Giáo án môn Hình học Lớp 7 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Thái Bá Công

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung tiên đề Ơclit là công nhận tính chất duy nhất của đường thẳng b đi qua M (M a) sao cho b//a. Hiểu được nhờ có tiên đề Ơclit mới suy ra được tính chất của hai đường thẳng song song.

2. Kỹ năng: Cho biết hai đường thẳng song song và một cát tuyến, cho biết số đo của một góc, biết cách tính số đo các góc còn lại.

3. Thái độ: Bước đầu tập suy luận.

4. Nội dung trọng tâm: Nắm được tiên đề Ơ – clit và tính chất hai đường thẳng song song.

5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, làm chủ bản thân.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực Toán học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Bài soạn, Sgk, Sbt, bảng phụ, thước thẳng, thước đo góc, êke.

2. Học sinh: Học thuộc bài và làm bài đầy đủ  Đầy đủ dụng cụ.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học Lớp 7 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Thái Bá Công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4
Tiết KHGD: 07
 Ngày soạn: 16/09/2018 
 Ngày dạy: 19/09/2018
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Thuộc và nắm chắc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
2. Kỹ năng: Biết vẽ thành thạo đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng đó. Sử dụng thành thạo ê ke và thước thẳng hoặc chỉ dùng ê ke để vẽ hai đường thẳng song song.
3. Thái độ: Cẩn thận khi vẽ hình; tập suy luận.
4. Nội dung trọng tâm: Nắm được cách vẽ hai đường thẳng song song, sử dụng dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song để giải bài toán.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực vẽ hình, năng lực suy luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Bài soạn, Sgk, Sbt, bảng phụ, thước thẳng, thước đo góc, êke.
2. Học sinh: Học thuộc bài và làm bài đầy đủ - Đầy đủ dụng cụ.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết
(MĐ1)	
Thông hiểu
(MĐ2)
Vận dụng
(MĐ3)
Vận dụng cao
(MĐ4)
1. Hai đường thẳng song song.
Biết vẽ hai hai đường thẳng song song.
 Hiểu các trường hợp vuông góc và song song.
Vận dụng dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song để c/m hai đường thẳng song song.
Sử dụng dấu hiệu vào các bài toán thực tế
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Kiểm tra bài cũ: (5’)
H: Phát biểu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song?
Cho hình vẽ, hãy giải thích vì sao a//b. Tính số đo góc B1?
Phát biểu đúng tính chất. .....3đ
Giải thích vì , mà chúng đồng vị nên a//b. ...4đ
 (đối đỉnh) ....3đ
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát (mở đầu) (1’)
(1) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp – gợi mở/Kỹ thuật động não 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn.
(5) Sản phẩm: Không
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
GV: Tiết học trước các em đã được học về hai đường song song. Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu củng cố, khắc sâu kiến thức đó
HS lắng nghe
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP
Nội dung
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
NL hình thành
Hoạt động 2: Luyện tập hai đường thẳng song song. (35’)
(1) Mục tiêu: HS nhận biết được 2 đường thẳng song song. Giải thích được vì sao 2 đường thẳng song song, tính số đo góc khi biết trước số đo của 1 góc.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, Sgk.
(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
Bài 26.Sgk/91:
Ta có: Ax // By, vì:
 là cặp góc so le trong và = 1200
Bài 27.Sgk/91: 
Vẽ D ABC. qua A vẽ AD // BC và AD = BC
Trường hợp 1: 
 Trường hợp 2:
Bài 28.Sgk/91:
- Vẽ đường thẳng xx’
- Lấy một điểm B tuỳ ý nằm ngoài xx’
- Vẽ qua B đường thẳng yy’ sao cho yy’ // xx’
Bài tập 29.Sgk/92:
+ Trường hợp điểm O’ nằm trogn góc xOy
+ Trường hợp điểm O’ nằm ngoài xÔy
 GV gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 26.Sgk
1HS đứng tại chỗ đọc đề bài.
H: Hai đường thẳng Ax và By có song song với nhau không? Vì sao ?
 GV cho cả lớp đọc đề bài 27 tr 91 SGK 
Sau đó gọi 2 HS nhắc lại đề bài
