Giáo án môn Địa lý Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2018-2019
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Biết được công nghiệp ở Bắc Mĩ phát triển ở trình độ cao.
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa các thành viên NAFTA và vai trò của Hoa Kì trong NAFTA.
2. Kĩ năng:
- Phân tích lược đồ công nghiệp Bắc Mĩ
- Phân tích hình ảnh về tàu con thoi và xưởng lắp ráp máy bay Bô-ing.
3. Thái độ:
- Yêu sự tiến bộ của KHKT Bắc Mĩ
- Bảo vệ môi trường dưới tác động của ngành công nghiệp Bắc Mĩ.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
b. Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, tranh ảnh, hình vẽ.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Lược đồ công nghiệp Bắc Mĩ, ảnh tàu con thoi, xưởng lắp ráp máy bay, . . .(nếu có)
2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, thước kẻ bảng, bút, . . .
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp (1,0 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4,0 phút)
HSA: Cho biết điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Canađa phát triển đến trình độ cao?
HSB: Dùng lược đồ nông nghiệp trình bày sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ?
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài mới (1 phút)
Nền nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển trong những điều kiện đặc biệt của lãnh thổ giàu tài nguyên và nguồn lực, giàu khả năng, giàu tính cơ động và tinh thần thực dụng, biểu thị ở câu nói của nhà chính khách và bác học Mĩ franklin: “Thời gian là tiền bạc”. Trong quá trình phát triển, các nước ở Bắc Mĩ thành lập khối mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) để kết hợp sức mạnh của các thành viên, tạo thị trường chung rộng lớn, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề trên.
* Tổ chức hoạt động dạy và học trên lớp (34 phút)
người. 4. Định hướng phát triển năng lực: a. Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. b. Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, tranh ảnh, hình vẽ. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Lược đồ tự nhiên châu Nam Cực. 2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, thước kẻ bảng, bút, . . . III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp (1,0 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4,0 phút) 3. Bài mới. * Giới thiệu bài mới. (1,0 phút) Là xứ sở băng tuyết bao phủ quanh năm nên Châu Nam Cực được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất. Vì thế đây là nơi duy nhất trên Trái Đất không có dân cư sinh sống thường xuyên. Hiệp ước Nam Cực ngày 11 – 12 – 1959 được 12 quốc gia tiên phong nghiên cứu Châu Nam Cực thông qua, Châu Nam Cực trở thành miền đất nổi duy nhất của thế giới mà trên đó không có sự phân chia lãnh thổ, tài nguyên mà chỉ chung mục đích hòa bình trong việc khai thác khoáng sản Nam Cực. Hôm nay ta cùng tìm hiểu vùng đất “Cực lạnh”, xa xôi của Trái Đất qua bài “Châu Nam Cực – Châu lục lạnh nhất thế giới”. * Tổ chức hoạt động dạy và học trên lớp (34 phút) Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức cần đạt. HĐ 1. Biết được vị trí, giới hạn, phạm vi của Châu Nam Cực. Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu châu Nam Cực. (34 phút) 1. Khát quát tự nhiên: a. Vị trí, giới hạn, diện tích: - Từ vòng cực nam đến cực nam. - Phần lục địa trong vòng cực Nam và các đảo ven lục địa. - Diện tích 14,1 triệu Km2. b. Đặc điểm khí hậu: - Rất giá lạnh là cực lạnh của thế giới. - Nhiệt độ quanh năm dưới 00C. - Là lục địa có nhiều bão nhất thế giới. c. Địa hình: Châu Nam Cực là những cao nguyên băng khổng lồ cao trung bình là 2600m. d. Sinh vật - Thực vật không có. Nguyên nhân: Khí hậu lạnh giá - Động vật chịu rét rất giỏi: Chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh . . . . sống ven lục địa. Nguyên nhân: dựa vào nguồn tôm cá, phù du sinh vật e. Khoáng sản: có nhiều mỏ khoáng sản như than, sắt, vàng GV: Quan sát H47.1, Xác định vị trí địa lý Châu Nam Cực? Vị trí đó có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu châu lục? HS: Diện tích 14,1 triệu Km2. Giảng: Vị trí nằm ở vòng cực nên mùa đông đêm cực kéo dài, còn mùa hạ tuy có mùa kéo dài, trong cường độ bức xạ rất yếu và tia sáng mặt tuyết khếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể. Họp nhóm: Xác định nhiệt độ của 2 trạm. GV: Chuẩn xác kết quả cho HS: Trạm Nhiệt độ Tháng cao nhất Tháng thấp nhất LixtơnAmêrican T1: 100C T9: - 420C Vôxtốc T1: 370C T10: -730C GV: Dựa vào kết quả nghiên cứu của trạm các em hãy cho biết Châu Nam Cực là châu lục như thế nào? HS: Lạnh – 94,50C. GV: Nhiệt độ quanh năm như thế nào? HS: < O0C. GV: Vận tốc thường xuyên 60 Km/h thì Châu Nam Cực là châu lục như thế nào? HS: Nhiều bão. GV: Quan sát H47.3, cho biết đặc điểm nổi bật của bề mặt lục địa Châu Nam Cực ? HS: Băng tuyết giống như những cao nguyên băng khổng lồ. GV: Sự tan băng ở châu Nam Cực sẽ có ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái Đất như thế nào? HS: Băng tan vỡ ra, gây lũ lụt ảnh hưởng tàu bè qua lại. Giảng: Chiếm 90% thể tích nước ngọt dự trữ trên thế giới. Ước tính băng Nam Cực chiếm 4/5 diện tích băng che phủ toàn bộ Trái Đất. Nếu băng Nam Cực tan hết nước Trái Đất dâng lên 70m . . . . . diện tích lục địa sẽ hẹp lại, nhiều đảo bị nhấn chìm. GV: Với khí hậu như vậy có thực vật sinh sống ở đây không? HS: Không có thực vật sinh sống ở đây. GV: Với khí hậu như vậy thì động vật như thế nào? HS: Động vật chịu ghét rất giỏi: Chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh . . . . sống ven lục địa. GV: Châu Nam Cực có mỏ khoáng sản hay không? Kể tên? HS: Châu Nam Cực có nhiều mỏ khoáng sản như than, sắt, vàng . . . . . . . HĐ2. Trình bày vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu cảu châu Nam Cực. 2. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu: (Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu ở nhà) 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà (5,0 phút) a. Tổng kết (3,0 phút) * Câu hỏi và bài tập. 1. Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực. * Khí hậu: - Rất giá lạnh là cực lạnh của thế giới. - Nhiệt độ quanh năm dưới 00C. - Là lục địa có nhiều bão nhất thế giới. * Địa hình: Châu Nam Cực là những cao nguyên băng khổng lồ cao trung bình là 2600m. - Thực vật không có. Nguyên nhân: Khí hậu lạnh giá - Động vật chịu ghét rất giỏi: Chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh . . . . sống ven lục địa. Nguyên nhân: Có lớp mở dày, bộ lông không thấm nước, lớp lông dày, có thể ngũ đông. . . 