Giáo án môn Hình học lớp 8 - Tiết 37: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng

Hỏi: Hệ thức trên có phải là bất đẳng thức không? Vì sao?

GV: Hệ thức trên là một bất đẳng thức nhưng bất đẳng thức sai.

GV lưu ý: Bất đẳng thức gồm có bất đẳng thức đúng và bất đẳng thức sai.

 

doc6 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học lớp 8 - Tiết 37: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:09/03/2012 Ngày dạy :12/03/2012
Tiết: 57 Tuần: 29
Chương IV : BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
*****
§1. LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ VÀ PHÉP CỘNG
I. MỤC TIÊU:	
1.Kiến thức:
- HS nhận biết được vế trái, vế phải và biết dùng dấu của bất đẳng thức (>;<;³; £)
2.Kỹ năng: 
- Biết tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng - Biết chứng minh bất đẳng thức nhờ so sánh giá trị các vế ở bất đẳng thức hoặc vận dụng tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng.
3.Thái độ: 
- Biết chứng minh bất đẳng thức nhờ so sánh giá trị các vế ở BĐT hoặc vận dụng tính chất liên hệ thứ tự.
II. CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của giáo viên : 
- Bảng phụ ghi bài tập, hình vẽ tr 36 SGK , Thước kẻ có chia khoảng 
2.Chuẩn bị của học sinh : 
- Ôn tập “thứ tự trong Z” (Toán 6 tập 1). Và “So sánh hai số hữu tỉ (toán 7 tập 1) 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tình hình lớp : (1’) 
Kiềm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3.Giảng bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (2’)
 Ở chương III, chúng ta đã học về phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải phương trình bậc nhất một ẩn. Chương IV chúng ta học về bất phương trình bậc nhất một ẩn bao gồm những nội dung sau: Bất phương trình, bất phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải, bất phương trình đưa được về dạng bất phương trình bậc nhất một ẩn, bất phương trình giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối. Bài đầu tiên của chương là “Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng”
b. Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
12’
HOẠT ĐỘNG 1: NHẮC LẠI THỨ TỰ TRÊN TẬP HỢP SỐ
GV: Trên tập hợp số thực, khi so sánh hai số a và b, xảy ra những trường hợp nào ?
GV: Giới thiệu các ký hiệu:
a > b ; a < b ; a = b
GV: Vẽ trục số lên bảng
 -2
a
 3
 b
5
GV: Hãy cho biết thứ tự giữa a, b
GV: Vì sao?
GV: Tương tự hãy cho biết thứ tự của tất cả các số có mặt trên trục số.
GV: Yêu cầu HS làm ?1 
(đề bài đưa lên bảng phụ)
-Gọi HS lên bảng điền vào ô vuông
GV: Nhận xét.
GV: Nếu số a nhỏ hơn số b thì a sẽ xảy ra những trường hợp nào?
GV: Khi đó ta nói a lớn hơn hoặc bằng b, kí hiệu a≥ b
GV: Chúng ta đã biết x2≥0. Ngoài cách đọc này ra còn có cách đọc nào khác.
GV: Nếu c là số không âm thì ta viết như thế nào? (Yêu cầu HS lên bảng viết)
