Giáo án môn Hình học Lớp 7 - Tuần 23 - Năm học 2017-2018 - Trần Thị Hiến

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Ôn tập, hệ thống lại các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.

2. Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức trường hợp bằng nhau của hai tam giác vào bài toán vẽ hình, tính toán, chứng minh.

3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, ý thức tự giác tư duy khoa học.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Ôn tập lại các trường hợp bằng nhau của hai tam giác. Vận dụng các kiến thức trường hợp bằng nhau của hai tam giác vào bài toán vẽ hình, tính toán, chứng minh.

5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, tính toán, giao tiếp, hợp tác, làm chủ bản thân.

- Năng lực chuyên biệt: Thu thập và xử lí thông tin toán học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Bảng phụ, bảng tổng kết các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.

2. Học sinh: Trả lời câu hỏi ôn tập chương II, bảng nhóm, dụng cụ học tập.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học Lớp 7 - Tuần 23 - Năm học 2017-2018 - Trần Thị Hiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 23
Tiết KHGD: 43+44
 Ngày soạn: 27/01/2018 
 Ngày dạy: 29/01/2018
THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Biết cách xác định khoảng cách giữa hai địa điểm A và B trong đó có một địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được. Biết dựng góc trên mặt đất, gióng đường thẳng. Chứng minh được những việc mình làm là đúng.
2. Kĩ năng: Rèn cho HS kỹ năng quan sát, phân tích, gióng 3 điểm thẳng hàng, đo độ dài đoạn thẳng.
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn, nghiêm túc, phối hợp trong hoạt động tập thể.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Biết được cách xác định khoảng cách giữa hai địa điểm A và B trong thực tế. Có kĩ năng dựng góc trên mặt đất, gióng đường thẳng.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tư duy, hợp tác, giải quyết vấn đề, vận dụng, giao tiếp, làm chủ bản thân. 
- Năng lực chuyên biệt: Thu thập và xử lí thông tin toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: SGK; SBT; Nghiên cứu tài liệu soạn bài, thước thẳng, com pa, thước đo góc. Chuẩn bị dụng cụ thực hành; Mẫu báo cáo cho 4 tổ.
BÁO CÁO THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI
Của tổ .., lớp
KẾT QUẢ: AB = . ĐIỂM THỰC HÀNH CỦA TỔ
STT
Tên HS 
Điểm chuẩn bị 
dụng cụ 
(3 điểm)
Ý thức
 kỉ luật
(3 điểm)
Kĩ năng thực hành
(4điểm)
Tổng số điểm
(10 điểm)
Nhận xét chung (Tổ tự đánh giá)	Tổ trưởng kí tên
2. Học sinh: Dụng cụ thực hành. SGK; SBT; Thước thẳng, com pa, thước đo góc.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết
(MĐ1)
Thông hiểu
(MĐ2)
Vận dụng thấp
(MĐ3)
Vận dụng cao
(MĐ4)
Thực hành ngoài trời về tam giác, tam giác bằng nhau
Xác định được 2 điểm cần đo, biết sử dụng dụng cụ đo.
Hiểu được các bước đo khoảng cách giữa 2 điểm mà 1 điểm không đến được
Biết vận dụng giải bài toán thực tế đo khoảng cách trên mặt đất.
Giải quyết các bài toán đo đạc và các bài toán thực tế.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
* Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong thực hành
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG – HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1. Thông báo nhiệm vụ và hướng dẫn cách làm (25’)
(1) Mục tiêu: Biết cách xác định khoảng cách giữa hai địa điểm A và B trong đó có một địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được. Biết dựng góc trên mặt đất, gióng đường thẳng.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở, luyện tập thực hành, trực quan/ kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật động não, kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, nhóm, cả lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, sgk, bảng phụ, dụng cụ học tập.
(5) Sản phẩm: HS biết cách đo khoảng cách giữa hai điểm A và B trong đó có một điểm nhìn thấy nhưng không đến được.
Nội dung
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
NL hình
thành
1. Nhiệm vụ:
