Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 8
I. MỤC TIÊU
- Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa ngày 20 – 11.
- Biết tôn trọng, yêu quí và luôn ghi nhớ công lao của các thầy cô giáo.
- Biết lễ phép vâng lời thầy cô.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Kỹ năng tự tin tham gia lễ kỷ niệm ngày hội của các thầy cô giáo.
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với thầy cô giáo.
- Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp tham gia lễ kỷ niệm.
- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông với lao động sư phạm của thầy cô.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Thảo luận.
- Kể chuyện.
- Biểu đạt sáng tạo.
- Trình bày 1 phút.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Các câu hỏi và trả lời về ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
- Hoa tặng các thầy cô.
- Các tiết mục văn nghệ về công ơn thầy cô, tình cảm thầy trò.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
số câu hỏi dùng cho thảo luận : + Bạn hãy đọc một câu ca dao tục ngữ ... về người thầy giáo. + Bạn hãy kể 1 câu chuyện cảm động về tình nghĩa thầy trò mà bạn đã nghe hoặc đã đọc, xem trên màn ảnh. + Bạn nghĩ như thế nào về câu “HS thiếu thầy giáo như cây thiếu ánh sáng mặt trời” + Bạn hãy hát một bài hát về thầy cô giáo. + Bạn hãy đọc một bài thơ về thầy cô giáo. Ngày soạn : Tuần : 6 Ngày dạy : Tiết : 6 Chủ điểm tháng 11 TÔN SU TRỌNG ĐẠO HOẠT ĐỘNG 2 TỔ CHỨC KỶ NIỆM NGÀY 20 – 11 I. MỤC TIÊU - Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa ngày 20 – 11. - Biết tôn trọng, yêu quí và luôn ghi nhớ công lao của các thầy cô giáo. - Biết lễ phép vâng lời thầy cô. II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG - Kỹ năng tự tin tham gia lễ kỷ niệm ngày hội của các thầy cô giáo. - Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với thầy cô giáo. - Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp tham gia lễ kỷ niệm. - Kỹ năng thể hiện sự cảm thông với lao động sư phạm của thầy cô. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Thảo luận. - Kể chuyện. - Biểu đạt sáng tạo. - Trình bày 1 phút. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Các câu hỏi và trả lời về ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. - Hoa tặng các thầy cô. - Các tiết mục văn nghệ về công ơn thầy cô, tình cảm thầy trò. V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Khám phá - Người dẫn chương trình cho lớp hát tập thể bài hát “Cô giáo em”. - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do : Hàng năm cứ đến ngày 20 – 11, toàn xã hội có dịp nhìn lại, ghi nhận vai trò công lao to lớn của các thầy cô giáo trong sự nghiệp giáo dục, những người ngày đêm chăm lo việc học tập, rèn luyện tu dưỡng của mỗi HS. Ở trường ta đang phát động phong trào học tốt để xứng đáng hơn với sự tin cậy, mong muốn của thầy cô giáo. Ở tiết sinh hoạt trước chúng ta đã có nhiều hoạt động thể hiện lòng tôn sư trọng đạo theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Hôm nay lớp chúng ta tổ chức lễ kỉ niệm ngày nhà giáo VN 20 – 11 để bày tỏ tình cảm kính trọng, biết ơn đối với thầy cô giáo của mình. 2. Kết nối Hoạt động 1 : Chúc mừng thầy cô giáo. - Người điều khiển tóm tắt lịch sử ngày nhà giáo VN. - Đại diện học sinh đọc lời chúc mừng thầy cô giáo. - Đại diện học sinh tặng hoa cho các thầy cô giáo. Hoạt động 2 : Văn nghệ chào mừng ngày 20 – 11. Người điều khiển giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị lên trình diễn trước lớp. Đó là các tiết mục đơn ca, tốp ca nói về tình cảm thầy trò, công lao các thầy cô giáo ... 