2. Tại sao châu Nam Cực là hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên bán đảo vẫn có nhiều chim và động vật sinh sống? Chim cánh cụt, hải cẩu và hải báo, các loài chim biển sống ven lục địa và trên các đảo dựa vào nguồn cá, tôm, phù su sinh vật dồi dào trong các biển bao quanh châu Nam Cực. * Chọn câu trả lời đúng nhất: 1. Nhiệt độ thấp nhất ở Nam Cực mà các nhà khoa học đã đo đạt được: A. - 700C B. - 94,50C C. - 85,50C D. - 890C. 2. Thể tích băng tuyết Châu Nam Cực lên tới 35 triệu Km3, chiếm tỷ lệ thể tích nước ngọt dự trữ: A. 70% B. 80% C. 90% D. 60% b. Hướng dẫn học tập ở nhà: (2,0 phút) Soạn bài 48. Thiên nhiên châu Đại Dương. 1. Xác định vị trí, giới hạn nguồn gốc các đảo thuộc Châu Đại Dương? 2. Xác định đặc điểm khí hậu của các đảo thuộc Châu Đại Dương? 3. Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Ôxtrâylia có khí hậu khô hạn? 5. Những thông tin cần bổ sung (phiếu học tập, rút kinh nghiệm sau tiết dạy.......) Tiết 49 Ngày soạn: 20/04/2020 Khối 7 Tuần 26 (5) Ngày dạy: 29/04/2020 Chương IX. CHÂU ĐẠI DƯƠNG Bài 48: THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG & I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Biết được vị trí địa lí, phạm vi Châu Đại Dương. - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên của các đảo và quần đảo, lục địa Ô-trây-li-a. 2. Kĩ năng: - Biết quan sát, phân tích bản đồ, biểu đồ hình ảnh để nắm kiến thức. 3. Thái độ: - Bảo vệ môi trường, động thực vật ở Châu Đại Dương. 4. Định hướng phát triển năng lực: a. Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. b. Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, tranh ảnh, hình vẽ. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Lược đồ tự nhiên châu Đại Dương, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa 2 trạm Gu-am, Nu-mê-a thuộc châu Đại Dương. 2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, thước kẻ bảng, bút, . . . III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp (1,0 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4,0 phút) HSA: Trình bày vị trí Châu Nam Cực và chỉ bản đồ treo tường? HSB: Đặc điểm địa hình, khí hậu và động thực vật Châu Nam Cực? 3. Bài mới. * Giới thiệu bài mới. (1,0 phút) Nằm giữa Thái Bình Dương mênh mông, Châu Đại Dương có tổng diện tích 8,5 triệu Km2, gồm lục địa Ô-trây-li-a và vô số đảo lớn nhỏ. Khí hậu nóng ẩm điều hòa, cây cối xanh tốt quanh năm đả biến các đảo của Châu Đại Dương thành “thiên đàng xanh” giữ biển cả mênh mông. Vậy vị trí địa lí, địa hình như thế nào? Khí hậu, thực vật và động vật ra sao? * Tổ chức hoạt động dạy và học trên lớp (34 phút) Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức cần đạt. HĐ 1. Biết được vị trí địa lí, phạm vi của châu Đại Dương. (14 phút) Giảng: Châu Đại Dương thời gian gần đây hợp lại từ 2 châu: Châu Đại Dương và Châu Úc. Đảo đại dương gồm : đảo núi lửa và đảo san hô Vòng đai lửa Thái Bình Dương, đảo lục địa. GV: Giới hạn Châu Đại Dương bao gồm những phần nào? HS: Bên cạnh lục địa