 Cho trước hai cọc A và B, trong đó nhìn thấy cọc B nhưng không đi đến được B. Hãy xác định khoảng cách AB giữa hai chân cọc.
* Hướng dẫn để đo đoạn thẳng AB (không trực tiếp đến được) ta làm như sau:
- Bước 1: Đặt một cọc tiêu thẳng đứng tại vị trí A; dùng giác kế vạch đường thẳng xy vuông góc AB tại A.
- Bước 2: Chọn một điểm E bất kì trên xy. Xác định điểm D sao cho E là trung điểm của AD. Đặt một cọn tiêu tại E.
- Bước 3: Dùng giác kế vạch tia Dm vuông góc với xy. Bằng cách gióng thẳng hàng, chọn điểm C trên tia Dm sao cho các cọc tiêu cắm tại các vị trí B, E, C thẳng hàng.
- Bước 4: Đo độ dài đoạn thẳng CD.
- Bước 5: Hãy chứng tỏ AB = CD.
Xét ABE và DCE, có: 
 (đối đỉnh)
AE = DE (gt)
Nên ABE = DCE (g.c.g)
 AB = DC (cạnh tương ứng)
Dựa vào độ dài đoạn CD. Từ đó đo được AB.
2. Chuẩn bị:
Mỗi tổ HS chuẩn bị:
- Bốn cọc tiêu, mỗi cọc dài khoảng 1,2 m.
- Một giác kế.
- Một sợi dây dài khoang 10m để kiểm tra kết quả.
- Một thước đo.
- Đưa hình 149 lên bảng phụ và giới thiệu nhiệm vụ thực hành.
- Gọi HS: Đọc lại nhiệm vụ trang 138 Sgk.
- Vừa nêu các bước làm vừa vẽ dần để được hình 150 Sgk.
Cho trước hai điểm A và B, giả sử hai điểm đó bị ngăn cách bởi con sông nhỏ, ta đang ở bờ sông có điểm A, nhìn thấy điểm B nhưng không tới được.
Đặt giác kế tại điểm A vạch đường thẳng xy vuông góc với AB tại A.
GV hỏi: Sử dụng giác kế thế nào để vạch được đường thẳng xy vuông góc với AB?
GV cùng 2 HS làm mẫu trước lớp cách vẽ đường thẳng xy AB.
Sau đó GV lấy 1 điểm E nằm trên đường thẳng xy.
GV: Xác định điểm D sao cho E là trung điểm của AD.
GV hỏi: Làm thế nào để xác định điểm D?
GV: Dùng giác kế đặt tại D vạch tia Dm vuông góc với AD. Cách làm như thế nào?
GV: Dùng cọc tiêu, xác định trên tia Dm điểm C sao cho B, E, C thẳng hàng.
GV: Đo độ dài đoạn CD. Vì sao khi làm như vậy ta lại có CD = AB?
Yêu cầu HS đọc lại phần hướng dẫn cách làm Sgk/138.
GV: Yêu cầu các tổ báo cáo việc chuẩn bị thực hành của tổ về phân công nhiệm vụ và dụng cụ.
GV: Kiểm tra cụ thể. Giao cho các tổ mẫu báo cáo thực hành.
HS: Nghe và ghi bài
Đọc lại nhiệm vụ trang 138 Sgk.
HS trả lời:
2HS làm mẫu trước lớp cách vẽ đường thẳng xy AB.
HS lấy 1 điểm E nằm trên đường thẳng xy .
HS suy nghĩ cách xác định điểm D sao cho E là trung điểm của AD.
HS: Có thể dùng dây đo đoạn thẳng AE rồi lấy trên tia đối của tia EA điểm D sao cho ED = EA.
HS: Cách làm tương tự như vạch đường thẳng xy AB.
HS: ABE và DCE có (đối đỉnh)
AE = DE (gt)
Nên ABE = DCE (g.c.g)
 AB = DC (cạnh t/ứ)
- Một HS đọc lại “Hướng dẫn cách làm” Sgk.
HS: Các tổ trưởng báo cáo.
HS: Đại diện tổ nhận mẫu báo cáo.
Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, giao tiếp, làm chủ bản thân.
Giải quyết vấn đề, giao tiếp, làm chủ bản thân.
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 2. Thực hành (60’)
(1) Mục tiêu: Học sinh đo được khoảng cách giữa hai điểm A, B trong thực tế như bài tập giáo viên đưa ra.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở, luyện tập thực hành, trực quan/ kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật động não, kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, nhóm, cả lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, sgk, bảng phụ, dụng cụ học tập.
(5) Sản phẩm: Kết quả đo khoảng cách giữa hai điểm A và B trong đó có một điểm nhìn thấy nhưng không đến được.
3. Thực hành:
Nội dung: Đo khoảng cách từ một cây xanh trong vườn trường đến một cây xanh ở sân trường.
GV bố trí cho hs tới địa điểm thực hành, phân công vị trí từng tổ. 
GV: Với mỗi cặp điểm A-B thì bố trí hai tổ cùng làm để đối chiếu kết quả, hai tổ lấy điểm E1, E2 nên lấy trên hai tia đối nhau gốc A để không vướng nhau khi thực hành.
GV: Sơ đồ bố trí hai tổ thực hành:
GV: Kiểm tra kĩ năng thực hành của các tổ, nhắc nhở, hướng dẫn thêm HS.
GV: Trong khi thực hành, mỗi tổ cần có thư kí ghi lại tình hình và kết quả thực hành.
HS các tổ nghe GV bố trí tới địa điểm thực hành, phân công vị trí từng tổ. 
HS xem: Sơ đồ bố trí hai tổ thực hành
HS: Các tổ thực hành như GV đã hướng dẫn, mỗi tổ có thể chia thành hai hoặc ba nhóm lần lượt thực hành để tất cả HS nắm được cách làm. 