3. Thực hành / Luyện tập : Hoạt động 3 : Trình bày 1 phút - Người điều khiển nêu câu hỏi : + Cảm nghĩ của bạn về ngày 20 – 11 + Bạn hiểu ý nghĩa câu “Tôn sư trọng đạo” như thế nào ? - Cho một vài học sinh phát biểu trong 1 phút. 4. Vận dụng - GVCN phát biểu cảm nghĩ và có đôi lời dặn dò đối với học sinh. - GVCN yêu cầu học sinh viết bản thu hoạch : + Qua các hoạt động của chủ điểm “Tôn sư trọng đạo”. + Em thu hoạch được những gì bổ ích cho bản thân ? IV. TƯ LIỆU - Tài liệu nói về ngày 20 – 11. - Một số bài hát về thầy cô giáo. Ngày soạn : Tuần : 7 Ngày dạy : Tiết : 7 Chủ điểm tháng 12 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN HOẠT ĐỘNG 1 THẢO LUẬN VỀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU Sau hoạt động, HS có khả năng : - Hiểu rõ truyền thống cách mạng của quê hương và ý nghĩa của truyền thống đó đối với sự phát triển của quê hương, gia đình và bản thân. - Tự hào về quê hương, biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu. - Tự giác học tập và rèn luyện, tích cực tham gia các phong trào hoạt động. II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG - Kỹ năng xác định, tìm kiếm các lựa chọn về truyền thống cách mạng quê hương. - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi tìm hiểu về truyền thống cách mạng quê hương. - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về các truyền thông cách mạng quê hương. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Trình bày tích cực. - Làm việc nhỏm nhỏ. - Hỏi và trả lời. - Suy nghĩ - thảo luận cặp đôi – chia sẻ. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Các tư liệu (sách báo, thơ ca, tranh ảnh, bản tin ...) nói về truyền thống cách mạng của quê hương. - Một số tiết mục văn nghệ. - Giấy màu, bút màu, một vài dụng cụ khác. V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Khám phá Người điều khiển nêu yêu cầu của hoạt động : - Từng tổ trưng bày kết quả tìm hiểu về truyền thống cách mạng của quê hương theo vị trí đã được phân công. Sản phẩm thu được thể hiện dưói nhiều dạng khác nhau như : Hình ảnh các anh hùng liệt sĩ của quê hương, các bài viết về cuộc đấu tranh anh dũng cùa những người con của quê hương. Các bức ảnh phản ánh tinh thần chiến đấu dũng cảm của những người dân quê hương mình ... - GV gợi ý và đề nghị học sinh quan sát các sản phẩm đó và hỏi : Đã bao giờ các em đã được nhìn thấy những hình ảnh này về quê hương của mình chưa ?. - Sau khi mời một vài HS phát biểu GV nêu yêu cầu tiếp theo : Vậy để hiểu rõ hơn về truyền thống cách mạng của quê hương thì sau đây đại diện từng tổ sẽ lên trình bày kết quả tìm hiểu của tổ mình. 2. Kết nối Hoạt động 1 : Báo cáo kết quả tìm hiểu. Người điều khiển mời đại diện từng tổ lên trình bày kết quả tìm hiểu của tổ mình về truyền thống cách mạng của quê hương trong thời gian 3 phút. Khi trình bày nên gắn với hiện vật sưu tầm được để giới thiệu cho cả lớp cùng hiểu rõ hơn. Kết thúc phần trình bày của các tổ, các thành viên trong lớp hoạt động hỏi – đáp. Có thể đặt ra những câu hỏi cụ thể với những phần nội dung chưa rõ để đại diện tổ trả lời. Các HS khác lắng nghe và có thể bổ sung ý kiến nhằm làm rõ thêm những thắc mắc băn khoăn của các bạn trong lớp. Hoạt động 2 : Sinh hoạt văn nghệ. Người điều khiển giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị lên trình diễn trước lớp. Đó là các tiết mục đơn ca, tốp ca về truyền thống cách mạng của quê hương đất nước. 3. Thực hành / Luyện tập : Hoạt động 3 : Chia sẻ cặp đôi, thảo luận. Người điều khiển đặt câu hỏi để toàn lớp cùng tham gia suy nghĩ và phát biểu ý kiến. + Truyền