GV: Tương tự, nếu số a không lớn hơn số b thì a sẽ xảy ra những trường hợp nào?
GV: Khi đó ta nói a nhỏ hơn hoặc bằng b, kí hiệu a≤ b
GV: Chúng ta đã biết –x2≤ 0. Ngoài cách đọc này ra còn có cách đọc nào khác?
GV: Nếu số y không lớn hơn 3 thì ta viết như thế nào? (Yêu cầu HS lên bảng viết)
HS: Xảy ra các trường hợp : a lớn hơn b hoặc a nhỏ hơn b hoặc a bằng b
- Nghe GV giới thiệu
HS: Quan sát trục số 
HS: a<b
HS: Vì trên trục số điểm biểu diễn a năm bên trái điểm biểu diễn b
HS: Tương tự biểu diễn thứ tự của các số
HS: Làm ?1 vào vở
HS: Lên bảng điền vào ô vuông : 
a) 1,53 < 1,8
b) -2,37 > - 2,41
c) = ; d) < 
HS: Hoặc a>b hoặc a=b
HS: Chú ý lắng nghe
HS: x2 không âm
HS: c≥0
HS: Hoặc a< b hoặc a=b
HS: Chú ý lắng nghe
HS: -x2 không dương
HS: y≤ 3
1. Nhắc lại thứ tự trên tập hợp số
- Trên tập hợp số thực, khi so sánh hai số a và b, xảy ra một trong 3 trường hợp sau: 
+ Số a bằng số b (a = b)
+ Số a nhỏ hơn số b (a< b)
+ Số a lớn hơn số b (a> b)
- Nếu số a không nhỏ hơn số b, thì có hoặc a> b hoặc a = b. Ta nói: a lớn hơn hoặc bằng b, kí hiệu:
 a ³ b
- Nếu số a không lớn hơn số b, thì có hoặc a< b hoặc a = b.Ta nói : a nhỏ hơn hoặc bằng b, kí hiệu: a £ b
5’
HOẠT ĐỘNG 2: BẤT ĐẲNG THỨC:
GV: Biểu thức a=b được gọi là gì? 
GV: Giả sử cô thay dấu “=” bằng một trong các dấu “, ≤, ≥” thì hệ thức đó được gọi là bất đẳng thức, a được gọi là vế trái, b được gọi là vế phải, chiều của bất đẳng thức là từ trái qua phải.
GV: Gọi HS nhắc lại
GV: Yêu cầu HS cho ví dụ bất đẳng thức và nêu rõ vế trái, vế phải.
GV: Giả sử cô có hệ thức sau: -3 > 5
Hỏi: Hệ thức trên có phải là bất đẳng thức không? Vì sao?
GV: Hệ thức trên là một bất đẳng thức nhưng bất đẳng thức sai.
GV lưu ý: Bất đẳng thức gồm có bất đẳng thức đúng và bất đẳng thức sai.
HS: Đẳng thức
HS: Nghe GV trình bày
HS: Nhắc lại
HS: Lấy ví dụ về bất đẳng thức : -2 a 
a+2 ³ b-1 ; 3x -7 £ 2x + 5
và chỉ rõ vế trái ; vế phải của mỗi bất đẳng thức
HS: Không. Vì -3 không thể lớn hơn 5
HS:Chú ý lắng nghe 
HS: Chú ý lắng nghe
2. Bất đẳng thức
Ta gọi hệ thức dạng a b ; a £ b ; a ³ b) là bất đẳng thức, với a là vế trái, b là vế phải của bất đẳng thức
VD: -2 a 
a+2 ³ b-1 ; 3x -7 £ 2x + 5
15’
HOẠT ĐỘNG 3: LIỆN HỆ GIỮA THỨ TỰ VÀ PHÉP CỘNG
GV:Cho biết bất đẳng thức biểu diễn mối quan hệ giữa (-4) và 2
GV: Khi cộng 3 vào cả 2 vế của bất đẳng thức đó, ta được bất đẳng thức nào?
GV: Đưa hình vẽ tr 36 SGK lên bảng 
GV: Hai bất đẳng thức này cùng chiều hay ngược chiều? 
GV: Như vậy khi cộng cả hai vế của bất đẳng thức với cùng một số thì ta được bất đẳng thức mới cùng chiều với bất đẳng thức đã cho.
GV: Khi tổng quát lên cô có: a < b. Khi cộng số c vào cả hai vế của bất phương trình thì ta được bất phương trình nào?
GV: Yêu cầu HS đứng dậy đọc tính chất trong SGK
GV: Áp dụng tính chất làm ví dụ 2 SGK
GV: Nhìn vào bất đẳng thức, số nào có mặt ở cả hai vế của bất đẳng thức.