Ôxtrâylia là vô số đảo lớn nhỏ, tạo thành chuỗi đảo hình vòng cung, 4 quần đảo. Họp nhóm: Xác định vị trí các chuỗi đảo thuộc Châu Đại Dương? HS: Trả lời GV chuẩn xác, dựa vào kênh hình 48.1 SGK. 1. Vị trí, địa hình: - Châu Đại Dương gồm lục địa Ôxtrâylia và 4 quần đảo: Tên quần đảo Vị trí giới hạn Các đảo lớn Nguồn gốc Mêlanêdi Từ xích đạo – 240N Niughinê, Xô-lô-môn Đảo núi lửa Niudilen 330N – 470N Đảo Bắc, đảo Nam Đảo lục địa Micrônêdi 100N – 280B Guam Đảo san hô Pôlinêdi 230B – 280N phía tây kinh tuyến 1800 Haoai, Hônôlulu Đảo núi lửa, đảo san hô. Giảng: Phía tây kinh tuyến 1800, Tây Thái Bình Dương, từ phía nam là quần đảo Niudilen, lục địa Ôxtrâylia, kế là chuỗi đảo núi lửa Mêlanêdi, cùng chuỗi đảo san hô Micrônêdi. Phía Đông kinh tuyến 1800là chuỗi đảo núi lửa nhỏ và san hô Pôlinêdi nằm phía đông Thái Bình Dương. Nhiều đảo cách xa hàng nghìn km. HĐ 2. Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên của các đảo và quần đảo, lục địa Ô-trây-li-a. (20 phút) GV: Dựa vào H48.2, cho biết đặc điểm khí hậu của các đảo thuộc Châu Đại Dương? HS: Trả lời bàng phụ giáo viên chuẩn xác kiến thức. Tên đảo Yếu tố KH Đảo Guam Đảo Numêla Lượng mưa trong năm Gần bằng 2200mm/ năm Gần bằng 1200mm/ năm Các tháng mưa nhiều Tháng 7;8;9;10 Tháng 11;12;1;2;3;4 Nhiệt độ cao nhất 280C tháng 5;6 260C tháng 1;2 Nhiệt độ thấp nhất 260C tháng 1 200C tháng 8 Nhiệt độ chênh lệch 20C 60C Đặc điểm chế độ ẩm Lượng mưa 2 đảo cao nhưng Guam nhiều hơn GV + HS: Cùng chuẩn xác. GV: Qua bảng em hãy cho biết phần lớn các đảo châu Đại Dương có khí hậu gì? HS: Phần lớn . . .. . nhiều nước. Giảng: Khí hậu mưa nhiều quanh năm, rừng phát triển xanh tốt, đặc biệt thích hợp với thực vật miền xích đạo, nhiệt đới , rừng dừa ven biển. Động vật phong phú, độc đáo, cảnh sắc thiên nhiên mát, . . . Mở rộng: Các đảo lớn gần lục địa Ôxtrâylia rừng nhiệt đới phát triển (Mêlanêdi) Niu di len rừng ôn đới phát triển, các đảo nhỏ name xa lục địa sinh vật nghèo hơn về loài (Micrônêdi, Pôlinêdi, đảo san hô) GV: Phần lớn diện tích lục đại Ôxtrâylia có dạng địa hình gì? HS: hoang Mạc. Giảng: gần đường chí tuyến Nam ảnh hưởng khối khí chí tuyến khô nóng. Địa hình phía đông ven biển là hệ thống núi cao ngăn cản ảnh hưởng của dòng biển. Dòng biển lạnh tây Ôxtrâylia chảy về phía tây. GV: Có những động thực vật nào độc đáo ở đây? HS: thú mỏ vịt, bạch đàn. GV: Thiên nhiên châu Đại Dương có những thuận lợi và khó khăn gì? HS: Thuận lợi: Giá trị kinh tế biển và rừng. Khó Khăn: thiên nhiên gió bão, nạn ô nhiễm biển, . . .. 2. Khí hậu, động thực vật: - Phần lớn các đảo và quần đảo có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đều hoà, mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới phát triển. - Phần lớn diện tích lục địa Ôxtrâylia là hoang mạc. - Có nhiều động vật độc đáo nhất thế giới: Căng-gu-gu, cáo mỏ vịt, . . .có hơn 600 loài bạch đàn. - Quần đảo Niu-di-len và phía nam Ô-xtrây-li-a có khí hậu ôn đới. - Biển và rừng là nguồn tài nguyên quan trọng của châu lục. 