HS: Tổ trưởng cử thư kí ghi lại tình hình và kết quả thực hành. 
Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, tính toán, giao tiếp, hợp tác, làm chủ bản thân. 
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI, MỞ RỘNG (3’)
1. Quan sát, tìm hiểu. 
Quan sát xung quanh em và chỉ ra những công việc hay hình ảnh có liên quan đến đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất.
2. Thực hành đo khoảng cách trên mặt đất.
Hãy chọn một địa bàn khá phẳng (như sân trường, hay cánh đồng...) rồi chọn các mốc (Lá các cây to, hay cột điện hay đỉnh núi...) và tập đo khoảng cách hai vật trên mặt đất mà các em tự chọn, theo cách vừa học ở trên.
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2’) 
- Làm bài tập thực hành, bài 102.SBT/110 
- Làm câu hỏi 1, 2, 3 ôn tập chương II; bài tập 67, 68, 69 Sgk/140, 141
- Tiết sau ôn tập chương II.
* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
- Nêu các bước đo khoảng cách giữa hai địa điểm A và B trong đó có một địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được. (MĐ2)
- Nêu các dụng cụ thực hành đo khoảng cách giữa hai địa điểm A và B trong đó có một địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được. (MĐ1)
- Thực hành đo khoảng cách trên mặt đất. (MĐ3, 4)
 Tuần: 23
Tiết KHGD: 44
 Ngày soạn: 29/01/2018 
 Ngày dạy: 01/02/2018
ÔN TẬP CHƯƠNG II (tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Ôn tập, hệ thống lại các trường hợp bằng nhau của hai tam giác. 
2. Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức trường hợp bằng nhau của hai tam giác vào bài toán vẽ hình, tính toán, chứng minh.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, ý thức tự giác tư duy khoa học.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Ôn tập lại các trường hợp bằng nhau của hai tam giác. Vận dụng các kiến thức trường hợp bằng nhau của hai tam giác vào bài toán vẽ hình, tính toán, chứng minh.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, tính toán, giao tiếp, hợp tác, làm chủ bản thân. 
- Năng lực chuyên biệt: Thu thập và xử lí thông tin toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Bảng phụ, bảng tổng kết các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
2. Học sinh: Trả lời câu hỏi ôn tập chương II, bảng nhóm, dụng cụ học tập.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá.
Nội dung
Nhận biết
(MĐ1)
Thông hiểu
(MĐ2)
Vận dụng thấp
(MĐ3)
Vận dụng cao
(MĐ4)
1. Các trường hợp bằng nhau của tam giác.
Biết các trường hợp bằng nhau của tam giác.
Vận dụng chứng minh hai tam giác bằng nhau để giải các bài toán chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
* Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong ôn tập
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) (1’)
(1) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp – gợi mở/Kỹ thuật động não 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn.
(5) Sản phẩm: Không
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập chương II về tam giác nhằm hệ thống kiến thức cơ bản của chương.
HS lắng nghe
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 2. Hệ thống lại lí thuyết. (7’)
(1) Mục tiêu: Hệ thống được các kiến thức đã học trong chương tam giác. 
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở, luyện tập thực hành, trực quan/ kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật động não, kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, nhóm, cả lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, sgk, bảng phụ, dụng cụ học tập.
(5) Sản phẩm: Học sinh nắm được đầy đủ nội dung kiến thức chính của chương.
Nội dung
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
NL hình
thành
I. Lý thuyết
Bảng tổng kết chương II-Sgk
GV: Treo bảng phụ ghi bảng tổng kết chương II, chuyển giao nhiệm vụ:
HS1: Viết công thức minh hoạ định lý tổng ba góc của tam giác và tính chất của góc ngoài của tam giác vào hình vẽ tương ứng, rồi phát biểu các tính chất đó.
HS2: Dùng kí hiệu để biểu diễn định nghĩa, tính chất về góc, cạnh của tam giác cân, tam giác đều, điền vào bảng, rồi phát biểu định nghĩa, tính chất đó và nêu các dấu hiệu nhận biết. 
