởng, mục đích đúng đắn, sống tử tế và hãy luôn nhớ rằng mọi suy nghĩ, hành động, lời nói của mình đều phải xuất phát từ lòng nhân ái. Tích cực tham gia vào những phong trào, những hoạt động mang ý nghĩa xã hội rộng lớn Chúng ta hãy sống theo quan điểm đúng đắn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy và nêu gương sáng: Mình vì mọi người, mọi người vì mình thì chắc chắn mọi bi kịch của số phận sẽ lùi xa.
HS tự làm.
Hoạt động nhóm:Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 3, 4 (tr.27).
Tổ chức thảo luận:-GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), mỗi nhóm có nhóm trưởng và thư kí, thời gian thảo luận trong 25 phút.
-Các nhóm thảo luận câu 3 ( tr.27) vào giấy A4. Thống nhất ý kiến trong nhóm. (Ví dụ: Trong cuộc sống hiện đại, thái độ lạnh nhạt thờ ơ ngày càng nhiều, diễn ra ở nhiều nơi: trong gia đình, ngoài xã hội... Cần phải thể hiện thái độ không đồng tình, cần phải phê phán để giúp người khác nhận biết thờ ơ là tính xấu cần phải loại bỏ. Vì vậy phê phán thái độ thờ ơ đối với con người quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết). GV tổ chức thi hùng biện giữa các nhóm. Các nhóm khác và GV đánh giá, nhận xét.
-Thảo luận câu 4 (tr.27) vào giấy A3: HS đưa ra khẩu hiệu (slogan), tranh vẽ có kèm thông điệp phê phán thái độ thờ ơ của nhóm mình. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_8.doc