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà (5,0 phút) a. Tổng kết (3,0 phút) * Câu hỏi và bài tập. 1. Cho biết nguồn gốc hình thành các đảo châu Đại Dương. Chuỗi đảo núi lửa: Mê-la-nê-di, chuỗi đảo san hô: Mi-crô-nê-di, chuỗi đảo núi lửa và san hô: pô-li-nê-di, đảo lục địa: Niu-di-len. 2. Nguyên nhân nào đã khiến cho châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương? Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa. Mưa nhiều, rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa nhiệt đới phát triển xanh tốt, đặc biệt là các rừng dừa ven biển đã khiến cho các đảo và quần đảo châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương. 3. Tại sao đại bộ phận của lục địa Ôx-trây-li-a có khí hậu khô hạn? Chí tuyến Nam đi qua lãnh thổ lục địa Ôx-trây-li-a, nên đại bộ phận lãnh thổ Ôx-trây-li-a nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không khí ổn định khó gây mưa. Phía đông lục địa Ôx-trây-li-a lại có dãy Trường Sơn nằm xác biển chạy dài từ Bắc xuống Nam chắn gió từ biển thổi vào lục địa gây mưa ở sườn đông Trường Sơn, nhưng hiệu ứng phơn làm cho lượng mưa phía sườn chắn gió giảm dần theo chiều từ đông sang tây, làm cho khí hậu của phần lớn lục địa Ôx-trây-li-a là hoang mạc. Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất: 1. Giới hạn Châu Đại Dương gồm những phần nào? A. Lục địa Ôxtrâylia và 4 quần đảo B. Lục địa Ôxtrâylia và 3 quần đảo C. Lục địa Ôxtrâylia và 2 quần đảo D. Lục địa Ôxtrâylia và 1 quần đảo 2. Phần lớn diện tích lục địa Châu Đại Dương là: A. Hoang mạc B. Đất phù sa C. Sa mạc hóa. D. Tất cả đều đúng. b. Hướng dẫn học tập ở nhà: (2,0 phút) 1. Tìm hiểu chủ nhân đầu tiên của châu Đại Dương? 2. Ôxtrâylia nổi tiếng trên thế giới về nông sản gì? 3. Xác định đặc điểm thành phần dân cư Châu Đại Dương? HD: Dân cư bản địa? Dân cư nhập cư? 5. Những thông tin cần bổ sung (phiếu học tập, rút kinh nghiệm sau tiết dạy.......) Tiết 50 Ngày soạn: 22/04/2020 Khối 7 Tuần 26 (5) Ngày dạy: 01/05/2020 Bài 49: DÂN CƯ VÀ KINH TẾ CHÂU ĐẠI DƯƠNG & I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về dân cư Ô-xtrây-li-a. - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế Ô-xtrây-li-a. 2. Kĩ năng: - Củng cố kĩ năng đọc, phân tích, nhận xét nội dung các lược đồ, bảng lược đồ. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của môi trường biển Châu Đại Dương và cuộc sống xung quanh chúng ta. 4. Định hướng phát triển năng lực: a. Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. b. Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, tranh ảnh, hình vẽ. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Lược đồ kinh tế Ô-xtrây-li-a và Niu-di-len, ảnh thành phố Xit-ni, người Pô-li-nê-diêng chuẩn bị ra khơi. 2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, thước kẻ bảng, bút, . . . III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp (1,0 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4,0 phút) HSA: Hãy nêu tên vị trí, các đảo lớn & nguồn gốc đảo Mêlanêdi và Niudilen? HSB: Hãy nêu tên vị trí, các đảo lớn & nguồn gốc đảo Micrônêdi và Pôlinêdi? 