thống cách mạng của quê hương bao gồm những truyền thống nào ? Hãy nêu tên những truyền thống đó. + Hãy kể tên những gương anh hùng liệt sĩ của quê hương mình. + Học sinh phải làm gì để xứng đáng với truyền thống đó? HS suy nghĩ chia sẻ cặp đôi để trả lời các câu hỏi trên. 4. Vận dụng GV đề nghị học sinh hãy phản ánh những kết quả tìm hiểu về truyền thống cách mạng của quê hương cho những người thân trong gia đình cùng nghe để mọi người cùng chia sẻ. IV. TƯ LIỆU Một số bài hát phục vụ cho hoạt động : - Màu áo chú bộ đội (Nhạc và lời : Nguyễn Văn Tý) - Qua miền Tây Bắc (Nhạc và lời : Nguyễn Thành) - Chiến thắng Điện Biên (Nhạc và lời : Đỗ Nhuận) - Ca ngợi Tổ quốc (Nhạc và lời : Hoàng Vân) Ngày soạn : Tuần : 8 Ngày dạy : Tiết : 8 Chủ điểm tháng 12 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN HOẠT ĐỘNG 2 THI VĂN NGHỆ HÁT VỀ QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU Sau hoạt động HS có khả năng : - Biết hát và biết thưởng thức các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương đất nước. - Có tinh thần yêu thích văn nghê, yêu quê hương đất nước, phát triển tính thẩm mỹ. II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG + Kỹ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ ca ngợi quê hương đất nưởc, Bác Hồ, các anh hùng liệt sĩ ... + Kỹ năng trình bày ý tưởng thể hiện qua văn nghệ ca ngợi quê hương đất nước, anh hùng ... + Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Kể chuyện. - Biểu đạt sáng tạo. - Trình bày 1 phút. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quân đội anh hùng. - Một sổ câu đố vui, câu hỏi về quê hương đất nước. - Các câu chuyện về các anh hùng liệt sĩ, các mẹ Việt Nam anh hùng. V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Khám phá - Cả lớp hát bài “Đội ta lớn lên cùng đất nước”. - Người điều khiển hỏi cả lớp về nội dung bài hát nói về ai và về điều gì ? - Gọi một vài học sinh phát biểu ý kiến của mình, người điều khiển kết luận và nói : “Những chiến công thầm lặng, những hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sỹ, những đóng góp của nhiều tầng lớp nhân dân trong thời bình đã làm cho đất nưởc ta được hoà bình, độc lập, phát triển như ngày hôm nay. Đã có rất nhiều bài hát, bài thơ ... được viết ra để ca ngợi quê hương đất nước, những con ngưửi làm nên lịch sử. Trong tiết sinh hoạt lớp ngày hôm nay các tổ có dịp hát, đọc thơ ... để thể hiện tình cảm “ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn” của mình đối với quê hương, đất nước mình ... 2. Kết nối Hoạt động 1 : Trình bày kết quả tìm hiểu. Người điều khiển mời đại diện từng tổ lên trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình về quê hương, các anh hùng liệt sĩ. Khi trình bày cần giới thiệu nội dung các tranh ảnh để các bạn cùng nghe. Ban Giám khảo cho điểm từng tổ. Hoạt động 2 : Sinh hoạt văn nghệ. Người điều khiển giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị lên trình diễn trước lớp. Đó là các bài hát, bài thơ, các câu chuyện ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước, ca ngợi các anh hùng liệt sĩ, Bác Hồ kính yêu. 3. Thực hành / Luyện tập : Hoạt động 3 : Trình bày 1 phút. Người điều khiên nêu yêu cầu và cách thức trình diễn. Mỗi tổ cử 1 bạn, chia làm 2 đội, cách thực hiện như sau : Hát bài hát có tên địa danh của quê hương đất nước , các đội lần lượt thể hiện bài hát, nếu bài hát trùng với tổ bạn đã hát trước thì không được tính điểm, tổ nào hát được đến cuối cùng tổ đó thắng. 