H: Bài toán cho ta biết yếu tố nào? Yêu cầu ta điều gì?
H: Muốn vẽ AD // BC ta làm thế nào?
H: Muốn vẽ AD = BC ta làm thế nào?
GV gọi 1HS lên bảng vẽ hình như hướng dẫn
H: Ta có thể vẽ được mấy đoạn thẳng AD // BC và AD = BC
 GV cho HS đọc đề 28 sau đó cho HS hoạt động nhóm, yêu cầu nêu cách vẽ
GV hướng dẫn: dựa vào dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song để vẽ
GV yêu cầu 1HS đọc đề bài 
H: Bài toán cho biết điều gì? Yêu cầu ta điều gì ?
GV yêu cầu 1HS lên bảng vẽ xÔy và điểm O’
Gọi tiếp 1 HS lên bảng vẽ tiếp vào hình đã vẽ O’x’ // Ox ; O’y’ // Oy. 
H: Theo em còn vị trí nào của điểm O’ đối với xÔy? Em hãy lên vẽ trường hợp đó.
H: Dùng thước đo góc kiểm tra xem xÔy và x’Ô’y’ có bằng nhau không ?
1HS lên bảng vẽ hình theo cách diễn đạt của đầu bài.
Trả lời: Vì = 1200
và , là cặp góc so le trong
1HS đọc đề bài
Trả lời: cho DABC, yêu cầu qua A vẽ AD // BC và AD = BC
- Vẽ hai góc so le trong bằng nhau
- Trên đường thẳng đó lấy điểm D sao cho AD = BC
1HS lên bảng vẽ hình
Trả lời: Vẽ được hai đoạn thẳng AD và AD’ cùng song song với BC
1 HS đọc đề bài 28
HS hoạt động theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
Vẽ đường thẳng xx’ lấy A Î xx’. Dùng êke vẽ đường thẳng c qua A tạo với Ax góc 600
Dùng êke vẽ = 600 ở vị trí so le với By của By’ ta được y’y // xx’
1HS đọc đề bài
HS: Cho xÔy nhọn và điểm O’. Yêu cầu vẽ góc nhọn x’Ô’y’ có O’x’ // Ox ; O’y’ // Oy. 
So sánh xÔy với x’Ô’y’
1HS lên bảng vẽ xÔy và điểm O’
1HS khác lên bảng vẽ tiếp O’x’// Ox; O’y’ // Oy 
Trả lời: Điểm O’ còn nằm ngoài góc xÔy
HS lên bảng vẽ
HS lên bảng đo và nêu nhận xét 
xÔy và x’Ô’y’
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vẽ hình, năng lực suy luận.
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vẽ hình, năng lực suy luận.
C. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (3’)
GV: Để viết trên khổ giấy lớn thẳng hàng, người ta thường gấp giấy tạo nên các nếp gấp song song với nhau, xem như dòng kẻ trên trang giấy. Lấy một tờ giấy gấp (tạo thành nếp gấp) sao cho sau khi trải phẳng tờ giấy đó ra ta được bốn đường thẳng song song với nhau.
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (1’)
- Bài tập về nhà: 30 tr92 Sgk; Bài 24, 25, 26 tr78 SBT
- Bài 29 bằng suy luận khẳng định xÔy và x’Ô’y’ cùng nhọn có O’x’ // Ox ; O’y’ // Oy thì xÔy x’Ô’y’.
- Xem trước bài: “Tiên đề Ơclit về đường thẳng song song” 
Tuần: 4
Tiết KHGD: 08
 Ngày soạn: 16/09/2018 
 Ngày dạy: 21/09/2018
§5. TIÊN ĐỀ Ơ CLIT VỀ ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung tiên đề Ơclit là công nhận tính chất duy nhất của đường thẳng b đi qua M (M ∉ a) sao cho b//a. Hiểu được nhờ có tiên đề Ơclit mới suy ra được tính chất của hai đường thẳng song song.
2. Kỹ năng: Cho biết hai đường thẳng song song và một cát tuyến, cho biết số đo của một góc, biết cách tính số đo các góc còn lại.
3. Thái độ: Bước đầu tập suy luận.
4. Nội dung trọng tâm: Nắm được tiên đề Ơ – clit và tính chất hai đường thẳng song song. 
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, làm chủ bản thân. 
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực Toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Bài soạn, Sgk, Sbt, bảng phụ, thước thẳng, thước đo góc, êke.
2. Học sinh: Học thuộc bài và làm bài đầy đủ - Đầy đủ dụng cụ.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết
(MĐ1)
Thông hiểu
(MĐ2)
Vận dụng 
(MĐ3)
Vận dụng cao
(MĐ4)
1. Tiên đề Ơ-clit
HS nắm được tiên đề Ơ clit
 Học sinh áp dụng được tiên đề
2. Tính chất của 2 đường thẳng song song.
HS nắm được tính chất 2 đường thẳng song song
Học sinh áp dụng được tính chất
 Tính số đo các góc còn lại.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Kiểm tra bài cũ: (5’)
 H: Phát biểu các dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song? Cho điểm M a.Vẽ đường thẳng b đi qua M và song song với đường thẳng a, nêu cách vẽ? 
- Nếu đường thẳng c cắt 2 đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có 1 cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc cặp góc đồng vị bằng nhau) thì a và b song song với nhau....4đ