3. Bài mới. * Giới thiệu bài mới. (1 phút) Châu Đại dương có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng có nguồn khoáng sản giàu có nhưng cũng có yếu tố thiên nhiên đầy thách thức, xa mạc rộng lớn, hạn hán gây gắt, bão tố, động đất, núi lửa, biển dữ dội, . . . . Những đặc điểm tự nhiên đó ảnh hưởng đến đặc điểm dân cư và sự phát triển kinhtế, xã hội Châu Đại Dương như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giải quyết vấn đề đó? * Tổ chức hoạt động dạy và học trên lớp (35 phút) Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức cần đạt. HĐ 1. Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm dân cư Ô-trây-li-a. (20 phút) 1. Dân cư: - Mật độ dân số thấp nhất thế giới. - Dân cư chủ yếu là người nhập cư, có sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa. (Người nhập cư khoảng 80% chủ yêu là người châu Âu, ngoài ra còn người gốc Á.) - Nguyên nhân: Người Anh và người châu Âu khác đến Ô-xtrây-li-a từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX, họ tiêu diệt phần lớn thổ dân địa phương để chiếm cứ đất đai. GV: Dân số thế giới năm 2011 là 7 tỉ người, diện tích các châu lục và đảo là 149 triệu km2. Vậy mật độ dân số thế giới là: người/ km2 GV: Xác định đặc điểm phân bố dân cư Châu Đại Dương? (Thảo luận nhóm 3 phút) HD: Về dân cư, mật độ dân số, phân bố, đông dân nhất? Thưa dân? GV: Xác định đặc điểm dân thành thị Châu Đại Dương? HD: Tỷ lệ dân thành thị qua bảng SGK? Cao nhất là các đào? GV: Xác định đặc điểm thành phần dân cư Châu Đại Dương? HD: Dân cư bản địa? Dân cư nhập cư? GV: Chuẩn xác kết quả trả lời của HS: (bảng phụ) Đặc điểm phân bố dân cư Đặc điểm dân thành thị Đặc điểm thành phần dân cư Bản địa Nhập cư Dân số: 31 tr.người MĐDS TB thấp 3,6 người/ Km2. Dân cư phân bố không đều. Đông nhất: phía đông và Đông Nam Ôtrâylia. Thưa dân: Các đảo. Tỷ lệ cao năm 2001 chiếm 69% dân số. Tỷ lệ cao: Niudilen, Ô-xtrây-li-a. 20% Người Pôlinêdiêng gốc: + Ôxtralôit + Mêlanêdiêng + Pôlinêdiêng 80% Người gốc Âu (đông nhất) Người gốc Á. HĐ 2. Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm kinh tế Ô-trây-li-a. (20 phút) GV: Dựa vào bảng thống kê (Mục 2) cho nhận xét về trình độ phát triển kinh tế 1 số quốc gia ở Châu Đại Dương? HS: Không đều. GV: Dựa vào H49.3 SGK cho biết: Cây và con vật nuôi gì được phân bố phát triển mạnh ở sườn đông dãy núi Đông Ôxtrâylia? HS: Cừu, lúa mì, củ cải đường là loại cây trồng, vật nuôi vùng khí hậu ôn đới à phân bố ở phía nam. Bò, cây mía ưa khí hậu nóng ẩm, được nuôi trồng nhiều ở miền đồng cỏ sườn đông. GV: Cho biết Châu Đại Dương có tiềm năng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ như thế nào? HS: Nông nghiệp: Xuất khẩu lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, các sản phẩm từ sữa, . . . . Công nghiệp: Khoáng sản, chế tạo máy, phụ tùng điện tử, chế biến, . . . . Dịch vụ: Đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế: du lịch biển, thông tin liên lạc, . . . . GV: Ôtrâylia và Nêudilen phát triển mạnh ngành công nghiệp nào? HS: Tuy lực lượng . . . . . rất phát triển. GV: Các đảo còn lại Châu Đại Dương phát triển mạnh ngành nào? HS: Các đảo điều là những nước đang phát triển, chủ yếu là khai thác khoáng sản xuất khẩu, hải sản, công nghiệp thực phẩm, du lịch phát triển mạnh. GV: Liên hệ thực tế du lịch An giang và Việt Nam. An giang: Vùng 7 núi: Việt Nam: Vịnh Hạ Long là di sản văn hóa thế giới năm 1994 và năm 2000, Động Phong Nha – Kẻ Bàn là vườn quốc