4. Vận dụng GV giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà : - Qua các hoạt động em thu hoạch được những gì bổ ích cho bản thân em ? - Em phải làm gì để tỏ lòng biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng đất nước. IV. TƯ LIỆU Một số bài hát phục vụ cho hoạt động : - Lê Văn Tám. - Kim Đồng. - Bác còn sống mãi. - Quê hương. - Biết ơn Võ Thị Sáu. Ngày soạn : Tuần : 9 Ngày dạy : Tiết : 9 Chủ điểm tháng 1 + 2 MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN HOẠT ĐỘNG 1 THI TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA ĐẢNG I. MỤC TIÊU Sau hoạt động HS có khả năng - Nhận thức được truyền thống vẻ vang của Đảng ÇSVN. - Biết tự hào về Đảng, về truyền thống CM của địa phương do Đảng lãnh đạo. - Học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn Đảng, hướng phấn đấu của bản thân trong tương lai. II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG - Kỹ năng tìm hiểu và xử lí thông tin về Đảng. - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về tổ chức Đảng, về gương đảng viên. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Động não. - Chúng em biết. - Thảo luận. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Các tư liệu liên quan đến các sự kiện lịch sử của Đảng, các bài thơ, bài hát về Đảng. - Chuông báo giờ hoặc đồng hồ cát, lá cờ nhỏ để làm tín hiệu. - Tặng phẩm, phần thưởng dành cho các đội. - Một số tiết mục văn nghệ V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Khám phá Động não : - Em có biết Đảng thành lập ngày tháng năm nào? - Đảng hiện nay mang tên là gì? - Trước khi mang tên hiện nay, Đảng đã từng có những tên gọi nào? Sau khi học sinh trả lời báo cáo viên kết luận để dẫn vào hoạt động chính thức. 2. Kết nối Hoạt động 1 : Cuộc thi tìm hiểu về Đảng. Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, đội nào có tín hiệu trước sẽ đưa ra đáp án của mình. Nếu trả lời sai, quyền trả lời sẽ chuyển sang đội bạn. Ban giám khảo chấm điểm và ghi công khai điểm lên bảng. Đội trả lời sai sẽ không có điểm hoặc bị trừ 2 điểm. Hoạt động 2 : Biểu diễn văn nghệ. Người điều khiển giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị lên trình diễn trước lớp. Đó là các bài hát, bài thơ ca ngợi về Đảng, quê hương đất nước. 3. Thực hành / Luyện tập : Hoạt động 3 : Trình bày kết quả tìm hiểu. Người điều khiển mời đại diện mỗi đội trình bày kết quả sưu tầm, tìm hiểu hoặc thảo luận của tổ mình về : gương Đảng viên ở địa phương, gương anh hùng thiếu niên, các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. 4. Vận dụng GV giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà : - Qua các hoạt động em thu hoạch được những gì bổ ích cho bản thân em ? - Em phải làm gì để tỏ lòng biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng đất nước. IV. TƯ LIỆU - Một số bài hát phục vụ cho hoạt động : Em là mầm non của Đảng, Đảng cho ta mùa xuân, Kim Đồng, Lê Văn Tám, Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn Thiếu Niên Nhi Đồng. - Một số câu hỏi phục vụ cho hoạt động 1 : + Đảng được thành lập ngày tháng năm nào? ở đâu? - đáp án : 03 / 02 / 1930 – Hương Cảng + Khi mới thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay có tên là gì? – đáp án : Đảng Cộng Sản Việt Nam. + Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam là ai? – đáp án : Trần Phú + Tổng bí thư hiện nay của Đảng Cộng Sản Việt Nam là ai? – đáp án : Nguyễn Phú Trọng + Đảng ta đã trải qua bao nhiêu lần đại hội? – đáp án : 12 + Đảng đã trải qua mấy lần đổi tên? Thứ tự tên gọi của Đảng từ ngày thành lập tới nay? Đáp án : Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đảng Cộng Sản Đông Dương, Đảng Lao Động Việt Nam, Đảng Cộng Sản Việt Nam. + Chi bộ trường ta cỏ bao