- Vẽ đường thẳng a và điểm M a. Dùng góc nhọn 600 của êke qua M vẽ đường thẳng b sao cho có hai góc so le trong bằng nhau. ........................6đ
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát (mở đầu) (1’)
(1) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp – gợi mở/Kỹ thuật động não 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn.
(5) Sản phẩm: Không
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
GV: Tiết học trước các em đã được học về hai đường thẳng song song, tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu Tiên đề Ơ-clit về hai đường thẳng song song.
HS chú ý lắng nghe
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP
Nội dung
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
NL hình thành
Hoạt động 2: Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song. (13')
(1)Mục tiêu: HS nắm được nội dung của tiên đề Ơclit, hiểu được t/c2 đường thẳng song song
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, Sgk.
(5) Sản phẩm: Hình vẽ và nhận xét của mỗi học sinh. Cách vẽ một đường thẳng đi qua 1 điểm và song song với đường thẳng cho trước. Tiên đề Ơclit về đường thẳng song song
1. Tiên đề Ơ clit:
* Tính chất: Sgk/92.
Điểm M nằm ngoài a, b đi qua M và song song với a là duy nhất.
GV đưa đề bài lên bảng phụ: Cho điểm M không thuộc đ.thẳng a. Vẽ đ.thẳng b đi qua M và b // a.
Chuyển giao: yêu cầu cả lớp làm vào giấy nháp.
GV gọi 1 em lên bảng làm
GV gọi HS 2 lên bảng thực hiện lại và cho nhận xét.
H: Để vẽ đ.thẳng b đi qua điểm M và b // a có nhiều cách vẽ, nhưng có bao nhiêu đường thẳng đi qua M và song song với đ.thẳng a?
GV: Điều thừa nhận ấy mang tên tiên đề “Ơclit”
GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung tiên đề Ơclit.
GV: Với 2 đ.thẳng song song a và b, có những tính chất gì? 
GV chuyển sang mục 2
HS cả lớp đọc đề bài trên bảng phụ
1HS lên bảng vẽ hình theo trình tự đã học
HS2: Đường thẳng b em vẽ trùng với đường bạn vẽ
Trả lời: Qua điểm M chỉ vẽ được một đường thẳng b // a mà thôi.
HS nhắc lại tiên đề Ơclit tr92 Sgk
Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, làm chủ bản thân.
Hoạt động 3: Tính chất của hai đường thẳng song song. (15')
(1) Mục tiêu: HS hiểu được nội dung tính chất của hai đường thẳng song song
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, Sgk.
(5) Sản phẩm: Bài làm của các nhóm. Tính chất của hai đường thẳng song song. 
2. Tính chất của hai đường thẳng song song: 
*Tính chất: Sgk/93
Chuyển giao: cho HS làm bài ? Sgk/93 theo nhóm, gọi HS đại diện nhóm làm từng câu a, b, c của bài ?
H: Qua bài toán em có nhận xét gì?
H: Em hãy kiểm tra xem hai góc trong cùng phía có quan hệ như thế nào?
GV: Ba nhận xét trên là tính chất của hai đường thẳng song song
GV gọi 1 HS phát biểu tính chất 
H: T/chất này cho điều gì và suy ra điều gì?
HS1: làm câu a
HS2: làm câu b và c
Nx: 2góc slt bằng nhau 
HS3: làm câu d. Hai góc đồng vị bằng nhau
Trả lời: Nếu 1 đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
+ 2 góc slt bằng nhau.
+ 2 góc đvị bằng nhau
HS: 2 góc trong cùng phía có tổng bằng 1800
1HS phát biểu tính chất HS khác nhắc lại
HS Cho một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song suy ra:
Cặp góc slt bằng nhau
Cặp góc đvị bằng nhau
Cặp góc trong cùng phía bù nhau
Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, làm chủ bản thân, toán.
C. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (10’)
Bài 32 94 SGK (MĐ1)
a) Đúng; b) Đúng; c) Sai; d) Sai
Bài 33 tr 94 SGK (MĐ1)
HS lên bảng điền vào ô trống:
a) Bằng nhau b) Bằng nhau c) Bù nhau
Bài 34 tr 94 SGK: (MĐ3)
Giải 
a) Vì a // b (gt) nên Â4 = = 370 (2 góc so le trong) suy ra = 370
b) Vì Â1 + Â4 = 1800 (2 góc kề bù)
Mà Â4 = 370 Þ Â1 = 1430 
Vì a // b (gt) nên Â1 = = 1430
c) = = 1430 (2 góc đối đỉnh)
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (1’)
- Học thuộc tiên đề Ơclit và tính chất hai đường thẳng song song;
- Bài tập về nhà: 31, 35 tr 94 SGK bài 27, 28, 29 tr 78 - 79 SBT;
Hướng dẫn bài 31: Vẽ một cát tuyến cắt hai đường thẳng đó rồi kiểm tra hai góc so le trong (hoặc đồng vị) có bằng nhau không?
- Chuẩn bị tiết sau luyện tập.

File đính kèm:

  • docTuan 4.doc
Giáo án liên quan