gia thiên nhiên năm 2003, Hà Tiên. 2. Kinh tế Châu Đại dương: - Kinh tế phát triển không đồng đều giữa các nước. - Ô-xtrây-li-a và Niu-di-len có nền kinh tế phát triển: + Nông nghiệp: Xuất khẩu lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, các sản phẩm từ sữa, . . . . + Công nghiệp: Khoáng sản, chế tạo máy, phụ tùng điện tử, chế biến, . . . . - Các nước còn lại có kinh tế chủ yếu dựa vào du lịch và khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà (5,0 phút) a. Tổng kết (3,0 phút) * Câu hỏi và bài tập. 1. Trình bày đặc điểm dân cư châu Đại Dương. - Mật độ dân số thấp nhất thế giới. - Dân cư chủ yếu là người nhập cư, có sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa.(Người nhập cư chiếm khoảng 80% chủ yêu là người châu Âu. Ngoài ra còn người gốc Á.) - Nguyên nhân: Người Anh và người châu Âu khác đến Ô-xtrây-li-a từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX, họ tiêu diệt phần lớn thổ dân địa phương để chiếm cứ đất đai. 2. Nêu sự khác biệt về kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu-di-len với các quốc đảo còn lại trong châu Đại Dương. - Ô-xtrây-li-a và Niu-di-len có nền kinh tế phát triển cao hơn. Trong nông nghiệp nổi tiếng về xuất khẩu lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa. Trong công nghiệp rất phát triển là các ngành khai khoáng, chế tạo máy, phụ tùng điện tử, chế biến thực phẩm. - Các quốc đảo: là những nước đang phát triển. Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chính là khoáng sản, nông sản, hải sản, gỗ. Về công nghiệp phát triển nhất là ngành chế biến thực phẩm. Ngành du lịch có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước. * Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Lục địa Ôxtrâylia phần lớn dân cư tập trung chủ yếu ở vùng: A. Đồng bằng ven biển B. Ven biển phía tây. C. Ven biển phía Đông và Đông Nam D. Ven biển phía Bắc và Nam Ô-xtrây-li-a. Câu 2. Yếu tố nào không phải là những ngành công nghiệp phát triển mạnh ở Châu Đại Dương là: A. khai khoáng B. chế tạo máy C. điện tử D. hóa chất Câu 3. Trên các đảo lớn của châu Đại Dương có nhiều khoáng sản nhưng chiếm tỉ trọng lớn nhất thế giới (1/5 đến 1/3 thế giới) A. bô-xit và Ni-ken B. than, dầu hỏa C. sắt và đồng D. vàng và thiếc Câu 4. Quan sát bảng số liệu dân cư châu Đại Dương ở mục 1 sách giáo khoa trang. Quốc gia có mật độ dân số thấp nhất và tỉ lệ dân thành thị cao nhất là: A. Pa-pua-niu-ghi-nê B. Ô-xtrây-li-a C. Niu-di-len D. Va-nu-a-tu b. Hướng dẫn học tập ở nhà: (2 phút) Soạn bài 51. Thiên nhiên châu Âu. 1. Địa hình có thể chia làm mấy khu vực? 2. Đặc điểm địa hình mỗi khu vực? 3. Độ cao trung bình của mỗi khu vực? 5. Những thông tin cần bổ sung (phiếu học tập, rút kinh nghiệm sau tiết dạy.......) Thứ Ngày Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Tiết 06/05/2020 07/05/2020 08/05/2020 Tuần Tiết 7A3 7A3 1 27 51 7A1 7A4 2 Ngày soạn 7A4 7A2 7A2 3 30/04/2020 7A5 7A1 4 7A5 5 Chương X. CHÂU ÂU Bài 51: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU & I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Biết được vị trí địa lí và giới hạn của châu Âu trên bản đồ. - Trình
File đính kèm:
- Giao an hoc ki 2_12847569.docx