HS: Dùng kí hiệu biểu diễn định nghĩa, tính chất về góc cạnh của tam giác vuông, tam giác vuông cân ghi vào bảng, rồi phát biểu định nghĩa, tính chất đó. Nêu dấu hiệu nhận biết, ... 
Giải quyết vấn đề, vận dụng, giao tiếp, làm chủ bản thân.
HOẠT ĐỘNG 3. Luyện tập. (35’)
(1) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để giải một số dạng toán cơ bản.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở, luyện tập thực hành, trực quan/ kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật động não, kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, nhóm, cả lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, sgk, bảng phụ, dụng cụ học tập.
(5) Sản phẩm: HS có kĩ năng vẽ hình, kĩ năng chứng minh, kĩ năng suy luận và phát triển bài toán hình học.
II. Luyện tập
1. Bài 1 (Bài 68.Sgk/141) 
a, b)Suy từ định lý tổng ba góc trong tam giác
c) t/c về góc của tam giác cân 
d) từ định lý : Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác là tam giác cân
2. Bài 2 (Bài 67.Sgk/140)
 1) Đ; 2) Đ
 3) S ; 4) S
 5) Đ; 6) S
3. Bài 3 (Bài 69.Sgk/141)
GT
A a
AB = AC
BD = CD
KL
 Chứng minh
Xeùt và , có:
AB = AC (gt) 
DB = DC (gt)	 
AD là cạnh chung 
Nên (c.c.c) 
Xét và , có:
AB = AC (gt)
 (cmt)	 
AI cạnh chung	 
Nên (c.g.c) 
mà (2 góc kề bù)
nên 
4. Bài 4 (Bài 108.SBT/111)
GT
Ox; C, D Oy
OA = AB = OC = CD
KL
OK là p/giác của góc O
 Chứng minh
Xét và , có: 
OA = OC (gt)
 chung
OD = OB (vì OA = OC và AB = CD)
Do đó (c.g.c)
và 
mà(kề bù ) 
 (kề bù)
Do đó:
Xét và , có:
(cmt)
AB=CD(gt) 
 (cmt) (g.c.g)
AK = CK 
Xét và có:
OA = OC (gt)
OK cạnh chung 
AK = CK (cmt) (c.c.c) 
OK là phân giác của góc O 
GV: Treo bảng phụ ghi bài 68.SGK/141. Cho HS đứng tại chỗ trả lời
GV: Treo bảng phụ ghi bài 67 Sgk/140 
Gọi 3 Hs lên bảng 
GV: Treo bảng phụ ghi bài 69.Sgk/141
GV: Vẽ hình lên bảng
H: Hãy cho biết GT& KL của bài toán. 
GV: Gợi ý HS phân tích 
Cần thêm 
(c.c.c)
GV gọi HS lên bảng trình bày 
H: Qua bài tập này ta rút ra cách vẽ đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với đường thẳng a bằng compa và thước như thế nào?
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài 108 SBT/111
H: Hãy cho biết GT&KL của bài toán? 
GV cho HS h.động nhóm
GV: Gợi ý phân tích bài
OK là tia phân giác của 
Cần thêm KA = KC
Thêm và 
GV gọi đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày 
GV: Sửa bài sai 
GV: Qua bài này ta có thể vẽ tia phân giác của một góc bằng thước mà không cần compa và thước đo góc. 
HS đứng tại chỗ trả lời
3 HS lần lượt lên đánh dấu 
 1) Đ ; 2) Đ
 3) S ; 4) S
 5) Đ ; 6) S
HS đọc đề bài 69 Sgk/141
HS: Vẽ hình vào vở
HS: Ghi GT& KL của bài toán 
HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi gợi ý của GV.
HS lên bảng trình bày 
HS: Qua A vẽ một cung cắt a tại B và C
- Vẽ 2 cung tâm B và C cùng bán kính cắt nhau tại một điểm khác A 
- Đường thẳng AD vuông góc a
1HS: Đọc to đề đề bài 108 
HS: Cho biết GT&KL của bài toán. 
HS: Hoạt động nhóm
HS nghe GV: Gợi ý phân tích bài
HS: Nhận xét - Sửa bài sai 
Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, giao tiếp, hợp tác, làm chủ bản thân. 
Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, giao tiếp, hợp tác, làm chủ bản thân. 
C. LUYỆN TẬP: Đã thực hiện ở trên
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1’) 
H: Em hãy thảo luận với các bạn và tìm hiểu trên Internet: Hình ảnh tam giác còn được vận dụng trang trí trong thời trang, trong kiến trúc và trong đời sống?
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1’) 
 - Ôn tập các trường hợp bằng nhau tam giác. 
 - Xem lại các bài tập đã làm
 - Ôn tập tiếp định lý tổng 3 góc của tam giác và hệ quả, các tam giác đặc biệt.
 - Làm bài tập 70, 71, 72, 73.Sgk/141
* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
Câu 1: Nhắc lại các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác? (MĐ1)
Câu 2: Làm bài tập trong hoạt động 3. (MĐ3)
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN	DUYỆT CỦA TỔ
 Chư Prông, ngày.......tháng.......năm 2018 Chư Prông, ngày.......tháng.......năm 2018

File đính kèm:

  • docTuan 23-HH7.doc
Giáo án liên quan