nhiêu đảng viên? Bí thư chi bộ trường ta là ai? Cô Võ Thị Cúc Phương + Kể tên 3 gương anh hùng thiếu niên mà em biết ? + Kể tên 3 bài hát tên gọi có từ Đảng ? + Cả đội trình bày 1 bài hát ca ngợi Đảng. Ngày soạn : Tuần : 10, 11 Ngày dạy : Tiết : 10, 11 Chủ điểm tháng 1 + 2 MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN HOẠT ĐỘNG 2 SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN I. MỤC TIÊU Sau hoạt động học sinh có khả năng: - Phát huy khả năng văn nghệ của lớp, củng cố cho HS niềm tin yêu Đảng, niềm tự hào quê hương đất nước, về mùa xuân dân tộc. Từ đó động viên HS phấn khởi, lạc quan trong học tập và rèn luyện tập tốt. - Rèn luyện cho các em tính tự tin, bình tĩnh, khả năng biểu diễn trước đảm đông. II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG - Kỹ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia các hoạt động văn nghệ mừng Đảng mừng xuân ... - Kỹ năng trình bày ý tưởng thể hiện qua văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân... - Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù họp để tham gia các hoạt động văn nghệ. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Đóng vai, động não. - Trò chơi giáo dục. - Biểu đạt sáng tạo. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Lựa chọn các bài hát, bài thơ, tiểu phẩm liên quan đến chủ đề: “Mừng Đảng – Mừng Xuân” - Một vài nhạc cụ đơn giản. - Trang phục biểu diễn nếu có. V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Khám phá - Toàn lớp hát bài “Em là mầm non của Đảng”. - Người điều khiển nêu các câu hỏi động não : + Đảng được thành lập ngày, tháng, năm, nào? ở đâu? – Đáp án : + Ý nghĩa của ngày thành lập Đảng. + Người điều khiển kết luận và giới thiệu những hoạt động văn nghệ tiếp theo mừng đại hội Đảng thành công, mừng xuân mới 2. Kết nối Hoạt động 1 : Biểu diễn văn nghệ của các tổ.. - Người dẫn lần lượt giới thiệu các tiết mục của các tổ đã đăng kí lên trình diễn. - Mỗi tiết mục của tổ, người dẫn chương trình giới thiệu tên tiết mục, tác giả, người thể hiện hoặc nhóm thể hiện. - Sau mỗi tiết mục biểu diễn, có tặng hoa và cổ vũ. Hoạt động 2 : Biểu diễn các tiết mục lựa chọn của đội văn nghệ. - Lần lượt các tiết mục văn nghệ lên trình diễn. - Diễn tiểu phẩm. 3. Thực hành / Luyện tập : Hoạt động 3 : Trò chơi văn nghệ. - Hát liên khúc về chủ đề mừng Đảng, mừng Xuân. - Trò chơi ô chữ mừng xuân mới. 4. Vận dụng GV giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà : - Qua các hoạt động em thu hoạch được những gì bổ ích cho bản thân em ? - Mời một vài cá nhân phát biểu cảm nghĩ sau khi tham gia các hoạt động. IV. TƯ LIỆU - Một số bài hát liên quan : Em là mầm non của Đảng Mùa xuân về Mùa xuân và tuổi hoa Khăn quàng thắm mãi vai em Em là bồng hồng nhỏ - Tiểu phẩm Táo quân về trời. - Trò chơi ô chữ. Ngày soạn : Tuần : 12 Ngày dạy : Tiết : 12 Chủ điểm tháng 1 + 2 MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN HOẠT ĐỘNG 3 THI VIẾT, VẼ CA NGỢI CÔNG ƠN CỦA ĐẢNG, BÁC HỒ, VẺ ĐẸP CỦA QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU Sau hoạt động học sinh có khả năng : - Củng cố và khắc sâu công ơn của Đảng đối với quê hương đất nước. - Tự hào về Đảng, thêm yêu quê hương đất nước. - Rèn luyện óc tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú. - Rèn luyện các kỹ năng viết, vẽ. II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG - Kỹ năng tự nhận thức, tự tin tham gia thi viết, vẽ. - Kỹ năng trình bày ý tưởng qua bài viết, tranh vẽ về Đảng và qụê hương. - Kỹ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của các bạn về Đảng, về quê hương. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Thảo luận. - Biểu đạt sáng tạo. - Hỏi và trả lời. - Hỏi chuyên gia. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Giấy, bút, mực vẽ, bút vẽ. - Sản phẩm sáng tác. - Địa điểm để trình bày các tác phẩm dự thi của tổ và cá nhân. - Phần thưởng cho các tác phẩm dự thi. V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Khám phá Cả lớp hát tập thể bài hát : Em là mầm non của Đảng. Người điểu khiển nêu ý nghĩa bài hát từ đó giới thiệu vào các hoạt động chính của hoạt động. 2. Kết nối Hoạt động 1 : Thi trưng bày sản phẩm dự thi - Người dẫn chương trình mời các tổ về vị trí đã được phân công, để trưng bày các sản phẩm của tổ mình gồm các sản phẩm bắt buộc theo qui định và các sản phẩm của các cá nhân trong tổ. - Giám khảo chấm điểm trưng bày cho các tổ theo các tiêu chí về thời gian trưng bày, số lượng tác phẩm bắt buộc theo qui định, số lượng các tác phẩm khác, tính thẩm mĩ ... - Giám khảo nhận xét, đánh giá kết quả trưng bày của từng tổ và công khai ghi điểm lên bảng. Hoạt động 2 : Văn nghệ Đội văn nghệ trình bày một số tiết mục văn nghệ phục vụ. Hoạt động 3 : Trình bày tác phẩm dự thi - Người dẫn chương trình giới thiệu từng tổ trình bày tác phẩm dự thi của tổ mình (một sáng tác viết, một sáng tác vẽ) - Đại diện các tổ khi trình bày tác phẩm của mình cần nói rõ chủ đề tư tưởng, nội dung thể hiện, chất liệu ... - Các nhóm hoặc cá nhân khi thuyết minh sản phẩm sáng tác của tổ mình cũng phải bám sát chủ đề cuộc thi và ý tưởng thể hiện. - BGK chấm điểm cho các tác phẩm theo các tiêu chí : có bám sát chủ đề không, nội dung ý nghĩa của sáng tác, tính nghệ thuật, tính thẩm mĩ ... 3. Thực hành / Luyện tập : Hoạt động 4 : Trình bày 1 phút. Người điều khiển gọi một số học sinh trình bày trong 1 phút về các câu hỏi sau : - Điều quan trọng nhất bạn thu hoạch được hôm nay sau khi tham gia hoạt động là gì ? - Theo bạn, buổi hoạt động hôm nay cần rút kinh nghiệm về những vấn đề gì ? Câu trả lời sẽ giúp cho các em vừa củng cố kết quả hoạt động, vừa cho thấy được các em đã nhận thức được những gì sau hoạt động. 4. Vận dụng - GV có thể yêu cầu học sinh tiếp tục về nhà suy nghĩ và sáng tác những tác phẩm viết vẽ ca ngợi công ơn của Đảng, vẻ đẹp của quê hương. - Đánh giá chung về tinh thần thái độ tham gia của học sinh trong lớp cũng như của từng tổ. IV. TƯ LIỆU - Một số bài hát phục vụ cho hoạt động : Em là mầm non của Đảng. Đảng cho ta mùa xuân. Việt Nam quê hương tôi. Dân ca ba miền. Ngày soạn : Tuần : 13 Ngày dạy : Tiết : 13 Chủ điểm tháng 3 TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN HOẠT ĐỘNG 1 DIỄN ĐÀN “TIẾN LÊN ĐOÀN VIÊN” I. MỤC TIÊU Giúp học sinh - Hiểu được mục đích, lý tưởng của Đoàn và nhiệm vụ của Đoàn viên thanh niên. - Giúp các em định hướng phấn đấu đứng trong hàng ngũ của Đoàn. II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG - Kỹ năng tự nhận thức, tự tin phấn đấu vào Đoàn. - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về lý tưởng và nhiệm vụ của Đoàn. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Suy nghĩ – thảo luận, cặp đôi – chia sẻ. - Biểu đạt sáng tạo. - Thảo luận. - Trình bày 1 phút. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Tư liệu về tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. - Một vài câu hỏi thảo luận trong diễn đàn : + Bạn hiểu gì về ý nghĩa ngày thảnh lập Đoàn 26/03/1931 ? + Vai trò và nhiệm vụ của Đoản thanh niên hiện nay ? + Nhiệm vụ của Đoàn viên hiện nay là gì ? + Mục đích, lý tưỏng của Đoàn TNCS Hồ Chỉ Minh là gì ? + Tính chất của Đoàn
File đính kèm:
- Giao an ca nam_12688915.docx