GV: Như vậy muốn so sánh hai vế của bất đẳng thức ta di so sánh hai số còn lại sau đó áp dụng tính chất để so sánh hai vế của bất đẳng thức.
GV: So sánh 2003 và 2004
GV: Khi cộng hai vế của bất đẳng thức với (-35) ta được bất đẳng thức nào?
GV: Tương tự các em làm ?3.
GV gọi HS lên bảng làm
GV: Giả sử cô viết lại bất đẳng thức trên như sau: 
-2004-777 < -2005-777
GV: Như vậy, tính chất trên cũng đúng với phép trừ.
GV: Yêu cầu HS làm ?4
GV: Hãy so sánh và 3
GV: Vậy để vế trái là +2 thì ta phải làm gì?
GV: Như vậy khi cộng vế trái với 2 vế phải cũng phải cộng với 2
GV viết lại: +2 < 3+2
 Hay: +2 < 5(đpcm)
GV: Giới thiệu tính chât của thứ tự cũng chính là tính chất của bất đẳng thức
 HS: -4 < 2
HS: -4 + 3 < 2 + 3
HS: Quan sát hình vẽ
HS: Cùng chiều
HS: Nghe GV trình bày 
HS: a+c < b+c
HS: Đứng dậy đọc
HS: 
HS: -35
HS: Chú ý lắng nghe
HS: 2003 < 2004
HS: 2003+ (-35) < 2004+ (-35)
HS: Lên bảng làm
HS: Chú ý lắng nghe
HS: Chú ý lắng nghe
HS: < 3
HS: Cộng vế trái với 2
HS: Chú ý theo dõi
HS: Chú ý lắng nghe
3. Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng
* Tính chất :(SGK)
Với 3 số a, b và c ta có : 
Nếu a < b thì a+c<b+c
Nếu a > b thì a+c>b+c
Nếu a £ b thì a+c£b+c
Nếu a ³ b thì a+c³b+c
Ví dụ : Chứng tỏ 
2003+ (-35) < 2004+(-35) 
Giải
Ta có: 2003 < 2004
Þ 2003+ (-35)< 2004+ (-35)
Chú ý : tính chất của thứ tự cũng chính là tính chất của bất đẳng thức
 9’
HOẠT ĐỘNG 4: CỦNG CỐ
Bài 1 (a, b) tr 37 SGK
(đề bài đưa lên bảng phụ)
-Gọi 2 HS lần lượt trả lời miệng
-Gọi HS nhận xét
Bài 2 tr 37 SGK
Cho a < b, hãy so sánh 
a) a+1 và b+1
b) a - 2 và b - 2
- Gọi 2 HS lên bảng trình bày
- Gọi HS nhận xét
Bài 3a tr 37 SGK
So sánh a và b nếu 
a -5 ³ b - 5
- Gọi 1HS lên bảng trình bày
- Gọi HS nhận xét và sửa sai
Bài 4 tr 37 SGK
(đề bài đưa lên bảng phụ)
-Yêu cầu HS đọc to đề bài và trả lời
HS : đọc đề bài
HS1 : làm miệng câu a
HS2 : làm miệng câu b
Một vài HS nhận xét
HS : đọc đề bài
HS1 : câu a
HS2 : câu b
1 vài HS nhận xét
HS đọc đề bài
1HS lên bảng trình bày
HS : nhận xét bài làm của bạn
HS : đọc to đề bài
HS trả lời : a £ 20
Bài 1 (a, b) tr 37 SGK
a) -2 + 3 ³ 2. sai 
Vì -2 + 3 = 1 mà 1 <2
b) -6 £ 2 (-3) đúng 
Vì 2. (-3) = -6
Bài 2 tr 37 SGK
a) Vì a < b, cộng 1 vào hai vế của bất đẳng thức ta được : 
a + 1 < b + 1
b) Vì a < b, cộng -2 vào hai vế của bất đẳng thức ta được : 
a - 2 < b - 2
Bài 3a tr 37 SGK
Ta có : a -5 ³ b - 5
Cộng 5 vào hai vế của bất đẳng thức ta được
a -5 + 5 ³ b - 5 + 5 
Hay a ³ b
 4.Hướng dẫn về nhà: (1’)
 - Nắm vững tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng (dưới dạng công thức và phát biểu thành lời)
 - Bài tập về nhà : 1 (c, d) ; 3b tr37 SGK, bài tập 1,2,3,4,7,8 tr 41-42 SBT
 IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….................
Ngày tháng năm 2012 Ngày tháng năm 2012
 GVHD Giáo sinh
 Đỗ Ngọc Nam Lê Thị bích Loan 

File đính kèm:

  • docLIEN HE GIUA THU TU VA PHEP CONG.doc